Công Cụ Nghiên Cứu Và Kỹ Thuật Thu Thập Thông Tin

nay, Thành phố Hà Nội có 227 trường trung học phổ thông với 6,3 nghìn lớp học. Toàn Thành phố có 258 nghìn học sinh trung học phổ thông [41].

Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/01/2004 [42]. Trên địa bàn quận Hoàng Mai có 07 trường trung học phổ thông trong đó có 03 trường công lập là: Trường THPT Hoàng Văn Thụ, Trường THPT Việt Nam – Ba Lan, Trường THPT Trương Định và 04 trường dân lập là: Trường THPT Trần Quang Khải, Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, Trường THPT Phương Nam, Trường THCS – THPT Quốc tế Thăng Long [43].

Trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan được thành lập từ năm 1976. Năm 1978, Quốc hội và Chính phủ đã tặng thưởng cho trường Huân chương lao động hạng 3. Trường luôn được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc của thủ đô. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm đạt trên 90%. 100% các em được học hướng nghiệp và có tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%, trong đó một nửa là khá giỏi. Năm học 1994 – 1995, Nhà trường được trao tặng thêm Huân chương lao động hạng nhì và hạng ba [44].

Cùng với sự phát triển của xã hội thì nhà trường và gia đình luôn đòi hỏi sự tiến bộ của thế hệ trẻ trong học tập và phát triển bản thân. Việc chăm sóc sức khỏe nói chung và sức khỏe tinh thần nói riêng được quan tâm gần đây. Hiện tại nhà trường đã và đang thực hiện theo chăm sóc y tế học đường theo Thông tư liên tịch số 13 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục trong đó có cả vấn đề về chăm sóc sức khỏe tâm thần, tư vấn tâm lý cho các em học sinh [45]. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần được thực hiện ở trường THPT Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tìm hiểu về mối liên quan của trầm cảm ở học sinh lớp 10 của trường có thể giúp cho tư vấn cho học sinh, phụ huynh và nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục, y tế cho con em mình một cách phù hợp để các em phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất.

CHƯƠNG 2


ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh khối 10 đang học tại trường THPT Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội

- Học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng nghiên cứu:

- Học sinh tự nguyện tham gia nhưng không hợp tác trong quá trình nghiên cứu.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Trường Trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội

- Thời gian nghiên cứu: Tháng 12 năm 2021

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang.

2.4. Cỡ mẫu nghiên cứu

Liên hệ và gửi phiếu tự điền qua đường link Google form cho toàn bộ học sinh khối 10 của trường THPT Việt Nam – Ba Lan. Đã có 238 học sinh khối 10 đồng ý và điền thông tin vào phiếu khảo sát.

2.5. Các chỉ số và biến số nghiên cứu

Bảng 2.1. Bảng các biến số nghiên cứu.


Nhóm biến số

Biến số

Định nghĩa

Phân loại biến


Đặc điểm chung

Tuổi

Tuổi dương lịch, lấy 2021 trừ đi năm sinh của ĐTNC

Định lượng

Giới tính

Là giới nam, nữ

Định tính

Địa chỉ

Nơi ở hiện tại của ĐTNC

Định tính

Tình trạng bệnh lý mãn tính

Tiền sử có mắc bệnh lý mãn tính gì không?


Định tính

Tình trạng bệnh lý tâm thần

Tiền sử có mắc bệnh lý tâm thần gì không?


Định tính

Học lực

Học lực trong học kỳ I năm học 2021 - 2022

Định tính


Kinh tế gia đình

Xác định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19

tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Mức độ nghèo/ cận nghèo được UBND nơi cư trú cấp

Mức độ bình thường là những trường hợp còn lại


Định tính

Xác định tỉ lệ trầm cảm của học sinh lớp 10

trường

Mức độ trầm cảm

Mức độ trầm cảm của học sinh theo thang đo CDI 2

Định tính


Mức độ stress

Mức độ stress của học sinh theo thang đo cảm nhận mức độ Stress PSS - 10


Định tính

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Thực trạng trầm cảm ở học sinh lớp 10 tại trường trung học phổ thông Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội, năm 2021 - 5


Mức độ lòng tự trọng

Thang đo lòng tự trọng Rosenberg Self – Esteem (RSE)


Định tính


Xác định một số yếu tố liên quan đến trầm cảm của học sinh lớp 10

trường THPT Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội năm 2021

Tuổi

Tuổi dương lịch, lấy 2021 trừ đi năm sinh của ĐTNC

Định tính

Giới tính

Là giới nam, nữ


Học lực

Học lực trong học kỳ I năm học 2021 - 2022

Định tính

Sử dụng chất hướng thần không?

Tiền sử có sử dụng các chất như thuốc lá, rượu, bia không?


Định tính

Khoảng thời gian học online 1 ngày?

Khoảng thời gian học Online 1 ngày ≤ 5 giờ hay >5 giờ


Định tính

Khoảng thời gian ở trong nhà 1 ngày?

Khoảng thời gian ở trong 1 ngày: cả ngày hay có thời gian ra ngoài chơi


Định tính

Cảm thấy khó khăn với việc học online?

Có hoặc không?


Định tính

Cảm nhận của bạn về việc học online?

Không thích hoặc chấp nhận được hoặc thích


Định tính

Thời gian giải trí mỗi ngày với thiết bị điện tử?

Khoảng thời gian giải trí với thiết bị điện tử trong 1 ngày ≤ 3 giờ hay >3 giờ


Định tính

THPT Việt Nam – Ba Lan, thành phố Hà Nội năm 2021

Lo lắng về tương lai không

Có hoặc không?


Định tính

Mối quan hệ của bạn và mẹ

Tồi hoặc bình thường hoặc tốt

Định tính

Mối quan hệ của bạn và bố

Tồi hoặc bình thường hoặc tốt

Định tính


2.6. Công cụ nghiên cứu và kỹ thuật thu thập thông tin

2.6.1. Công cụ nghiên cứu

Thông tin được thu thập bằng phương pháp gửi đường link phiếu điều tra với bộ câu hỏi thiết kế sẵn.

Bộ câu hỏi sử dụng để thu thập số liệu gồm 3 phần:

- Phần 1: Câu hỏi về thông tin chung gồm: nhân khẩu, cá nhân, nhà trường

- Phần 2: Câu hỏi về 1 số yếu tố liên quan ảnh hưởng đến trầm cảm

- Phần 3: Thang đo đánh giá trầm cảm ở trẻ em (CDI 2), Thang đo lòng tự trọng Rosenberg (RSES), Thang đo cảm nhận mức độ stress (PSS – 10)

2.6.2. Kỹ thuật thu thập thông tin

Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các biến số nghiên cứu. Sau khi đã hoàn thành bộ câu hỏi sẽ được tập huấn và điều tra thử nhằm kiểm tra tính logic, phù hợp của bộ câu hỏi.

Sau khi chọn học sinh vào nghiên cứu, liên hệ Ban giám hiệu trường để xem lịch học của học sinh. Trên cơ sở lịch học, chọn thời điểm phù hợp nhất với học sinh để ít ảnh hưởng đến thời gian học tập của các em.

Liên hệ giáo viên chủ nhiệm các lớp, nhờ giáo viên gửi link phiếu điều tra cho học sinh. Những học sinh đồng ý tham gia nghiên cứu được cung cấp phiếu điều tra online và tự đánh giá.

Phiếu điều tra không thu thập các thông tin để nhận diện đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập số liệu khảo sát trực tuyến thông qua mẫu phiếu điện tử được thiết kế bằng Google form. Khảo sát được thực hiện trực tuyến vào tháng 12/2021.

2.7. Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu được nhập bằng phần mềm SPSS 20, số liệu sau khi nhập được kiểm tra, làm sạch, loại bỏ những giá trị không phù hợp.

Số liệu sau khi làm sạch được phân tích và xử lý bằng các thuật toán thống kê y học trên phần mềm SPSS 20. So sánh kết quả các biến được mô tả theo test thống kê cơ bản để mô tả số lượng và tỷ lệ (%). Phân tích mối liên quan của trầm cảm và một số yếu tố liên quan.

2.8. Sai số và cách khắc phục

2.8.1. Sai số thông tin thường gặp

Trong quá trình thu thập thông tin qua phiếu khảo sát tự điền được thiết kế sẵn nên sẽ gặp một vài sai số do các nguyên nhân:

- Sai số do điều tra viên: Điều tra viên chưa giải thích rõ ràng nội dung trong phiếu câu hỏi cho đối tượng nghiên cứu.

- Sai số do người trả lời phiếu khảo sát: Sai số do người trả lời không hiểu hết ý của các câu hỏi trong phiếu khảo sát; sai số do nhớ lại; sai số do quá trình tự trả lời; sai số do điền hộ phiếu trả lời.

- Sai số do quá trình nhập liệu.

2.8.2. Cách khắc phục sai số thông tin

Đối với sai số do điều tra viên: cần huấn luyện kỹ điều tra viên về hướng dẫn bộ câu hỏi tự điền. Sau khi thu thập lại thông tin, cần phải kiểm tra lại.

Đối với sai số do người trả lời phiếu khảo sát: Giải thích rõ cho đối tượng trước khi làm khảo sát và giải đáp kịp thời trong khi làm khảo sát

Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: Phối hợp với giáo viên để giám sát giúp học sinh tự điền một cách nghiêm túc.

Đối với sai số trong quá trình nhập liệu và xử lý số liệu: Đọc phiếu khảo sát và làm sạch trước khi nhập liệu. Tạo các tệp kiểm tra của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số.

2.9. Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu nhằm mục đích làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của bản thân và là tài liệu tham khảo cho các sinh viên của Trường Đại học Y dược – Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học.

Nghiên cứu được sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng nghiên cứu được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu trước khi tham gia.

Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối hoặc rút lui khi tham gia nghiên

cứu


Thông tin của đối tượng nghiên cứu được bảo mật. Trung thực trong quá trình xử lý số liệu.

Đảm bảo trích dẫn chính xác về các nguồn tài liệu tham khảo.


2.10. Hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng thang đo trầm cảm áp dụng trên nghiên cứu cộng đồng nên kết quả chỉ mang tính chất sàng lọc, không mang tính chẩn đoán xác định.

Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền nên thông tin thu thập phụ thuộc vào trình độ hiểu biết cũng như sự hợp tác của người trả lời.

Một số biến số nghiên cứu thu thập thông tin phụ thuộc vào tính chủ quan của người được nghiên cứu.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang vì vậy mối quan hệ nhân quả là khó xác định, một số yếu tố liên quan đến trầm cảm không được đưa vào nghiên cứu này như: yếu tố di truyền trong gia đình,…

Nghiên cứu viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập và phân tích kết quả.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 28/09/2024