Các Nghiên Cứu Đã Được Thực Hiện Về Sức Khỏe Tâm Thần Ở Học Sinh Thpt Trên Thế Giới Và Việt Nam

tiêu cực của dịch bệnh dễ tạo nên cho các em biểu hiện căng thẳng tâm lý [20,21].

1.4. Các nghiên cứu đã được thực hiện về sức khỏe tâm thần ở học sinh THPT trên thế giới và Việt Nam

Trên thế giới và Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về sức khỏe tâm thần đặc biệt là tình trạng trầm cảm ở học sinh khối trung học phổ thông.

1.4.1. Trên thế giới

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tác giả Unsal Alaaddin nghiên cứu về tỷ lệ học sinh có triệu chứng trầm cảm ở học sinh trung học có 846 học sinh tham gia cuộc khảo sát. Trong nhóm nghiên cứu cho kết quả tỷ lệ mắc trầm cảm là 30,7% (n

= 260), 22,6% ở nam (n = 99) và 39,6% ở nữ (n = 161) [22].

Tại Đài Loan, tác giả Huang – chi Lin và cộng sự nghiên cứu về trầm cảm và mối liên quan của nó với lòng tự trọng, các yếu tố gia đình, bạn bè, trường học ở thanh thiếu niên. Kết quả là trong số 9586 người tham gia, tỷ lệ trầm cảm là 12,3%. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm bao gồm: giới tính nữ, tuổi lớn hơn, cư trú ở khu vực thành thị, lòng tự trọng thấp, hôn nhân cha mẹ đổ vỡ, thu nhập gia đình thấp, xung đột gia đình, chức năng gia đình kém hơn, ít hài lòng với các mối quan hệ đồng đẳng, ít kết nối với trường học và kết quả học tập kém [23].

Tại Chandigarh, tác giả Sandal Raman Kumar nghiên cứu về tỷ lệ trầm cảm, lo âu và căng thẳng ở thanh thiếu niên đi học. Kết quả cho thấy tỷ lệ hiện mắc bệnh DAS (trầm cảm, lo âu, căng thẳng) lần lượt là 65,53%; 80,85% và 47,02%. Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh đi kèm giữa trầm cảm và lo âu là 57,65%. Rất ít trầm cảm nặng (3%). Tỷ lệ mắc DAS ở nữ cao hơn. Đối với chứng trầm cảm và lo lắng, độ tuổi đỉnh cao là 18 tuổi [24].

Một nghiên cứu về các nam sinh trung học tại Abha, Vùng Aseer, Ả Rập Xê Út. Tác giả Al – gelban nghiên cứu này báo cáo về nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ phổ biến và mức độ nghiêm trọng của chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng ở trẻ em trai vị thành niên Ả Rập Xê Út. Kết quả chỉ ra rằng trong số 1723 sinh viên nam được tuyển vào nghiên cứu này, 59,4% mắc ít

nhất một trong ba rối loạn, 40,7% mắc ít nhất hai và 22,6% mắc cả ba rối loạn. Hơn nữa, hơn một phần ba số người tham gia (38,2%) bị trầm cảm, trong khi 48,9% lo lắng và 35,5% bị căng thẳng. Trầm cảm, lo lắng và căng thẳng có mối tương quan chặt chẽ, tích cực và đáng kể [25]. Tại vùng Qassim, Ả Rập Xê Út tác giả Alharbi Reem nghiên cứu ước tính tỷ lệ trầm cảm và lo lắng của học sinh trung học. Kết quả cho thấy rằng trầm cảm do sử dụng (PHQ-9) trong số 1245 sinh viên, 325 (26,0%) không bị trầm cảm, 423 (34%) trầm cảm nhẹ, 306 (24,6%) trầm cảm vừa phải, trong khi 129 (10,4%) bị trầm cảm mức độ trung bình và 62 (5,0%) bị trầm cảm nặng. Trầm cảm và theo giới tính ( giá trị p < 0,001), cho thấy mối quan hệ đáng kể [26].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

1.4.2. Tại Việt Nam

Ở Việt Nam, trong hơn một thập kỷ gần đây vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung và trầm cảm nói riêng được đề cập đến nhiều hơn, các nhà nghiên cứu quan tâm hơn, và cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học trầm cảm trong cộng đồng.

Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 4

Theo Trần Thị Mỵ Lương, Phan Diệu Mai (2019) nghiên cứu về “Thực trạng trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Ninh Bình và thành phố Hà Nội”. Kết quả có khoảng 20% số học sinh có biểu hiện trầm cảm ở mức độ khác nhau [27].

Theo Hồ Thế Nhân & cộng sự (2019) về “Tình hình trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bến Tre. Kết quả cho thấy tỉ lệ trầm cảm ở học sinh khối 10 ba trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT chuyên Bến Tre, THPT Trương Vĩnh Ký lần lượt là 32,2%; 30%; 33,3%. Học sinh có nguy cơ cao trầm cảm là những học sinh phải gánh chịu áp lực học tập cao, có sự gắn kết với trường học kém, học sinh mới bước vào ngưỡng cửa cấp ba; học sinh thường tham gia đánh nhau, dành nhiều thời gian tham gia mạng xã hội internet; học sinh có suy nghĩ về việc tự tử hoặc tìm cách tự tử; học sinh sống trong gia đình không hạnh phúc, bị ngược đãi về tình cảm, bị bỏ mặc không được quan tâm [28].

Theo Trần Thị Hương Quỳnh (2020) nghiên cứu về “Thực trạng trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh trường trung học phổ thông Hà Huy Tập, thành

phố Vinh, tỉnh Nghệ An năm học 2019-2020 và một số yếu tố liên quan”. Kết quả cho thấy tỷ lệ học sinh có dấu hiệu trầm cảm là 38,2%, lo âu là 39,2% và stress là 26,2%. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm, lo âu, stress ở học sinh là: yếu tố nhân khẩu, yếu tố cá nhân và học tập không hài lòng về ngoại hình, có áp lực học tập, không hài lòng với kết quả học tập/điểm thi, yếu tố gia đình: không được gia đình quan tâm yêu mến, gia đình thường xảy ra mâu thuẫn, bị người thân đánh, mắng, yếu tố bạn bè, nhà trường: không có bạn thân, mâu thuẫn với bạn bè, bị bạn bè trêu chọc/bắt nạt/đánh mắng, chứng kiến bạn bè bị trêu chọc/ bắt nạt/ đánh mắng, thầy cô khiển trách thường xuyên, không tham gia hoạt động của nhà trường tổ chức, yếu tố liên quan đến dịch COVID – 19: lo lắng với lượng kiến thức phải học bù, khó theo kịp khi nghỉ dịch, kinh tế gia đình sụt giảm, gặp khó khăn khi học online [29].

Tác giả Hoàng Kim Thành & cộng sự (2020) nghiên cứu về sự gắn kết với trường học và tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của học sinh lớp 10 tại 8 trường trung học phổ thông tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định GKTH thực sự là một yếu tố bảo vệ học sinh trước các vấn đề sức khỏe tinh thần bao gồm stress, lo âu và trầm cảm. Đồng thời, gắn kết trường học cũng giúp giảm mức độ trầm trọng của các vấn đề SKTT và giảm khả năng xảy ra đồng thời nhiều vấn đề sức khỏe tinh thần cùng một lúc [30].

Tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh & cộng sự (2021) nghiên cứu về một số yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm của học sinh trường trung học phổ thông Phan Đăng Lưu, Kiến An, Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố liên quan đến dấu hiệu trầm cảm ở học sinh là tình trạng hôn nhân của bố mẹ học sinh; nội quy của nhà trường khắt khe, sự hoà đồng của bạn bè và sự quan tâm của thầy cô (p < 0,05) [31].

1.5. Giới thiệu thang đo trầm cảm ở trẻ em và một số thang đo liên quan

Các phương pháp đo lường được sử dụng trong mọi lĩnh vực khoa học, kể cả khoa học xã hội và nhân văn. Trong một quần thể, việc đánh giá mức độ trí tuệ, các năng khiếu, sở thích, đặc điểm nhân cách của từng thành viên, giúp họ lựa chọn nghề nghiệp phù hợp khả năng và năng lực. Trong y học, khoa học chẩn đoán tâm lý lâm sàng lấy phương pháp trắc nghiệm tâm lý làm công

cụ thực hành để lượng hóa các triệu chứng tâm thần, hỗ trợ chẩn đoán lâm sàng, phát hiện những lệch lạc về trí tuệ và nhân cách mang tính chất tâm bệnh học, gợi ra phương hướng điều trị và đánh giá kết quả điều trị.

Trong lĩnh vực lâm sàng tâm thần học trên thế giới, các trắc nghiệm tâm lý được sử dụng để đánh giá nhóm các triệu chứng về cảm xúc như thang đánh giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory) năm 1961, thang đánh giá trầm cảm của Hamilton (HDRS – Hamilton Depression Rating Scale), do M.Hamilton giới thiệu 1960, Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS (Depression-Anxiety-Stress Scale) năm 1995; Thang GDS được xây dựng để nhận diện các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân là người già (Brink TL., 1982; Yesavage JA., 1983), Thang đo trầm cảm ở trẻ em CDI (The Children’s Depression Inventory),…

1.5.1. Thang đo CDI 2

1.5.1.1. Khái quát chung

Phiên bản thứ 2 của thang đo trầm cảm trẻ em (CDI 2) là bản sửa đổi hoàn chỉnh của thang đo trầm cảm trẻ em (CDI). CDI 2 có thể được sử dụng trong cả môi trường giáo dục và lâm sàng để đánh giá các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên. Được sáng tác bởi Tiến sĩ Maria Kovacs, một nhà nghiên cứu được quốc tế công nhận về các rối loạn trầm cảm thời thơ ấu và thanh thiếu niên, CDI 2 vẫn giữ được nhiều đặc điểm thiết yếu của người tiền nhiệm, trong khi giới thiệu một số tinh chỉnh quan trọng [32].

Bộ công cụ đo trầm cảm trẻ em, phiên bản lần thứ 2 (CDI 2) đã nêu ra một loạt các phương pháp trong đó cung cấp những đánh giá toàn diện về nhiều đối tượng trẻ em trong độ tuổi 7 đến 17 tuổi. Khoảng thời gian để xếp hạng cho mỗi công cụ CDI 2 là qua 2 tuần. Khi kết quả từ CDI 2 được kết hợp với các nguồn thông tin được xác minh khác, CDI 2 có thể hỗ trợ xác định sớm các triệu chứng trầm cảm, chẩn đoán trầm cảm và các rối loạn liên quan, cũng như theo dõi hiệu quả điều trị. Cách CDI 2 hoạt động: CDI 2 định lượng triệu chứng trầm cảm bằng cách sử dụng các báo cáo từ trẻ em/thanh thiếu niên (toàn bộ và ngắn), giáo viên và phụ huynh (hoặc người chăm sóc

thay thế). CDI 2 bao gồm một số giao thức khác nhau: Tự báo cáo; Giáo viên; Phụ huynh [32].

Tại nghiên cứu này sử dụng Bản CDI 2 Self-Report (tự báo cáo) chứa 28 mục phản ánh các biểu hiện phù hợp với từng thời kỳ. Cụ thể, nó bao gồm các đặc điểm cảm xúc, nhận thức, động lực và thần kinh thực vật của trầm cảm cũng như các ví dụ về suy giảm chức năng thứ phát sau các triệu chứng. CDI 2: Tự báo cáo (CDI 2: SR) là một đánh giá 28 mục mang lại tổng số điểm, hai điểm tỷ lệ và bốn điểm số phụ. Đối với mỗi mục, người trả lời được trình bày với ba lựa chọn tương ứng với ba cấp độ triệu chứng: 0 (không có triệu chứng), 1 (triệu chứng nhẹ hoặc có thể xảy ra) hoặc 2 (triệu chứng xác định). Hình thức đầy đủ là lý tưởng khi các giám định viên yêu cầu một mô tả mạnh mẽ hơn về các triệu chứng trầm cảm của trẻ.

1.5.1.2. Cách sử dụng:

- Mục đích:

+ Đo lường các dấu hiệu nhận thức, tình cảm và hành vi trầm cảm ở trẻ và thanh thiếu niên

+ Đo mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em.

+ Phân biệt giữa rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn cảm xúc buồn rầu ở trẻ em và các tình trạng tâm thần khác.

- Độ tuổi: Từ 07 – 17 tuổi.

- Đối tượng: Thân chủ có dấu hiệu hoặc có nghi vấn trầm cảm.

- Cách tính điểm:

Điểm của thang đo là điểm tổng của 28 nhóm. Khi đánh giá có thể sử dụng cách phân loại sau:

+ Điểm số:

0 – 12: Không trầm cảm

13 – 19: Có dấu hiệu trầm cảm

≥ 20: Trầm Cảm

- Một số lưu ý khi sử dụng Thang đo trầm cảm trẻ em CDI 2:

+ Cần đảm bảo với trẻ rằng không có câu trả lời nào là đúng hay là sai.

+ CDI là bản đánh giá tự báo cáo được viết ở cấp độ đọc cấp một, điều đó có nghĩa là trẻ sẽ được tự đánh giá bằng giấy và bút.

+ Mỗi mục trong CDI 2 có ba câu, và trẻ được yêu cầu chọn một câu trả lời mô tả đúng nhất cảm xúc của trẻ trong hai tuần qua.

+ Nên kiểm tra lại bất kỳ đứa trẻ nào nhận được điểm dương tính trên CDI từ hai đến bốn tuần sau bài kiểm tra ban đầu.

+ Những đứa trẻ không có kỹ năng đọc phù hợp với lứa tuổi có thể nhận được chẩn đoán không chính xác trên cơ sở điểm CDI 2 [33].

1.5.2. Thang đo lòng tự trọng Rosenberg (RSE)

Lòng tự trọng là sự tự tin vào giá trị hoặc khả năng của bản thân. Lòng tự trọng bao gồm niềm tin về bản thân, cũng như các trạng thái cảm xúc, chẳng hạn như chiến thắng, tuyệt vọng, tự hào và xấu hổ. Smith và Mackie (2007) đã định nghĩa nó bằng cách nói "Khái niệm về bản thân là những gì chúng ta nghĩ về bản thân; lòng tự trọng, là những đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về bản thân, như cách chúng ta cảm nhận về nó." một cấu trúc tâm lý hấp dẫn vì nó dự đoán các kết quả nhất định, chẳng hạn như thành tích học tập, hạnh phúc, sự hài lòng trong hôn nhân và các mối quan hệ, và hành vi phạm tội. Lòng tự trọng có thể áp dụng cho một thuộc tính cụ thể hoặc trên toàn cầu. Các nhà tâm lý học thường coi lòng tự trọng là một đặc điểm tính cách lâu bền (tính tự trọng đặc điểm), mặc dù các biến thể bình thường, ngắn hạn (lòng tự trọng trạng thái) cũng tồn tại. Các từ đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa với lòng tự trọng bao gồm: giá trị bản thân, tự coi trọng bản thân, tự tôn và tự trọng [34]

Các Thang đo lòng tự trọng Rosenberg (RSES), được phát triển bởi nhà xã hội học Morris Rosenberg [35], là một thước đo lòng tự trọng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học - xã hội. Thang đo lòng tự trọng của Rosenberg (RSEs) đã được dịch sang 28 ngôn ngữ và được quản lý cho 16.998 người tham gia trên 53 quốc gia [36]. Nó sử dụng thang điểm 0 – 30 trong đó điểm dưới 15 có thể cho thấy lòng tự trọng có vấn đề [34].

Tính điểm: Vì RSE là thang điểm Guttman nên việc tính điểm có thể hơi phức tạp. Cho điểm liên quan đến một phương pháp xếp hạng kết hợp. Các câu trả lời có lòng tự trọng thấp là “không đồng ý” hoặc “đồng ý” ở các mục 1, 3, 4, 7, 10 và “rất đồng ý” hoặc “đồng ý” ở các mục 2, 5, 6, 8, 9. Hai hoặc ba trong số ba câu trả lời đúng cho các mục 3,7 và 9 được cho điểm là một mục. Một hoặc hai trong số hai câu trả lời đúng cho mục 4 và 5 được coi là một mục duy nhất; các mục 1,8 và 10 được tính điểm như các mục riêng lẻ và các câu trả lời đúng kết hợp (một hoặc hai trong số hai) cho mục 2 và 6 được coi là một mục duy nhất.

Thang điểm cũng có thể được cho điểm bằng cách cộng 4 điểm riêng lẻ cho từng mục sau khi cho điểm ngược lại các mục có từ ngữ phủ định [34].

Độ tin cậy: RSE chứng minh hệ số độ tái lập của thang đo Guttman là 0,92 cho thấy tính nhất quán nội bộ tuyệt vời. Độ tin cậy của thử nghiệm – kiểm tra lại trong khoảng thời gian 2 tuần cho thấy mối tương quan là 0,85 và 0,88, cho thấy độ ổn định tuyệt vời [34].

Tính hợp lệ: Biểu diễn đồng thời, dự báo và xây dựng giá trị pháp lý sử dụng cho các nhóm đã biết. RSE tương quan đáng kể với các thước đo đánh giá lòng tự trọng khác, bao gồm cả Bản kiểm kê về bản thân của Coopersmith. Ngoài ra, RSE tương quan theo hướng dự đoán với các thước đo về trầm cảm và lo lắng [34].

1.5.3. Thang đo cảm nhận mức độ stress PSS – 10

Thang đo cảm nhận mức độ stress (PSS – 10) là một bảng câu hỏi gồm 10 mục được phát triển ban đầu bởi Cohen et al. (1983) được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức độ căng thẳng ở thanh niên và người lớn từ 12 tuổi trở lên [37]. Đây là một bảng câu hỏi tự báo cáo được thiết kế để đo lường mức độ mà các tình huống trong cuộc sống của một người được đánh giá là căng thẳng. PSS-10 xác định cách người trả lời không thể đoán trước, không thể kiểm soát và tìm thấy cuộc sống của họ. Thang đo cũng bao gồm một số truy vấn trực tiếp về mức độ căng thẳng đã trải qua hiện tại. PSS được thiết kế để sử dụng trong các mẫu cộng đồng có ít nhất một số giáo dục trung học. Các

mục được đánh giá mang tính chất chung chung thay vì tập trung vào các sự kiện hoặc kinh nghiệm cụ thể [38].

Do mức độ căng thẳng được đánh giá bị ảnh hưởng bởi sự phức tạp hàng ngày, các sự kiện lớn và những thay đổi trong nguồn lực ứng phó, giá trị dự đoán của PSS – 10 giảm nhanh chóng sau 4 đến 8 tuần [38].

Cách tính điểm

Có thể xác định điểm PSS của mình bằng cách làm theo các hướng dẫn sau:

Đầu tiên, hãy đảo ngược điểm của bạn cho các câu hỏi 4, 5, 7 và 8. Trên 4 câu hỏi này, hãy thay đổi điểm số như thế này: 0 = 4, 1 = 3 , 2 = 2, 3 = 1, 4 = 0.

Bây giờ thêm điểm của bạn cho mỗi mục để có tổng số.

Điểm số cá nhân trên PSS có thể dao động từ 0 đến 40 với điểm số cao hơn cho thấy stress nhận thức cao hơn.

Điểm số từ 0 – 13 sẽ được coi là không stress.

Điểm số từ 14 – 26 sẽ được coi là có dấu hiệu stress.

Điểm số từ 27 – 40 sẽ được coi là stress nặng.

Thang đo PSS là thú vị và quan trọng bởi vì nhận thức của bạn về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn là quan trọng nhất. Hãy xem xét ý tưởng rằng hai cá nhân có thể có các sự kiện và kinh nghiệm chính xác trong cuộc sống của họ trong tháng qua. Tùy thuộc vào nhận thức của họ, tổng số điểm có thể đặt một trong những cá nhân đó vào danh mục stress thấp và tổng số điểm có thể đưa người thứ hai vào danh mục stress cao [37].

1.6. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu

Hà Nội là thủ đô, thành phố trực thuộc trung ương và là một đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm về phía Tây Bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích lớn nhất Việt Nam và là thành phố đông dân thứ hai và mật độ dân số cao thứ hai trong 63 tỉnh của Việt Nam [39]. Dân số trung bình năm 2020 của Hà Nội là 8.246,5 nghìn người, mật độ dân số là 2.454 người/km2 [40]. Tính đến

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ
Ngày đăng: 28/09/2024