Thực Trạng Đời Sống Hộ Gia Đình Học Sinh Sống Xa Cha Mẹ Tại Trường Trung Học Cơ Sở Bình Tấn, Huyện Thanh Bình, Tỉnh Đồng Tháp.

- Giáo dục: công tác huy động HS đến trường đạt kết quả cao như: cấp Mẫu Giáo đạt 86,90%, cấp tiểu học đạt 100%, cấp THCS đạt 361/364 em, hiện đã chuyển đi 24 em (bỏ học 04 em), HS lớp 9 đăng ký thi tuyển lớp 10 là 49/58 em (đạt 84,48%). Tuy nhiên báo cáo không nêu rõ số trẻ chuyển đi nơi khác và trẻ không vào lớp 10 có bỏ học hay được tiếp tục đến trường hoặc theo học các lớp trung cấp nghề.

- Hội khuyến học: toàn xã có 10 chi hội và 62 tổ dân phòng - khuyến học, tổng số hội viên là 1.132 người. Các hoạt động tiêu biểu như phong trào nuôi heo đất trong nhà trường, họp mặt tặng quà cho sinh viên đang học cao đẳng, đại học ở các trường nhân dịp Tết Nguyên đán (năm 2018 có 56 em), phối hợp với Trung tâm DVVL tư vấn cho các em đi XKLĐ. Vận động MTQ hỗ trợ dụng cụ học tập, sách, vỡ, học bổng cho HS nghèo, khó khăn (510 phần quà với số tiền 40 triệu).

Bên cạnh những mặt đạt được, báo cáo cho biết cũng còn một số hạn chế như: công tác vận động HS ra lớp còn chậm, việc vận động HS trở lại lớp còn gặp nhiều khó khăn do các em HS thuộc diện hộ nghèo thường theo cha, mẹ đi làm ăn xa. Do đó, tác giả xác định cần phải nghiên cứu thêm những hạn chế này để có thể thiết kế, thực hiện những hoạt động hỗ trợ nhằm góp phần giúp cho địa phương giảm thiểu khó khăn trên.

2.1.2. Trường Trung học cơ sở Bình Tấn


Trong quá trình tìm hiểu địa bàn nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin từ Ban giám hiệu trường THCS Bình Tấn, kết quả đạt được như sau:

- Cơ sở vật chất: trường được thành lập từ năm 1999 với 10 phòng gồm 06 phòng học, 01 phòng thư viện, đoàn đội, 01 phòng thiết bị, 01 phòng tin học, 01 phòng dùng để làm văn phòng, chưa có phòng bộ môn theo chuẩn quốc gia như phòng hiệu trưởng phó và các phòng chức năng.

- Số lượng học sinh: tại thời điểm khảo sát trường có 364 em, trong đó khối 6 có 3 lớp với 115 em, khối 7 có 3 lớp với 92 em, khối 8 có 3 lớp với tổng số 95, khối 9 có 2 lớp với tổng số 62 em, trong đó tổng số HS nữ là 185 em, chiếm 50,8%.

- Đội ngũ giáo viên, cán bộ chuyên môn: gồm 28 người, trong đó có 02 thạc sĩ, 26 cử nhân, nhiều thầy cô gắn bó với trường từ rất lâu và có chuyên môn cao.

- Công tác phối hợp: ngoài công tác giảng dạy, hàng năm nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị hỗ trợ trong và ngoài xã, tiến hành cấp phát, hỗ trợ vật chất cho HS của trường như: học bổng của Công ty du lịch Gáo Giồng (5 suất, trị giá 500 ngàn đồng/suất), học bổng ADC (01 suất 9.999.000 đồng và 5 suất phụ gồm xe đạp, tập, sách), vận động, cấp phát BHYT cho HS nghèo, cận nghèo. Ngoài ra, các hỗ trợ phi vật chất cũng được thực hiện như tổ chức dạy thêm, phụ đạo theo quy định đối với các em HS lớp 9 để có kiến thức thi tuyển vào lớp 10 và công tác vận động HS bỏ học trở lại lớp (PVS CB04).

Tựu trung lại, do đặc thù là xã mới được thành lập, diện tích nhỏ hẹp, dân cư thưa thớt nên Bình Tấn vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Chính điều này đã khiến cho nhiều hộ chọn cách di cư lao động để kiếm sống và góp phần gia tăng tình trạng HS sống xa cha mẹ. Cùng với khó khăn chung của địa phương, cơ sở vật chất của trường, lớp cũng còn một số hạn chế, do được xây dựng từ rất lâu và chưa được nâng cấp, đồng bộ nên còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, chưa có phòng CTXH và NVXH học đường. Những điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục ở đây nên dẫn đến tình trạng HS bỏ học vẫn còn diễn ra hàng năm, đang rất cần có những giải pháp để ngăn ngừa, hiệu quả.

2.2. Thực trạng đời sống hộ gia đình học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Một số nghiên cứu như đã trình bày ở phần tổng quan cho thấy, vấn đề học tập của học sinh có liên quan với yếu tố gia đình, trong đó những khó khăn về kinh tế, sự thiếu hụt vai trò của cha mẹ (li hôn, mất, không quan tâm) hoặc đi làm ăn xa nhà đều để lại những ảnh hưởng xấu đến việc học của trẻ, từ đó khả năng bỏ học của các em trong các gia đình này thường cao hơn những em có cuộc sống bình thường, đầy đủ cha mẹ. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tình trạng sức khỏe của những thành viên trong gia đình, việc làm và học vấn của cha mẹ cũng quan trọng đáng kể đối với vấn đề học tập của các em. Do vậy, trong phần

này, tác giả xác định các yếu tố vừa nhắc đến ở trên là những vấn đề then chốt, cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi tiến hành những hoạt động can thiệp.

2.2.1. Đặc điểm nhân khẩu và các khía cạnh đời sống hộ gia đình

Như đã trình bày ở phần chọn mẫu, dựa vào tình hình thực tế số lượng HS của trường THCS Bình Tấn có cha mẹ đi làm ăn xa nhà, tác giả đã tiến hành khảo sát trên 35 em HS đồng ý tham gia nghiên cứu, dữ liệu thu thập được phân tích và trình bày qua các nội dung sau:

2.2.1.1. Đặc điểm nhân khẩu

- Quy mô hộ: các em sống trong hộ gia đình có từ 3 đến 7 nhân khẩu, mức trung bình tính được là 5,17 người/hộ (N=35). Trong đó, hộ có 3 nhân khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ (11,4%), đồng thời kết hợp với phương pháp quan sát cũng không tìm thấy trường hợp các em phải sống một mình hoặc với người nhỏ hơn.

- Giới tính: HS sống xa cha mẹ trong nghiên cứu này đa phần là HS nữ (60% nữ, 40% nam), điều này bước đầu đặt cho chúng tôi suy nghĩ phải chăng công việc của cha mẹ đã thu hút các em HS nam nhiều hơn nên các em có xu hướng nghỉ học để đi làm phụ cha mẹ hay còn vấn đề nào khác, điều này sẽ được làm rõ trong phần HS cấp II đã bỏ học ở nơi đây. Trong khi đó, đối với các cha mẹ di cư, có 65,7% là cả cha và mẹ cùng di cư, 25,7% người mẹ di cư một mình và 8,6% người cha di cư một mình. Tính chung hai trường hợp chỉ người mẹ di cư cả cha và mẹ di cư thì có đến 91,4% các em có người mẹ di cư (32/35 em). Đây thất sự là điều đáng lo ngại nhất bởi giai đoạn này các em có nhiều biến đổi tâm, sinh lý mạnh mẽ (tuổi dậy thì) nên rất cần có sự định hướng, giúp đỡ của người lớn, nhất là người mẹ. Do vậy, quá trình thực hiện CTXH nhóm với các em, chúng tôi sẽ đặc biệt lưu ý yếu tố này để có những can thiệp, hỗ trợ phù hợp.

- Độ tuổi của học sinh và cha mẹ di cư: kết quả phân tích cho biết các em HS được khảo sát có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi, tương ứng với độ tuổi THCS theo Luật giáo dục 2005 quy định, không có trường hợp học sớm hay quá tuổi. Độ tuổi trung bình của cha mẹ di cư tính được là 39,9 tuổi (cha) và 37,8 tuổi (mẹ), do vậy họ còn khả năng làm việc nhiều năm nữa để lo cho các em học hành.

- Trình độ học vấn của phụ huynh học sinh: để đạt được kết quả học tập tốt thì ngoài sự dạy dỗ của thầy cô và nổ lực của bản thân thì sự hỗ trợ của PHHS là điều rất quan trọng. Bàn luận về vấn đề này, Đặng Thanh Trúc nhận định “Việc xem xét bài vở ở nhà của con cũng có quan hệ chặt chẽ với trình độ học vấn của bố mẹ…. phải có một vốn kiến thức nào đấy cha mẹ mới có thể hỗ trợ cho bài vở ở nhà của con bằng cách giảng giải những điều chưa hiểu ở lớp, hướng dẫn con làm các bài tập khó. Rõ ràng là ở những bố mẹ trình độ học vấn thấp, điều đó cũng bị hạn chế” [32]. Do vậy, tác giả sẽ tiến hành phân tích trình độ học vấn của cha mẹ di cư và người trọng nhất của các em để hiểu được khả năng hỗ trợ học tập của họ đối với các em, kết quả được phản ánh qua biểu đồ 2.1

Biểu đồ 2.1: Trình độ học vấn của phụ huynh học sinh (đvt: %)


Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 2018 Biểu đồ 2 1 cho thấy 1

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9/2018)

Biểu đồ 2.1 cho thấy, ở người mẹ di cư, có đến 21,9% là mù chữ hoặc chỉ biết đọc biết viết (BĐBV), 34,4% học cấp I, chỉ 40,6% học cấp II và 3,1% học cấp III trở lên. Trong khi đó, ở người cha thì 26,9% mù chữ hoặc chỉ BĐBV, 34,6% học cấp I và 38,5% cấp II. Với những người mà các em cho là quan trọng nhất (QTN) trong việc học thì 30,3% mù chữ hoặc chỉ BĐBV và 21,2% học cấp I, tỷ lệ học cấp II của nhóm này là 45,5% và 3% học cấp III trở lên. Để thuận tiện cho việc trình bày, với các số liệu này tác giả tạm gọi chung là hơn 50% PHHS có trình độ học vấn cấp I trở lại và chỉ có 43,7% người mẹ, 38,5% người cha và 48,5% nguời QTN của các em có học vấn cấp II trở lên.

- Khả năng hỗ trợ học tập: để hỗ trợ được việc học của các em thì PHHS phải hiểu được bài vỡ, kiến thức các em đang học để giảng dạy, kiểm tra nhiệm vụ học tập của các em. Điều này vừa giúp các em hoàn thành bài tập do cô thầy giao

và đồng thời hạn chế được sự lơ đểnh, đối phó khi các em tự học ở nhà. Các tính toán cho biết 54,3% cha mẹ di cư và 80% người quan trọng nhất không thể hỗ trợ các em trong việc học ở nhà vì có trình độ học vấn thấp hơn các em.

Các dữ liệu định tính cũng cho thấy sự tương đồng rất lớn với kết quả vừa trình bày, như chia sẽ của một số em: “ba mẹ hướng dẫn học nhưng khó hiểu” (PVS BH12), hay như “ba mẹ em hồi đó hông có đi học nhiều lắm, em làm (bài) hết” (PVS BH17) và thậm chí “gia đình đâu có ai đâu biết chữ đâu….mẹ hông có học” (PVS BH02). Một số cha mẹ di cư cũng cho biết gần như họ không hỗ trợ được con cái học hành, như chị N.T.L chia sẽ “tự nó học, đâu có ai dạy đâu, tội lắm… cậu với ngoại nó cũng không có chữ nghĩa gì hết” (PVS PH04), hay như anh LNV nói “trời ơi, vợ chồng tui thì trình độ đâu có có đâu (cười), mấy cái đó (học tập của con) thì tự nó tìm hiểu thôi… chỉ thì làm sao biết đường đâu mà chỉ” (PVS PH05). Những kết quả trên đã bước đầu cho thấy các em đang gặp khó khăn trong học tập, cụ thể là thiếu sự hỗ trợ của những người trong gia đình.

2.2.1.2. Các khía cạnh đời sống hộ gia đình

Gia đình là nơi mà hầu hết mỗi con người đều muốn gắn bó cả cuộc đời, nhất là thời niên thiếu. Chức năng và vai trò của gia đình đã được nhiều tác giả nghiên cứu, trong đó một số nhận định “vai trò của gia đình như một nguồn ASXH dành cho các thành viên của mình… Những sự kiện đau ốm, tai nạn, hoặc mất việc làm, sinh kế có thể khiến cho các thành viên và hộ gia đình rơi vào tình trạng khốn khó, tác động tiêu cực đến cuộc sống của họ” [2]. Do vậy, trong phần này tác giả sẽ tập trung phân tích các khía cạnh việc làm, tình trạng sức khỏe của các thành viên hộ gia đình, BHYT, nhà ở của cha mẹ di cư như những vấn đề có liên quan đến con em của họ. Nếu như các yếu tố này không được đảm bảo thì các em “HS bị bỏ lại” sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ bỏ học cũng như mất cân bằng trong đời sống. Qua phân tích các dữ liệu định tính, định lượng và quan sát, tác giả thu được kết quả như sau:

- Việc làm: toàn bộ cha mẹ di cư trong nghiên cứu đều là công nhân lao động, chủ yếu là làm gỗ (46,6%), làm hồ và may mặc (bằng nhau mức 20%) hoặc làm ở công ty nhựa và lắp ráp xe đạp (bằng nhau mức 6,7%). Đáng nói hơn, trong đó

có đến 40% không được kí hợp đồng lao động và điều này cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, quyền lợi của họ hoặc chẳng may nếu gặp rủi ro thì họ phải chịu hoàn toàn chi phí, sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và việc học tập của con họ.

- Tình trạng nhà ở: kết quả khảo sát cho thấy tất cả cha mẹ di cư phải thuê nhà để ở mà không có cơ hội tiếp cận với nhà ở xã hội của doanh nghiệp hoặc từ chương trình của Nhà nước. Do vậy, điều kiện sống và sinh hoạt của họ cũng gặp nhiều khó khăn, tốn kém, như chị NTP chia sẽ “nhà trọ chỗ này cũng eo hẹp, nhà trọ cũ chứ không được thoải mái nữa” (PVS PH08). Trong khi đó, ở quê nhà cũng có đến 74,3% con cái của họ đang ở nhờ nhà của ông bà. Ngoài ra, do là xã thuộc vùng sâu và thường bị ngập lụt nên nhiều hộ gặp khó khăn về nhà ở đã vào cụm, tuyến dân cư (năm 2004) để sinh sống. Nhiều hộ phải mua nhà trả chậm ở cụm, tuyến dân cư, đã có nhiều nhà xuống cấp, có thể thiếu an toàn nhưng nhiều hộ chưa có tiền sửa chữa, như anh TVT nói “số tiền nợ nhà và nền nhà dao động từ 15 đến 20 triệu, hiện nay còn nợ khoảng 50%” (PVS CB01).

- Tình trạng sức khỏe: việc quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là tình thương yêu, truyền thống, đạo đức và đồng thời cũng là trách nhiệm, nghĩa vụ được quy định trong Luật hôn nhân gia đình. Nếu có thành viên bị bệnh nặng, gia đình phải thu xếp để có người chăm sóc người bệnh. Đối với những gia đình đơn chiếc, có thể sẽ cho con nghỉ học một số ngày để có người hỗ trợ, trông nhà… từ đó ảnh hưởng đến việc học của các em, với những em có cha mẹ đi làm xa nhà thì khả năng này sẽ càng cao. Do vậy, trong phần này, tác giả sẽ phân tích tình trạng sức khỏe của “HS bị bỏ lại”, cha mẹ di cư và những người sống cùng các em tại nhà để thấy được sự ảnh hưởng của sức khỏe đến việc học của các em, kết quả được thể hiện qua biểu đồ 2.2.

Biểu đồ 2.2: Tình trạng sức khỏe của hộ gia đình (đvt: %)


Nguồn khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 năm 2018 Biểu đồ 2 2 cho 2

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 năm 2018)

Biểu đồ 2.2 cho thấy, có 91,4% các em khỏe mạnh bình thường, 5,7% sức khỏe kém và 2,9% bệnh nặng. Với cha em di cư, có 88,6% khỏe mạnh và 8,6% bệnh nặng hoặc mãn tính và 2,86% bị TNLĐ. Riêng những người sống cùng các em thì 77,1% khỏe mạnh bình thường và 17,1% bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính, 2,9% sức khỏe kém, thương tật và TNLĐ là 2,9%. Nhìn chung chỉ có một tỷ lệ nhỏ cha mẹ di cư và các em “HS bị bỏ lại” là có vấn đề về sức khỏe (khoảng 10%), tỷ lệ này ở những người sống cùng thì khá cao (22,9%), nên khi họ gặp vấn đề về sức khỏe thì các em dễ bị ảnh hưởng đến việc học hành và đời sống.

- Kinh tế hộ gia đình: dữ liệu định tính cho biết, có đến 8,6% các em thuộc hộ nghèo, 20% hộ cận nghèo và 5,7% hộ khó khăn (có xác nhận của chính quyền địa phương). Trong khi đó, với câu hỏi Em nhận thấy mức sống của gia đình em hiện nay là gì? Với các lựa chọn: khá giả; đủ ăn, đủ sống; khó khăn; rất khó khăn, tác giả thu được kết quả: chỉ có 2,9% cho rằng gia đình khá giả nhưng đến 71,4% cho biết chỉ đủ ăn, đủ sống và 25,7% là khó khăn thiếu thốn. Do vậy, xét về mặt công nhận của chính quyền địa phương thì có hơn 1/3 HS sống xa cha mẹ là có mức sống dưới trung bình (34,3%) nhưng theo cảm nhận của các em thì chưa đến 3% là khá giả, 97% còn lại chỉ đủ ăn đủ sống hoặc khó khăn thiếu thốn.

2.2.2. Đặc điểm học sinh sống xa cha mẹ tại trường THCS Bình Tấn

Trước khi tiến hành hoạt động can thiệp để giải quyết vấn đề của các em, tác giả nhận thấy cần phải hiểu biết thêm về điểm mạnh, điểm yếu, các trở ngại

và những nguồn lực mà các em đang hoặc sẽ có. Đồng thời, hoạt động chủ đạo của các em trong giai đoạn này là học tập và các sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Do vậy, trong phần này, tác giả sẽ tập trung phân tích các đặc điểm liên quan đến hai hoạt động trên để làm cơ sở cho các đánh giá và tiến trình can thiệp.

2.2.2.1. Kết quả học tập

Kết quả học tập được xem là sản phẩm phản ánh quá trình học tập, đồng thời cũng cho thấy được các yếu tố liên quan như những khó khăn trở ngại và các nguồn lực hỗ trợ từ gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu các nguồn lực này bị hạn chế thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập và ngược lại, kết quả học tập thấp cũng nói lên phần nào về sự hạn chế của các nguồn lực hỗ trợ (dĩ nhiên không phải là tất cả). Với HS sống xa cha mẹ ở nghiên cứu này, kết quả học tập được thể hiện qua bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Kết quả học tập phân theo học vấn và kinh tế hộ (đvt: %)

Kinh tế

Học vấn

Kết quả học tập năm 2017-2018

Tổng cộng

Trung Bình

Khá

Giỏi


Nghèo

Lớp 6

2,9

-

-

2,9

Lớp 7

-

2,9


2,9

Lớp 8

2,9

-


2,9


Cận nghèo

Lớp 6

2,9

2,9

2,9

8,6

Lớp 7

5,7

2,9

-

8,6

Lớp 8

2,9

-

-

2,9

Khó khăn

Lớp 7

-

2,9

2,9

5,7


Trung Bình

Lớp 6

8,6

2,9

5,7

17,1

Lớp 7

2,9

5,7

14,3

22,9

Lớp 8

8,6

5,7

-

14,3

Lớp 9

2,9

5,7

2,9

11,4

Tổng cộng

40

31,4

28,6

100

Tỷ lệ % kết quả học tập tính trên từng lớp

Lớp 6

50

20

30

100

Lớp 7

21,4

35,7

42,9

100

Lớp 8

71,4

28,6

-

100

Lớp 9

25

50

25

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

(Nguồn: khảo sát tại địa bàn nghiên cứu tháng 9 năm 2018)


Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy, HS sống xa cha mẹ thuộc khối lớp 6 đạt kết quả trung bình là 50%, khá 20% và giỏi là 30%. Khối lớp 7 có 21,4% đạt loại trung bình, 35,7% khá và 42,9% giỏi. Khối lớp 8 đạt trung bình 71,4%, khá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023