Đóng Góp Vào Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Các Dnv&n Trung Quốc

may và sản xuất lụa. Shengze cũng được coi là thị trường lụa chủ chốt của Trung Quốc. Shengze là ví dụ điển hình về thương hiệu khu vực, sự quản lý hiệu quả đã giúp thương hiệu của doanh nghiệp mở rộng và phát triển ổn định trên thị trường. Các doanh nghiệp ở Shengze (Wujiang) có thể dễ dàng trao đổi phương pháp sản xuất lụa mỏng cũng như trao đổi nguyên vật liệu với nhau. Như vậy, các doanh nghiệp giảm được chi phí hoạt động, tiết kiệm nguồn lực, phát triển thị trường và tăng thu lợi nhuận.

Hợp tác xã hội: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ đã xây dựng hệ thống hợp tác kinh doanh nhằm thực hiện một quy trình sản xuất thống nhất và hiệu quả. Cụm công nghiệp Hengshang ở thành phố Wungjiang là một ví dụ điển hình. Hengshang là một trung tâm sản xuất áo len nối tiếng của Trung Quốc với sản lượng khoảng 100 triệu chiếc áo mỗi năm. Hengshang có tổ hợp các doanh nghiệp sản xuất thực hiện tất cả các quy trình từ sản xuất đến phân phối. Tất cả các quá trình như đặt hàng, giao dịch, đóng gói, phân phối sản phẩm đều sử dụng biện pháp kết hợp với các đại lý phân phối. Ví dụ, tại một cụm công nghiệp, nếu có khoảng 3.500 doanh nghiệp sản xuất áo len thì sẽ có 600 doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ phân phối sản phẩm trên thị trường, 500 doanh nghiệp cam kết liên doanh sản xuất, 400 doanh nghiệp xử lý nguyên liệu, 200 doanh nghiệp vận tải, 100 doanh nghiệp đại tu và bảo dưỡng máy móc. Tất cả các doanh nghiệp đó kết hợp với nhau tạo thành một mạng lưới vô cùng chặt chẽ.

Điều này có nghĩa là một khi những nhân tố cơ bản của cụm công nghiệp như nguồn nhân lực, sản phẩm, nguồn vốn được kết hợp lại với nhau sẽ phát triển hoạt động vận tải, lưu kho, thông tin liên lạc, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, giáo dục, an sinh xã hội, bảo hiểm tài chính, bất động sản.

Chính quyền địa phương: Chính quyền địa phương phải tạo môi trường kinh doanh thông thoáng bằng các chính sách, quy định phù hợp

cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng. Các doanh nghiệp nhỏ ở hai tỉnh Vân Nam và Thượng Hải đều cảm thấy yên tâm với điều kiện cơ sở vật chất tại địa phương, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính quyền địa phương cũng sắp xếp để các doanh nghiệp trong địa bàn có thể đi tham quan và học hỏi các doanh nghiệp khác, tổ chức triển lãm thương mại quốc tế hàng năm để các doanh nghiệp có cơ hội tham gia, đồng thời chính quyền địa phương còn hỗ trợ công nghệ dịch vụ như dịch vụ nghiên cứu và phát triển cho các doanh nghiệp nhỏ và các công ty dịch vụ.

3.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu

Trước năm 1998, doanh nghiệp tư nhân không được phép xuất khẩu mà phải thông qua doanh nghiệp Nhà nước có quyền xuất khẩu để bán sản phẩm ra thị trường quốc tế. Tháng 1/1999, Trung Quốc bắt đầu chuyển giao quyền xuất khẩu cho doanh nghiệp tư nhân. Với giấy phép xuất khẩu này, các doanh nghiệp tư nhân có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường xuất khẩu thế giới, giúp Chính phủ Trung Quốc duy trì được xuất khẩu như là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, chủ động tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế.

Các DNV&N Trung Quốc đóng góp một phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu:

Bảng 2.2: Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của các DNV&N Trung Quốc


Năm

Kim ngạch

xuất khẩu (tỷ USD)

Đóng góp các

DNV&N (tỷ USD)

Đóng góp của các DNV&N

(%)

2002

438,23

272,48

62,3

2003

593,32

390,44

65,8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt Nam - 8


2004

761,99

518,16

68,0

Nguồn: Chỉ dẫn dành cho SMEs của Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc

gia(NDRC) xuất bản 28/10/2006

DNV&N cần phải nâng cao chất lượng xuất khẩu, mở rộng khả năng trao đổi hối đoái, đẩy nhanh việc áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng các chiến lược nâng cao thương hiệu, nâng cao các tính năng của sản phẩm và cố gắng xâm nhập thị trường quốc tế thông qua thương hiệu. Các doanh nghiệp xuất khẩu lớn ở vùng duyên hải cần phải sản xuất ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh, có đặc thù riêng và nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểu dáng phù hợp, bao bì đẹp, phù hợp với xu hướng thời trang quốc tế. Điều này có nghĩa là phải luôn luôn chú trọng vào thương mại và bổ sung thương mại. Cần phải có chiến lược đa dạng hoá. Bên cạnh các thị trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, EU cần chủ động mở rộng thị trường ra các nước Nga, Đông Âu, Australia, thị trường các nước đang phát triển và một số khu vực khác. Ngoài ra còn nên mở rộng mậu dịch biên giới và trao đổi lao động.

3.3. Khuyến khích các DNV&N đầu tư vào khoa học công nghệ

Mặc dù Trung Quốc đã có những bước phát triển mãnh mẽ trong khoảng thời gian hơn 20 năm sau công cuộc cải cách và mở cửa nền kinh tế, doanh nghiệp Trung Quốc nói chung vẫn có trình độ công nghệ thấp, sản phẩm sản xuất ra có ít giá trị gia tăng. Sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, yêu cầu về mở cửa thị trường, thông tin hoá, quốc tế hoá càng trở nên mạnh mẽ hơn khiến yêu cầu về phân bổ các nguồn lực, chuyên môn hoá càng trở nên bức thiết, do đó cần phải đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ. Chính vì vậy, phát triển năng lực đổi mới công nghệ ở các DNV&N là việc làm quan trọng và cần thiết.

Các nền kinh tế công nghiệp hoá muộn như Trung Quốc thường gặp trở ngại do khoảng cách về kỹ thuật so với các nền kinh tế phát triển. Khoảng cách về kỹ thuật thường tập trung ở ba khía cạnh là chậm đổi mới,

quy trình sản xuất trì trệ và tụt hậu trong thiết lập quan hệ với khách hàng. Đổi mới bao gồm các mức độ khác nhau về khả năng sáng tạo, năng lực khoa học kỹ thuật (trong trường hợp này chính là khả năng về R&D) và kỹ năng tái tạo kỹ thuật. Hạn chế về sở hữu chất xám và triển khai hoạt động R&D đã khiến các DNV&N Trung Quốc phải đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức hơn khi hội nhập. Hạn chế trong quy trình sản xuất chính là hạn chế về cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin hỗ trợ nguồn nhân lực, đa dạng hoá sản phẩm, không ngừng gia tăng các dịch vụ hỗ trợ khi tung sản phẩm ra thị trường. Hơn thế nữa, Trung Quốc còn gặp bất lợi của kẻ đi sau trong nền công nghiệp khi mà các quốc gia phát triển đã kịp có được một lượng khách hàng hùng hậu, điều này gây khó khăn trong việc thu hút các khách hàng và gia tăng số lượng khách hàng.

Kể từ những năm 1980, công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã mang lại những bước tiến về công nghệ. Chính phủ đã đành sự quan tâm đáng kể trong việc nhập khẩu công nghệ tiến bộ và chỉ đạo hướng dẫn phát triển công nghệ trong nước nhằm mục đích thương mại. Càng phát triển kinh tế, Chính phủ Trung Quốc càng nhận thấy tầm quan trọng của phát triển công nghệ và chú trọng hơn đến việc phát triển công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động.

Từ đầu những năm 1990, các cơ quan Trung Quốc và các ban ngành hữu quan ở các địa phương đã đưa ra một số chính sách và quy định pháp luật khuyến khích các doanh nghiệp phi công hữu đầu tư vào các ngành khoa học kỹ thuật. Hệ thống chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật tư nhân đã được hình thành gồm những nội dung chính sau:

Thứ nhất, thúc đẩy các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật tư nhân xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại.

Thứ hai, thu hút và điều động lực lượng khoa học công nghệ tiên tiến vào những lĩnh vực phát triển của các doanh nghiệp k hoa học kỹ thuật tư

nhân, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khoa học và tạo bước đột phá trong cơ cấu ngành nghề. Chính phủ đã có những chính sách cụ thể đề cập đến các vấn đề như ưu đãi thuế, quản lý tài sản Nhà nước, chế độ bảo hiểm xã hội, cải cách nhân sự, xây dựng chế độ quản lý nội bộ, gia tăng tỷ lệ đầu tư hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật cao… do vậy có tác động thúc đẩy doanh nghiệp. Nhà nước còn cho phép các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật có những nhân viên kỹ thuật kiêm chức, hoặc có thể rời bỏ chức vụ hiện có để tham gia thành lập doanh nghiệp mới, khích lệ một số lượng nhân viên khoa học kỹ thuật tham gia cơ cấu lại ngành nghề.

Thứ ba, Nhà nước mở ra con đường đầu tư, duy trì công tác sáng tạo khoa học kỹ thuật. Năm 1999, Quốc vụ viện Trung Quốc đã đưa ra văn kiện “Quy định tạm thời về ngân sách dành cho đổi mới khoa học kỹ thuật của DNV&N”. Theo quy định này, các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật vừa và nhỏ được giúp đỡ về vốn đầu tư, viện trợ không hoàn lại hay đầu tư vào những hạng mục có sức cạnh tranh trên thị trường và những ngành nghề có tiềm lực công nghệ cao.

Thứ tư, duy trì chế độ nộp thuế ngày càng nghiêng về khuyến khích một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Cuối năm 1999, đầu năm 2000, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế Nhà nước đã đưa ra thông báo về việc thu thuế khuyến khích các doanh nghiệp “tăng cường sáng tạo kỹ thuật, phát triển công nghệ cao, thực hiện nâng cấp ngành nghề”. Tháng 7/2000, các cơ quan này lại đưa ra quy định mới về thu thuế trong lĩnh vực đĩa mềm, đưa ra các chính sách khích lệ như: miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm thuế tăng trưởng các sản phẩm đĩa mềm.

Chi cho hoạt động R&D của Trung Quốc tăng 24,6% trong năm 2005, đạt mức 245 tỷ NDT. Trong đó, các công ty đầu tư 167,38 tỷ NDT, các viện nghiên cứu thuộc nhà nước chi 51,31 tỷ NDT và các đại học chi 24,23 tỷ

NDT. Tổng chi cho R&D chiếm 1,34% GDP Trung Quốc 20. Chi phí dành cho các hoạt động khoa học và công nghệ từ năm 2001 đến năm 2005 của Trung Quốc được thể hiện ở bảng dưới:


Bảng 2.3: Chi phí dành cho Khoa học và Công nghệ (2001-2005)

Nguồn quỹ

2001

2002

2003

2004

2005

Quỹ dành dành cho hoạt động khoa học công nghệ

2589.4

2938

3459,1

4328,3

5250,8

Nguồn quỹ chính phủ

656,4

776,2

839,3

988,5

1213,1

Nguồn quỹ của doanh nghiệp

1458,4

1676,7

2053,5

2771,2

3440,3

Nguồn vay các tổ chức tài chính

190,8

201,9

259,3

265

276,8

Chi phí cho hoạt động R&D

1042,5

1287,6

1539,6

1966,3

2450

Nghiên cứu cơ bản

52,2

73,8

87,7

117,2

131,2

Nghiên cứu ứng dụng

175,9

246,7

311,4

400,5

433,5

Nghiên cứu thực nghiệm

814,3

967,2

1140,5

1448,7

1885,3

Chi phí R&D/GDP

0,95

1,07

1,13

1,23

1,34

Nguồn: Hiệp hội Quốc tế DNV&N (2006)

Kể từ khi cải cách và mở cửa nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã thực thi nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ các DNV&N phát triển khoa học công nghệ. Sau khi đưa ra chiến lược “Nâng cao năng lực đổi mới Công nghệ độc lập và xây dựng định hướng đổi mới Công nghệ Quốc gia” vào năm 2006, Uỷ ban Nhà nước đã công bố “Chương trình phát triển Khoa học Công nghệ Quốc gia trung và dài hạn” (giai đoạn 2006-2020). Các chính sách khuyến khích phát triển khoa học công nghệ dành cho DNV&N đang hỗ trợ DNV&N một cách tích cực và hiệu quả:


20 Tổng cụ Thống kê Quốc gia, báo cáo tháng 9/2006

(1) Chính sách khuyến khích DNV&N đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển

Cần phải hiểu rằng, tuy các chính sách thúc đẩy đổi mới khoa học công nghệ hiện nay của Trung Quốc không chỉ tập trung riêng vào các DNV&N nhưng trên thực tế các DNV&N chính là thành phần hưởng lợi chủ yếu từ các chính sách này.

Thứ nhất, các chính sách về chi phí phát triển công nghệ trong doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tính 150% chi phí phát triển công nghệ trong tổng thuế thu nhập năm hiện tại (chi phí phát triển công nghệ không tính thuế), điều này giúp DNV&N giảm thuế phải nộp và khuyến khích tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Chi phí dành cho phát triển công nghệ thực hiện không hiệu quả trên thực tế có thể tính vào giảm trừ thuế trong vòng 5 năm tiếp theo. Chi phí đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ trích từ chi phí doanh nghiệp có thể được khấu trừ 2,5% trong tổng thuế đánh vào tiền lương nằm trong thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai là chính sách khấu trừ các chi phí doanh nghiệp sử dụng để mua thiết bị nghiên cứu. Chi phí mua thiết bị nghiên cứu có giá trị dưới

300.000 NDT có thể được tính vào chi phí quản lý một hay nhiều lần. Một số thiết bị có giá trị đạt tiêu chuẩn quy định dành cho tài sản cố định có thể tính vào chi phí quản lý riêng. Chi phí mua thiết bị nghiên cứu có giá trị trên

300.000 NDT có thể tính khấu hao ngắn hơn khấu hao đối với tài sản cố định hoặc tính khấu hao nhanh.

Thứ ba, các sản phẩm nhằm mục đích phát triển khoa học công nghệ ở các trung tâm công nghệ hay các trung tâm dự án quốc gia phải nhập khẩu nếu đạt yêu cầu có thể được khấu trừ thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nhập khẩu. Doanh nghiệp thực hiện các dự án lớn về nghiên cứu thiết bị công nghê hay phát triển và đổi mới công nghệ của Nhà nước có thể được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng nhập khẩu đối với những thiết bị quan trọng, nguyên vật liệu thô mà trong nước chưa sản xuất được.

Thứ tư là chính sách hỗ trợ quỹ đầu tư kinh doanh mạo hiểm của doanh nghiệp. Đối với các DNV&N đầu tư kinh doanh mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ cao, Chính phủ có chính sách ưu đãi thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế lợi tức đầu tư với tỷ lệ quy định.

(2) Chính sách tài chính cho các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực công nghệ

Thứ nhất, cải thiện dịch vụ tài chính dành cho DNV&N phát triển công nghệ mới. Các ngân hàng thương mại thiết lập mối quan hệ với các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hiệu quả và kịp thời. Thúc đẩy hệ thống thông tin tín dụng cá nhân và doanh nghiệp, đẩy mạnh các loại hình tổ chức tín dụng nhằm giúp ngân hàng hỗ trợ các dịch vụ tài chính dành cho DNV&N tốt hơn.

Thứ hai, Chính phủ khuyến khích và hướng dẫn thành lập các tổ chức bảo lãnh tín dụng cho DNV&N lấy từ nguồn vốn xã hội, thành lập cơ chế quỹ dự phòng an toàn và phân tán rủi ro. Tìm kiếm và tạo lập nhiều cách bảo lãnh khác nhau nhằm đảm bảo an toàn cho DNV&N.

Theo Nhân Dân Nhật Báo online ngày 6/10/2006, TQ đã thành lập một quỹ đặc biệt lấy từ ngân sách Trung ương để hỗ trợ DNV&N. Theo đó, các DNV&N sẽ được hỗ trợ miễn phí vay ưu đãi lên tới 250.000 USD cho mỗi dự án. Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết quỹ này có mục đích đẩy mạnh sự phát triển các DNV&N, giúp họ tiến bộ hơn về công nghệ và dễ dàng hơn trong việc hợp tác với các công ty lớn và cải thiện môi trường phát triển 21.

(3) Chính sách mua lại, thu hút và chuyển giao công nghệ của DNV&N

Nhằm hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới công nghệ trong DNV&N, củng cố năng lực đổi mới công nghệ của DNV&N, dự án đổi mới công nghệ DNV&N do các viện và trung tâm nghiên cứu công nghệ, doanh nghiệp và


21 Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, báo cáo tháng 9/2006

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/09/2022