Tình Hình Dư Nợ Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Phân Theo Thời Hạn

chi nhánh ngân hàng Từ Sơn chưa đáp ứng được những yêu cầu của những doanh nghiệp lớn này. Điển hình những hạn chế đó là giám đốc chi nhánh chỉ có thẩm quyền kí hợp đồng cho vay dưới 10 tỷ đồng, trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng còn hạn chế, thông tin thẩm định còn thiếu,…

Bên cạnh đó, doanh số cho vay đối với các loại hình DNVVN tăng qua cả ba năm. Cụ thể, doanh số cho vay đối với DNVVN năm 2012 tăng 20.716 triệu đồng, tương ứng tăng 184,26% so với năm 2011; năm 2013 tăng 10.141 triệu đồng, tương ứng tăng 31,73% so với năm 2012. Nguyên nhân một phần là do chi nhánh BIDV - Từ Sơn không có doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp lớn, hơn nữa địa bàn huyện Từ Sơn lại có rất nhiều DNVVN chủ yếu hoạt động SXKD, dịch vụ nên có nhu cầu vay vốn ngân hàng lớn.

Đi sâu vào các loại hình DNVVN thì doanh số cho vay ở tất cả các loại hình DNVVN đều tăng về tuyệt đối. Trong năm 2012, doanh số cho vay đối với Công ty Cổ phần tăng một cách đột biến, cụ thể năm 2012 tăng 14.918 triệu đồng, tương ứng tăng 163,83% so với năm 2011 và năm 2013 tăng 776 triệu đồng, tương ứng tăng 3,23% so với năm 2012. Tuy nhiên, về giá trị tương đối thì tỷ trọng cho vay đối với Công ty Cổ phần lại giảm, cụ thể là tỷ trọng năm 2012 giảm 5,82% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 16,26% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tỷ trọng cho vay đối với loại hình doanh nghiệp này lớn và vào năm 2013 dư Nợ của ngân hàng lớn nên có các biện pháp thắt chặt cho vay dẫn đến có sự chênh lệch về sự gia tăng tuyệt đối và tương đối về lượng tiền cho vay của loại hình doanh nghiệp này.

Bên cạnh đó, số tiền cho vay đối với Công ty Trách nhiệm hữu hạn năm 2012 tăng 2.613 triệu đồng, tương ứng tăng 258,20% so với năm 2011; số tiền năm 2013 tăng 5.035 triệu đồng, tương ứng tăng 138,90% so với năm 2012. Số tiền cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân năm 2012 tăng 3.185 triệu đồng, tương ứng tăng 283,11% so với năm 2011; năm 2013 tăng 4.330 triệu đồng, tương ứng tăng 100,46% so với năm 2012. Nguyên nhân là tỷ trọng cho vay đối với hai loại hình doanh nghiệp này còn ít, và trong thời gian gần đây, số lượng công ty mới thành lập nhiều hơn, nhu cầu vay vốn cũng cao hơn, do đó mức tăng tuyệt đối thấp nhưng tốc độ tăng tỷ trọng lại cao.

Những kết quả trên cho thấy BIDV – Từ Sơn đang bỏ ngỏ các doanh nghiệp lớn và tập trung vào cho vay đối với các loại hình DNVVN. Kết quả còn cho thấy tốc độ gia tăng doanh số cho vay của chi nhánh đối với các loại hình DNVVN đạt mức cao. Tuy nhiên, xét về mức doanh thu tuyệt đối thì lượng tiền cho vay giai đoạn 2013-2012 đã giảm so với giai đoạn 2012-2011. Do đó, ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao chất lượng cho vay để thu hút các đối tượng này vào giai đoạn sau.



2.2.2.2 Chỉ tiêu thu nợ

Để đánh giá chất lượng của các khoản cho vay ta cần phải xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ. Chất lượng cho vay của chi nhánh đối với DNVVN tốt thì điều kiện cần là chỉ tiêu thu nợ phải tốt. Dưới đây là đánh giá về chỉ tiêu thu nợ của chi nhánh.

Bảng 2.7 Doanh số thu nợ phân theo thời gian

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu thu nợ

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Số Tiền

Số Tiền

Số Tiền

Ngắn hạn

9.520

125,13%

12.815

134,61%

31.515

245,92%

Trung, dài hạn

1.225

115,27%

2.350

191,84%

4.300

182,98%

Tổng số

10.745

121,58%

15.165

141,14%

35.815

236,17%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

Nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – bidv từ sơn - 5

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012-2013)

Các chỉ tiêu doanh số thu nợ đều tăng qua 3 năm, cụ thể là tổng doanh số thu nợ năm 2012 tăng 4.420 triệu đồng, tương ứng tăng 41,14% so với năm 2011; năm 2013 tăng 20.650 triệu đồng, tương ứng tăng 136,17% so với năm 2012. Nguyên nhân là do từ giữa năm 2011 đến năm 2012 tình hình kinh tế trên địa bàn huyện gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, hàng hóa được sản xuất ra của các doanh nghiệp không bán được, hoặc không nhận được đầy đủ thanh toán từ phía khách hàng nên doanh nghiệp không đủ khả năng để trả nợ đầy đủ cho ngân hàng, từ đó dẫn đến doanh số thu hồi nợ của BIDV – Từ Sơn thấp. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì tình hình kinh tế tốt hơn, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động kinh doanh, sản xuất hiệu quả hơn, đặc biệt là với chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản tự đứng ra thành lập các hiệp hội làng nghề trên toàn huyện Từ Sơn nên công tác thu hồi nợ của BIDV năm 2013 trở nên đơn giản hơn và doanh số cũng cao hơn năm trước.

Sự gia tăng này có tác động rất tốt đến công tác cho vay khi ngân hàng ngoài những khoản huy động còn có sự hỗ trợ từ nguồn thu hồi nợ. Cũng theo bảng số liệu ta thấy, ngân hàng có chủ trương cho vay ngắn hạn, tuy nhiên, có những khoản cho vay trung và dài hạn chưa đến hạn nên doanh số thu nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Cụ thể, chỉ tiêu thu nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 2.592 triệu đồng, tương ứng tăng 34,61% so với năm 2011; năm 2013 tăng 18.700 triệu đồng, tương ứng tăng 145,92% so với năm 2012. Chỉ tiêu thu nợ trung, dài hạn năm 2012 tăng 1.125 triệu đồng, tương ứng tăng 91,84% so với năm 2011; năm 2013 tăng 1.950 triệu đồng, tương ứng tăng 82,98% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động sâu sắc, khó dự đoán nên chi nhánh chỉ khuyến khích các khoản vay ngắn hạn để giảm rủi ro về thu hồi nợ cũng như rủi ro về biến động lãi suất.



40

Kết quả của công tác thu hồi nợ tại BIDV – Từ Sơn có diễn biến khác nhau theo từng giai đoạn kinh tế, tuy nhiên ở giai đoạn kinh tế khó khăn thì công tác thu hồi nợ tại chi nhánh tỏ ra kém hiệu quả. Thu hồi nợ không hiệu quả sẽ dẫn đến doanh số cho vay giảm từ đó tác động trực tiếp đến chất lượng cho vay. Vì vậy, ban giám đốc chi nhánh cần chú ý đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh ngay cả trong giai đoạn kinh tế khó khăn nhất để nâng cao chất lượng cho vay cho chi nhánh Từ Sơn nói riêng và ngân hàng tỉnh nói chung.

2.2.2.3 Chỉ tiêu dư nợ

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải quan tâm. Dư nợ phản ánh số tiền khách hàng còn nợ tại một thời điểm nhất định. Hiện nay, các Ngân hàng quốc tế nói chung và ngân hàng Việt Nam nói riêng đều dùng chỉ tiêu dư nợ phản ánh quy mô của tín dụng, qua đó phần nào phản ánh chất lượng cho vay. Có thể thấy tình hình dư nợ đối với DNVVN tại chi nhánh qua việc phân tích các bảng số liệu sau:

Bảng 2.8 Tình hình dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ phân theo thời hạn

Đơn vị: Triệu đồng



Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Số Tiền

Tỷ lệ

Số Tiền

Tỷ lệ

Số Tiền

Tỷ lệ

Ngắn hạn

7.243

100%

19.072

76,86%

18.730

66,13%

Trung, dài hạn

0

0%

5.742

23,14%

9.593

33,87%

Tổng số

7.243

100%

24.814

100%

28.323

100%

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2011-2012-2013)

Bảng số liệu cho thấy, doanh số dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tuy có giảm dần về tỷ trọng so với dư nợ trung, dài hạn. Cụ thể, doanh số dư nợ DNVVN năm 2012 tăng 17.571 triệu đồng, tương ứng tăng 242,59% so với năm 2011; năm 2013 tăng 3.509 triệu đồng, tương ứng tăng 14,14% so với năm 2012. Trong đó, doanh số dư nợ ngắn hạn năm 2012 tăng 11.829 triệu đồng, tương ứng tăng 163,32% so với năm 2011; năm 2013 giảm 342 triệu đồng, tương ứng giảm 1,79% so với năm 2012. Bên cạnh đó, doanh số dư nợ trung, dài hạn tăng tuyệt đối và cũng tăng về tương đối qua các năm. Cụ thể, năm 2012 tăng 5.742 triệu đồng, tương ứng tăng 100% so với năm 2011; năm 2013 tăng 3.851 triệu đồng, tương ứng tăng 67,07% so với năm 2012.

Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Những vướng mắc về thủ tục pháp lý cũng như những điều kiện vay vốn đối với bộ phận DNVVN đã làm cho việc cho vay vốn đối với loại doanh nghiệp này này mang tính rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp và việc phát mại tài sản cũng gặp nhiều khó khăn.



- Bên cạnh đó những hạn chế này còn xuất phát từ chính bản thân DNVVN trên địa bàn huyện, mà vấn đề vướng mắc nhất là hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tính khả thi, hiệu quả của từng dự án của khu vực này còn thấp chưa tạo ra được sự thuyết phục đối với ngân hàng.

- Hơn nữa, hoạt động của DNVVN chưa đạt hiệu quả cao, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, nợ nần chồng chất, trên địa bàn huyện còn xuất hiện nhiều công ty “ma”. Bên cạnh đó là sự quản lý yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu mang tính chất “gia đình”, việc hạch toán kế toán chưa đúng quy định, chưa mang tính đồng bộ, khoa học. Những doanh nghiệp có đủ điều kiện thế chấp vay vốn chẳng hạn thì khi vay được vốn họ không muốn cho cán bộ kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của họ. Mặt khác, các doanh nghiệp này cũng không muốn thế chấp tài sản để vay vốn, họ chỉ muốn vay vốn dựa vào tình hình tài chính và số tiền sẽ thu được trong tương lai của họ nhờ bán sản phẩm. Với những vướng mắc như vậy, quan điểm của Ngân hàng và doanh nghiệp không đồng nhất với nhau nên việc cho vay vốn càng gặp khó khăn.

- DNVVN thường chỉ được vay vốn ngắn hạn, còn vốn trung dài hạn rất ít. Nguyên nhân dẫn đến việc cho vay dài hạn của DNVVN tại chi nhánh còn kém bởi lẽ họ không đảm bảo được các điều kiện vay vốn. Tỷ lệ dự án không được vay vốn do không đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết là không nhỏ.

Như vậy, chi nhánh BIDV – Từ Sơn đã khá cứng nhắc trong việc cho các DNVVN vay vốn theo thời gian trung và dài hạn. Việc phân tích, thẩm định, sàng lọc quá kỹ càng dẫn đến số dư nợ cho vay trung, dài hạn thấp, việc này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nhưng một lượng không nhỏ khách hàng đã không được tiếp cận với nguồn vốn vay. Chính vì vậy, BIDV – Từ Sơn nên linh hoạt hơn trong chính sách cho vay dài hạn đối với DNVVN trên địa bàn huyện để các doanh nghiệp này tiếp cận được với nguồn vốn vay cần thiết, nâng cao hiệu quả SXKD, và sự linh hoạt trong khuôn khổ này cũng làm nâng cao chất lượng cho vay tại ngân hàng.

2.2.2.4 Chỉ tiêu nợ quá hạn

Một ngân hàng có chất lượng cho vay tốt thì trước tiên ngân hàng đó phải có nguồn vốn để đáp ứng khách hàng tức thì. Muốn có nguồn vốn cho đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì đòi hỏi ngân hàng phải thu được các khoản nợ đã cho vay, đặc biệt là các khoản vay đã quá hạn. Dưới đây là đánh giá về chỉ tiêu nợ quá hạn của DNVVN tại chi nhánh BIDV – Từ Sơn.


42

Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Nợ quá hạn

642

5.273

3.624

Tổng dư nợ DNVVN

7.243

24.824

28.323

Nợ quá hạn

Tổng dư nợ

8,86%

21,24%

12,80%

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2011-2012-2013)

Theo bảng số liệu thì tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ năm 2012 tăng 12,38% so với năm 2011; năm 2013 giảm 8,44% so với năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012, trước tình hình suy thoái kinh tế trên cả nước, các công ty, doanh nghiệp, hộ sản xuất trên địa bàn huyện Từ Sơn cũng không thể tránh khỏi sự suy thoái chung này, chính vì vậy, nguồn hàng được sản xuất trong năm 2012 bị tồn đọng nhiều hoặc khách hàng nợ tiền hàng của doanh nghiệp nên doanh nghiệp cũng không thể trả các khoản vay đã đến hạn cho ngân hàng. Tuy nhiên, đến năm 2013 thì các mặt hàng tồn đọng của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã được bán và số tiền nợ của khách hàng cũng giảm đi nên các doanh nghiệp đã thanh toán các khoản nợ đến hạn với chi nhánh tốt hơn, điều này làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của năm 2013 giảm đi so với năm 2012.

Kết quả trên cho thấy diễn biến kinh tế trên địa bàn huyện Từ Sơn phụ thuộc nhiều và diễn biến kinh tế trên cả nước, và đặc biệt chi nhánh BIDV – Từ Sơn cũng tỏ ra quá phụ thuộc vào khách hàng của mình, mặc dù chi nhánh đã áp dụng các chính sách thu hồi nợ cứng rắn, nhưng do cán bộ thu hồi nợ có trình độ hạn hẹp, áp dụng các biện pháp một cách cứng rắn, máy móc nên công tác thu hồi nợ tỏ ra không hiệu quả. Qua tìm hiểu thực tế tại chi nhánh thì một số cán bộ thu hồi nợ chỉ có bằng cấp cao đẳng và được học liên thông lên đại học trong quá trình làm việc. Chính vì trình độ hạn hẹp và sự tha hóa, biến chất của một số lãnh đạo cấp trên đã dẫn đến công tác thu hồi nợ không hiệu quả, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN và làm cho chất lượng cho vay đối với DNVVN xấu đi. Vì vậy, lãnh đạo chi nhánh ngoài việc áp dụng các chính sách thu hồi nợ cứng rắn còn phải xem lại bộ phận nhân sự để tìm ra các cán bộ phù hợp hơn với công việc thu hồi nợ để nợ quá hạn không gia tăng vào các giai đoạn sau.

2.2.2.5 Chỉ tiêu nợ xấu

Tương tự như chỉ tiêu nợ quá hạn, thì chỉ tiêu nợ xấu cũng ảnh hưởng đến chất lượng cho vay của chi nhánh, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng cao hơn. Dưới đây là đánh giá về chỉ tiêu nợ xấu của DNVVN tại chi nhánh BIDV – Từ Sơn.



Bảng 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Nợ xấu

333

1.134

643

Tổng dư nợ DNVVN

7.243

24.824

28.323

Nợ xấu

Tổng dư nợ

4,60%

4,57%

2,27%

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2011-2012-2013)

Bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ chiếm tỷ trọng giảm dần qua các năm về tương đối. Cụ thể, tỷ lệ này năm 2012 giảm 0,03% so với năm 2011 và năm 2013 giảm 1,70% so với năm 2012. Nguyên nhân là do nền kinh tế nước ta trong năm 2011, năm 2012 vẫn còn tồn tại những khó khăn sau cuộc khủng hoảng, các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các DNVVN trên địa bàn huyện Từ Sơn nói riêng cũng không tránh khỏi ảnh hưởng, dẫn đến kinh doanh kém lợi nhuận, thua lỗ, thậm chí phá sản, do đó tỉ lệ nợ xấu trong 2 năm này cao. Năm 2013, nhờ những điều chỉnh kịp thời từ Chính phủ và cả bản thân doanh nghiệp dẫn đến tỷ lệ nợ xấu đã giảm rõ rệt xuống chỉ còn 2,27%.

Qua đó cho thấy, mặc dù Nợ xấu vẫn còn nhưng với con số rất thấp cả về tương đối và tuyệt đối cũng phần nào cho thấy hoạt động thu hồi nợ tại chi nhánh đối với DNVVN diễn ra khá tốt.

DNVVN muốn tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng thì một tiêu chí hàng đầu đó là tạo dựng uy tín đối với ngân hàng thông qua việc trả tiền vay đúng hạn. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi có một số doanh nghiệp do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan mà rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Đứng trước thực trạng đó đòi hỏi chi nhánh cần tìm mọi biên pháp làm giảm tỷ lệ này xuống tới mức tối đa có thể nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay đối với DNVVN.

2.2.2.6 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng thương mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng từ đó trực tiếp đánh giá được chất lượng cho vay của ngân hàng.

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá. Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các


44

lĩnh vực khác. Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng cho vay càng cao.

Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.11 Vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Doanh số thu nợ

10.745,00

15.165,00

31.515,00

Dư nợ b nh quân

8.071,50

16.028,00

26.568,50

Vòng quay vốn tín dụng

1,33

0,95

1,19

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2011-2012-2013)

Bảng số liệu cho thấy vòng quay vốn tín dụng năm 2012 giảm 0,38 so với năm 2011 và năm 2013 tăng 0,24 so với năm 2012. Nguyên nhân chính là do năm 2012 nên kinh tế nước ta suy thoái, không chỉ các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Từ Sơn mà các doanh nghiệp trên cả nước đều gặp khó khăn, cuối năm 2012 cũng được coi là năm thê thảm nhất của ngành ngân hàng, các khoản đầu tư lớn không còn tính khả thi, nợ xấu gia tăng làm ngân hàng mất tính thanh khoản. Xét về mức độ hoạt động riêng lẻ trên địa bàn huyện Từ Sơn thì chi nhánh BIDV tại đây có phần tốt hơn so với toàn thể ngành ngân hàng trên cả nước do tại đây nguồn vốn chủ yếu vẫn được cấp cho các DNVVN hay các hộ dân vay tiêu dùng nên khả năng mất tính thanh khoản có xác suất xảy ra thấp hơn. Tuy nhiên, chỉ số vòng quay vốn tín dụng tăng trưởng không ổn định và đều xấp xỉ 1, điều này cho thấy khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng của chi nhánh còn thấp, nguốn vốn vay của ngân hàng đã luân chuyển với tốc độ chậm và nguồn vốn này không tham gia được vào nhiều chu kỳ sản xuất cũng như lưu thông hàng hóa.

Với tình hình quản lý vốn cho vay vẫn chưa thực sự tốt, thì chi nhánh cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để tăng cường công tác thu nợ nhưng vẫn phải duy trì tốc độ tăng của dư nợ, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho vay để từ đó trực tiếp nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh đối với khách hàng là các DNVVN.

2.2.2.7 Chỉ tiêu lợi nhuận

Bảng 2.12 Thu chi giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Tổng thu

39.108

33.184

42.812

Tổng chi

30.212

26.855

33.678

Thu – Chi (chưa lương)

8.896

6.329

9.134

T ng trưởng tuyệt đối

5.487

-2.567

2.850

Tốc độ t ng trưởng (%)

62,13%

-28,8%

44,32%

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2011-2012-2013)



Bảng số liệu cho thấy, cơ cấu các khoản thu, chi là hợp lý. Đặc biệt, các khoản chi tiết kiệm và hiệu quả. Các khoản chi tăng chủ yếu là chi trả lãi tăng do tăng quy mô nguồn vốn và lãi suất tiền gửi tăng cao.

Năm 2012 do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính chung tốc độ tăng trưởng của chênh lệch thu chi là con số âm là -28,8%. Tuy nhiên, xét vế sự tăng trưởng trong cả thời kỳ này, thì ngân hàng đã đạt tốc độ rất cao, đặc biệt vào năm 2011 đạt 62,13% so với năm 2010. Vào năm 2013, sau vượt qua khủng hoảng về cơ bản thì ngân hàng lại tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng cao là 44,32%.

Năm 2012, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính đến toàn hệ thống ngân hàng trên cả nước nhưng nhờ sự linh động trong phương pháp quản lý và khả năng tạo uy tín với khách hàng ngày càng được mở rộng cùng với việc bám sát với chính sách và chỉ tiêu do cấp trên đề ra nên vào năm 2013 tốc độ tăng trưởng của ngân hàng lại tiếp tục đạt mức cao trong đó: tổng thu năm 2013 tăng 9.628 triệu đồng, tương ứng tăng 29% so với năm 2012.

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cán bộ nhân viên để nâng cao năng suất trong công việc cụ thể là giao khoán cụ thể chỉ tiêu đến từng cán bộ. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động được cũng như chất lượng cho vay ngày càng nâng cao, các khoản thu cũng như các khoản chi hợp lý của ngân hàng đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và tạo ra nhiều lợi nhuận.

2.2.2.8 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2.13 Hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Tổng dư nợ DNVVN

7.243

24.824

28.323

Tổng vốn huy động

6.545

15.860

18.882

Hiệu suất sử dụng vốn

1,11

1,57

1,50

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2011-2012-2013)

Bảng số liệu cho thấy, thời gian qua chi nhánh đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động được. Cụ thể, hiệu suất sử dụng vốn năm 2012 tăng 0,46 so với năm 2011. Điều này cho thấy, nhu cầu vay vốn của DNVVN là khá lớn trong khi nguồn vốn huy động tại chi nhánh không đáp ứng kịp. Nếu chỉ số này duy trì ở mức như trong giai đoạn này, chi nhánh có thể sẽ gặp tình trạng thiếu vốn cho vay. Do đó, chi nhánh cần mở rộng nhiều hình thức huy động vốn mới để thu hút mạnh hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp phần chống lạm phát thông qua việc hút bớt lượng tiền mặt trong lưu thông; đầu tư tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của DNVVN cũng như mang lại lợi nhuận và gia tăng tính tự chủ của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh. Năm 2013, hiệu suất sử dụng vốn giảm 0,05 so với năm 2012. Điều này cho thấy, chi nhánh


46

đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình, nguồn vốn mà chi nhánh huy động đã đáp ứng kịp nhu cầu vay vốn của DNVVN.

2.2.2.9 Chỉ tiêu hệ số rủi ro tín dụng

Bảng 2.14 Hệ số rủi ro tín dụng giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

N m 2011

N m 2012

N m 2013

Tổng dư nợ DNVVN

7.243

24.824

28.323

Tổng tài sản có

8.820

30.914

43.188

Hệ số rủi ro tín dụng

88,11%

80,30%

65,58%

(Nguồn: Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2011-2012-2013)

Bảng số liệu cho thấy, Hệ số rủi ro tín dụng của chi nhánh liên tục giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2012 giảm 7,81% so với năm 2011; năm 2013 giảm 14,72% so với năm 2012. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản có lớn hơn tốc độ tăng của dư nợ. Kết quả trên cho thấy trong 100 đồng tài sản thì chi nhánh có thể cho vay trên 60 đồng. Điều này cho thấy, chi nhánh không đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản của mình. Vì vậy, chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để có thể nâng cao kết quả này.

2.3 Đánh giá chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.3.1 Kết quả đạt được

Trong những năm qua, nhận thức được vai trò cũng như tiềm năng của DNVVN, bám sát chủ trương phát triển DNVVN của tỉnh ủy Thành phố Bắc Ninh, chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn đã chủ động mở rộng vốn cho vay đối với DNVVN một cách hợp lý góp phần tạo điều kiện cho sự phát triển DNVVN, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Kết quả đạt được có ý nghĩa rất lớn đối với cả DNVVN và cả chi nhánh.

2.3.1.1 Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Qua phần phân tích thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN ta thấy doanh số cho vay DNVVN luôn tăng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối qua các năm. Chi nhánh đã tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng.

Vốn cho vay của chi nhánh đã đem lại những hiệu quả đầu tư quan trọng cho các DNVVN, cung cấp vốn kịp thời cho hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư mua sắm được vật tư thiết bị máy móc hiện đại, nguyên vật liệu, nâng cao tay nghề của người lao động,... kết quả trên được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất: Nguồn vốn cho vay ngắn hạn của chi nhánh đã kịp thời đáp ứng những nhu cầu vốn lưu động của các doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp nhờ có vốn này đã nhanh chóng mua được nguyên vật liệu sản xuất, kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với thời vụ tiêu thụ của sản phẩm.



Nguồn vốn cho vay trung và dài hạn tuy không nhiều nhưng nó là nguồn vốn bổ sung nguồn vốn thiếu hụt cho nhu cầu vốn dài hạn của hoạt động SXKD nhằm đầu tư tài sản cố định như mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất và đã là nguồn vốn cứu cánh quan trọng giúp một số DNVVN thoát khỏi nguy cơ phá sản trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng.

Thứ hai: Thông qua việc đầu tư dài hạn của chi nhánh trình độ kỹ thuật công nghệ của nhiều DNVVN được nâng cao, nhiều dây truyền sản xuất mới, hiện đại như máy đục tự động, dây chuyền phun sơn khử mùi khép kín,... để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, chất liệu hiện đại đáp ứng yêu cầu thị hiếu của khách hàng.

Thứ ba: Thông qua dịch vụ tư vấn cho DNVVN, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng được phương án sản xuất tối ưu, kịp thời điều chỉnh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp được nâng cao, trình độ lập các báo cáo tài chính và trình độ lập dự án đầu tư cũng được nâng cao. Cơ cấu vốn ngày càng được xây dựng hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô của doanh nghiệp, không quá lạm dụng vốn vay.

Thứ tư: Vốn cho vay của chi nhánh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho các DNVVN có các hoạt động SXKD hiệu quả, có thu nhập thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho số đông người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, hạn chế những tiêu cực xã hội.

2.3.1.2 Đối với chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam – BIDV Từ Sơn

Tuy tỷ trọng đầu tư hoạt động cho vay đối với DNVVN chiếm tỷ trọng không lớn nhưng trong tương lai đây là một trong những đối tượng chính mà chi nhánh lựa chọn làm khách hàng tiềm năng. Thông qua việc cho vay vốn với DNVVN, chi nhánh ngân hàng sẽ có được những lợi ích sau:

- Tỷ trọng cho vay đối với DNVVN đang tăng với tốc độ cao. Hoạt động cho vay đối với DNVVN đã tạo ra hiệu quả kinh doanh có lãi cho ngân hàng.

- Rèn luyện cán bộ ngân hàng và có thêm nhiều kinh nghiệm về quản lý điều hành, chống lại những tiêu cực để tự khẳng định mình, đứng vững trong cơ chế thị trường.

- Nguồn vốn cho vay đối với DNVVN phát triển là cơ sở tiền đề cho chi nhánh mở rộng phát triển các dịch vụ kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Như các dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn,…

- Mặc dù doanh số cho vay đối với DNVVN còn thấp nhưng đội ngũ cán bộ tín dụng đã không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm để từng bước tạo nên một quy trình cho vay chuyên nghiệp đối với hoạt động cho vay DNVVN trên địa bàn nhằm gây dựng uy tín, lòng tin ở khách hàng.


48

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

- Dư nợ đối với các DNVVN còn chiếm tỉ trọng thấp và thiếu ổn định, còn quá khiêm tốn so với tiềm năng vốn huy động. Số lượng cho vay dự án còn thấp, đặc biệt các dự án trung và dài hạn còn hiếm. Đây là vấn đề nổi cộm trong toàn hệ thống ngân hàng nói chung.

- Công tác thông tin tiếp thị đã có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đạt được những kết quả cao. Lượng khách hàng là các DNVVN đã thu hút được chưa thực sự nhiều, thậm chí còn đánh mất bạn hàng truyền thống.

- Tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức cao, một trong những lý do chính là năng lực cán bộ vẫn còn hạn chế, trong quá trình thẩm định dự án, thẩm định sau cho vay vẫn còn thiếu chính xác. Do đó, có những dự án thiếu khả thi vẫn được vay vốn và có những khách hàng đã có quan hệ tín dụng xấu với chi nhánh hay các ngân hàng khác nhưng vẫn được vay vốn.

2.3.2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

- Hầu hết cán bộ tín dụng đều còn rất trẻ nên thiếu kinh nghiệm trong việc cho vay vốn, chưa bám sát tình hình thực tế, còn có sự e ngại khi cho DNVVN vay vốn. Mặt khác trong quá trình cho vay, một vài cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đoán và có cách nhìn toàn diện về hiệu quả thực tế, toàn diện của phương án vay vốn của doanh nghiệp nêu ra, nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính vật chất đảm bảo trực diện.

- Ngân hàng còn chủ quan trong khi cho vay, thể hiện ở trong một số trường hợp quan niệm cho rằng đối với những khách hàng quen thuộc không cần giám sát chặt chẽ và giải quyết cho vay chỉ dựa vào thông tin do doanh nghiệp đó cung cấp thay cho những số liệu tài chính đáng tin cậy.

- Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chưa rộng rãi do chưa có sự hiểu biết lẫn nhau nhiều, công tác Marketing chưa phát huy được hết sức mạnh.

- Việc chấp hành thể lệ cho vay còn chưa nghiêm, trong thực hiện quy trình cho vay còn có nhiều sơ hở, phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người cán bộ tín dụng: có hợp đồng cho vay trong trường hợp vốn tự có của khách hàng quá nhỏ, tuy nhiên cán bộ thẩm định vẫn quyết định cho vay với số tiền lớn hơn gấp cả chục lần vốn tự có của khách hàng; Nhiều công đoạn trong quy trình cho vay chưa được quan tâm đúng mức như trong xem xét thẩm định dự án cán bộ tín dụng chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh, việc kiểm tra - kiểm soát cho vay còn mang tính



hình thức, đối phó cho đủ thủ tục quy định. Việc kiểm tra sau khi cho vay cũng chưa được chặt chẽ, đã có trường hợp vốn vay ngắn hạn bị sử dụng vào đầu tư xây dựng cơ bản.

Nguyên nhân khách quan

- Nền kinh tế nước ta trong những năm qua phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách khiến cho môi trường kinh doanh và đầu tư bị ảnh hưởng không nhỏ, phần nào gây khó khăn cho hầu hết các doanh nghiệp và ngành ngân hàng nói chung. Về mặt doanh nghiệp, lãi suất cho vay tăng, giá cả đầu vào tăng khiến cho giá sản phẩm tăng, trong khi đó cầu thị trường lại giảm, áp lực đối với doanh nghiệp ngày càng lớn. Về phía ngân hàng, lãi suất huy động tăng mà các khoản vay cũ thì vẫn giữ lãi cho vay cố định, lãi suất cho vay tăng nên các doanh nghiệp cũng rút bớt các dự án kinh doanh.

- Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đã và đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Do đó, trong quá trình thực hiện các chủ trương chính sách vẫn còn nhiều bất cập.

- Các doanh nghiệp trong nước chưa được bảo hộ thực sự, dẫn đến tình trạng hàng hoá trong nước sản xuất phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập ngoại và hàng nhập lậu. Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp thành lập chỉ được một thời gian rồi phá sản vì năng lực quản lý kém, chất lượng sản phẩm không thể cạnh tranh nổi với thị trường,…

- Môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng chưa thực sự đồng bộ, còn tồn tại nhiều thiếu sót. Ví dụ như việc thực hiện pháp lệnh kế toán thống kê chưa nghiêm túc, đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của các DNVVN chưa thực hiện theo chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh thiếu trụng thực. Vai trò và hiệu lực của các cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu tranh chấp, tố tụng,… chưa bảo vệ chính đáng quyền lợi của người cho vay, gây ra tâm lý co cụm, dè dặt cho cán bộ tín dụng.

- Ở một số DNVVN năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật yếu kém, SXKD chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ không có khả năng trả nợ. Mặt khác các DNVVN không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình SXKD. Hầu hết các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản, không cập nhật, thiếu chính xác. Làm cho việc đánh giá, thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn.


50

Xem tất cả 57 trang.

Ngày đăng: 17/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí