Những Hạn Chế Của Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trong Thời Gian Qua


ngành nghề của nền kinh tế quốc dân với số lượng ngày một lớn. Đây là một trong những thành tựu được đánh giá cao.

1.2 Những hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian qua

1.2.1 Quy mô nhỏ và năng lực hạn chế, dễ bị tổn thương trong cơ chế thị trường Theo số liệu các doanh nghiệp nhà nước cho thấy có 60% các doanh nghiệp không đủ vốn pháp định, 50% doanh nghiệp nhà nước không đủ vốn lưu động tương ứng với quy mô hoạt động kinh doanh. Đặc biệt tình trạng này lại xảy ra nhiều hơn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do vậy, tính khả thi qua những định hướng chiến lược mở rộng sản xuất, nâng cấp quy trình công nghệ bị hạn chế. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân ít chủ động

khi tính đến các phương án mở rộng sản xuất kinh doanh.

Quy mô vốn kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đáp ứng nhu cầu vốn của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vay vốn chủ yếu từ các tổ chức phi tài chính, người thân, bạn bè với mức lãi suất thường cao hơn nhiều so với lãi suất ngân hàng. Chính khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với ngân hàng còn hạn chế nên các doanh nghiệp xảy ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, chính phủ chưa có chính sách tín dụng trung hạn và dài hạn. Ví dụ, năm 2003 chỉ có 28% doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng của ngân hàng.

Điều này có thể giải thích từ những lý do:

Sự phát triển nở rộ của các doanh nghiệp trong thới gian qua chủ yếu còn mang tính tự phát, chưa có sự điều tiết hay quản lý định hướng vĩ mô nào của nhà nước. Các doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh từ xuất phát điểm thấp, chưa có sự tích lũy nhiều về vốn, kinh nghiệm kinh doanh và tinh thần kinh doanh.


Các thủ tục tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp còn quá phức tạp, chi phí giao dịch cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Các quy chế ký quỹ các dự án đầu tư còn quá cứng nhắc làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể đáp ứng khi vay vốn của ngân hàng, khi các doanh nghiệp nhà nước lại được miễn phí ký quỹ.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ít nhận được sự hỗ trợ về thẩm định dự án, nghiên cứu khả thi dự án, chuẩn bị hoạt động hoặc hỗ trợ tín dụng.

Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh nghiệm trên thế giới và bài học cho Việt Nam - 7

1.2.2 Trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu

Phần lớn các doanh nghiệp được trang bị thiết bị máy móc có nguồn gốc từ Liên Xô cũ, Trung Quốc, các nước Đông Âu, các nước ASEAN, và các nước khác thuộc các thế hệ khác nhau. Hệ thống dây chuyền máy móc của nước ta, nhìn chung lạc hậu so với thế giới nhiều thập kỷ. Trong khi điều kiện nền kinh tế như hiện nay thì khoa học công nghệ được coi như là yếu tố hang đầu trong cạnh trạnh kinh tế, chiểm tỷ trọng cao trong việc quyết định giá trị sản phẩm. Sự lạc hậu về kỹ thuật công nghệ gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi tạo dựng hình ảnh của mình trên thương trường, người tiêu dùng, các đối tác. Các đối thủ cạnh tranh khó có thể gây ấn tượng đối với những sản phẩm của doanh nghiệp với nguồn gốc công nghệ lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp sử dụng công nghệ lạc hậu còn làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ. Điều này tạo nên bất lợi lớn cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường.

Nguyên nhân của tình trạng này:

Vốn đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hạn chế cộng với khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng, nên nguồn vốn đầu tư cho khoa học công nghệ qua hạn hẹp.


Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có thông tin về thị trường khoa học công nghệ, thiếu dịch vụ tư vấn có tính chất hỗ trợ trong việc xác định công nghệ thích hợp và hiệu qủa giúp cải thiện sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh.

Thủ tục chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam còn phức tạp, chi phí sử dụng các chi phí cho việc nhập khẩu máy móc còn tốn kém so với hiệu quả sử dụng.

1.2.3 Sự hạn chế về thông tin trong quá trình ra các quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp.

Việc tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp vừa và nhỏ về các văn bản pháp luật, về thị trường trong nước, khu vực và thế giới về những tiến bộ công nghệ, các đối tác kinh doanh, tình hình thị trường, khách hang… còn hạn chế. Việc thiếu thông tin cũng có thể dẫn đến tình trạng vi phạm quy định , pháp luật trong kinh doanh mà doanh nghiệp không biết, hoặc có thể thiếu thông tin mà doanh nghiệp mất đi cơ hội kinh doanh, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Nguyên nhân của tình trạng này là:

Thị trường thông tin tại các nước đang phát triển như Việt Nam còn kém phát triển

Tập quán kinh doanh còn lạc hậu

Chưa hình thành thói quen sử dụng và khai thác thông tin trên các phương tiện thông tin (internet…)

1.2.4 Chất lượng sản phẩm dịch vụ thấp, không ổn định

Tính cho đến cuối năm 1999 chỉ có khoảng 15% các sản phẩm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt chất lượng xuất khẩu. Số lượng các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9000 là 105 doanh nghiệp (có 70 doanh ngghiệp nhà nước, số còn lại là doanh nghiệp ngoài quốc doanh). Nhìn chung, hệ thống tiêu chuẩn ngành và hệ thống tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam so với tiêu chuẩn quốc tế

còn ở khoảng cách khá xa, do đó các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ điều kiện để


xây dựng thương hiệu mạnh, có giá trị thương mại cao. Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hai hướng để lựa chọn: nhóm khách hàng quốc tế và nhóm khách hàng nội địa. Đối với nhóm khách hàng khác nhau thì tiêu chuẩn lựa chọn là khác nhau về: Chất lượng hàng hóa dịch vụ, thẩm mỹ tiêu dùng,văn hóa tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ khác nhau. Vì vậy sự phân định cấp độ tương đối chất lượng sản phẩm dịch vụ để theo đuổi khách hàng mục tiêu khác nhau có quyết định đến quy mô, cấu trúc của các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố số một và quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp.

1.2.5 Năng lực quản lý nhân sự và nghiệp vụ kinh doanh của các DNVVN yếu

Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, việc dùng người trong các doanh nghiệp cần phải có sự nhất quán trong các khâu tuyển chọn, phân công công việc đào tạo lại, có chính sách khuyến khích thỏa đáng, gắn lợi ích vật chất với tinh thần của nhân viên với doanh nghiệp, tạo môi trường văn hóa thuận lợi cho mục tiêu phát triển chung. Với thực trạng về nguồn nhân lực như Việt Nam hiện nay, ta có thể nhận thấy những hạn chế trong cơ cấu lực lượng lao động. Thiếu hụt lao động được đào tạo kỹ năng thực hành; mất cân đối trong phẩn bổ lao động có chất lượng giữa các vùng và các khu vực. Thực tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay là yếu và thiếu về lực lượng lao động về kỹ thuật, tay nghề cao, có ý thức tuân thủ kỷ luật lao động.

Đây là một hậu quả trong thời gian quá dài Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế tập trung quan liêu, phi thị trường, triệt tiêu cơ chế cạnh tranh trong nền kinh tế không có động lực để phát triển. Chính vì vậy, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam đã tỏ ra lung túng, không thích nghi, bắt kịp được với công nghệ quản lý của khu vực thế giới cũng như nền khoa học tiên tiến hiện đại của thế giới. Hơn nữa, kỹ năng đàm phán giao tiếp thiết lập các mối quan hệ kinh tế với các bạn hàng nước ngoài của các chủ doanh nghiệp còn tỏ ra yếu kém, lúng túng. Điều này làm giảm khả năng đàm phán ký kết các hợp đồng thương mại với các đối

tác.


1.2.6 Khả năng chiếm lĩnh thị trường, tiêu thụ sản phẩm yếu

Hiện tại đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh chưa khai thác hết được tiềm năng thị trường trong nước nên việc mở rộng thị trường sang các khu vực và thế giới sẽ là rất hạn chế. Nguyên nhân chính của điều này là các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam còn chưa đủ sức cạnh tranh với thị trường khu vực và thế giới, thương hiệu sản phẩm còn kém cộng với việc thiếu thông tin về bạn hàng, ít hiểu biết về tập tính văn hóa và thói quen tiêu dùng của khách hàng nước ngoài dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam càng khó tiếp cận với thị trường này.

Như vậy, vấn đề cốt yếu là làm thế nào để các sản phẩm của các danh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam có mặt trên thị trường khu vực và thế giới, cũng như việc các sản phẩm của các doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của các khách hàng nội địa. Đây là tiêu chuẩn đánh giá thiết thực nhất đối với mọi loại hình doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết được vấn đề cốt yếu này thì phải giải quyết được các tồn tại hiện nay của doanh nghiệp.

Thị trường các yếu tố đầu vào: vốn đầu tư, nguồn lao động có kỹ năng công nghệ sản xuất tiên tiến.

Giải quyết tốt khâu phân phối và trao đổi sản phẩm bằng sự đổi mới mạnh mẽ trong cách thức tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp (chính sách tìm kiếm đối tác kinh doanh, tổ chức tốt các kênh phân phối, chính sách Marketing của bản thân các doanh nghiệp) và các chính sách hỗ trợ tìm thị trường tự các cơ quan chức năng của Chính phủ (Phòng thương mại công nghiệp Việt Nam cùng các cơ quan hỗ trợ và xúc tiến thương mại)

2. Các biện pháp hỗ trợ tài chính đã và đang áp dụng tại Việt Nam

2.1 Chính sách thuế

2.1.1 Một số điểm trong chính sách Thuế thu nhập doanh nghiệp


Đối tượng điều chỉnh rộng

Đối tượng điều chỉnh của Luật thuế TNDN quá rộng, không phân biệt thành phần kinh tế, quy mô kinh doanh, mà cứ phát sinh thu nhập từ kinh doanh đều chịu thuế TNDN bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh (người buôn chuyến, cá nhân hành nghề tự do như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư...). Vì vậy, chính sách thuế TNDN còn những mặt chưa phù hợp với thực tế như sau: diện điều chỉnh rộng nhưng trong thiết kế chính sách lại sử dụng nhiều tiêu thức chung như phương pháp tính thuế, điều kiện hưởng ưu đãi, mẫu kê khai nộp thuế, quyết toán thuế nên trên thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận được với các tiêu thức này, nếu muốn tiếp cận phải thuê chuyên gia có trình độ tương đối khá, như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tốn chi phí và đôi khi cũng không tính được hiệu quả.

Phương pháp tính thuế và căn cứ tính thuế chưa phù hợp với DNNVV

Hiện nay chỉ quy định 1 phương pháp tính thuế duy nhất cho tất cả các đối tượng thuộc diện điều chỉnh của thuế TNDN, vì vậy, cách tính duy nhất này không thể đúng và chính xác được với mọi lĩnh vực kinh doanh và cũng không phù hợp được với mọi quy mô kinh doanh, đặc biệt trong các trường hợp quá khác biệt. Quy định về doanh thu, chi phí vừa thiếu cụ thể vừa không bao quát nên dẫn đến thực thi còn tùy tiện do hiểu chính sách khác nhau, hoặc cố tình hiểu chính sách theo cách suy luận có lợi cho mình.Về khoản chi khấu hao tài sản cố định: Việc cho phép khi tính thuế được áp dụng nhiều phương pháp khấu hao, trong đó cho phép khấu hao nhanh để thu hồi vốn, tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng không phải dễ dàng sử dụng được phương pháp khấu hao nhanh vì những cơ sở được phép khấu hao nhanh (theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh) phải là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh, mà doanh nghiệp nhỏ và vừa thì ít rơi vào lĩnh vực này. Chính sách thuế TNDN còn cho phép những cơ sở kinh doanh khấu hao theo phương pháp đường thẳng được tăng mức khấu hao lên

không quá 2 lần nếu sau khi trích khấu hao vẫn có lãi; mức khấu hao phải đăng ký


với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện. Quy định này dễ bị các doanh nghiệp lớn lợi dụng để chiếm dụng tiền thuế TNDN của nhà nước, còn các doanh nghiệp nhỏ và vừa do khả năng hiểu chính sách hạn chế và công tác kế hoạch hoá chưa tốt nên khó tiếp cận để áp dụng. Một số khoản chi phí không quy định định mức (như tiền công tác phí, chi nghiên cứu khoa học, chi thưởng sáng kiến, cải tiến, chi tổ chức khám sức khoẻ cho nhân viên...) nên đã tạo kẽ hở để tránh thuế. Ví dụ: khoản chi công tác phí đối với doanh nghiệp tư nhân không thể phân biệt được đâu là phục vụ cho kinh doanh, đâu là tiêu dùng cho cá nhân.

Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa việc quy định định mức một mặt thể hiện rõ ràng về chính sách vì thế mà kiểm soát đựợc doanh nghiệp, mặt khác, hướng dẫn doanh nghiệp trong chi tiêu. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi hội nghị và các chi phí khác được gộp chung và khống chế ở mức 10% tổng các khoản chi phí hợp lý. Việc gộp chung và khống chế các khoản chi phí này đã hạn chế thế mạnh của mỗi doanh nghiệp, tạo rào cản đối với doanh nghiệp trong tự chủ và phát triển sản xuất kinh doanh.

Ưu đãi thuế phức tạp

Do lồng ghép quá nhiều mục tiêu khác nhau vào chính sách thuế TNDN nên chính sách ưu đãi trở nên quá phức tạp, vừa áp dụng thuế suất ưu đãi, vừa áp dụng miễn thuế, giảm thuế trong cùng thời gian. Bên cạnh đó, các tiêu thức được hưởng ưu đãi miễn giảm lại chồng chéo nhau do vừa ưu đãi theo ngành nghề, lĩnh vực, vừa ưu đãi theo địa bàn, theo dự án mới, theo số lượng sử dụng lao động, theo tỷ lệ xuất khẩu, theo mức độ áp dụng công nghệ mới, theo sử dụng lao động nữ, sử dụng lao động là người tàn tật, v.v...Vì thế, chính sách ưu đãi không rõ ràng rất khó hiểu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa để tiếp cận được với ưu đãi là rất khó khăn. Với việc thiết kế ưu đãi thuế TNDN như hiện hành làm cho môi trường đầu tư chưa thực sự minh

bạch, dẫn tới sự không bình đẳng giữa các doanh nghiệp tương đồng nhau, vai trò của


thuế bị hạn chế nhiều, làm tăng chi phí quản lý nhà nước, các nhà đầu tư chưa thực sự an tâm.

2.1.2 Thuế giá trị gia tăng

Luật thuế GTGT được ban hành năm 1997, có hiệu lực từ 01/01/1999 và áp dụng cho mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có các DNVVN, không phân biệt thành phần kinh tế. Trong quá trình thực hiện thuế GTGT, để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế trong từng thời kỳ, Luật thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung một số quy định vào năm 2003, hiệu lực thi hành kể từ 01/01/2004. Tuy nhiên, thuế GTGT vẫn tồn tại những vấn đề sau:

Chưa quy định ngưỡng (khởi điểm) doanh thu miễn thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ

Theo quy định tại Điều 4 Luật thuế GTGT thì các cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp (dưới 290.000 đ/tháng) không phải nộp thuế GTGT. Chưa có ngưỡng doanh thu miễn thuế áp dụng đối với doanh nghiệp. Điều này vừa gây khó khăn cho các cơ sở kinh doanh nhỏ trong việc thực hiện Luật thuế do họ vẫn phải thực hiện đủ mọi quy trình thủ tục về kê khai, thu nộp, quyết toán thuế như các doanh nghiệp lớn, trong khi họ bị hạn chế về mọi phương diện: vốn, điều kiện kinh doanh, kết quả kinh doanh,..., vừa tăng chi phí quản lý thuế của cơ quan thuế do số lượng đối tượng nộp thuế mà cơ quan thuế phải quản lý tăng hơn gấp nhiều lần so với số lượng đối tượng nộp thuế doanh thu trước đây. Thực tế, trong số các đối tượng nộp thuế GTGT, số các đối tượng kinh doanh nhỏ chiếm tới gần 90% nhưng số thu mà các doanh nghiệp này đem lại không nhiều, chỉ khoảng xấp xỉ 10% trong tổng số thuế thu được, vì vậy, chi phí quản lý thu thuế đối các đối tượng nhỏ này đôi khi có thể vượt quá số thu thu được.

Thuế GTGT còn sử dụng đồng thời hai phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 03/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí