quan trọng được Chính phủ ban hành gần đây là: Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.
Đối với ngành Tư pháp - cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật - cần phát huy hơn nữa trách nhiệm của mình trong việc tập trung chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai, thực hiện nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho phụ nữ. Có như thế mới góp phần nâng cao nhận thức của xã hội, của chính bản thân người phụ nữ, người chồng trong gia đình trong việc tự ý thức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, cũng như thuyết phục, vận động những người xung quanh mình lên án, chống lại những hành vi xâm phạm quyền của người phụ nữ.
Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ. Nâng cao vai trò hoạt động của mô hình Câu lạc bộ ‘‘Phụ nữ với pháp luật", Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý... nhằm lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý đến địa bàn khu dân cư và từng chị em phụ nữ. Tiếp tục hướng mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, kết hợp trợ giúp pháp lý cho phụ nữ ở cơ sở
Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về pháp luật hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Tư pháp, đặc biệt am hiểu về các vấn đề phụ nữ, về quyền bình đẳng của người phụ nữ trong gia đình. Mở rộng và tăng cường đội ngũ cộng tác viên pháp luật, có chính sách để thu hút các chuyên gia pháp luật, luật sư... tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý nói chung và trợ giúp pháp lý cho phụ nữ nói riêng. Ví dụ như nếu muốn tuyên truyền về công tác cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tuyên truyền viên pháp luật phải giải thích cho người dân nhận thức rõ những hậu quả pháp lý tiêu cực, những rủi ro cho một bên vợ hoặc chồng không được đứng tên trong "Sổ
đỏ"; họ sẽ bất bình đẳng so với bên vợ hoặc chồng có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong việc định đoạt, để thừa kế tài sản nhà, đất, vai trò của người không có tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường bị xem nhẹ hơn.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền chính sách, pháp luật quyền của người phụ nữ và thu hút sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, cán bộ tuyên truyền cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền pháp luật như:
Mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chính sách, pháp luật về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, ví dụ như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở; các lớp bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền cho tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên cơ sở...
Thực hiện tuyên truyền chính sách, pháp luật thông qua việc biên soạn tờ rơi, tài liệu, sách cẩm nang, băng, đĩa phản ánh thực tế kết quả bảo vệ quyền của người phụ nữ.
Ngoài ra, nên lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật vào các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, các buổi họp của các đoàn thể quần chúng ở cơ sở...
Cần đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông cho cả hai giới nam và nữ, cho cả cộng đồng các nội dung về vị thế, vai trò của phụ nữ, về giới, bình đẳng giới trong gia đình, ngoài xã hội. Cần tuyên truyền giúp họ hiểu được một vấn đề: phải nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, cho các thành viên gia đình bởi vì trình độ học vấn luôn đóng vai trò quyết định và tỷ lệ thuận với những tiến bộ, những giá trị mới của mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống gia đình. Trình độ học vấn cao sẽ làm thay đổi nhận thức, quan niệm, thái độ và hành vi của các thành viên gia đình.
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Tài Sản Giữa Vợ Với Chồng Thông Qua Hoạt Động Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp
- Vài Nét Về Áp Dụng Pháp Luật Bảo Vệ Quyền Của Người Phụ Nữ Trong Quan Hệ Tài Sản Giữa Vợ Và Chồng Qua Thực Tiễn Xét Xử Tại Nam Định
- Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - 13
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
KẾT LUẬN
Sau hơn 10 năm thi hành, thực tế đã chứng minh: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thực sự là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam.
Đặc biệt, các quy định về tài sản của vợ chồng trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay và quan trọng hơn là đã tạo cho người phụ nữ Việt Nam có những cơ sở pháp lý sắc bén để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ tài sản với người chồng, đấu tranh chống lại những hành vi xâm phạm đến quyền lợi của mình. Mặc dù vẫn còn gặp một số vướng mắc từ cơ chế pháp lý cũng như quan niệm xã hội nhưng những người phụ nữ ấy đã "hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình" (Hồ Chủ tịch) và đóng góp to lớn cho việc xây dựng, phát triển, gìn giữ tổ ấm của mình, đóng góp lợi ích vật chất to lớn cho xã hội; họ tự tạo cho mình có cơ hội thực hiện quyền độc lập về kinh tế với người chồng, họ cũng ý thức được đây cũng sẽ là điều kiện quan trọng để thực hiện bình đẳng giới. Đóng góp của phụ nữ thì to lớn như vậy, nhưng để thực sự nam nữ bình đẳng - bình quyền là "một cuộc cách mạng to và khó".
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ (Di chúc Bác Hồ).
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.
2. Trần Thị Vân Anh (2006), "Quyền con người và quyền của người phụ nữ", Nghiên cứu Gia đình và Giới, (1), tr. 49-61.
3. Trần Thị Vân Anh (2007), "Đóng góp kinh tế của vợ và chồng", Nghiên cứu Gia đình và Giới, (5), tr. 4-14.
4. Trịnh Hòa Bình (2006), "Sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện nay", Hoạt động khoa học, (6).
5. Bộ dân luật Bắc Kỳ, (1931).
6. Bộ dân luật Trung Kỳ, (1936).
7. Bộ dân luật Sài Gòn, (1972).
8. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2011), Báo cáo ngày 24/01 về tình hình thực hiện bình đẳng giới tại Việt Nam, Hà Nội.
9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Thống kê - Unicef - Viện Gia đình và giới (2006), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội.
10. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội.
11. Thu Cúc (2012), "Chính sách đất đai dần hướng tới bình đẳng giới", baodientu.chinhphu.vn, ngày 18/9,
12. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Điện (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam: Các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Bùi Minh Hồng (2004), "Về việc quy định ghi tên của vợ chồng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản chung theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành", Luật học, (1), tr. 44-46.
20. Trần Thị Hồng (2009), "Quan hệ vợ chồng trong đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở và đất ở: Thực trạng và các yếu tố tác động", Nghiên cứu Gia đình và Giới, (2), tr. 15-25.
21. Chu Mạnh Hùng (2007), "Pháp luật Việt Nam về quyền con người", Luật học, (5), tr. 3-10.
22. Chu Mạnh Hùng (2008), "Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ ở Việt Nam", Luật học, (3), tr. 19-24.
23. Ngô Thị Hường (2008), "Đăng kí quyền sở hữu tài sản và việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng", Luật học, (10), tr. 22-28.
24. "Kinh hãi những vụ ly hôn kiệt nghĩa, cạn tình" (2010), dantri.com.vn, ngày 21/01.
25. Nguyễn Phương Lan (2002), "Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân", Luật học, (6), tr. 22-27.
26. Nguyễn Phương Lan (2003), "Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng Đức", Luật học, (3), tr. 42-46.
27. Liên hợp quốc (1979), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công ước CEDAW).
28. Tưởng Duy Lượng (2005), Bình luận một số vụ án hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Bình Minh (2012), "Vướng trong việc thay người giám hộ", phapluattp.vn, ngày 24/9.
30. "Nhân vụ ly hôn 1.000 tỷ, nghĩ về thị trường hôn nhân ở Việt Nam" (2007), chungta.com, ngày 30/3.
31. Nhóm Giới và phát triển cộng đồng (2006), Báo cáo của các tổ chức phi chính phủ về việc thực hiện Công ước Cedaw tại Việt Nam, Hà Nội.
32. Doãn Hồng Nhung (2007), "Nữ quyền và quan hệ giữa vợ chồng, nhìn từ khía cạnh pháp lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003", Luật học, (6), tr. 58-63.
33. Trần Thị Cẩm Nhung (2009), "Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công việc của gia đình", Nghiên cứu Gia đình và Giới, (4), tr. 31-44.
34. Lưu Bình Nhưỡng (2009), "Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em dưới góc độ nhân quyền", Luật học, (2), tr. 16-22.
35. Lưu Bình Nhưỡng (2010), "Tổng quan về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam", Luật học, (2), tr. 58-67.
36. "Quảng Bình: nỗi cay đắng từ vụ ly hôn của một gia đình tỷ phú" (2008), doisongphapluat.com, ngày 07/10.
37. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
38. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
39. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
40. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
41. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
42. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
43. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
44. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
45. Quốc hội (2000), Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/6 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
46. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
47. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
48. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới, Hà Nội.
49. Quốc hội (2007), Luật phòng chống bạo lực gia đình, Hà Nội.
50. Nguyệt San (2011), "Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam" (2011), gopfp.gov.vn.
51. Phùng Trung Tập (2008), Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
52. Lê Thảo (2009), "Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường", tapchicongsan.org.vn, ngày 23/2.
53. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
54. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8 hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
55. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23/12 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
56. Tổng cục Thống kê - Quỹ mục tiêu Thiên niên kỷ - Liên hợp quốc (2012), Số liệu thống kê Giới ở Việt Nam, Hà Nội.
57. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
58. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình (2008), Tài sản của vợ chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội.
59. Phạm Thanh Vân (2006), "Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng", Khoa học và phụ nữ, (11).
60. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp, Hà Nội.
61. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Điều tra bình đẳng giới năm 2005-2006, Hà Nội.
62. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.