Đánh Giá Kết Quả Học Tập Của Học Sinh Ở Trường Trung Học Phổ Thông

quản lý lớp học là hết sức cần thiết, đặc biệt đối với giáo viên mới ra trường [50]. Theo Gabršček, Roeder, P. với các giáo viên mới ra trường thì cần cung cấp, mở rộng thêm kiến thức và kĩ năng dạy học, đặc biệt trong lĩnh vực sư phạm, tâm lí, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập của học sinh [49]. Chang, Downes cho rằng việc bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng dạy học ở các môn cụ thể hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của giáo viên và đặc điểm của môn học đó [47].

Về hình thức bồi dưỡng, Gabršček S, Roeders P. cho rằng bồi dưỡng tập trung trong một số ngày và kết hợp lí thuyết với thực hành; bồi dưỡng có thể thực hiện trực tiếp với giáo viên hay qua giáo viên cốt cán; bồi dưỡng dưới dạng xêmina hay các hội thảo huấn luyện. Nếu bồi dưỡng theo hình thức từ xa thì tùy thuộc vào thời gian giáo viên có thể sắp xếp được. Bên cạnh đó, các hình thức trợ giúp, tư vấn cho giáo viên cũng được xem là một hình thức bồi dưỡng [49]. Cùng với hình thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng thì rất đa dạng: thuyết trình, minh họa, thảo luận nhóm, thí nghiệm và các hoạt động thực hành [47].

Gắn với việc bồi dưỡng là hoạt động tổ chức và quản lý bồi dưỡng. Dutto cho rằng bồi dưỡng giáo viên phải bắt đầu từ một kế hoạch tổng thể của quốc gia đến các địa phương, từng trường học và kế hoạch cá nhân của mỗi giáo viên. Trọng tâm của các kế hoạch bồi dưỡng là làm thế nào để phát triển chuyên môn cho giáo viên để họ trở thành các giáo viên dạy học có hiệu quả [48].

Dutto, Gabršček, Roeders thì cho rằng việc xây dựng môi trường để giáo viên tự bồi dưỡng và có môi trường phát triển chuyên môn thuận lợi là rất cần thiết. Cơ quan quản lý giáo dục trung ương và các nhà trường có trách nhiệm tạo lập các mạng lưới giáo viên, gắn các hoạt động bồi dưỡng của nhà trường với hoạt động nghiên cứu và đào tạo của các trường đại học [48], [49].

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Những nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của học sinh

Dưới dạng sách chuyên khảo, cuốn Đổi mới công tác Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học cũng như quá trình học tập của học sinh. Đánh giá kết quả học tập của học sinh luôn được xã hội quan tâm và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục trong nhiều năm nay. Từ đó, các công trình nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của học sinh đã ra đời dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đánh giá: Về kết quả học tập của học sinh trường trung học cơ sở của nhóm tác giả Trần Kiều, Trần Đình Châu, Đặng Xuân Cương đã tổng quan về đánh giá kết quả học tập của học sinh và đánh giá kết quả học tập bằng phương pháp trắc nghiệm. Cuốn sách cũng trình bày một số vấn đề cơ bản về lí thuyết đánh giá, đo lường trong giáo dục và ứng dụng của nó trong xây dựng ngân hàng câu hỏi, việc khảo sát đánh giá giáo dục phổ thông trên diện rộng [25].

Cuốn Học tích cực - Đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở vùng khó khăn nhất của Bùi Phương Nga, Trần Kiều, Vũ Thị Ngọc Anh trình bày khái niệm và các hình thức học tích cực, một số kĩ thuật học tích cực, tổ chức dạy học phân hoá trong lớp học. Từ lý luận chung đó, cuốn sách đi vào vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh Trung học cơ sở, đưa ra các phương pháp và quy trình đánh giá cụ thể [28].

Các chuyên khảo về đánh giá kết quả học tập theo đặc trưng từng môn học khá đa dạng. Có thể kể đến Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn ngữ văn của học sinh THCS, THPT của Nguyễn Thuý Hồng; Bài học lịch sử và việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường THPT của Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Hữu Trí; Một số vấn đề về đổi mới kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt ở tiểu học của Nguyễn Thị Hạnh,… [23], [10], [17].

Ở thể loại luận án, Hà Thị Đức trong Cơ sở lý luận, thực tiễn và hệ thống biện pháp đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá tri thức

của học sinh sư phạm đã nêu lên nội dung, kết quả điều tra về nhận thức và thực hiện các chức năng của kiểm tra, đánh giá trong thực tiễn dạy học. Theo tác giả, đánh giá theo đơn vị tri thức là phương pháp đánh giá khách quan nhất, mà giáo viên có thể giảm tới mức khá thấp tỷ lệ sai lệch so với chuẩn đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh. Vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh được đề cập đến trong các luận án Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở của Lê Thị Mỹ Hà; Mô hình đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ của Nguyễn Thành Nhân;… [13], [16], [31].

Trong luận án Xây dựng quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở, tác giả Lê Thị Mỹ Hà đã hệ thống hóa lý luận, khái niệm và thuật ngữ về đánh giá trong giáo dục, đề xuất một tập hợp khái niệm và thuật ngữ hợp lý để sử dụng trong nghiên cứu và triển khai. Tác giả đã đề xuất quy trình đánh giá kết quả học tập của học sinh gồm 10 bước cho cán bộ quản lý giáo dục sử dụng trong các cuộc đánh giá tiêu chuẩn hóa quy mô lớn, đã giới thiệu cụ thể các kỹ thuật thực hiện mỗi bước của quy trình và đề xuất các biện pháp tổ chức thực hiện quy trình góp phần phát triển lý luận đánh giá giáo dục và đánh giá kết quả học tập của học sinh [16].

Nhiều công bố báo chí cũng đã giải quyết những khía cạnh khác nhau của kiểm tra - đánh giá trong giáo dục. Có thể kể đến Nguyễn Thị Thu Vân với Đánh giá kết quả học tập trong đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số trường trên thế giới; Ngô Quang Sơn với Biện pháp quản lí công tác đánh giá kết quả học tập của học viên trong đào tạo trực tuyến ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay; Lê Văn Chín với Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học tỉnh Bến Tre; Nguyễn Thành Nhân, Lê Thị Thanh Thuỷ với Thực trạng và hướng đổi mới hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học theo học chế tín chỉ; Nguyễn Thị Lan Phương với Thực trạng

đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục; Hồ Ngọc Tiến với Đánh giá kết quả học tập dựa trên chuẩn đầu ra;…

Những nghiên cứu về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên

So với vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung, vấn đề phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên chưa được nghiên cứu một cách rộng rãi. Một số công trình có đề cập đến phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên ở những góc độ khác nhau.

Cuốn sách Tăng cường năng lực kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh của Phó Đức Hoà, Nguyễn Huyền Trang, Lê Tiến Thành, Nguyễn Đình Khuê đã trình bày 5 Module TH 24, 25, 26, 27 và 28 về đánh giá kết quả học tập; kĩ thuật kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập và kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số (kết hợp với nhận xét). Những nội dung trong cuốn sách chủ yếu được nghiên cứu trên nhóm đối tượng là học sinh tiểu học [20].

Ngoài ra, còn có thể kể đến các công trình như luận án của Cấn Thị Thanh Hương với đề tài Nghiên cứu quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trong giáo dục đại học ở Việt Nam; Luận án của Trần Đức Hiếu với đề tài Quản lý đánh giá kết quả học tập trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường đại học Việt Nam; công bố báo chí của Đinh Thanh Tùng về Phát huy vai trò của hiệu trưởng trong quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các trường trung học cơ sở huyện Kim Bôi - Hoà Bình;… [24], [19], [43].

Như vậy, vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh đã được nghiên cứu khá hoàn chỉnh từ lý luận về vai trò, chức năng của đánh giá trong quá trình dạy học đến phương pháp đánh giá, những yêu cầu để việc đánh giá đảm bảo độ tin

cậy, những hình thức đánh giá phong phú, đa dạng,... Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu về phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên. Đặc biệt, cho đến thời điểm này, theo những tài liệu mà chúng tôi đã tiếp cận, nghiên cứu, các tác giả chưa đề cập đến các vấn đề phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường THPT Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn. Chúng tôi xem những công trình nghiên cứu có liên quan là tài liệu tham khảo quý báu trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này.

1.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường trung học phổ thông

1.2.1. Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1. Đánh giá

Theo quan điểm triết học, đánh giá là thái độ đối với những hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi của con người, xác định những giá trị của chúng tương xứng với những nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nhất định, được xác định bằng vị trí xã hội, thế giới quan, trình độ văn hóa. Mặt khác, có tính động cơ, phương tiện và mục đích hành động, điều kiện và vị trí của nó trong cả hệ thống cách xử sự của cá nhân là điều kiện cho việc đánh giá đúng đắn [22].

Theo tác giả Trần Bá Hoành, đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc [21].

Theo tác giả Nguyễn Bá Kim, "đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc” [26, tr.303].

Từ những quan niệm trên, có thể hiểu một cách chung nhất, rằng đánh giá là quá trình thu thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin để tìm ra các chỉ số về

lượng, giá trị hoặc sự quan trọng của nó trong so sánh với mục đích, mục tiêu đã đặt ra từ trước, từ đó đưa ra ý kiến, phán xét, khuyến nghị nhằm giúp cải thiện, nâng cao chất lượng công việc.

1.2.1.2. Kết quả học tập

Kết quả học tập của người học là sự khẳng định những gì người học có thể làm được sau khi học một môn hoặc hoàn thành một chương trình. Kết quả học tập có thể được đưa ra đối với mỗi lớp học, cho chương trình hoặc với toàn bộ cơ sở đào tạo [34].

Trong quá trình dạy học, kết quả học tập của người học thể hiện chất lượng của quá trình dạy học. Kết quả học tập thực sự chỉ xuất hiện khi có những biến đổi tích cực trong nhận thức, hành vi của người học. Kết quả học tập phản ánh những gì mà người học đạt được sau một giai đoạn học tập.

Kết quả học tập được hiểu theo hai nghĩa. Một là, mức độ mà người học đạt được so với các mục tiêu đã xác định. Hai là, mức độ mà người học đạt được so với những người cùng học khác nhau như thế nào.

Kết quả học tập thể hiện ở kết quả các bài kiểm tra đánh giá thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kì và kết quả các kì thi, thể hiện bằng điểm số theo thang điểm đã được qui định, bằng nhận xét của chủ thể đánh giá. Kết quả học tập mà người học đạt được là cơ sở quan trọng nhất để đánh giá chất lượng giáo dục.

1.2.1.3. Đánh giá kết quả học tập

Theo các tác giả Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc, đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập, xử lí thông tin về trình độ, khả năng của người học thực hiện các mục tiêu học tập đã xác định, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên, cho nhà trường và cho bản thân người học để giúp người học học tập tiến bộ hơn [33].

Theo tác giả Trần Thị Tuyết Oanh, đánh giá kết quả học tập là đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu đề ra cho người học sau một giai đoạn học tập [34, tr.11].

Các mục tiêu này thể hiện ở các môn học cụ thể. Thông qua đánh giá, kết quả học tập của người học sẽ thể hiện kết quả của quá trình giáo dục và đào tạo. Đánh giá kết quả học tập đòi hỏi xác định mức độ người học đạt được các mục tiêu của chương trình đề ra. Việc đánh giá kết quả học tập khẳng định và công nhận những thành quả đã đạt được và định hướng những mục tiêu cần phấn đấu trong tương lai.

Như thế, có thể hiểu đánh giá kết quả học tập là sự đối chiếu so sánh kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được ở người học với các kết quả mong đợi đã được xác định ở mục tiêu học tập, từ đó có những kết luận tin cậy về kết quả học tập của người học. Đánh giá kết quả học tập không những giúp giáo viên có những quyết định phù hợp trong quá trình dạy học, mà còn thúc đẩy động cơ học tập và nâng cao trách nhiệm của người học trong học tập.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, quan niệm về đánh giá kết quả học tập của học sinh đã có nhiều thay đổi so với quan niệm truyền thống. Sự khác biệt thể hiện cụ thể trong bảng so sánh dưới đây [42]:

Quan điểm đánh giá truyền thống

Quan điểm đánh giá hiện đại

Đánh giá “kín” (chủ yếu bằng hình thức viết), do người dạy thực hiện

Đánh giá “mở”, có sự tham gia của người học (dự án, trình bày vấn đề, báo cáo kết

quả nghiên cứu…)

Cạnh tranh

Hợp tác, chia sẻ, định hướng

Đánh giá theo kết quả cuối cùng, theo nội

dung chương trình

Đánh giá theo quá trình, theo mục tiêu

dạy học

Đánh giá kiến thức

Đánh giá kỹ năng, năng lực

Kiểm tra trí nhớ, mức độ nhớ “thông tin”, kiến thức

Kiểm tra mức độ thấu hiểu, khả năng

phân tích, tổng hợp, kiến giải và xử lí thông tin, kiến thức

Đánh giá cuối khóa

Đánh giá từng phần, theo module

Điểm là quan trọng

Năng lực học tập là quan trọng

Chức năng kiểm tra, giám sát, “trừng phạt”

Chức năng theo dõi, cải tiến, phát triển

Đơn điệu

Đa dạng, nhiều chiến lược đánh giá

Mang tính thủ tục

Mang tính văn hóa, nhân văn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Phát triển năng lực đánh giá kết quả học tập của học sinh cho giáo viên trường trung học phổ thông Phủ Thông, tỉnh Bắc Kạn - 3

1.2.2. Những vấn đề cơ bản về đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông

1.2.2.1. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung học phổ thông

Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT hướng đến nhiều mục tiêu. Trước hết, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT là thu thập thông tin để xếp hạng học sinh, từ đó thúc đẩy học sinh tích cực học tập. Đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT nhấn mạnh tới cả hai chức năng của đánh giá.

Một là, đánh giá kết quả học tập của học sinh có chức năng xác nhận để biết kết quả dạy học đạt đến mức độ nào. Ở khía cạnh này, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT chú trọng đến các kết quả đầu ra. Những kết quả đó không chỉ dừng lại ở mức độ học sinh lĩnh hội được những tri thức, kĩ năng, thái độ gì mà còn hướng đến đánh giá xem học sinh sử dụng những tri thức, kĩ năng, thái độ đó như thế nào để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

Hai là, đánh giá kết quả học tập của học sinh có chức năng cải tiến, điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp, hiệu quả hơn. Đánh giá kết quả học tập ngoài ý nghĩa phân hóa, tức là phân biệt trình độ khác nhau của các học sinh, xếp hạng học sinh, thì đánh giá kết quả học tập còn giúp học sinh biết được mức độ đạt được của mình so với mục tiêu, nhiệm vụ môn học. Trên cơ sở đó, học sinh điều chỉnh cách học của mình để nâng cao kết quả học tập, hình thành các năng lực đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Giáo viên cũng có cơ sở để điều chỉnh hoạt động dạy của mình, nhà trường có căn cứ để điều chỉnh cải tiến nội dung chương trình cho phù hợp và hiệu quả hơn.

Như thế, mục tiêu của đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THPT nằm ở 6 điểm căn bản:

- Xếp hạng học sinh.

- Thúc đẩy học sinh tích cực học tập.

- Xác định trình độ của học sinh so với yêu cầu đề ra.

- Điều chỉnh hoạt động học của học sinh.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 17/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí