Thực Trạng Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông Phủ Thông, Tỉnh Bắc Kạn

biệt trong việc khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất trường, lớp học được coi là điều kiện tiên quyết trong phát triển giáo dục, nếu thiếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực hoặc không thể triển khai các hoạt động dạy và học. Đối với việc kiểm tra - đánh giá, hệ thống cơ sở vật chất từ phòng học, phòng bộ môn, phòng thí nghiệm thực hành, phòng máy vi tính, đường truyền internet,... ảnh hưởng đến việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT.

Ngoài ra, trong nhóm các yếu tố khách quan còn có thể kể đến điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy không liên quan trực tiếp, nhưng điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng có những ảnh hưởng nhất định đến công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Nếu địa phương có điều kiện kinh tế -xã hội phát triển, các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương tích cực triển khai thực hiện đổi mới trên nhiều lĩnh vực, trong đó đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng; trong chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh, của huyện đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, bồi dưỡng giáo viên trở thành nhiệm vụ cấp thiết cần được quan tâm đúng mức và có những chính sách thỏa đáng thì công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên sẽ có những thuận lợi căn bản.

1.4.2. Các yếu tố chủ quan

* Nhận thức và năng lực của chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý là người trực tiếp tiến hành quá trình bồi dưỡng, giúp giáo viên phát triển các phẩm chất và năng lực nghề nghiệp nói chung. Họ cũng chính là những người hơn ai hết hiểu được những khó khăn của giáo viên, ưu

nhược điểm của giáo viên, tạo những điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chính vì vậy, chủ thể quản lý là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với chủ thể quản lý, có hai yếu tố là điều kiện có tác động rất lớn đến kết quả phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên là nhận thức của chủ thể quản lý về sự cần thiết phải phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên và năng lực của chủ thể quản lý trong việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

* Đội ngũ giáo viên

Đối với đội ngũ giáo viên, có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Một là, nhận thức của giáo viên về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Để hình thành và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, mỗi giáo viên cần nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nhận thức của giáo viên về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh là yếu tố tạo nên kết quả bền vững của các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi giáo viên cần hiểu được đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh có ý nghĩa quan trọng. Phát triển năng lực nghề nghiệp nói chung, phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh nói riêng là nghĩa vụ của mỗi giáo viên. Từ đó, tích cực, chủ động tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của đổi mới toàn diện giáo dục phổ thông.

Hai là, động cơ, hứng thú trong quá trình giảng dạy. Việc xác định động cơ đúng đắn, có lý tưởng, có hứng thú với nghề giáo viên là một trong những

yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Nếu giáo viên có động cơ tích cực trong quá trình giảng dạy thì quá trình hình thành và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh sẽ dễ dàng hơn.

Ba là, kiến thức, kỹ năng và năng lực hiện có ở đội ngũ giáo viên. Đối với giáo viên, quá trình được đào tạo trong các nhà trường sư phạm và quá trình công tác đã hình thành những kiến thức, kỹ năng và năng lực nhất định. Hệ thống giá trị này sẽ ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Kết luận chương 1


Xuất phát từ việc đổi mới kiểm tra, đánh giá trong giáo dục nói chung, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường phổ thông nói riêng, vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chủ yếu dừng lại ở việc nghiên cứu vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh mà chưa quan tâm nhiều đến công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên phải được xem là một trong các mục tiêu quan trọng trong chương trình bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên phổ thông, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo. Để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên, chủ thể quản lý các cấp cần tập trung vào các nội dung như lập kế hoạch phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên; tổ chức phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên; chỉ đạo phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên và kiểm tra, đánh giá phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

Các yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên cũng cần được lưu ý trong quá trình quản lý phát triển năng lực đội ngũ để đảm bảo quá trình phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên có môi trường thuận lợi nhất để thực hiện.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH CHO GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHỦ THÔNG, TỈNH BẮC KẠN‌

2.1. Khái quát địa bàn và khách thể nghiên cứu

Bạch Thông là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Kạn. Huyện nằm ở trung tâm tỉnh Bắc Kạn, phía bắc giáp huyện Ngân Sơn và Ba Bể, phía tây giáp huyện Chợ Đồn, phía nam là huyện Chợ Mới và thành phố Bắc Kạn, phía đông là huyện Na Rì. Huyện có diện tích 545 km² và dân số khoảng 30.000 người. Huyện gồm 1 thị trấn và 16 xã.

Phủ Thông là thị trấn huyện lị của Bạch Thông. Thị trấn có vị trí phía Bắc và Đông giáp xã Phương Linh, phía Nam giáp xã Tân Tiến, xã Tú Trĩ và phía Tây giáp xã Tú Trĩ, xã Vi Hương. Thị trấn Phủ Thông có quốc lộ 3 và tỉnh lộ 258 đi qua địa bàn. Một phụ lưu chính của sông Cầu ở thượng nguồn cũng chảy trên địa bàn thị trấn. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, thị trấn Phủ Thông có 1.683 cư dân. Phủ Thông được chia thành 04 tổ dân phố là Phố Chính, Ngã Ba, Đầu Cầu và Nà Hái.

Trường THPT Phủ Thông nằm trên địa bàn Phố Chính. Trường được thành lập vào tháng 7 năm 1999, là 1 trong 15 trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Khi mới thành lập dựa trên cơ sở trường THCS Phủ Thông, lúc bấy giờ bao gồm Cấp 2 và tuyển sinh 4 lớp 10. Đến năm 2002, trường mới có đủ 3 khối với tổng số 12 lớp, 450 học sinh, 27 cán bộ giáo viên. Đến tháng 10 năm 2006, chính thức tách ra thành trường THPT Phủ Thông với 21 lớp học, 1010 học sinh và 36 cán bộ giáo viên. Trường có 01 chi bộ với 28 đảng viên.

Qua các năm học, quy mô của nhà trường ngày càng được mở rộng, đội ngũ giáo viên được bổ sung, lớn mạnh hơn. Về cơ cấu tổ chức, tính đến năm học 2017 - 2018, nhà trường có 47 cán bộ, giáo viên. Bộ máy quản lý gồm 1 Hiệu trưởng (phụ trách chung) và 2 Phó Hiệu trưởng (một người phụ trách

chuyên môn, một người phụ trách cơ sở vật chất). Cán bộ, giáo viên trong trường được biên chế thành 3 tổ chuyên môn và 1 tổ văn phòng. Trong đó:

Tổ Văn phòng: có 06 cán bộ, bao gồm 01 đồng chí trong Ban Giám hiệu. Tổ Toán - Lý - Tin - công nghệ: có 14 giáo viên.

Tổ Sinh - Hoá - Địa - Thể dục: có 16 giáo viên. Tổ Văn - Sử - ngoại ngữ: có 15 giáo viên.

Với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo chuẩn về trình độ, những năm qua, trường THPT Phủ Thông cơ bản đáp ứng được những nhu cầu về giáo dục của con em các dân tộc huyện Bạch Thông.

2.2. Khát quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Nghiên cứu và nhận xét thực tiễn công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh, thực tiễn năng lực đánh giá kết quả học tập và công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn. Từ đó rút ra những kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn.

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát được tiến hành với 47 người. Trong đó: 02 cán bộ quản lý trường THPT Phủ Thông;

14 giáo viên Tổ Toán - Lý - Tin - công nghệ trường THPT Phủ Thông; 16 giáo viên Tổ Sinh - Hoá - Địa - Thể dục trường THPT Phủ Thông; 15 giáo viên Tổ Văn - Sử - Ngoại ngữ trường THPT Phủ Thông.

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả học tập học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên.

- Thực tiễn công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông.

- Thực tiễn năng lực đánh giá kết quả học tập học sinh của đội ngũ giáo viên trường THPT Phủ Thông.

- Thực tiễn công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông.

- Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

Để khảo sát thực tiễn về đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, chúng tôi sử dụng những phương pháp cụ thể sau:

Phương pháp điều tra giáo dục

Chúng tôi xây dựng phiếu hỏi làm công cụ khảo sát thực tiễn. Các phiếu điều tra này bao gồm hệ thống các câu hỏi xung quanh vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông.

Số liệu khảo sát trong phiếu được đánh giá theo điểm trung bình, thứ bậc. Mỗi câu trả lời có đánh giá theo 3 mức độ:

- Thực hiện chưa tốt/ Không quan trọng/ Không ảnh hưởng: 1 điểm

- Thực hiện bình thường/ Quan trọng/ Ảnh hưởng: 2 điểm

- Thực hiện tốt/ Rất quan trọng/ Rất ảnh hưởng: 3 điểm

Phân loại mức độ đánh giá thực trạng được căn cứ trên tổng điểm các mức và điểm trung bình, sau đó xếp theo thứ bậc để đánh giá mức độ đạt được của mỗi nội dung. Từ đó, rút ra kết luận về thực trạng theo 3 mức độ:

Mức tốt/ Rất quan trọng/ Rất ảnh hưởng: 2.34 < ĐTB < 3 Mức Trung bình/ Quan trọng/ Ảnh hưởng: 1.67 < ĐTB < 2.33

Mức chưa tốt/ Không quan trọng/ Không ảnh hưởng: 1 < ĐTB < 1.66

Phương pháp quan sát sư phạm

Phương pháp này được thực hiện thông qua việc quan sát các hoạt động giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, thông qua việc dự một số giờ học ở trường THPT Phủ Thông.

Phương pháp đàm thoại

Phương pháp này được tiến hành khi chúng tôi trao đổi, trò chuyện với cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT Phủ Thông về các vấn đề của đánh giá kết quả học tập của học sinh và phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên, nhằm khai thác thêm thông tin và làm sáng tỏ một số vấn đề khi nghiên cứu.

2.3. Thực trạng đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn

2.3.1. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn

Để tìm hiểu thực trạng đảm bảo mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi trưng cầu ý kiến 47 cán bộ quản lý và giáo viên về mức độ thực hiện các mục tiêu trong quá trình đánh giá kết quả học tập của học sinh tại nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng đảm bảo mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn‌


Các mục tiêu

Mức độ thực hiện

Tổng số

điểm


___

X


Thứ bậc

Tốt

Bình thường

Chưa tốt

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

Số

lượng

Điểm

1. Xếp hạng học sinh

30

90

17

34

0

0

124

2,63

1

2. Thúc đẩy học sinh

tích cực học tập

5

15

20

40

22

22

77

1,63

5

3. Xác định trình độ

của học sinh so với yêu cầu đề ra


20


60


24


48


3


3


111


2,36


2

4. Điều chỉnh hoạt

động học của học sinh

12

36

10

20

25

25

81

1,72

4

5. Điều chỉnh hoạt

động dạy của giáo viên

12

36

15

30

20

20

86

1,82

3

6. Điều chỉnh, cải tiến

nội dung chương trình

0

0

14

28

33

33

61

1,29

6

Trung bình chung

1,90


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022