Tỷ Lệ Trầm Cảm Ở Học Sinh Lớp 10 Trường Thpt Việt Nam – Ba Lan

trị của bản thân, tự tin dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào. Bên cạnh đó lòng tự trọng trung bình chiếm đa số khá giống so với nghiên cứu của tác giả Huang- Chi Lin & cộng sự tỷ lệ lòng tự trọng là 28,3 ± 5,4 biểu hiện ở mức độ lòng tự trọng trung bình [26] và nghiên cứu của tác giả Shanshan Zhang & cộng sự cũng cho tỷ lệ lòng tự trọng là 28,5 ± 5,3 và cũng biểu hiện ở mức độ lòng tự trọng trung bình trong đó điểm số về lòng tự trọng của nam thấp hơn nữ ((27,4 ± 5,1) so với (28,2 ± 4,8)) [48]. Sự giống nhau giữa các nghiên cứu về lòng tự trọng là do sử dụng cùng về thang đo, đối tượng nghiên cứu gần như nhau, đặc điểm kinh tế, kết quả học tập,… Điều này cho thấy sự biểu hiện lòng tự trọng ở thanh thiếu niên ở nhiều nơi trên thế giới có sự tương đồng nhau.

4.2. Tỷ lệ trầm cảm ở học sinh lớp 10 trường THPT Việt Nam – Ba Lan

4.2.1. Tỷ lệ trầm cảm theo mức độ

Trong tổng số 238 đối tượng nghiên cứu là học sinh trường THPT Việt Nam – Ba Lan có tỷ lệ không trầm cảm, có dấu hiệu trầm cảm và trầm cảm theo thang đo CDI 2 lần lượt là 34,5%, 31,5%, 34%

Với tỷ lệ trầm cảm này kết quả tăng cao so với nghiên cứu Nguyễn Bá Đạt về tỉ lệ trầm cảm ở các trường THPT tại Hà Nội: khối 10 ở trường THPT Việt Nam – Ba Lan có tỷ lệ trầm cảm là 9,3%, ở trường THPT Phan Đình Phùng là 7,2%, ở trường THPT Yên Hòa 7,5%. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bá Đạt được thực hiện năm 2002 [46]. Có sự khác nhau về tỉ lệ trầm cảm này là do sự khác nhau về thang đo, đặc biệt là do thời điểm khác nhau, đối tượng nghiên cứu, tại thời điểm năm 2003 khi mà học sinh vẫn còn có nhiều thời gian chơi đùa sau những giờ học căng thẳng, áp lực học tập ít nặng nề hơn hiện nay, tại năm 2003 thời điểm không có đại dịch COVID – 19 học sinh không hề phải học online, không phải ở trong nhà cả ngày điều đó ảnh hưởng đến tỷ lệ trầm cảm. Cùng với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của công nghệ 4.0 các thiết bị điện tử phổ biến, các em học sinh tiếp xúc với chúng ngày càng nhiều và càng nhiều hơn trong thời gian đại dịch COVID – 19 diễn ra. Điều này có thể giải thích cho việc có sự chênh lệch như thế về tỉ lệ trầm cảm ở học sinh.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew phân tích dữ liệu từ điều tra quốc gia về sử dụng thuốc và sức khỏe năm 2017. Năm 2017, 13% thanh thiếu niên Hòa Kỳ từ 12 đến 17 tuổi (hoặc 3,2 triệu người) cho biết đã trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng trong năm qua tăng từ 8% (hoặc 2 triệu người) vào năm 2007) [49]. Tỷ lệ này cho thấy tỷ lệ trầm cảm qua các năm tăng khá nhanh. Theo cuộc điều tra thì tỷ lệ trầm cảm tại năm 2017 chưa cao bằng nghiên cứu hiện tại của chúng em. Điều này có thể được giải thích là vì thời điểm cắt của nghiên cứu khác nhau, thang điểm trong cuộc điều tra được sử dụng khác, địa điểm điều tra khác nhau và đối tượng trong cuộc điều tra rộng hơn. Bên cạnh đó năm 2017 là thời điểm mà tình hình xã hội không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID – 19, các trường học đều hoạt động một cách bình thường, thanh thiếu niên được vui chơi thoải mái, bớt đi một yếu tố nguy cơ nên là tỉ lệ thấp hơn hiện tại có thể được lý giải như thế.

So sánh với một nghiên cứu gần đây năm 2019 của tác giả Hồ Thế Nhân & cộng sự về tình hình trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại tỉnh Bến Tre kết quả tỉ lệ trầm cảm ở học sinh khối 10 ba trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, THPT chuyên Bến Tre, THPT Trương Vĩnh Ký lần lượt là 32,2%; 30%; 33,3%. Tỷ lệ gần tương đương với nghiên cứu này. Sự tương đương này là do sự giống nhau về đối tượng nghiên cứu, thời điểm cắt gần như nhau, hoàn cảnh kinh tế tại thời điểm cắt cũng tương đồng,…

4.2.2. Tỷ lệ trầm cảm theo giới tính

Tỷ lệ trầm cảm theo giới tính ở học sinh cho thấy ở giới nam có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn so với những giới tính nữ. Điều này giống với các nghiên cứu đã được thực hiện như tác giả Trần Thị Hương Quỳnh cho thấy giới tính nữ mắc trầm cảm cao hơn, tác giả Huang-Chi Lin cũng cho thấy [23,29] giới tính nam có tỉ lệ trầm cảm (10,7%) thấp hơn giới tính nữ (13,9%) . Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew phân tích dữ liệu từ điều tra quốc gia về sử dụng thuốc và sức khỏe năm 2017 cho thấy 20% trẻ vị thành niên là nữ tương đương 2,4 triệu trẻ nữ đã trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng trong năm qua. Cao hơn so với 7% ở nam thanh thiếu niên tương đương 845000 trẻ nam đã có ít nhất một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng trong 12

tháng qua. Tỷ lệ gia tăng nhanh ở trẻ em vị thành niên là nữ (66%) nhanh hơn so với các em trai (44%) [49]. Theo Khảo sát Hành vi và Trải nghiệm Vị thành niên của CDC Hoa Kỳ, được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021: khoảng một nửa số nữ học sinh trung học (49%) cho biết sức khỏe tinh thần (trầm cảm, căng thẳng) của họ hầu như không tốt hoặc luôn trong thời gian bùng dịch COVID – 19 gần gấp đôi tỷ lệ nam sinh nói điều trên (24%) [50]. Điều này có thể có liên quan đến những thay đổi mức độ hormone xảy ra trong suốt cuộc đời của nữ giới; giới nữ có nhiều khả năng trải nghiệm cảm giác tội lỗi và tự tử lớn hơn. Đến tuổi dậy thì thì nguy cơ trầm cảm tăng đáng kể ở học sinh nữ. Sự giống nhau này là do đối tượng nghiên cứu gần như tương đương nhau, số lượng nữ chiếm cao hơn, thời điểm cắt của nghiên cứu cũng gần nhau, điều kiện kinh tế xã hội,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

4.2.3. Tỷ lệ học sinh có suy nghĩ tự tử

Tỷ lệ có suy nghĩ tự tử và muốn tự tử lần lượt là 29,4% và 0,9% ở các em học sinh. Nghiên cứu của tác giả Ji Won Lee vào cho thấy tỷ lệ có suy nghĩ tự tử ở thanh thiếu niên tại Hàn Quốc năm 2018 và 2019 lần lượt là 13,3% và 13,1% thấp hơn so với thời điểm hiện tại [51]. Sự khác nhau này là do thời điểm cắt của nghiên cứu khác nhau, các yếu tố ảnh hưởng ở thời điểm hiện tại nhiều hơn ví dụ như tình trạng áp lực học tập tăng lên trong thời điểm dịch COVID – 19 kéo dài trên khắp thế giới, học sinh học tập ở nhà, cách ly ở nhà chiếm phần lớn thời gian, thời gian tiếp xúc với thiết bị điện tử tăng lên,… Ngoài ra thì có sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả Hồ Thế Nhân tỷ lệ suy nghĩ đến tự tử là 22,3% [28]. Sự tương đồng này là do đối tượng nghiên cứu giống nhau, tình trạng học tập, giới tính, thời gian cắt của nghiên cứu, giới tính,… Điều này đáng báo động nguyên nhân có thể do tỉ lệ trầm cảm cao tại nhiều nơi trong xã hội hiện đại ngày nay, trầm cảm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm sinh lý của học sinh, những đứa trẻ mới lớn khi bế tắc sẽ dễ nghĩ đến những việc làm có hại cho bản thân đặc biệt như hành vi tự tử. Những yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm như là áp lực học tập, áp lực từ cha mẹ tạo ra, các mâu thuẫn trong quá trình đi học, vui chơi cũng gián tiếp ảnh hưởng đến suy nghĩ tự tử ở học sinh. Giai đoạn vị thành niên là thời kỳ rất nhạy cảm với những tổn thương. Thời kỳ rất manh động. Thời kỳ rất hay cảm

Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 8

thấy "thế này thì mình không thể chịu đựng nổi". Và tìm cách trốn thoát khỏi hiện thực khắc nghiệt đó bằng những phản ứng bốc đồng, thiếu cân nhắc như tự gây hại hoặc tự tử.

4.3. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ trầm cảm ở đối tượng nghiên cứu

4.3.1. Các yếu tố nhân khẩu học liên quan đến trầm cảm

Về các đặc điểm nhân khẩu học liên quan đến trầm cảm ở học sinh, kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy. So với giới tính nam thì giới tính nữ có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 1,94 lần (KTC 95%: 1,11 – 3.42) và mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy sự tương đồng về mối liên quan giữa trầm cảm và giới tính của đối tượng nghiên cứu.

Về độ tuổi học sinh có tuổi 15 có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 1,4 lần so với độ tuổi 16 tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả này của chúng tôi khác với nghiên cứu khác như: tác giả Hồ Thế Nhân & cộng sự, tác giả Trần Thị Hương Quỳnh cho kết quả độ tuổi thấp hơn có nguy cơ trầm cảm cao hơn và có ý nghĩa thống kê [28,29]. Hay như nghiên cứu của tác giả Huang-Chi Liu & cộng sự cũng cho kết quả tương tự và có ý nghĩa thống kê [23]. Điều này có thể giải thích do cỡ mẫu của chúng tôi nhỏ hơn so với các nghiên cứu khác do đó chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên điều này có thể gợi ý cho nghiên cứu tiếp theo rộng hơn trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Về kinh tế gia đình, học sinh ở những gia đình kinh tế nghèo, cận nghèo có nguy cơ mức trầm cảm cao gấp 2,68 lần học sinh ở gia đình có kinh tế từ bình thường trở lên, tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê. Kết quả của chúng tôi khác với một số nghiên cứu như: Huang-Chi Liu cho thấy học sinh ở những gia đình gặp khó khăn về kinh tế có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,465 lần (KTC 95%: 0,764 – 1,03) so với học sinh ở những gia đình không gặp khó khăn về kinh tế và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê [23]. Magklara cho thấy học sinh ở những gia đình gặp khó khăn về kinh tế có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,23 lần (KTC 95%: 1,4-3,55) so với học sinh ở những gia đình không gặp khó khăn về kinh tế và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê [52]. Lý giải cho sự khác nhau này có thể do địa bàn nghiên

cứu khác nhau, nghiên cứu của chúng tôi ở địa bàn thành phố trực thuộc trung ương do đó hộ nghèo/cận nghèo chiếm tỷ lệ rất thấp.

Về yếu tố tiền sử bị bệnh lý mãn tính/ bệnh lý tâm thần những em có tiền sử bệnh lý mãn tính/ bệnh lý tâm thần có nguy cơ bị mắc trầm cảm cao hơn 1,05 lần so với những học sinh không bị, tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê. Tiền sử sử dụng chất hướng thần của những học sinh có sử dụng chất hướng thần có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1,33 lần số học sinh không sử dụng, tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê.

4.3.2. Các yếu tố cá nhân liên quan đến trầm cảm

Về yếu tố suy nghĩ lo lắng về tương lai, những học sinh có lo lắng về tương lai có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 2,99 lần (KTC 95%: 1,5 – 5,95) so với những em không lo lắng về tương lai và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê. Học sinh trung học phổ thông bắt đầu có nhiều suy nghĩ lo lắng hơn, độ tuổi bắt đầu hoàn thiện bản thân, ngoài những áp lực việc học tập, việc gia đình kỳ vọng, việc chăm chút bản thân thì các em có những suy nghĩ định hướng bản thân về công việc trong tương lai, về tình cảm của bản thân. Nhiều những suy nghĩ cùng đến một lúc nên những em có lo lắng về tương lai sẽ có nhiều nguy cơ bị trầm cảm hơn.

Xã hội hiện đại, công nghệ 4.0 phát triển có rất nhiều các thiết bị điện tử được phổ biến một cách rộng rãi, đối tượng nào cũng có thể tiếp cận và học sinh cũng không ngoại lệ. Cuộc sống thành phố khiến các em càng dành nhiều thời gian vào các thiết bị điện tử để giải trí và trong 2 năm gần đây đại dịch COVID – 19 xảy ra thì việc dùng các thiết bị đó càng nhiều. Những học sinh sử dụng thiết bị điện tử >3 giờ/ ngày có nguy cơ trầm cảm cao hơn 2,14 lần (KTC 95%: 1,24 – 3,72) so với nhóm học sinh sử dụng thiết bị điện tử để giải trí ≤ 3 giờ/ ngày và mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Tương tự với nghiên cứu của một số tác giả như: Hồ Thế Nhân & cộng sự cho kết quả là những học sinh thường xuyên tham gia mạng xã hội – internet có nguy cơ trầm cảm cao hơn 2,21 lần (KTC 95%: 1,43 – 3,41) lần so với những học sinh không thường xuyên dùng internet, mối liên quan có ý nghĩa thống kê; Cái Thị Thủy Nguyên & cộng sự cũng cho kết quả những học sinh sử dụng internet quá

nhiều (> 4 giờ/ ngày) có 19,6% các triệu chứng trầm cảm và có nguy cơ trầm cảm cao hơn nhóm học sinh ít sử dụng internet, mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,001) [28,53].

Trong đại dịch COVID – 19 hoành hành thì vấn đề học tập cũng được chuyển từ học trực tiếp sang học online. Những học sinh có khó khăn trong việc học online có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3,77 lần (KTC 95%: 2,07 – 6,88) so với những học sinh không có khó khăn trong việc học online và mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Sau khi chuyển từ hình thức học trực tiếp sang học online nhiều em gặp khó khăn trong việc học với những việc như: không tập trung được vào bài giảng, vấn đề kết nối với lớp học gặp trục trặc do internet, thời gian ngồi trước máy tính/ điện thoại kéo dài dễ gây đau mắt, đau đầu,… Với những vấn đề đó nhiều em không tiếp thu được kiến thức dẫn đến việc bị hổng kiến thức làm các em lo lắng, điều đó gián tiếp tăng thêm nguy cơ bị trầm cảm.

Ngoài những yếu tố trên trong thời gian dịch COVID – 19 thì các em học sinh còn phải ở trong nhà phần lớn thời gian. Những học sinh ở trong nhà cả ngày có nguy cơ trầm cảm cao hơn 1,65 lần so với những học sinh có khoảng thời gian ra ngoài chơi, tuy nhiên mối liên quan này không có ý nghĩa thống kê.

4.3.3. Các yếu tố học tập liên quan đến trầm cảm

Học tập là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất, thành tích học tập đôi khi là niềm tự hào của gia đình, không đạt được kết quả cao trong học tập là áp lực lớn, chưa kể đến những lo lắng về kết quả thi cử trong tương lai. Điều đó cho thấy, sự kỳ vọng của gia đình, nhà trường, áp lực thi cử... đôi khi tạo ra cho các em những lo lắng, căng thẳng thái quá. Việc khuyến khích, động viên các em tự tin phát triển chính mình, chấp nhận năng lực của bản thân và tìm những công việc, ngành nghề, hướng đi phù hợp là việc cần thiết nhằm tránh cho các em những hậu quả đáng tiếc về mặt tâm lý, sức khỏe. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy học sinh có học lực trung bình có nguy cơ mắc trầm cảm lần lượt gấp 6,9 lần (KTC 95%: 0,88 – 54,21); gấp 8,38 lần (KTC 95%: 1,04

– 67,52) so với học sinh có học lực khá và học sinh có học lực giỏi, mối liên

quan này có ý nghĩa thống kê. Tương tự như nghiên cứu của một số tác giả: Trần Thị Mỵ Lương cho thấy mức độ trầm cảm ở học sinh có học lực trung bình/ yếu cao hơn nhóm học sinh có mức độ học lực khá giỏi [27].

Ngoài ảnh hưởng của kết quả học tập đến tỷ lệ trầm cảm thì việc chuyển sang hình thức học online các em học sinh không thích học online và chấp nhận học online được có nguy cơ trầm cảm cao hơn lần lượt là 3,46 lần (KTC 95%: 1,12 – 10,75) và gấp 2,35 lần (KTC 95%: 1,05 – 5,25) so với học

sinh thích học online và mối liên quan này có ý nghĩa thống kê. Việc thích thú với học online giúp các em tiếp thu được kiến thức, hiểu bài, từ đó giảm áp lực học tập, kết quả học tập tốt thì những kỳ vọng của gia đình được đáp ứng vì thế giảm các áp lực vào các em. Với việc có thích thì các em càng thêm hăng say trong quá trình học từ đó giảm được nguy cơ bị trầm cảm ở nhóm học sinh này.

4.3.4. Các yếu gia đình liên quan đến trầm cảm

Về các mối quan hệ trong gia đình, những học sinh có mối quan hệ tồi với mẹ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 9,83 lần (KTC 95%: 1,24 – 78,15) so với những học sinh có mối quan hệ tốt với mẹ và những học sinh có mối quan hệ bình thường với mẹ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 4,47 lần (KTC 95%: 2,31 – 8,66) so với những học sinh có mối quan hệ tốt với mẹ, các mối liên quan này có ý nghĩa thống kê.

Những học sinh có mối quan hệ tồi với bố có nguy cơ trầm cảm cao gấp 8,25 lần (KTC 95%: 1,01 – 67,25) so với những học sinh có mối quan hệ tốt với bố và những học sinh có mối quan hệ bình thường với bố có nguy cơ trầm cảm cao gấp 3,07 lần (KTC 95%: 1,73 – 5,43) so với những học sinh có mối quan hệ tốt với bố, các mối liên quan này có ý nghĩa thống kê.

Tương tự như nghiên cứu của một số tác giả: Huang – Chi Lin & cộng sự cũng cho kết quả những học sinh có chức năng gia đình thấp có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,058 lần (KTC 95%: 1,036 – 1,082) so với những học sinh có chức năng gia đình cao, mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Hồ Thế Nhân & cộng sự cho thấy những học sinh không có gia đình hạnh phúc thì có nguy

cơ trầm cảm cao gấp 5,25 lần (KTC 95%: 3,33 – 8,28) so với những em có gia đình hạnh phúc, mối liên quan có ý nghĩa thống kê [23,28].

Trong xã hội hiện nay, phụ huynh thường dành khá nhiều thời gian cho công việc và không có thời gian tâm sự, lắng nghe chia sẻ những tâm tư của con mình, lâu dần các em trở nên sống khép kín, cô lập bản thân, cũng là một trong những yếu tố dẫn đến nguy cơ trầm cảm ở học sinh. Vì thế mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tâm sinh lý của học sinh.

4.3.5. Yếu tố stress liên quan đến trầm cảm

Tình trạng stress hiện nay đối với học sinh là khá phổ biến vì áp lực từ các kỳ kiểm tra/kỳ thi, khối lượng kiến thức cần tiếp thu lớn, khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, lịch học dày đặc, nhiệm vụ học tập quá nhiều, không có đủ thời gian để ôn tập và củng cố kiến thức đã học, phương pháp học tập của cá nhân không hiệu quả trong khi kỹ năng quản lý thời gian thì chưa đủ để sắp xếp những việc đó. Sau khi đánh giá tỷ lệ stress của học sinh qua thang đo cảm nhận mức độ stress (PSS – 10) thì thấy rất ít học sinh không bị stress. Đối với nhóm học sinh có stress thì sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 46,75 lần KTC (6,13 – 356,67) so với những học sinh không stress, mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Trầm cảm và stress luôn liên quan đến nhau nó đều được sinh ra trong cuộc sống học tập, sinh hoạt của các em với những áp lực vô hình từ bản thân, gia đình, nhà trường.

4.3.6. Yếu tố lòng tự trọng liên quan đến trầm cảm

Lòng tự trọng là một phẩm chất đáng quý. Lòng tự trọng giúp các em vượt qua những khó khăn. Theo nghiên cứu của chúng tôi những học sinh có lòng tự trọng thấp có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 10,16 lần (KTC 95%: 5,33 – 19,43) so với những học sinh có lòng tự trọng trung bình, mối liên quan có ý nghĩa thống kê. Tương tự như nghiên cứu của Huang-Chi Lin những học sinh có lòng tự trọng thấp có nguy cơ mắc trầm cảm cao gấp 1,232 lần (KTC 95%: 1,211 – 1,253) so với những học sinh có lòng tự trọng trung bình/ cao, mối liên quan có ý nghĩa thống kê [23]. Lòng tự trọng thấp có thể vẫn còn tồn tại ngay cả khi chứng rối loạn khí sắc giảm. Nghiên cứu của tác

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/09/2024