Nội Dung Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Trường Trung Học Phổ Thông

- Điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên.

- Điều chỉnh, cải tiến nội dung chương trình [2].

1.2.2.2. Nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông

Nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT là đánh giá việc vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh vào việc giải quyết các nhiệm vụ học tập để đạt được mục tiêu của các môn học trong từng năm học và trong cả cấp học. Đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT bao gồm cả việc đánh giá các tri thức, kĩ năng độc lập của từng bài học, môn học và việc đánh giá sự tích hợp tri thức, kĩ năng của nhiều bài học và liên môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập bằng nhiều hoạt động khác nhau. Trong xu hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá, thì đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT không chỉ đánh giá các kiến thức trong nhà trường mà các kiến thức phải liên hệ với thực tế, gắn với bối cảnh hoạt động và khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức và kĩ năng để giải quyết các vấn đề, tình huống trong thực tiễn.

Như thế, có thể phân chia nội dung đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT thành 4 điểm căn bản:

- Học sinh hiểu, nhớ và tái hiện được kiến thức.

- Phát triển ở học sinh tư duy độc lập, sáng tạo.

- Rèn luyện những kỹ năng tương ứng với nội dung bài học.

- Hình thành ở học sinh tình cảm, thái độ, động cơ tương ứng với nội dung bài học [2].

1.2.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Ở trường THPT, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh thường theo một số phương pháp cơ bản như sau [2]:

* Đánh giá thông qua vấn đáp, kiểm tra miệng

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 4

Đánh giá thông qua vấn đáp, kiểm tra miệng là cách thức giáo viên đưa ra cho học sinh lần lượt một số câu hỏi và học sinh trả lời trực tiếp với giáo viên. Thông qua câu trả lời, giáo viên đánh giá mức độ lĩnh hội tài liệu học tập của học sinh. Đánh giá thông qua vấn đáp, kiểm tra miệng được sử dụng ở tất cả các giai đoạn của quá trình dạy học.

Phương pháp dùng lời giúp giáo viên dễ dàng nắm bắt được tư tưởng, cách suy luận của học sinh để kịp thời uốn nắn những sai sót, đồng thời giúp học sinh nhớ lâu tài liệu nhờ trình bày qua ngôn ngữ của mình, mạnh dạn phát biểu ý kiến, luyện tập khả năng diễn đạt ý tưởng được chính xác, suy nghĩ phán đoán nhanh chóng, rèn kĩ năng ứng xử.

Hạn chế của đánh giá thông qua vấn đáp, kiểm tra miệng là mất nhiều thời gian. Các câu hỏi phân phối cho các học sinh khó đồng đều.

* Đánh giá thông qua kiểm tra viết

Đánh giá thông qua kiểm tra viết là cách thức học sinh làm những bài kiểm tra viết trong những khoảng thời gian khác nhau tùy theo yêu cầu của môn học. Đánh giá thông qua kiểm tra viết thường được sử dụng để đánh giá định kỳ theo yêu cầu chương trình môn học. Đánh giá thông qua kiểm tra viết có hai cách thức thực hiện:

- Đánh giá thông qua kiểm tra viết tự luận

- Đánh giá thông qua kiểm tra trắc nghiệm khách quan

Ưu điểm của phương pháp này là trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra

- đánh giá toàn thể học sinh trong lớp về một số nội dung môn học, do đó đánh giá được trình độ chung của học sinh trong lớp và từng học sinh, để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy. Đồng thời, kiểm tra viết cũng giúp học sinh có đủ thời gian suy nghĩ để trả lời và biểu đạt bằng ngôn ngữ của chính mình.

Hạn chế của đánh giá thông qua kiểm tra viết là khó đảm bảo tính chính xác nếu không được tổ chức kiểm tra một cách nghiêm túc, khó có điều kiện để đánh giá kĩ năng thực hành, thí nghiệm, kĩ năng vận dụng kiến thức,…

* Đánh giá thông qua hoạt động thực hành

Đánh giá thông qua hoạt động thực hành là cách thức học sinh làm những bài kiểm tra có tính chất thực hành như: đo đạc, làm thí nghiệm, chế tạo các mô hình, thiết bị kĩ thuật… ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm và ngoài thiên nhiên.

Phương pháp này dùng để đánh giá kĩ năng, kĩ xảo thực hành, không đơn thuần đánh giá kĩ năng biết thực hiện một cái gì đó mà còn đánh giá kĩ năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Thực hành là phương pháp hữu hiệu để đánh giá kĩ năng, kĩ xảo về thí nghiệm và vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Hạn chế của phương pháp này là những khó khăn về cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm và đội ngũ giáo viên đáp ứng về năng lực để tham gia đánh giá học sinh.

1.2.2.4. Hình thức đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông

* Giáo viên đánh giá trên lớp

Giáo viên đánh giá trên lớp là hình thức đánh giá phổ biến hiện nay trong các trường học. Giáo viên đánh giá trên lớp được thực hiện nhiều lần trong mỗi giờ học khi giáo viên và học sinh đặt các câu hỏi về nội dung bài học, tổ chức báo cáo về các nội dung của môn học trên lớp.

Mục đích chính của việc giáo viên đánh giá trên lớp là giúp học sinh nâng cao chất lượng việc học. Các dữ liệu thu thập được và thảo luận trong quá trình đánh giá trên lớp cũng có thể được sử dụng để truyền đạt thông tin quan trọng về các học sinh để các bậc cha mẹ quan tâm. Giáo viên đánh giá trên lớp không tách rời quá trình dạy học, nó không nhằm mục đích chính là xác nhận như đánh giá diện rộng mà chủ yếu là thu nhận các phản hồi từ người học và nhằm cải thiện quá trình dạy học. Nói cách khác, mục tiêu chính là để hiểu rõ hơn việc học tập của người học và từ đó nâng cao chất lượng học tập.

Xét về vai trò, giáo viên đánh giá trên lớp là hình thức đánh giá tập trung vào quan sát và cải thiện việc học hơn là quan sát và cải thiện việc dạy. Giáo

viên là người quyết định đánh giá cái gì, cách đánh giá và cách đáp ứng lại các thông tin thu được thông qua đánh giá. Thông qua việc đánh giá trên lớp, học sinh củng cố được nội dung học tập và kỹ năng tự đánh giá, giáo viên làm rõ thêm trọng tâm dạy học. Mục đích của hình thức đánh giá trên lớp là cải thiện chất lượng học tập của người học, không phải cung cấp bằng chứng để đánh giá và quyết định việc lên lớp. Nó cung cấp thông tin về cái gì người học đang học, học được bao nhiêu và học tốt như thế nào. Vì vậy, đánh giá trên lớp đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy học ở các trường trung học phổ thông.

* Giáo viên đánh giá tổng kết

Đánh giá tổng kết hay còn gọi là đánh giá kết quả là đánh giá có tính tổng hợp, bao quát, nhằm cung cấp thông tin về sự tinh thông/thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung kỉến thức, kĩ năng và thái độ sau khi kết thúc một môn học.

Đánh giá tổng kết thường được thực hiện vào cuối kì. Mục tiêu chính của đánh giá tổng kết là xác định mức độ đạt thành tích của học sinh, nhưng không quan tâm đến việc thành tích đó đã đạt được ra sao. Kết quả đánh giá được sử dụng để công nhận học sinh đã hoặc không hoàn thành môn học.

* Học sinh tự đánh giá

Tự đánh giá là quá trình học sinh đánh giá hoạt động và kết quả đạt được của bản thân mình. Học sinh không chỉ tự đánh giá mà còn có thể được tham gia vào quá trình xác định các tiêu chí đánh giá thế nào là một thành quả tốt. Tự đánh giá có mối liên hệ chặt chẽ với một trong những mục tiêu chính của giáo dục: học tập theo định hướng của bản thân.

Ưu điểm của tự đánh giá là giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về những gì mình đã học, đã tiến bộ và những gì cần cố gắng. Từ đó, học sinh biết chịu trách nhiệm trước kết quả học tập của mình, tự tin hơn về những gì mình có thể làm được, rèn luyện cách tự học cho học sinh. Tuy nhiên, không phải lúc nào các em cũng có khả năng thực hiện việc tự đánh giá.

* Đánh giá đồng đẳng

Đánh giá đồng đẳng là học sinh tham gia vào việc đánh giá những người cùng học khác. Để đánh giá đồng đẳng, học sinh phải nắm rõ những nội dung mà dự kiến sẽ đánh giá bạn học. Đây chính là quá trình từng học sinh trong lớp học cùng tham gia một hoạt động học tập đánh giá lẫn nhau. Đánh giá đồng đẳng không tập trung vào đánh giá tổng kết cuối kì mà nhằm mục đích hỗ trợ học sinh trong suốt quá trình học tập. Điều này có nghĩa là học sinh sẽ đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí đã được định trước. Các tiêu chí này sẽ do giáo viên xác định hoặc do giáo viên và học sinh cùng thống nhất. Các tiêu chí phải thể hiện bằng những ngôn từ cụ thể, phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.

Đánh giá đồng đẳng có nhiều ưu điểm. Học sinh quan sát các bạn trong quá trình học tập, vì vậy, thông tin mà các em có về hoạt động của nhau mang tính chi tiết, cụ thể hơn là thông tin giáo viên thu được. Qua đánh giá hoạt động, sản phẩm học tập của bạn, học sinh có thể học hỏi những điểm hay hoặc rút kinh nghiệm từ những chưa tốt của bạn; hình thành khả năng tự chịu trách nhiệm với những nhận xét, đánh giá của mình về bạn học. Thông qua việc đánh giá bạn học, học sinh hình thành rõ ràng hơn trong bản thân mình các yêu cầu về học tập, về cách ứng xử với người khác, từ đó, điều chỉnh hay phát triển hành vi, thái độ của bản thân. Tuy nhiên, hạn chế của đánh giá đồng đẳng là phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của học sinh; khó thu thập được thông tin về những học sinh nhút nhát, ít được bạn chú ý [3].

1.3. Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường Trung học phổ thông

1.3.1. Các khái niệm cơ bản

1.3.1.1. Quản lý

Theo Đỗ Hoàng Toàn, quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm

năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến chuyển của môi trường [41, tr.43].

Theo Nguyễn Bá Dương, quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa chủ thể và đối tượng quản lý qua con đường có tổ chức; là sự tác động điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý, lãnh đạo cùng hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định của tập thể và xã hội [12, tr.55].

Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu quản lý là sự tác động có mục đích, có kế hoạch và hợp quy luật của chủ thể quản lý (người quản lý tổ chức) đến khách thể quản lý (những người bị quản lý trong tổ chức) nhằm huy động và điều phối có hiệu quả mọi nguồn lực của tổ chức (nhân lực, tài lực và vật lực,...) để đạt tới mục tiêu đã định của tổ chức trong môi trường luôn luôn thay đổi.

1.3.1.2. Phát triển

Theo quan điểm Triết học, phát triển là một phạm trù dùng để khái quát quá trình vận động từ thấp tới cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn [22].

Theo Từ điển quản lý xã hội, phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phương hướng không thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự chuyển biến sang một trình độ mới. Phát triển là đặc điểm cơ bản của vật chất, là nguyên tắc giải thích về sự tồn tại và hoạt động của các hệ thống bất cân bằng, lưu động, biến đổi [11].

Trong giáo dục, lý thuyết “vùng phát triển” của L.S Vygotsky (1886- 1934) cho rằng: tâm lý của người học phát triển từ vùng phát triển hiện tại đến vùng phát triển gần nhất. Vùng phát triển hiện tại là vùng mà trình độ ở đó các chức năng tâm lý đã đạt đến độ chín muồi, tức người học đã tự thực hiện được nhiệm vụ, tự giải quyết vấn đề mà không cần tới sự hỗ trợ của giáo viên. Vùng phát triển gần nhất là vùng mà trong đó các chức năng tâm lý đang trưởng

thành nhưng chưa chín muồi, ở mức độ này người học chưa tự mình thực hiện được nhiệm vụ mà chỉ thực hiện được khi có sự giúp đỡ của giáo viên. Vygotsky cho rằng dạy học là quá trình phát triển ở người học, dẫn dắt người học đến vùng phát triển gần nhất, đồng thời hình thành vùng phát triển gần kế tiếp và cứ thế người học sẽ phát triển liên tục [dẫn theo 7].

Như thế, có thể coi phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động, biểu hiện chiều hướng đi lên của các đối tượng trong hiện thực khách quan, là quá trình chuyển hóa đến vùng phát triển gần nhất, đồng thời hình thành vùng phát triển gần kế tiếp làm cho đối tượng ngày càng hoàn thiện hơn.

1.3.1.3. Năng lực

Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực:

Dưới góc độ Tâm lý học, năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy [44].

Theo từ điển Giáo dục học, năng lực là khả năng được hình thành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ [15].

Tựu chung lại, năng lực mang dấu ấn cá nhân, thể hiện tính chủ quan trong hành động và có thể có được nhờ sự bền bỉ, kiên trì học tập, hoạt động, rèn luyện và trải nghiệm. Về bản chất, năng lực là tổ hợp của kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ và một số yếu tố tâm lý khác phù hợp với yêu cầu của hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. Khi năng lực phát triển thành tài năng thực sự thì các yếu tố này hoà quyện, đan xen vào nhau.

1.3.1.4. Năng lực đánh giá kết quả học tập

Để đưa ra cách hiểu về năng lực đánh giá kết quả học tập, chúng tôi xem xét trên 3 cách hiểu sau đây về năng lực.

Nhìn nhận năng lực một cách bao quát, Gonczi cho rằng: Năng lực là sự kết hợp các thuộc tính của cá nhân, hiệu suất và tiêu chuẩn. Có nghĩa là một

giáo viên có năng lực sẽ có các thuộc tính cần thiết cho việc thực hiện công việc đáp ứng các tiêu chuẩn thích hợp [dẫn theo 18].

Trong quan điểm tổng thể, Preston và Walker cho rằng năng lực liên quan đến sự kết hợp của các thuộc tính (kiến thức, khả năng, kỹ năng, thái độ) được cơ cấu thành năng lực cho phép một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện một vai trò hoặc nhiệm vụ đạt tới một chuẩn mực hoặc chất lượng phù hợp (có nghĩa là một tiêu chuẩn thích hợp) trong một hoàn cảnh cụ thể và do đó làm cho các cá nhân hoặc nhóm có năng lực trong vai trò của mình [dẫn theo 18].

Nhìn nhận năng lực là việc đạt chuẩn, Richey, Fields, và Poxon lại cho rằng năng lực gắn với một tập hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ cho phép một người thực hiện có hiệu quả một hoạt động đáp ứng hoặc thậm chí vượt các tiêu chuẩn mong đợi đối với một nghề nghiệp cụ thể [dẫn theo 18].

Tích hợp nội hàm của 3 cách hiểu trên, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về năng lực đánh giá kết quả học tập: Năng lực đánh giá kết quả học tập của giáo viên là tổng hoà các yếu tố có tính nhận thức kiến thức, kỹ năng) về đánh giá kết quả học tập, các yếu tố phi nhận thức (thái độ, niềm tin, xúc cảm...) trong đánh giá giúp giáo viên có thể đánh giá được đầy đủ, khách quan năng lực học tập của học sinh.

1.3.1.5. Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên

Việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên đã được thực hiện một phần trong quá trình giáo viên được đào tạo tại các nhà trường sư phạm. Trong quá trình công tác tại các nhà trường phổ thông, việc phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên tiếp tục được thực hiện thông qua các hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Để phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên thì trước hết người giáo viên phải được trang bị kiến thức, kỹ năng về đánh giá kết quả học tập và thái độ, niềm tin, xúc cảm... trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí