Mối Liên Quan Giữa Trầm Cảm Và Yếu Tố Học Tập Của Học Sinh

giờ/ ngày có nguy cơ trầm cảm cao hơn 2.14 lần (KTC 95%: 1,24 – 3,72) so với nhóm học sinh sử dụng thiết bị điện tử để giải trí ≤ 3 giờ/ ngày và mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Đối với tình trạng khó khăn trong việc học online, số học sinh có khó khăn trong việc học online có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3,77 lần (KTC 95%: 2,07 – 6,88) so với những học sinh không có khó khăn trong việc học online và mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa trầm cảm và yếu tố học tập của học sinh


Đặc điểm

Trầm cảm

Không trầm cảm

POR

KTC 95%

p

n

%

n

%

Kết quả học tập

Trung bình

13

92,9

1

7,1

6,9

(0,88 – 54,21)

0,04

Khá

98

65,3

52

34,7

Khá

98

65,3

52

34,7

1,22

(0,68 – 2,16)

0,51

Giỏi

45

60,8

29

39,2

Trung bình

13

92,9

1

7,1

8,38

(1,04 – 67,52)

0,03

Giỏi

45

60,8

29

39,2

Bạn có thích học online không?

Không thích

21

75,0

7

25,0

1,48

(0,59 – 3,66)

0,4

Chấp nhận được

122

67,0

60

33,0

Không thích

21

75,0

7

25,0

3,46

(1,12 – 10,75)

0,03

Có thích

13

46,4

15

53,6

Chấp nhận được

122

67,0

60

33,0

2,35

(1,05 – 5,25)

0,03

Có thích

13

46,4

15

53,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 7

Nhận xét:

Về kết quả học tập số học sinh có học lực trung bình có nguy cơ trầm cảm cao hơn lần lượt là 6,9 lần (KTC 95%: 0,88 – 54,2) và hơn 8,38 lần (KTC 95%: 1,04 – 67,52) so với học sinh có học lực khá và học sinh có học lực giỏi, các mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Đối với việc học online không thì số học sinh không thích học online có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 3,46 lần (KTC 95%: 1,12 – 10,75) so với học sinh có thích học online. Số học sinh chấp nhận được việc học online thì nguy cơ trầm cảm cao hơn 2,35 lần (KTC 95%: 1,05 – 5,25) so với học sinh thích học online, các mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa trầm cảm và yếu tố gia đình


Đặc điểm

Trầm cảm

Không trầm cảm

POR

KTC 95%

p

n

%

n

%

Mối quan hệ của bạn với mẹ?

Tồi

11

91,7

1

8,3

2,2

(0,26 – 18,44)

0,68

Bình thường

70

83,3

14

16,7

Tồi

11

91,7

1

8,3

9,83

(1,24 – 78,15)

0,01

Tốt

75

52,8

67

47,2

Bình thường

70

83,3

14

16,7

4,47

(2,31 – 8,66)

< 0,01

Tốt

75

52,8

67

47,2

Mối quan hệ của bạn với bố?

Tồi

9

90,0

1

10,0

2,69

(0,33 – 22,23)

0,69

Bình thường

87

77,0

26

23,0

Tồi

9

90,0

1

10,0

8,25

(1,01 – 67,25)

0,02

Tốt

60

52,2

55

47,8

Bình thường

87

77,0

26

23,0

3,07

(1,73 – 5,43)

< 0,01

Tốt

60

52,2

55

47,8

Nhận xét:

Về mối quan hệ với mẹ, số học sinh có mối quan hệ với mẹ tồi có nguy cơ trầm cảm cao hơn 9,83 lần (KTC 95%: 1,24 – 78,15) so với học sinh có mối quan hệ tốt với mẹ, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). So với học sinh có mối quan hệ với mẹ tốt thì học sinh có mối quan hệ bình thường với mẹ có nguy cơ trầm cảm cao hơn 4,47 lần (KTC 95%: 2,31 – 8,66), mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Về mối quan hệ với bố số học sinh có mối quan hệ với bố tồi có nguy cơ trầm cảm cao hơn 8,25 lần (KTC 95%: 1,01 – 67,25) so với học sinh có mối quan hệ tốt với bố, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). So với học sinh có mối quan hệ với bố tốt thì học sinh có mối quan hệ bình thường với bố có nguy cơ trầm cảm cao hơn 3,07 lần (KTC 95%: 1,73 – 5,43), mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa trầm cảm và stress trên học sinh


Đặc điểm

Trầm cảm

Không trầm cảm

POR

KTC 95%

p

n

%

n

%

PSS – 10

Có Stress

155

71,1

63

28,9

46,75

(6,13 – 356,67)

< 0,01

Không Stress

1

5,0

19

95,0

Nhận xét:

Đối với tình trạng stress, từ kết quả ở bảng 3.9 chỉ ra rằng những học sinh có dấu hiệu stress có nguy cơ trầm cảm cao gấp 46,75 lần KTC (6,13 – 356,67) so với những học sinh không stress, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa trầm cảm và lòng tự trọng của học sinh


Đặc điểm

Trầm cảm

Không trầm cảm

POR

KTC 95%

p

n

%

n

%

RSE

Lòng tự trọng thấp

111

87,4

16

12,6

10,16

(5,33 – 19,43)

< 0,01

Lòng tự trọng trung bình

45

40,5

66

59,5

Nhận xét:

Có sự chênh lệch tỉ lệ trầm cảm trong nhóm học sinh có lòng tự trọng thấp và lòng tự trọng trung bình, kết quả ở bảng 3.10 cho ta thấy học sinh có lòng tự trọng thấp có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 10,16 lần (KTC 95%: 5,33

– 19,43) so với những học sinh có lòng tự trọng trung bình, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

CHƯƠNG 4


BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học

Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên 238 học sinh lớp 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng học sinh nữ 55,9% nhiều hơn học sinh nam 44,1% (bảng 3.1). Kết quả này khá giống với nghiên cứu của một số tác giả khác như: Huang-Chi Lin & cộng sự (nữ 51,3%; nam 48,7%); Trần Thị Mỵ Lương & cộng sự (nữ 58,9%, nam 41,1%); Nguyễn Bá Đạt (nữ 51,6%%, nam 48,4%) [23,27,46]. Về độ tuổi của học sinh khối 10 gần như tương đương nhau với tuổi 15 (54,2%) và tuổi 16 (45,8%) cho thấy rằng số lượng học sinh đi học đúng tuổi mỗi năm là rất đều.

Về tình trạng sức khỏe của học sinh đa số học sinh đều không có tiền sử bệnh lý mãn tính (98,7%) chỉ có số ít có mắc bệnh lý mãn tính (1,3%) điều này cho thấy sức khỏe của các em đều ở mức tốt, việc chăm sóc sức khỏe của gia đình và nhà trường đã thực hiện tốt. Tình trạng sức khỏe tâm thần cũng đa số là học sinh không có bệnh lý tâm thần (99,2%) số học sinh có tiền sử bệnh lý tâm thần (0,8%) cho thấy ngoài việc chăm sóc sức khỏe thể chất tốt thì việc chăm sóc sức khỏe tâm thần hiện nay cũng được quan tâm chu đáo từ gia đình và nhà trường giúp các em luôn có một thể trạng tốt.

Đa số học sinh không sử dụng các chất hướng thần như: rượu, bia, thuốc lá,… (96,6%) xong bên cạnh đó vẫn có một số em sử dụng rượu, bia, đặc biệt là thuốc lá (3,4%) điều này có thể phù hợp với lứa tuổi các em, các em mới lớn nên sẽ có những tìm hiểu, tò mò dẫn đến sử dụng những chất hướng thần đó xong tỉ lệ là khá thấp cho thấy sự hiểu biết của học sinh về tác hại của các chất đó là đầy đủ.

Điều kiện kinh tế gia đình đa số từ mức bình thường trở lên (97,5%) kết quả này hoàn toàn hợp lý với địa bàn nghiên cứu trực thuộc thành phố, mức sống ở thành phố là ổn định tạo điều kiện cho các em có một cuộc sống tốt.

4.1.2. Đặc điểm yếu tố học tập

Nghiên cứu các đặc điểm yếu tố học tập của học sinh cho thấy kết quả học tập học kỳ I năm học 2021 – 2022 hầu hết là học lực giỏi và khá chiếm tỷ lệ rất cao (94,1%). Kết quả này gần giống với nghiên cứu ở trường THPT Hà Huy Tập, Nghệ An phần lớn là học lực khá và giỏi (97,6%) [29].

Kết quả đạt được như trên có thể là do: Trường THPT Việt Nam – Ba Lan là trường công lập được thành lập từ năm 1976, điểm xét tuyển đầu vào thường đứng thứ hạng cao trong các trường công lập không chuyên của thành phố, vốn có truyền thống hiếu học, phụ huynh quan tâm và chăm lo việc học của con em, đa số học sinh có ý thức trong học tập và rèn luyện, giáo viên nhà trường thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy học, có thể thấy các em dành phần lớn thời gian sau khi đến trường cho việc học tập. Tuy nhiên, việc tập trung hầu hết thời gian vào việc học chính, học thêm để đạt được kỳ vọng của phụ huynh và bản thân cũng gây áp lực lớn, mệt mỏi đối với các em, dễ dẫn đến những rối loạn về tâm lý.

Đại dịch COVID – 19 không những ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh và còn làm thay đổi đến cách thức học tập. Các em phải chuyển qua hình thức học online trong một thời gian dài. Số thời gian học online 1 ngày của các em đa số ≤ 5 giờ (66,8%) và một phần không nhỏ các em học online > 5 giờ/ngày (33,2%). Việc học online nhiều dẫn đến việc các em dễ có những vấn đề về sức khỏe đặc biệt là tình trạng mắt. Trong thời gian học online kéo dài thì các em dần thấy những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, các em không được giao lưu, chơi đùa với các bạn do đó việc có 42,9% học sinh gặp khó khăn trong việc học online là tỉ lệ khá cao, bên cạnh đó có nhiều em thích nghi rất tốt trong điều kiện hoàn cảnh dịch bệnh và không có khó khăn trong việc học online (57,1%). Việc học online phần lớn các em đều chấp nhận được (76,4%) số lượng học sinh thích và không thích việc học online là bằng nhau (11,8%).

4.1.3. Đặc điểm yếu tố cá nhân

Trong đại dịch COVID – 19 không những ảnh hưởng đến tâm lý, cách thức học tập của học sinh mà còn làm thay đổi thói quen và lối sống của các

em. Tình trạng trong các đợt giãn cách xã hội các em không được đi học cũng không được ra ngoài chơi thì ngoài thời gian học tỷ lệ các em ở trong nhà cả ngày là rất cao (79,8%) chỉ có số ít có thể ra ngoài để chơi hay tham gia các hoạt động thể thao, gặp gỡ bạn bè (20,2%). Việc ở trong nhà cả ngày thì các em sẽ không có gì để giải trí và dẫn đến việc sử dụng các thiết bị điện tử như: máy tính, điện thoại, ti vi … để giải trí tăng cao. Bình thường chúng ta chỉ nên chơi các trò chơi điện tử hoặc tiếp xúc với thiết bị điện tử ≤ 3 giờ/ ngày nhưng đa số các em sử dụng các thiết bị điện tử >3 giờ/ ngày (63%), một số ít sử dụng chúng để giải trí ≤ 3 giờ/ ngày (37%). Điều này phù hợp với hoàn cảnh của các em nhưng sẽ có nhiều tác hại và hậu quả đến sức khỏe về cả thể chất và tinh thần của các em.

Học sinh lớp 10 những em vừa mới chuyển cấp từ trung học cơ sở sang trung học phổ thông các em dần lo lắng về tương lai của bản thân có 82,8% có lo lắng cho tương lai. Các em dần hoàn thành trí tuệ, sự tự ý thức, hình thành thế giới quan và giao tiếp, đời sống tình cảm nên việc lo lắng cho tương lai là hoàn toàn hợp lý.

Về mối quan hệ giữa học sinh và bố mẹ của các em ở nghiên cứu này đa số các em đều có mối quan hệ bình thường hoặc tốt đối với bố (95,8%) và mẹ (95%). Trong đó mối quan hệ tốt với mẹ (59,7%) cao hơn so với bố (48,3%). Điều này là hợp lý vì mẹ là người gần gũi chăm sóc các em hơn. Mối quan hệ giữa học sinh với bố mẹ các em sẽ có ảnh hưởng đến tâm sinh lý các em. Ở lứa tuổi THPT, học sinh đã có sự độc lập nhất định trong tư duy và trong hành vi ứng xử, nếu học sinh được cha mẹ thương yêu, tôn trọng và lắng nghe sẽ giúp các em có tâm lý thoải mái, tích cực học tập và rèn luyện để đạt được kết quả cao nhất. Ngược lại, bố mẹ không quan tâm chăm sóc, yêu thương các em đúng cách, hoặc quá khắt khe, thường ra lệnh, áp đặt, ép buộc con, không tin tưởng vào con… dễ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến tâm lý buồn bực, lo sợ, căng thẳng ở các em. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Thị Hương Quỳnh cho rằng gia đình có tác động đến tâm sinh lý của trẻ [29].

4.1.4. Mức độ stress của học sinh

Tình trạng stress được đo qua thang đo cảm nhận mức độ stress (PSS –

10) tỷ lệ học sinh có dấu hiệu stress trở lên chiếm đa số (91,6%) trong đó stress nặng là 7,1%. Áp lực học tập, môi trường học tập thay đổi từ trung học cơ sở sang trung học phổ thông, từ việc học trực tiếp sang học online do đại dịch COVID – 19, sự kỳ vọng của gia đình, sự lo lắng về tương lai, … điều này có thể dẫn đến tình trạng stress cao ở học sinh.

Trong một số nghiên cứu của tác giả khác như tác giả Trần Thị Mỵ Lương & cộng sự sử dụng thang đo Beck có tỷ lệ là 23,4%; tác giả Trần Thị Hương Quỳnh đánh giá qua thang đo DASS – 21 tỉ lệ stress là 26,2% [27,29]. Với tỷ lệ stress nặng và có dấu hiệu stress khác so với nghiên cứu này, sự khác nhau giữa các nghiên cứu về tỷ lệ trầm cảm, lo âu, stress là do sự khác nhau về thang đo, cỡ mẫu, loại hình nghiên cứu, thời điểm nghiên cứu, phương pháp chọn điểm cắt và một số đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng khu vực khác nhau.

Theo nghiên cứu của tác giả Christoph Pieh và cộng sự về mức độ căng thẳng ở học sinh trung học sau một kỳ học ở nhà cho thấy mức độ căng thẳng trên thang điểm tổng PSS – 10 là 36,5% đạt trên điểm giới hạn cho mức độ stress nặng; 52,5% là có dấu hiệu stress và 11% cho mức độ không stress [47]. Tỷ lệ không stress khá tương đồng với nghiên cứu của chúng tôi. Sự tương đồng này có thể là do thang đo giống nhau PSS – 10, thời điểm cắt gần nhau (năm 2021), đối tượng nghiên cứu là vị thành niên có độ tuổi trung bình gần như nhau.

4.1.5. Mức độ lòng tự trọng của học sinh

Kết quả về lòng tự trọng theo thang đo Rosenberg Self – Esteem (RSE) cho thấy học sinh có lòng tự trọng trung bình chiếm đa số 53,4%, còn lại là học sinh lòng tự trọng thấp (46,6%) đặc biệt là không có học sinh có lòng tự trọng cao. Lòng tự trọng là sự coi trọng phẩm chất, danh dự và tư cách của bản thân mỗi người. Ở học sinh các em chưa hiểu hết giá trị của bản thân, các em mới bắt đầu trưởng thành điều đó có thể giải thích cho việc lòng tự trọng thấp còn chiếm tỉ lệ cao. Điều đó có thể thay đổi khi các em nhìn nhận ra giá

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 28/09/2024