Quy Trình Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ



- Quyết định giao vốn; Biên bản góp vốn, danh sách thành viên sáng lập (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh);

- Hợp đồng liên doanh (đối với doanh nghiệp liên doanh);

- Văn bản cho phép vay vốn, thế chấp tài sản của cấp có thẩm quyền theo điều lệ doanh nghiệp, điều lệ Hợp tác xã;

- Các loại hồ sơ khác.

*Hồ sơ kinh tế:

- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh trong kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh kỳ gần nhất;

- Báo cáo quyết toán của hai năm liền kề (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ); Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh) thời điểm gần nhất (trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa được hai năm phải có báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính từ khi thành lập đến thời điểm gần nhất); Báo cáo quyết toán hàng năm sau khi cho vay (nếu khách hàng còn dư nợ);

- Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính (nếu có);

- Bảng kê số dư tiền vay, bảo lãnh, mở L/C tại các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong và ngoài nước đến thời điểm đề nghị vay vốn;

- Bảng kê các khoản phải thu, phải trả lớn (nếu thấy cần thiết);

- Các loại hồ sơ khác.

*Hồ sơ vay vốn:

- Giấy đề nghị vay vốn (bản chính);

- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

- Các loại hợp đồng về mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ (nếu có);

- Các chứng từ có liên quan đến sử dụng vốn vay (xuất trình khi vay vốn);

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định (bản chính);

- Hợp đồng bảo hiểm tài sản hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy uỷ quyền nhận tiền bồi thường (nếu có);

- Các hồ sơ, tài liệu liên quan khác.


36

2.2.3. Các hình thức cho vay

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ cấp tín dụng dưới nhiều hình thức đa dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng.

Phân theo thời hạn vay vốn:

Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển, NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ xem xét cho khách hàng vay theo các thể loại:

- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng;

- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng;

- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.

Phân theo phương thức cho vay:

Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng, NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:

1. Cho vay từng lần: áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần.

2. Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định.

3. Cho vay theo dự án đầu tư: khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

4. Cho vay hợp vốn: Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, thời hạn vốn vay khá dài, NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ sẽ đứng ra làm đầu mối dàn xếp, huy động các nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính khác nhau trong và ngoài nước để cùng đầu tư vào một hay nhiều dự án.

5. Cho vay trả góp: khách hàng vay vốn với thỏa thuận sẽ hoàn trả gốc và lãi thành nhiều kỳ trong thời hạn cho vay.

6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định.

7. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động (ATM) hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ.

37




8. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

9. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm; phù hợp với quy định tại Quy chế này và điều kiện hoạt động kinh doanh của NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ và đặc điểm của khách hàng vay.

2.2.4. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Trong đó các giai đoạn cụ thể được xây dựng theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn theo một trật tự nhất định đồng thời có quan hệ chặt chẽ gắn bó với nhau.

Theo sổ tay tín dụng thì quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ bao gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đối với doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lần đầu : Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay.

- Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng : Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

Hồ sơ vay bao gồm :

+ Giấy đề nghị vay vốn

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh

+ Các báo cáo tài chính gần đây

+ Các giấy tờ, hợp đồng liên quan đến tài sản bảo đảm.


Bước 2: Điều tra, thu thập thông tin của doanh nghiệp và phương án vay

vốn


38

Cán bộ tín dụng đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để tìm hiểu về: Ban lãnh đạo, tình trạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị kỹ thuât, đánh giá tài sản bảo đảm. Tìm hiểu tình hình thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh, nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào và nhà tiêu thụ sản phẩm.

Bước 3: Phân tích thẩm định doanh nghiệp và phương án vay vốn

Cán bộ tín dụng tìm hiểu và phân tích tư cách, năng lực pháp lý, khả năng điều hành, khả năng quản lý của doanh nghiệp. Phân tích dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh tới phương án vay vốn của doanh nghiệp; đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, ngân hàng sẽ quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ. Khi khoản vay được phê duyệt, ngân hàng và doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng vay vốn cùng các hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Bước 6: Giải ngân

Ngân hàng thực hiện cấp vốn cho doanh nghiệp dựa trên hợp đồng tín dụng đã ký kết và nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát khoản vay

Sau khi cho vay, ngân hàng sẽ đôn đốc doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Ngân hàng sẽ thực hiện các biện pháp nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ và đúng hạn các cam kết.

Bước 8: Thu hồi và gia hạn nợ

Khi khoản vay đến hạn phải trả, ngân hàng sẽ tiến hành thu hồi nợ. Nếu doanh nghiệp chưa trả được nợ, căn cứ vào những nguyên nhân hợp lý ngân hàng sẽ xem xét dựa trên gia hạn nợ cho doanh nghiệp.

Bước 9: Xử lý nợ

Đối với các khoản nợ bị quá hạn ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp song vẫn chưa thu hồi được nợ, ngân hàng sẽ căn cứ vào các chế độ, quy định đã được ban hành để xử lý nợ.


Bước 10: Thanh lý hợp đồng vay


39




Sau khi doanh nghiệp đã trả hết nợ gốc và lãi cho ngân hàng thì hợp đồng tín dụng hết hiệu lực. Ngân hàng sẽ tiến hành giải chấp tài sản bảo đảm cho doanh nghiệp

2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhở tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ

2.2.5.1. Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng vay là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Việc mở rộng cho vay đầu tiên thể hiện thông qua việc tăng trưởng số lượng khách hàng là DNVVN đến xin vay tại ngân hàng.

Bảng 2.3. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị tính: Số doanh nghiệp



Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

2012/2011

2013/2012


Tuyệt đối

Tương đối (%)


Tuyệt đối

Tương đối (%)

Số lượng khách hàng cuối năm

105

119

145

14

13,33

26

21,84

Số lượng khách hàng thay đổi trong năm

18

25

28

7

38,89

3

12

Số lượng khách hàng kết thúc quan hệ với ngân hàng


3


5


6


2


66,67


1


20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 57 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn chi nhánh Láng Hạ) Qua bảng 2.3 ta thấy tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng là DNVVN của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2011-2013 khá khả quan. Sở dĩ tốc độ mở rộng quy mô

khách hàng của chi nhánh trong thời gian qua đạt mức tốt: 13,33% trong năm 2012,

21,84% trong năm 2013, tất cả là nhờ lợi thế NHNN&PTNT Việt Nam là một trong những NHTM lớn nhất cả nước. Ngoài ra, đối tượng khách hàng là DNVVN luôn được chi nhánh chú trọng phát triển, vì vậy đã góp phần mở rộng quy mô khách hàng. Tóm lại, quy mô khách hàng là DNVVN tại chi nhánh trong thời gian qua có sự tăng trưởng đáng kể, chủ yếu tập trung tăng trưởng mạnh ở các doanh nghiệp hoạt động


40

trong ngành thương mại và dịch vụ. Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần cho vay của các DNVVN tại một số NHTM hiện nay.

Biểu đồ 2 2 Thị phần cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguồn Phòng kế hoạch 1

Biểu đồ 2.2. Thị phần cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ


(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

chi nhánh Láng Hạ)

Qua biểu đồ 2.5 ta thấy rằng trong số các chi nhánh của NHTM CP lớn hiện nay trên địa bàn hoạt động thì thị phần của chi nhánh Agribank Láng Hạ chiếm lớn nhất, tới 16,51%, trong khi đó chi nhánh Vietcombank chỉ 5,08%, còn Vietinbank và BIDV chỉ từ khoảng 3-4%. Điều này cho thấy mức độ uy tín cao trên thị trường cũng như chính sách cho vay và lãi suất tín dụng hợp lý đã giúp chi nhánh cạnh tranh thành công trên thì trường cho vay đối với các DNVVN.


41




2.2.5.2. Tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ Bảng 2.4. Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân

hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Láng Hạ


Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


So sánh 2012/2011

So sánh 2013/2012

Số tiền

Số tiền

Số tiền

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tổng doanh số cho vay

6.075

5.499

4.058

(576)

(9,48)

(1441)

(26,20)

Cho vay doanh nghiệp lớn

4.543

3.775

2.061

(768)

(16,91)

(1714)

(45,40)

Cho vay DNVVN

1.532

1.724

1. 997

+192

+12,53

+273

+15,86

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn chi nhánh Láng Hạ)

Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy tổng doanh số cho vay năm 2012 đạt 5.499 tỷ đồng, giảm 576 tỷ tương đương 9,48% so với năm 2012. Năm 2013 đạt 4.058 tỷ đồng, giảm 1441 tỷ tương đương 26,29% so với năm 2012. Nguyên nhân do nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế Thế Giới dễn đến lãi suất cho vay của ngân hàng không ổn định, vì thế các doanh nghiệp cũng thận trọng hơn trong việc đi vay. Trong tổng doanh số cho vay, cho vay doanh nghiệp lớn giảm dần, năm 2012 là 3.775 tỷ đồng, giảm 768 tỷ tương đương 16,91% so với năm 2011; năm 2013 đạt

2.061 tỷ đồng, giảm 1.714 tỷ đồng tương đương 45,40% so với năm 2012. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tăng nhẹ, năm 2012 đạt 1.724 tỷ đồng tăng 192 tỷ tương đương 12,53%; năm 2013 đạt 1.997 tỷ đồng tăng 273 tỷ tương đương 15,86%. Điều này cho thấy NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ đã có những chính sách hợp lý, công bằng hơn với các DNVVN.


42

- Doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thời hạn cho vay

Bảng 2.5. Tình hình cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ theo kỳ hạn tại ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Doanh số cho vay DNVVN

1.532

100

1.724

100

1.997

100

Cho vay ngắn hạn

982

64,10

1.056

61,25

1.188

59,49

Cho vay trung và dài hạn

550

35,90

668

38,75

809

40,51

(Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi

nhánh Láng Hạ)

Qua bảng 2.5 ta thấy tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng tăng cụ thể năm 2011 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đạt 35,9% doanh số cho vay DNVVN, năm 2012 tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đạt 38,75% doanh số cho vay DNVVN. Đến năm 2013 tỷ trọng cho vay này đạt 40,51% doanh số cho vay DNVVN. Trong khi đó tỷ trọng cho vay ngắn hạn trên doanh số cho vay DNVVN dù khá cao nhưng có dấu hiệu giảm dần qua các năm. Năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 64,1%, 61,25% và 59,49%. Kết quả này có thể giải thích là do ngân hàng có chính sách mở rộng cho vay với cả ngắn hạn, trung và dài hạn. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với vay dài hạn là phù hợp với mô hình hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì các khoản vốn tín dụng ngắn hạn nhằm cung ứng nhu cầu về vốn lưu động cho các doanh nghiệp, phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh như mua vật liệu, chi trả lương, các khoản cho vay mục đích thương mại và du lịch...với đặc điểm thu hổi vòng quay vốn nhanh. Còn các khoản vốn tín dụng trung và dài hạn nhằm phục vụ cho doanh nghiệp mua sắm máy móc, thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ…. Tóm lại doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn và có xu hướng giảm dần qua các năm cùng với doanh số cho vay.


43




2.2.5.3. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Bảng 2.6. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh 2012/2011

So sánh 2013/2012


Số tiền


Số tiền


Số tiền

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tổng dư nợ cho vay


4.187


3.861


3.070


(326)


(7,79)


(791)


(20,49)

Dư nợ doanh nghiệp lớn

2.907

2.539

1.667

(368)

(12,65)

(872)

(34,34)

Dư nợ DNVVN

1.280

1.322

1.403

+42

+3,28

+81

+6,13

(Nguồn: Phòng Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi

nhánh Láng Hạ)

Qua bảng 2.6 ta thấy tổng dư nợ năm 2012 đạt 3.861 tỷ đồng, giảm 326 tỷ tương đương 7,79% so với năm 2012. Năm 2013 đạt 3.070 tỷ đồng, giảm 791 tỷ tương đương 20,49% so với năm 2012. Trong đó, dư nợ doanh nghiệp lớn giảm dần, năm 2012 là 2.539 tỷ đồng, giảm 368 tỷ tương đương 12,65% so với năm 2011; năm 2013 đạt 1.667 tỷ đồng, giảm 872 tỷ đồng tương đương 34,34% so với năm 2012. Dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng tăng nhẹ, năm 2012 đạt 1.322 tỷ đồng tăng 42 tỷ tương đương 3,28%; năm 2013 đạt 1.403 tỷ đồng tăng 81 tỷ tương đương 6,13%. Có được điều này là do trong những năm gần đây ngân hàng thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng, tập trung sang các DNVVN, chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ cùng với những chính sách chăm sóc khách hàng cụ thể như lãi suất linh hoạt hơn, điều kiện cho vay được mở hơn.


44

- Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN


42.70%

40.00%

33.69%

30.12%

30.00%

20.00%

10.00%

0.00%

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ


(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi Nhánh

Láng Hạ)

Qua biểu đồ 2.3 ta thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN trong giai đoạn 2011 – 2013 ở mức khá tốt, bình quân 3 năm là 36,83%. Dễ nhận thấy dư nợ cho vay DNVVN năm 2013 có sự tăng lên rõ rệt so với năm 2012 và năm 2011. Cụ thể tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN tại NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ từ năm 2011 đến năm 2013 lần lượt là 30,12%, 33,69% và 42,70%. Điều này là do các tín hiệu hồi phục của nền kinh tế thế giới tác động vào nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra thì các ngân hàng cũng đã phải có những chính sách tín dụng hợp lý để cho các doanh nghiệp tiếp tục vay vốn để kinh doanh sản xuất, tránh tình trạng phá sản làm cho ngân hàng vừa mất những khoản nợ cũ lại vừa không thể giải ngân cho vay được lượng vốn đã huy động.


45




- Dư nợ bình quân cho vay DNVVN


Biểu đồ 2 4 Dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguồn Ngân hàng Nông 2

Biểu đồ 2.4. Dư nợ cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ

(Nguồn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Láng Hạ)

Dư nợ cho vay DNVVN bình quân cũng tăng trưởng ở mức đều qua các năm, tuy nhiên cũng không sự thay đồi quá lớn, luôn duy trì ở mức 90-92% dư nợ cho vay cuối kì. Có được kết quả này xuất phát từ nhiều yếu tố, tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất đó là lãi suất hợp lý, thường thấp hơn 0,5-1% và uy tín tốt của NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ luôn ở mức hợp lý hơn so với các NHTM khác trên cùng địa bàn.

2.2.5.4. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tỷ lệ nợ quá hạn

Bảng 2.7. Tỷ lệ nợ quá hạn của Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ DNVVN

1.280

1.322

1.403

Nợ quá hạn DNVVN

190,6

201,1

224,2

Tỷ trọng (%)

14,89

15,21

15,98

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

Nông thôn chi nhánh Láng Hạ)


46

Qua bảng 2.7 ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn trong ba năm khá ổn định dưới 16%. Cụ thể tỷ trọng năm 2011 là 14,89%, năm 2012 là 15,21%, năm 2013 là 15,98%. Điều này cho thấy công tác giám sát khoản vay của ngân hàng chưa được tốt. Ngân hàng cần chú ý khắc phục như tăng cường công tác phân tán rủi ro.

Tỷ lệ nợ xấu

Bảng 2.8. Tỷ trọng nợ xấu của Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Dư nợ DNVVN

1.280

1.322

1.403

Nợ xấu DNVVN

62,6

68,9

83,9

Tỷ trọng (%)

4,89

5,21

5,98

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông

thôn chi nhánh Láng Hạ)

Qua bảng 2.7 trên ta thấy tỷ trọng nợ xấu DNVVN của chi nhánh Láng Hạ trung bình đang ở mức khoảng 5,4%. Dù năm 2012 và 2013 là năm khó khăn của nền kinh tế nhưng chi nhánh đã thực hiện tốt công tác thẩm định cho vay và theo dõi nợ chặt chẽ nên góp phần tích cực vào việc thu nợ. Năm 2011 là một năm ấn tượng, với việc đẩy mạnh cho vay DNVVN đồng thời tỷ trọng nợ xấu là thấp nhất trong 3 năm gần đây chiếm 4,89% tổng dư nợ cho vay DNVVN. Tuy nhiên năm 2011 nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế Thế giới nói chung được đánh giá là khả quan, phát triển tốt nên việc nợ xấu ở mức thấp là điều hợp lý. Cụ thể nợ xấu năm 2012 và 2013 lần lượt là 5,21% và 5,98%. Tuy nhiên sang đến năm 2012 – 2013 việc nhiều ngân hàng đã áp dụng chính sách tín dụng nới lỏng đối với các doanh nghiệp để tháo gỡ vấn đề vốn nhưng sự khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo hệ luỵ cả với nền kinh tế Việt Nam đã làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng hoá ra mà không bán được, nhiều mặt hàng trước đây là thế mạnh xuất khẩu thì các đơn đặt hàng giảm sút, thậm chí không xuất đi được. Chính vì lẽ đó nhiều khoản nợ ngân hàng bị rơi vào tình trạng có khả năng mất vốn hoặc dưới tiêu chuẩn.

Nhìn chung thì chất lượng cho vay DNVVN của chi nhánh Láng Hạ là khá tốt. Đây là đặc điểm nổi bật trong cho vay mà ít các NHTM CP khác có thể làm được. Tỷ lệ nợ xấu ở mức trung bình cũng phản ánh chính sách cho vay hợp lý và quản lý việc thu hồi nợ tốt của chi nhánh, điều này cũng một phần ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

47




vốn của các DNVVN cũng như khả năng mở rộng cho vay của chi nhánh đối với đối tượng khách hàng là DNVVN.

2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Láng Hạ.

2.3.1. Những kết quả đạt được

Đứng trên vị thế là một ngân hàng cấp I, NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là trong công tác cho vay DNVVN. Cụ thể chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:

Thứ nhất, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng đã tăng lên đáng kể qua từng năm

Thứ hai, doanh số cho vay và dư nợ cho cho vay đối với DNVVN tăng trưởng đều và rõ rệt

Thứ ba, cơ cấu cho vay DNVVN chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng cho vay DN công nghiệp và đa dạng hóa cho vay tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, thương mại và dịch vụ. Bên cạnh đó, trong tổng dư nợ cho vay đối với DNVVN, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn bắt đầu gia tăng, cho thấy ngân hàng đã bắt đầu hướng đến đáp ứng nhu cầu của các DNVVN.

Thứ tư, chi nhánh thực hiện chủ trương mở rộng đối tượng khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tỷ trọng cho vay DNNN đã giảm dần qua các năm và gia tăng cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt là DNVVN.

Thứ năm, chất lượng cho vay đối với DNVVN hiện đang được kiểm soát tốt.. Năm 2013 được coi là năm thành công trong việc xử lý nợ xấu và thu hồi nợ ngoại bảng, hội đồng tín dụng và tổ thu nợ đã tập trung hoàn thiện hồ sơ trình NHNN&PTNT duyệt hạch toán ngoại bảng đối với những khách hàng có nợ xấu; tích cực bám sát doanh nghiệp, lên kế hoạch cụ thể và chi tiết theo từng khách hàng, từng món nợ để thu hồi tối đa nợ hạch toán ngoại bảng.

Bằng sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên, NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong mọi hoạt động. Với việc xác định rõ vai trò là một trung gian tài chính, chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng; tăng cường quảng bá hình ảnh tới khách hàng và thiết lập nhiều mối quan hệ bền vững và gia tăng nhóm khách hàng truyền thống.



48

Hoạt động tín dụng, trong đó có cho vay DNVVN được chi nhánh đặc biệt chú trọng và luôn tiến hành đổi mới cơ cấu cho vay hợp lí, hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu đầu tư của xã hội. Với những hoạt động đó, NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ đã khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn hoạt động, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế trên địa bàn quận Đống Đa nói riêng và Hà Nội nói chung.

2.3.2. Những hạn chế

Thời gian vừa qua, hoạt động cho vay DNVVN của NHNN&PTNT chi nhánh Láng Hạ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên việc mở rộng hoạt động này còn hạn chế. Với tiềm năng của địa bàn Chi nhánh đang hoạt động và năng lực của Ngân hàng, có thể nói hiệu quả mở rộng cho vay đối với DNVVN của chi nhánh còn chưa cao.

Hạn chế này được biểu hiện thông qua thông qua nhiều mặt khác nhau của hoạt động cho vay DNVVN. Bao gồm:

Thứ nhất, tỷ trọng cho vay DNVVN đã được cải thiện và ngày càng tăng, nhưng hiện nay chỉ mới ở mức 17,42%. Đây là nhóm khách hàng rất tiềm năng nên Chi nhánh phải có chính sách khai thác hợp lí.

Thứ hai, quy mô cho vay trung dài hạn đối với DNVVN đã có sự tăng trưởng, tuy nhiên tỷ trọng trên doanh số cho vay còn thấp, chỉ chiếm khoảng 35,25%. Nguyên nhân là do ngân hàng thích cho vay ngắn hạn hơn, giảm cho vay trung hạn đối với DNVVN. Các DNVVN có vốn ít, trang thiết bị máy móc tương đối lạc hậu. Vì vậy nhu cầu vay vốn dài hạn để đổi mới trang thiết bị của DNVVN là rất lớn. Song trong những năm gần đây việc huy động nguồn vốn có nhiều khó khăn, tình hình giá cả bất ổn định gây tâm lý cho người dân không muốn giữ tiền mặt, đầu tư mua vàng và bất động sản, mặt khác lãi suất huy động liên tục biến động theo chiều hướng tăng do đồng tiền mất giá đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người gửi tiền qua đó ảnh hưởng đến công tác huy động nguồn vốn. Việc huy động vốn trên thị trường của ngân vay. Đó là lý do tại sao ngân hàng muốn cho vay ngắn hạn đối với DNVVN hơn là cho vay trung, dài hạn.

Nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của các DNVVN là rất đa dạng, và đây là mảnh đất tiềm năng để các ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Thứ ba, Nguồn huy động vốn vẫn chưa có tính chất ổn định. Một mặt tại chi nhánh chủ yếu nguồn vốn huy động được giao cho các can bộ nguồn vốn với các chỉ tiêu, sau đó dùng làm chỉ tiêu đánh giá kết quả lương, thưởng cán bộ và chi nhánh nói chung. Mặt khác, tại thời điểm 6 tháng đầu năm, thường các doanh nghiệp tập trung nguồn vốn kinh doanh nên nguồn vốn nhàn rỗi ở ngân hàng ít hơn các thời điểm khác,

49




như cuối năm thì các doanh nghiệp thu tiền về nên nguồn vốn tại chi nhánh dồi dào hơn. Cho nên điều này cũng hạn chế việc mở rộng cho vay đối với chi nhánh Láng Hạ.

Thứ tư, Điều kiện về tài sản đảm bảo khắt khe đối với các khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu với Ngân hàng, phải đảm bảo tỷ lệ tài sản đảm bảo trên giới hạn tín dụng là 100%. Trong những năm tiếp theo về mức độ tín nhiệm mà có thể mở rộng giới hạn tín dụng cho doanh nghiệp. Các tài sản đảm bảo đều chủ yếu là bất động sản nhưng ngân hàng chưa có chính sách đánh giá tài sản đảm bảo đúng mức và hợp lý, chưa kể nhiều doanh nghiệp thường đi thuê văn phòng, nhà xưởng nên cũng khó để mở rộng cho vay.

2.3.3. Nguyên nhân

Qua tổng kết ở trên, công tác cho vay DNVVN tại NHNN&PTNT Láng Hạ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác được tiềm năng của khách hàng trên địa bàn hoạt động. Những hạn chế đó trước hết xuất phát từ những nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, NHNN&PTNT Láng Hạ còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các NHTM cổ phần khác trên địa bàn. Hiện nay tại quận Đống Đa có rất nhiều chi nhánh và phòng giao dịch của các ngan hàng khác, như Techcombank, Vietcombank, NHTM cổ phần Quân đội…v..v..là những ngân hàng có vị thế cạnh tranh rất lớn. Đặc biệt các ngân hàng hiện nay đều nhận ra tầm quan trọng của hoạt động cho vay DNVVN và đang tích cực tiếp cận với khách hàng, đổi mới chính sách tín dụng phù hợp. Thị trường cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên địa bàn quận Đống Đa ngày càng bị chia sẻ, dẫn đến thị phần của Chi nhánh có nguy cơ bị thu hẹp lại.

Thứ hai, Quy trình cho vay của chi nhánh còn phức tạp. Các DNVVN chủ yếu có nhu cầu vay vốn ngắn hạn để phục vụ trực tiếp cho quá trình hoạt động SXKD. Trong khi đó, quy trình cho vay của Chi nhánh lại áp dụng chung cho mọi đối tượng KH, không phân biệt quy mô khách hàng, quy mô khoản vay nên có những điểm chưa phù hợp với các DNVVN.

Nguyên nhân khách quan:

* Nguyên nhân thuộc về DNVVN

Việc liên kết giữa ngân hàng và DNVVN còn nhiều hạn chế và nguyên nhân không chỉ xuất phát từ phía ngân hàng. Tâm lí cẩn trọng của ngân hàng khi cho vay phần lớn xuất phát từ bản thân doanh nghiệp.



50

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/04/2022