Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

giảm thuế giá trị gia tăng từ 6% xuống còn 4%, đặc biệt là các xí nghiệp hương trấn có thể còn được cắt giảm tới 10% thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm biểu dương những lợi ích mà doanh nghiệp đã mang lại cho xã hội.

Chính sách thuế khuyến khích các DNV&N ở thành phố: Đối với các DNV&N mới thành lập ở thành phố, nếu số lao động tạo ra trong năm của doanh nghiệp lớn hơn 60% tổng số lao động hiện tại của doanh nghiệp, Chính phủ sẽ miễn thuế ba năm cho doanh nghiệp đó. Sau khi hết thời hạn miễn thuế ba năm, nếu số lao động mới tạo ra trong năm của doanh nghiệp lớn hơn 30% số lao động hiện tại của doanh nghiệp, Chính phủ sẽ tiếp tục miễn thuế 2 năm tiếp theo cho doanh nghiệp đó.

Đối với DNV&N hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và bán lẻ mới thành lập, nếu số lao động tạo mới lớn hơn hoặc bằng 30% tổng số lao động hiện có, và doanh nghiệp quyết định ký hợp đồng lao động thời hạn 3 năm với các lao động đó thì doanh nghiệp sẽ được miễn thuế xây dựng, chi phí đào tạo thêm cũng như thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm. Trong trường hợp các doanh nghiệp đó ký hợp đồng lao động hơn 3 năm nhưng số lao động ký hợp đồng ít hơn 30% doanh nghiệp vẫn được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50% trong 3 năm. Các doanh nghiệp hiện đang hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ (ngoại trừ các dịch vụ không được Chính phủ cho phép) nếu tuyển dụng lao động thất nghiệp với tỷ lệ hơn 30% tổng số lao động trong doanh nghiệp và ký hợp đồng lao động 3 năm với họ, Chính phủ sẽ miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm. Tất cả các doanh nghiệp tuyển dụng lao động thất nghiệp (ngoại trừ những ngành bị hạn chế hoạt động) đều được giảm rất nhiều chi phí hành chính như phí đăng ký và cấp phép, phí quản lý… trong vòng 3 năm kể từ ngày hoạt động.

Chính sách thuế cho các DNV&N công nghệ cao: DNV&N hoạt động trong các cụm công nghiệp công nghệ cao của Nhà nước được miễn thuế thu

nhập doanh nghiệp 2 năm kể từ khi thành lập, sau 2 năm, doanh nghiệp được hưởng thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 15%/năm 16.

Chính sách thuế đối với DNV&N dịch vụ: Đối với DNV&N mới thành lập hoạt động trong các ngành như vận tải, viễn thông, tư vấn, công nghệ thông tin được miến thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đầu tiên kể từ khi doanh nghiệp thành lập, năm thứ hai, doanh nghiệp được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 50%. Hơn thế nữa, Chính phủ còn tích cực áp dụng các chính sách thuế ưu đãi với các cấp độ khác nhau cho các doanh nghiệp nói trên như các doanh nghiệp do các trường đạo học, cao đẳng thành lập; các doanh nghiệp mới thành lập ở vùng dân tộc thiểu số hoặc vùng kinh tế khó khăn; các doanh nghiệp tạo việc làm cho người khuyết tật.

Các chính sách ưu đãi về thuế hiện hành cần được thực hiện một cách hiệu quả để có thể giúp các DNV&N Trung Quốc phát triển, nâng cao vai trò của DNV&N trong nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời các loại thuế phí liên quan đến DNV&N cần được xem xét lại và tiêu chuẩn hoá để giảm bớt những khoản chi phí bất hợp lý, chi phí trung gian, “lót tay”.

(2) Chính sách chi tiêu tài khoá:

Các cơ quan tài chính từ Trung ương đến địa phương đều nỗ lực để gia tăng nguồn quỹ hỗ trợ cho các DNV&N. Những nguồn quỹ đó đã đóng góp một phần rất lớn trong sự phát triển của các DNV&N Trung Quốc. Tháng 5/1999, Chính phủ ban hành “Quy định hiện hành đối với nguồn quỹ đổi mới công nghệ dành cho DNV&N” nhằm hỗ trợ các DNV&N đổi mới công nghệ.

Tháng 10/2000, Bộ Tài chính và Bộ Thương mại hợp tác soạn thảo “Quy định quản lý nguồn quỹ” nhằm hỗ trợ các DNV&N mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế cũng như khuyến khích các DNV&N cạnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.


16 Initiatives and Incentives for SMEs’ Technology Innovation in China, Huang Xue (27/6/2006)

Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 7

tranh trên thị trường quốc tế. DNV&N ở một số địa phương và khu vực đã được chọn để hỗ trợ. Ví dụ như trong năm 2003, các DNV&N ở Thượng Hải đã được hỗ trợ 380 triệu NDT để chuyển giao công nghệ, mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường nước ngoài. Cũng trong năm 2003, tỉnh Quảng Đông đã quyết định chi nguồn ngân sách 3 tỷ NDT nhằm hỗ trợ phát triển các DNV&N và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Những biện pháp trên đã loại bỏ hạn chế do sự thiếu hiệu quả của quỹ hỗ trợ, sự phân tán, sự không đảm bảo nhằm phát triển các DNV&N ở Trung Quốc.

(3) Chính sách hỗ trợ tài chính:

Vấn đề chính của DNV&N Trung Quốc là khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, nhất là các nguồn vốn trực tiếp từ thị trường tài chính. Khi thành lập doanh nghiệp, hầu hết nguồn vốn ban đầu là do tự tích luỹ, vay mượn người thân nên nguồn vốn ban đầu của doanh nghiệp rất ít, không đủ để đảm bảo cho các hoạt động trong tương lai. Vì thế doanh nghiệp thường tìm đến nguồn vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Tuy nhiên, đa số các DNV&N lại không thể vay vốn do những quy định hạn chế mà các ngân hàng thương mại Nhà nước đề ra.

Kể từ năm 1998, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã có một loạt các quy định như đề xuất phát triển dịch vụ tài chính dành cho các DNV&N, quy định nâng tỷ lệ cho vay dành cho DNV&N, hướng dẫn cải thiện và nâng cao hỗ trợ tài chính tín dụng cho các DNV&N.

Tháng 6/1999, Uỷ ban Cải cách Kinh tế và Thương mại Nhà nước đã ban hành quy định thành lập hệ thống tín dụng hỗ trợ DNV&N. Ở Trung Quốc, tín dụng thông qua các quỹ tài chính dành cho DNV&N là một biện pháp hiệu quả, hỗ trợ đắc lực về tài chính cho các DNV&N. Mục đích của hệ thống này là lựa chọn, đánh giá, báo cáo tình hình tín dụng của DNV&N. Năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi hệ thống tiếp cận tín dụng trên toàn quốc dành cho DNV&N và thông qua một số luật và quy định như

“Quy định tạm thời về hệ thống bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N”. Cuối năm 2001, Trung Quốc đã có 528 tổ chức bảo lãnh tín dụng vừa và nhỏ, tăng tổng số nguồn vốn lên 15,53 tỷ NDT và bảo lãnh cho 17.897 doanh nghiệp với khoản vốn được bảo lãnh là 39,3 tỷ NDT. Thông qua dịch vụ này, các doanh nghiệp được bảo lãnh đã tăng 2,7 tỷ NDT lợi nhuận trước thuế và giảm nhẹ khó khăn tài chính cho doanh nghiệp mở một mức độ nhất định 17.

Đến năm 2003, Trung Quốc đã thiết lập gần 1000 tổ chức bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N với tổng nguồn vốn là 28,7 tỷ NDT (3,4 tỷ USD), cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho 50.000 DNV&N với tổng giá trị bảo lãnh gần 120 tỷ NDT (14,5 tỷ USD). Kết quả là các DNV&N được bảo lãnh đã giải quyết

được việc làm cho thêm 580.000 lao động và tổng doanh thu tăng thêm hơn 110 tỷ NDT (13 tỷ USD) 18. Cũng trong năm 2003, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ra thông báo yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại lớn trên cả nước cấp thêm các khoản vay hỗ trợ DNV&N. Ngày 23/2/2004, Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia phối hợp với Tổng cục Thuế Nhà nước cùng

ban hành thông báo về việc tiếp tục thực hiện miến thuế VAT cho trung tâm bảo lãnh tín dụng dành cho DNV&N trong 3 năm. Tháng 4/2004, Cục Thuế Nhà nước Trung Quốc ban hành thông báo về việc miễn thuế VAT cho các trung tâm bảo lãnh và tái bảo lãnh tín dụng nhằm mở rộng hơn nữa phạm vi áp dụng của chính sách.

(4) Chính sách đổi mới công nghệ:

Từ năm 1997 Trung Quốc đã thiết lập được các trung tâm kỹ thuật địa phương hoặc trung tâm chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho DNV&N ở Thanh Đảo, Hà Bắc, Liêu Châu và các thành phố khác và đồng thời tiếp tục cải cách hệ thống kinh tế xã hội. Trung Quốc cũng đồng thời thiết lập và nâng cấp các chi nhánh, dịch vụ hỗ trợ cải tiến kỹ thuật. Từ năm 1998 Chính


17 http://www.apecsmesa.org

18 http://englishpeopledaily.com.cn

phủ Trung Quốc đã trích quỹ 1 tỷ NDT và khoản vốn trị giá 2 tỷ NDT để hỗ trợ các hoạt động đổi mới và cải tiến kỹ thuật cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Năm 1999, chương trình quỹ cải tiến cho các DNV&N lần thứ 3 đã cấp 2,12 triệu NDT cho 277 dự án cải tiến liên quan đến các DNV&N. Năm 2002, “Chính sách Công nghệ Công nghiệp Quốc gia” đã được công bố rộng rãi với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao tăng nguồn vốn trên thị trường chứng khoán và tăng cường khả năng công nghệ cho các DNV&N thông qua các biện pháp tài chính: như ưu đãi về dịch vụ công cộng và thuế.

Nhằm mục đích hỗ trợ và đẩy mạnh đổi mới trong các DNV&N, Chính phủ đã thực hiện một loạt các dự án mới nhằm đổi mới công nghệ bao gồm các hoạt động phát triển, ứng dụng và mở rộng công nghệ mới và sản phẩm mới trong các DNV&N. Chính phủ sử dụng nguồn quỹ đổi mới công nghệ dành cho các DNV&N trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hỗ trợ thông qua hình thức cho vay, trợ cấp lãi suất, quỹ vốn đầu vào để giúp DNV&N triển khai các dự án đổi mới công nghệ.

Ở các địa phương, quỹ đổi mới cũng được thành lập. Trong năm 2006, có 28 tỉnh thành lập quỹ đổi mới với tổng nguồn vốn lên tới 1,38 tỷ NDT và 11 tỉnh khác huy động được nguồn quỹ 150 triệu NDT. Trong vòng 4 năm kể từ khi quỹ đổi mới được thành lập, Cơ quan Tài khoá Trung ương đã chi xấp xỉ 2,8 tỷ NDT, hỗ trợ cho các dự án của hơn 3.700 DNV&N với mỗi dự án được hỗ trợ là 747.000 NDT.

Bên cạnh việc ban hành các chính sách, quy định tạo môi trường pháp lý bình đẳng cho các thành phần kinh tế tham gia vào thị trường và những chính sách hỗ trợ phát triển DNV&N trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi gia nhập WTO, Chính phủ Trung Quốc cũng đã thực hiện cải cách hệ thống bộ máy quản lý Nhà nước một cách mạnh mẽ. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước được đổi tên thành Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia

(NRDC) sau khi sáp nhập thêm một sô cơ quan như văn phòng Hội đồng Nhà nước về tái cơ cấu hệ thống kinh tế và một bộ phận của Uỷ ban Quốc gia về Kinh tế và Thương mại. Các ngành, địa phương đều tổ chức bộ máy lại theo tinh thần “tiểu chính phủ, đại phục vụ”, tức là tinh giản bộ máy quản lý, chuyển từ tư suy quản lý sang tư duy phục vụ doanh nghiệp là chính. Bên cạnh đó còn có một số thay đổi chẳng hạn như chuyển từ việc chỉ tập trung phát triển các doanh nghiệp Nhà nước quy mô lớn sang phát triển cả doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, từ việc chỉ quan tâm đến những hoạt động của doanh nghiệp đến đồng thời giải quyết cả các vấn đề xã hội, từ quản lý vĩ mô trực tiếp sang quản lý, định hướng và cung cấp dịch vụ vỹ mô một cách gián tiếp.

3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Cuối năm 2005, DNV&N Trung Quốc đã đóng góp gần 1/2 tiền thuế nước này, sử dụng hơn 3/4 lực lượng lao động thành thị, đóng góp 65% các sáng chế của Trung Quốc, hơn 75% sáng tạo về công nghệ và 80% loại sản phẩm mới 19. Theo kết quả điều tra của tập đoàn UPS châu Á với 1.200 DNV&N hàng đầu châu Á, UPS nhận thấy các DNV&N Trung Quốc đã trở nên mạnh nhất châu Á về sức cạnh tranh. “ Ngọn lửa sáng tạo và tinh thần mạo hiểm kinh doanh là hai nguyên nhân chính làm tăng sức cạnh tranh của họ”, Joseph Guerrisi, phó chủ tch marketing UPS châu Á - Thái Bình Dương đã nhận xét. Vậy đâu là bí quyết làm tăng năng lực cạnh tranh của DNV&N Trung Quốc?

3.2.1. Xây dựng cụm công nghiệp tập trung của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong cùng lĩnh vực tập hợp lại với nhau ở cùng một khu vực gọi là cụm công nghiệp. Hầu hết các xí nghiệp sản xuất đều nằm trong cùng một khu liên minh công nghiệp. Sự trao đổi thông


19 http://www.itgatevn.com.vn/?u=nws&su=d&cid=83&id=7288

tin, kinh nghiệm giữa các DNV&N không chỉ giúp ích cho quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp mà còn hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp mới tham gia kinh doanh. Chính vì vậy, các cụm công nghiệp đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của DNV&N, nâng cao khả năng cạnh tranh của DNV&N và giúp tăng trưởng kinh tế địa phương.

Nhìn từ góc độ triển vọng kinh tế khu vực, kinh tế địa phương muốn phát triển phải trông chờ vào sự phát triển của nhiều doanh nghiệp trong cụm công nghiệp. Các khu kinh tế phát triển sẽ nâng cao sức cạnh tranh của địa phương. Nhìn từ góc độ quy mô kinh tế, động lực gia tăng lợi nhuận sẽ thúc đẩy các DNV&N tham gia mô hình cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả và giảm chi phí hoạt động. Các doanh nghiệp cùng tập trung ở một địa điểm nhất định sẽ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng, tiết kiệm chi phí đi lại, vận tải, chi phí thông tin liên lạc, chi phí xây dựng…từ đó giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh, mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm đa dạng phong phú với giá thành sản phẩm hạ. Nhờ mạng lưới liên kết các doanh nghiệp tận dụng được tầm ảnh hưởng trong khu vực và nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ các hình thức góp vốn, hợp tác, liên minh.

Theo báo cáo về “Sự phát triển của DNV&N Trung Quốc năm 2007”, Trung Quốc có 604 cụm công nghiệp, có sản lượng hơn 100 triệu NDT/ Cụm công nghiệp. Trong số này, có 283 cụm công nghiệp có sản lượng 1 tỷ NDT/ Cụm công nghiệp, 35 cụm công nghiệp có sản lượng 10 tỷ NDT/ Cụm công nghiệp và 5 cụm công nghiệp có sản lượng 30 tỷ NDT/ Cụm công nghiệp. Các cụm công nghiệp có sản lượng chiếm 50% tổng sản lượng công nghiệp quốc gia, đóng góp 60% ngân sách thuế, 70% kim ngạch xuất khẩu và tạo ra 80% việc làm .

Các cụm công nghiệp phát triển đã khiến các hương trấn trở thành các trung tâm sản xuất, với một hoặc một số hương trấn tập trung sản xuất một sản phẩm. Tập hợp một số khu vực với nhau sẽ tạo nên liên hiệp khu sản

xuất và tiếp thị sản phẩm quy mô lớn nên khả năng thành công là rất lớn. Minh hoạ cụ thể cho điều này chính là khái niệm “một hương trấn, một sản phẩm” mà thể hiện rõ nhất là ở các tỉnh Giang Tô và Quảng Đông. Khái niệm “một hương trấn, một sản phẩm” có nghĩa là:

Địa phương hoá: Đặc tính điển hình của cụm công nghiệp là sản xuất tập trung ở một khu vực nhất định với chất lượng sản phẩm khác nhau. Các doanh nghiệp nhỏ sẽ do các doanh nghiệp lớn hơn chỉ đạo, cao hơn nữa là hiệp hội doanh nghiệp trong khu kinh tế, để từng bước hướng vào sản xuất một sản phẩm trong một khu vực. Nhờ vậy, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất, phát huy lợi thế tập trung, hợp tác, tận dụng sự tiện lợi trong liên lạc, nâng cao trình độ, tăng sức cạnh tranh từ đó thúc đẩy phát triển khu kinh tế.

Chuyên môn hoá: Doanh nghiệp nhỏ nếu được chuyên môn hoá trong sản xuất sẽ đảm bảo phát triển sản xuất một cách vững chắc. Cụm công nghiệp sẽ chuyên môn hoá khi các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp đạt trình độ phát triển đồng đều và hợp tác liên kết một cách ổn định. Chuyên môn hoá giúp quy trình sản xuất quay vòng nhanh chóng và liên kết các doanh nghiệp với nhau. Ví dụ như thị trấn Hengshan, tỉnh Triết Giang có nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất máy may công suất trung bình và công suất lớn. Hengshan khởi đầu với 162 xí nghiệp sản xuất thành viên nằm trong một cụm công nghiệp chuyên môn hoá với trình độ cao. Cụm công nghiệp đã sản xuất ra hơn 200 loại máy may khác nhau mỗi năm, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp tận dụng được điều kiện về cơ sở hạ tầng do cụm công nghiệp có thiết kế tập trung nên sẽ giảm bớt chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cũng được cung cấp một cách đồng đều.

Tương tác với định hướng thị trường: Shengze được mệnh danh là “xứ sở của quần áo và chăn màn”, nơi đây có rất nhiều doanh nghiệp dệt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022