Sự Phân Bổ Và Các Lĩnh Vực Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ

lớn và vừa tăng lên thì tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ giảm xuống (khoảng 10%) do một vài nguyên nhân:

- Các doanh nghiệp lớn và vừa tăng lên về mặt số lượng sau khi điều chỉnh cơ cấu, sáp nhập và mua lại

- Do có sự tăng lên trong tiêu chuẩn đánh giá quy mô các doanh nghiệp nên một số lượng lớn các DNV&N không được đưa vào danh sách thống kê vì quy mô quá nhỏ (số lượng doanh nghiệp đưa vào thống kê năm 1999 bằng 38,9% số luợng doanh nghiệp được thống kê năm 1990)

- Kể từ năm 1995 trở đi, Trung Quốc chuyển đổi từ nền kinh tế khan hiếm sang nền kinh tế dư thừa. Việc đẩy mạnh chính sách mở cửa với các chính sách kinh tế thông thoáng cùng với cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á khiến các doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt gay gắt hơn với sự cạnh tranh quốc tế. Rất nhiều DNV&N ngoài quốc doanh để mất thị trường, thậm chí một số doanh nghiệp phải đóng cửa do áp lực phải giảm bớt sự bảo hộ từ phía Chính phủ, khó khăn về tài chính, gánh nặng thuế khoá và sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Như vậy, việc duy trì con số tăng trưởng ấn tượng về số lượng DNV&N như trong những năm 1980, 1990 là một điều vô cùng khó khăn.

Khu vực kinh tế tư nhân mà chủ yếu là các DNV&N ngoài quốc doanh phát triển một cách nhanh chóng trong hai thập niên tiếp sau năm 1980. Ngoại trừ 20 triệu doanh nghiệp một chủ, tỷ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tư cách pháp nhân đã đăng ký, tăng từ 26,1% năm 1996 lên 59,5% năm 2001. Sự phát triển của DNV&N ngoài quốc doanh không chỉ thay đổi cơ cấu sở hữu mà còn đặt nền tảng quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường Trung Quốc.

3.2.2. Giai đoạn sau khi Trung Quốc gia nhập WTO

Từ sau khi thực hiện chính sách cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc không ngừng tăng trưởng với tốc độ chóng mặt, trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trên thế giới. Theo các số liệu

thống kê không chính thức, tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc trung bình 9,5%/năm trong hơn 2 thập kỷ qua. Tổng thu nhập quốc dân cứ 8 năm tăng gấp 2 lần 7. Trung Quốc là trường hợp tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và ổn định nhất trong các nền kinh tế chuyển đổi trên thế giới trong vòng 50 năm qua.

Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc không thể không nhắc tới sự đóng góp của các DNV&N. Sau 8 năm gia nhập WTO, DNV&N Trung Quốc không những bảo vệ được thị trường nội địa mà còn chiếm lĩnh được cả thị trường thế giới không chỉ trong ngành có lợi thế so sánh mà còn ngay cả trong những ngành không có lợi thế so sánh như công nghệ thông tin, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu và tổng sản phẩm quốc dân.

Năm 2002, một cuộc điều tra do Trung tâm Thông tin Chính phủ và Hệ thống điều tra các chủ doanh nghiệp Trung Quốc cho thấy rằng: cho đến cuối năm 2001, Trung Quốc đã có 29,2 triệu DNV&N, tạo việc làm cho 174 triệu lao động, đóng góp hơn 50% GDP. Các DNV&N cũng chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu và đóng góp 43,2% tổng số thuế, tạo ra 75% tổng số việc làm ở khu vực nông thôn. Cũng trong năm 2001, riêng khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã đóng góp 1/3 vào GDP, chiếm 45% tổng số vốn đầu tư vào

Trung Quốc. DNV&N đã đi vào chuyên môn hoá cao hơn, tập trung ở các ngành chế biến nông sản, thực phẩm, may mặc, giày dép…8

Cuối năm 2002, Trung Quốc có 2,34 triệu doanh nghiệp tư nhân và 23,77 triệu hộ kinh doanh cá thể tạo ra 81,5 triệu việc làm tương đương với 1/3 tổng số việc làm khu vực nông thôn 9. Năm 2003, các DNV&N Trung Quốc đã đóng góp ẵ GDP, 60% kim ngạch xuất khẩu và 43% tổng thuế, giải quyết 75% lao động ở thành thị, giảm sức ép về lao động ở nông thôn.

Theo số liệu thống kê của Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia


7 www1.oecd.org/publications/observer (tháng 9, năm 2005)

8 www.china.org.cn

9 www.english.peopledaily.gov.cn

(NDRC) năm 2004, Trung Quốc có 3,65 triệu DNV&N. Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Trung Quốc (CSB) trong cuộc điều tra kinh tế hoàn thành năm 2006, số lượng DNV&N trong năm 2004 lại là 39 triệu doanh nghiệp, lớn gấp mười lần số liệu của Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia. Sự chênh lệch quá lớn về hai con số này được giải thích bằng nhiều cách khác nhau. Tổng cục Thống kê Trung Quốc thống kê cả những doanh nghiệp có số lao động dưới 8 người và thống kê cả những doanh nghiệp không có nhân công trong khi Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia không thống kê những doanh nghiệp như vậy. Tuy vậy, số liệu mà Tổng cục Thống kê Trung Quốc đưa ra dường như phản ánh chính xác hơn thực trang DNV&N tại Trung Quốc thời điểm năm 2004. Con số 39 triệu DNV&N năm 2004 của Trung Quốc quả là một con số khổng lồ nếu so với con số 19 triệu DNV&N ở châu Âu và 6 triệu DNV&N ở Mỹ cũng trong thời gian đó. Hầu hết các DNV&N Trung Quốc được thành lập trong vòng 10 năm trở lại nên sự bùng nổ này quả thật khó dự đoán trước.

Năm 2007, số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ở Trung Quốc là

4.459 doanh nghiệp lớn, 42.291 doanh nghiệp vừa, 2.327.969 doanh nghiệp nhỏ, với tỷ lệ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tương ứng là 0,19%, 1,78% và 98%. Như vậy, số DNV&N đăng ký chiếm 99,7% tổng số doanh nghiệp đăng ký trong cả nước. Các DNV&N còn góp phần tích cực trong vấn đề giải quyết việc làm. Trong khi số lao động trong các doanh nghiệp lớn là 20,8778 triệu người thì số lao động trong các doanh nghiệp vừa là 35,4643 triệu người, và số lao động trong các doanh nghiệp nhỏ là 58,9478 triệu người, với tỷ lệ doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ tương ứng là 18,11%, 30,76% và 51,13%.

Như vậy, kể từ cuối những năm 1970, công cuộc cải cách, chính sách mở cửa đã giúp cho các DNV&N ở Trung Quốc có một môi trường thuận lợi để phát triển kinh doanh. Chính vì vậy, sự gia tăng ấn tượng về số lượng các DNV&N góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế quốc gia.

3.2. Sự phân bổ và các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ

3.2.1. Xét theo vị trí địa lý

Năm 2005, 72,5% DNV&N Trung Quốc nằm ở khu vực duyên hải phía Đông, 16,7% nằm ở miền Trung và 10,8% nằm ở miền Tây. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng sau:

Bảng 1.7: DNV&N Trung Quốc theo vị trí địa lý (năm 2005)


Khu vực

Doanh nghiệp (%)

Lao động (%)

Tổng tài sản (%)

Thuế (%)

Vùng duyên hải

72,5

69,6

70,2

66,3

Miền Trung

16,7

18,4

15,8

19,1

Miền Tây

10,8

12

14

14,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 4

Nguồn: Hiệp hội Quốc tế DNV&N (2006)

Theo số liệu từ Hiệp hội Quốc tế DNV&N (2006), năm 2005, bảy tỉnh có số lượng DNV&N đứng đầu Trung Quốc là các tỉnh Triết Giang, Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông, Thượng Hải, Phúc Kiến, Liêu Ninh, chiếm 63% tổng số DNV&N, số liệu cụ thể được trình bày ở biểu đồ sau:

Hình 1.1: Tỷ lệ DNV&N theo khu vực năm 2005


Liêu Ninh 4%

Khu vực khác 36%

Thượng Hải 5%

Giang Tô 12%

Triết Giang 15%

Phúc Kiến 5%

Quảng Đông 13%

Sơn Đông 10%

Nguồn: Hiệp hội Quốc tế DNV&N (2006)

3.2.1. Xét theo lĩnh vực hoạt động

Doanh thu của DNV&N trong lĩnh vực công nghiệp chiếm 52,8% trong đó ngành bán buôn và bán lẻ chiếm 35,2%, ngành xây dựng chiếm 4,6%, ngành vận tải và lưu kho chiếm 2,6%... Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng sau:


Bảng 1.8: DNV&N phân theo ngành nghề kinh doanh



Nhóm


Số lượng

Nhân công (người)

Doanh thu cả năm

(triệu NDT)

Tổng tài sản (nghìn

NDT)

Nông lâm nghiệp và chăn nuôi

2.327.969

58.947.778

6.535.425

7.229.524

Thuỷ sản

4

76

3

9

Công nghiệp khai thác mỏ

77.891

3.024.762

220.728

198.027

Công nghiệp sản

xuất

1.228.354

38.325.314

3.612.196

3.337.852

Chế biến thức ăn

chăn nuôi

68.154

1.553.258

214.453

167.323

Dệt may, giày dép

77.944

3.191.356

307.665

256.836

Xây dựng

107.186

7.157.427

436.184

556.532

Vận tải, lưu kho và

bưu chính

59.702

2.089.113

160.921

507.142

Nhà hàng khách sạn

3

12

1

1

Trung gian tài chính

1

118

9

19


Nguồn: Dữ liệu từ cuộc điều tra dân số quốc gia

Theo thành phần đăng ký, DNV&N được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1.9: DNV&N theo thành phần đăng ký



Nhóm


Số lượng

Lao động (người)

Doanh thu cả năm (nghìn NDT)

Tổng tài sản (nghìn NDT)

Doanh nghiệp nội địa

2.237.185

53.951.581

6.044.526.465

6.550.301.584

Doanh nghiệp tư nhân

1.538.315

32.481.099

3.950.057.989

3.084.959.621

Doanh nghiệp ở Hồng Kông, Ma Cao và

Đài Loan


46.315


2.814.528


246.579.103


340.220.847

Doanh nghiệp

nước ngoài

44.469

2.181.669

244.319.751

339.001.694

Tổng

2.327.969

58.947.778

6.535.425.319

7.229.524.125

Nguồn: Dữ liệu từ cuộc điều tra dân số quốc gia lần 1


Nhìn vào bảng trên ta thấy, số lượng DNV&N trong nội địa chiếm số lượng nhiều nhất 96,1% tổng số DNV&N, tiếp theo là các doanh nghiệp tư nhân với 66,1%, còn lại doanh nghiệp ở Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan là 2% và các doanh nghiệp nước ngoài là 1,9%.

CHƯƠNG 2‌‌

KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRUNG QUỐC THỜI KỲ HẬU WTO


1. Thực trạng doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc

1.1. Sự đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế

DNV&N là động lực tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. DNV&N góp phần tạo ra việc làm cho người lao động, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và góp phần giảm đói nghèo. DNV&N đóng góp 59% vào GDP, 60% vào doanh thu, 68,65% vào kim ngạch xuất nhập khẩu, 48,2% nộp thuế và tạo ra 75% số việc làm ở thành thị 10.

Hình 2.1: Đóng góp của DNV&N Trung Quốc năm 2007


Số lượng Sản lượng Tài sản Doanh thu

Lợi nhuận và thuế

Doanh nghiệp khác

DNV&N

Nguồn: Môi trường kinh doanh để phát triển DNV&N, GS. Yang Yao,

Trung tâm nghiên cứu kinh tế, Đại học Peking


10 http://www.scribd.com/doc/12458755/Influences-on-Small-and-Medium-Enterprises-in-China

Hình 2.2: Sự đóng góp vào nền kinh tế của DNV&N ở các tỉnh thành

42%

Hà Nam 6%

Phúc Kiến 5%

Thượng Hải 6%

Hà Bắc 5%

Sơn Đông 8%

Giang Tô 14%

Quảng Đông 14%

Nguồn: Sự phát triển của DNV&N Trung Quốc, niên giám thống kê 2006

Các DNV&N chủ yếu tập trung ở khu vực đồng bằng sông Hoàng Hà, đồng bằng sông Dương Tử và khu kinh tế Bohai Rim. Cuối năm 2005, tỉnh Quảng Đông (đồng bằng sông Hoàng Hà) đã dẫn đầu về số lượng DNV&N với 21.764 doanh nghiệp, chiếm 12,54% DNV&N cả nước.

Bảng 2.1: Đóng góp của DNV&N vào GDP (NDT)


Khu vực kinh tế

2001

2002

2003

Đồng bằng sông Hoàng Hà

11079,96

12203,42

12826,74

Đồng bằng sông Dương Tử

15690,55

17458,8

20371,56

Khu kinh tế Bohai Rim

13680,71

14976,08

17130,84

Nguồn: Niêm giám thống kê Trung Quốc, 2002-2004

1.2. Về quy mô vốn và tiếp cận vốn

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 13/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí