Những Khó Khăn Hiện Nay Của Giáo Viên Nghệ Thuật


09

Nguyễn B. Khiêm

49

1

2.45

1.45

59.18

2

2.45

0.45

18.37

10

Khai Minh

47

0

2.35

2.35

100

0

2.35

2.35

100

11

Đuốc Sống

33

1

1.65

0.65

39.39

2

1.65



12

Phan Văn Trị

25

0

1.25

1.25

100

2

1.25




Tổng cộng

445

11

22.25

12.7

57.08

20

22.25

5.35

24.05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 8

(Nguồn: Từ các trường tiểu học được khảo sát)


Bảng số liệu trên cho thấy:


57.08% số trường thiếu một phần hoặc hoàn toàn không có giáo viên Mỹ thuật chuyên trách. Rõ ràng, việc thiếu giáo viên chuyên trách Mỹ thuật là khá trầm trọng.

Tỉ lệ giáo viên Hát - Nhạc chuyên trách thiếu là 24.05%. So với bộ môn Mỹ thuật, số lượng giáo viên Hát - Nhạc nhiều hơn.

Để đối phó với tình hình thiếu giáo viên chuyên trách, các trường đã sử dụng giáo viên chưa có lớp chủ nhiệm hoặc GVCN kiêm giảng môn nghệ thuật. Đây là vấn đề khá phổ biến ở các trường tiểu học Quận 1.

Ngoài ra, qua trao đổi với ban giám hiệu, chúng tôi được biết hiện tại có một bộ phận giáo viên chuyên trách đang có khuynh hướng nghỉ việc khi tìm được việc làm có thu nhập cao hơn. Chẳng hạn năm học 2002 - 2001 có hai giáo viên Mỹ thuật ở trường tiểu học Phan Văn Trị chuyển sang làm cho công ty quảng cáo.

3.2.2. Về chất lượng giáo viên


Khảo sát 130 giáo viên nghệ thuật, Ban giám hiệu 12 trường tiểu học về chất lượng của giáo viên nghệ thụật, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 6 : Chất lượng của giáo viên dạy môn Mỹ thuật


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

M

S

Tốt

30

23.08


2.823


0.858

Khá

55

42.31

Trung bình

37

28.46

Yếu

8

6.15

Kết quả điều tra ở bảng 6 cho thấy:


Độ lệch S = 0.858 cho thấy ý kiến trả lời tương đối tập trung, khá phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.



khá.

Trị số M = 2.823 chứng tỏ chất lượng giáo viên dạy Mỹ thuật đạt mức trung bình


Vẫn còn tới 28.46% người được hỏi cho rằng chất lượng của giáo viên môn Mỹ

thuật còn ở mức trung bình. Đặc biệt vẫn còn 6.15% cho rằng chất lượng của giáo viên Mỹ thuật là yếu.

Các số liệu trên cho chúng ta nhận thấy một thực tế đáng lo ngại về chất lượng giáo viên dạy Mỹ thuật.

Bảng 7: Chất lượng của giáo viên dạy môn Hát - Nhạc


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

M

S

Tốt

41

31.54


3.054


0.810

Khá

60

46.15

Trung bình

24

18.46

Yếu

5

3.85

Ở bảng 7:


Với độ lệch chuẩn S = 0.810 cho thấy ý kiến trả lời tương đối tập trung. Khá phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.

Trị số M = 3.054 chứng tỏ chất lượng giáo viên dạy Hát - Nhạc đạt ở mức khá.

Đây là con số đáng khích lệ trong chuyên môn.


Tỉ lệ đánh giá chất lượng giáo viên Hát - Nhạc đạt mức trung bình là 18.46%, yếu là 3.85% tuy là tỉ lệ không cao nhưng cũng cần được lưu ý giải quyết.

Tóm lại, các số liệu từ bảng 6 và 7 cho chúng ta rút ra kết luận chất lượng của giáo viên dạy các môn nghệ thuật nhìn chung vẫn chưa đồng đều và chất lượng của giáo viên dạy Hát - Nhạc so với giáo viên dạy Mỹ thuật cao hơn. Điều này có mối liên quan tỉ lệ thuận giữa tỉ lệ số lượng giáo viên Hát - Nhạc chuyên trách và số lượng của giáo viên Mỹ thuật chuyên trách mà chúng tôi đã nêu ở phần trên. Theo đó, số lượng giáo viên dạy Hát – Nhạc chuyên trách nhiều hơn giáo viên Mỹ thuật nên chất lượng cũng cao hơn.

3.2.3. Những khó khăn của giáo viên nghệ thuật


Bảng 8: Những khó khăn hiện nay của giáo viên nghệ thuật


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

Họ bị coi là giáo viên phụ không quan trọng

83

63.85

Trình độ học vấn nghệ thuật học còn thấp

15

11.53

Kiến thức chuyên môn - thực hành nghệ thuật còn yếu

45

34.61

Kiến thức sư phạm để giáo dục nghệ thuật còn yếu

25

19.23

Phương pháp giảng dạy chưa đạt yêu cầu

12

9.23

Chương trình môn học có chỗ chưa hợp lí

40

30.77

Phương tiện giảng dạy thiếu

58

44.62

Thu nhập không đủ sống

89

68.46

Số liệu ở bảng 8 cho ta thấy:


Hai yếu tố được lựa chọn nhiều nhất là yếu tố về đời sống của giáo viên (68.46%) và yếu tố về tâm lí không được đối xử như các giáo viên chính (63.85%).

Nhóm các yếu tố khách quan cũng được khá nhiều người lựa chọn, bao gồm chương trình môn học ( 30.77%) và phương tiện giảng dạy (44.62%).

Trong nhóm các yếu tố chủ quan từ bản thân người thầy, sự lựa chọn nghiêng về yếu tố kiến thức chuyên môn thực hành nghệ thuật yếu (34.61%) và kiến thức sư phạm để giáo dục nghệ thuật yếu (19.23%)

Từ kết quả điều tra trên đây chúng tôi nhận thấy để có được chất lượng giáo dục tốt không thể chỉ dựa vào một hai yếu tố mà phải được hội tụ bởi rất nhiều yếu tố. Hiện nay, bến cạnh các vấn đề chuyên môn, phương tiện phục vụ giảng dạy, chương trình môn học, giáo viên nghệ thuật còn gặp khó khăn về thu nhập cũng như về tâm lí cho rằng mình bị coi là giáo viên phụ, không quan trọng. Những khó khăn này có thể xem là những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giáo viên.

3.2.4. Những hoạt động nâng cao chất lượng dạy và học các môn nghệ thuật


Phỏng vấn Ban giám hiệu các trường tiểu học, đồng thời trao đổi với ông Nguyễn Trọng Phước, chuyên viên phụ trách mảng Văn nghệ - Thể thao của Phòng Giáo dục và đào tạo Quận 1, chúng tôi được biết trong tình hình khó khăn chung, các trường tiểu học Quận 1 đã cố gắng tìm ra một số biện pháp để nâng cao chất lượng các môn học nghệ thuật. Một số trường tiểu học ở Quận 1 đã mạnh dạn sử dụng kinh phí bán trú để mời giáo viên có chuyên môn về giảng dạy cho các em. Ngoài ra, một số trường còn tổ


chức một số giờ học hát, học vẽ ngoài trời ... Tuy nhiên, những hoạt động này chỉ mang tính tự phát, không rộng khắp, vì vậy hiệu quả giáo dục thẩm mỹ do nó mang lại cũng chưa cao.

Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 1 cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kĩ năng thực hành cho giáo viên dạy Hát - Nhạc như mở lớp tập huấn cho giáo viên Hát - Nhạc về dạy nhạc trên vi tính, tổ chức các cuộc thi vẽ tranh ... Đây là những cố gắng đáng khích lệ, đồng thời cũng là cách để áp dụng các phương pháp dạy học mới nhằm đem lại hiệu quả thiết thực cho giáo dục thẩm mỹ.

Tìm hiểu về các biện pháp cụ thể của các trường tiểu học trong việc nâng cao chất lượng dạy, học các môn nghệ thuật, chúng tôi thu được kết quả sau:


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

Rút kinh nghiệm giảng dạy thường xuyên

81

62.31

Cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ

90

69.23

Cử giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi

49

37.69

Mời các chuyên gia nghệ thuật bồi dưỡng kiến thức nghệ thuật

cho giáo viên

3

2.31

Tổ chức các buổi sinh hoạt nghệ thuật như múa dân tộc, sân

khấu, điện ảnh

3

2.31

Cải thiện điều kiện dạy – học

31

23.84

Tổ chức dạy học ngoài trời

36

27.69

Tổ chức các chương trình nghệ thuật cho hoc sinh (văn nghệ, vẽ

tranh ...)

89

68.46

Mở các lớp năng khiếu ngay trong trường

9

6.92

Các hình thức khác

0

0.00

Với thăm dò trên đây, chúng tôi nhận thấy các hình thức được các trường tiểu học quan tâm nhiều nhất là rút kinh nghiệm giảng dạy (62.31%), cử giáo viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ (69.23%), tổ chức các chương trình nghệ thuật cho học sinh (68.46%). Đây là những hình thức cơ bản và cần thiết mà khá nhiều trường thực hiện tốt, song chúng tôi cũng thấy rằng các hình thức này là chưa đủ để giúp giáo viên nghệ thuật, nhất là các giáo viên nghệ thuật không được đào tạo chính quy, nâng cao tay nghề.

Bên cạnh đó các hình thức khác ít được quan tâm hơn là cải thiện đều kiện dạy học (23.84%), tổ chức dạy học ngoài trời (27.69%), mời các chuyên gia nghệ thuật bồi


dưỡng kiến thức nghệ thuật cho giáo viên (2.31%), tổ chức các buổi sinh hoạt nghệ thuật (2.31%) ...

Trong điều kiện giáo viên nghệ thuật chuyên trách còn thiếu như hiện nay, việc cải thiện điều kiện dạy học và việc tăng cường các hình thức trên là rất cần thiết.

3.3. Thực trạng về quản lí cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy‌

3.3.1. Đánh giá chung về tình trạng cơ sở vật chất, phương tiện dạy học Bảng 10 : Đánh giá về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ giảng dạy

các môn nghệ thuật


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

M

S

Thừa

0

0.00


2.285


0.560

Đủ

44

33.85

Thiếu

79

60.77

Thiếu trầm trọng

7

5.38

Số liệu bảng 10 cho thấy:


Độ lệch chuẩn S = 0.560 cho biết các ỷ kiến trả lời tương đối tập trung. Phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.

Trị số M = 2.285 chứng tỏ nhìn chung cơ sở vật chất, phương tiện dạy học các môn nghệ thuật chỉ mới tạm đủ.

Tuy nhiên, có đến 66.16% phiếu cho rằng cơ sở vật chất phục vụ dạy học các môn nghệ thuật ở các trường tiểu học còn thiếu và thiếu một cách trầm trọng. Và không có trường nào thừa phương tiện dạy học.

3.3.2. Tình hình cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học


Tìm hiểu cụ thể về trang thiết bị, phương tiện dạy học các môn nghệ thuật tại một số trường, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 11: Những trang thiết bị phương tiện dạy học nhà trường còn thiếu


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

Phòng dạy Hát – Nhạc

130

100.00

Phòng dạy mỹ thuật

130

100.00

Đàn (Organ, Guita, Piano ...)

43

33.08


Băng cassette, Video, đĩa CD, VCD, DVD

22

16.92

Đầu máy (Video, DVD, VCD...), tivi

15

11.54

Tranh minh họa bài giảng

55

42.31

Tài liệu về danh nhân âm nhạc, hội họa

61

46.92

Bảng kẻ nhạc

49

37.69

Số liệu bảng 11 cho thấy:


100% các trường tiểu học được khảo sát ở Quận 1 không có các phòng chức năng dành cho hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật. Qua phỏng vấn Ban giám hiệu, chúng tôi được biết cho đến thời điểm khảo sát (tháng 10/2002) cũng chưa có trường nào chuẩn bị thực hiện kế hoạch này mặc dù trong Phương hướng nhiệm vụ năm học 2002- 2003 của cả Sở Giáo dục - Đào tạo và Phòng Giáo dục- Đào tạo Quận 1 đều đưa ra vấn đề này. Lí do dễ tìm thấy nhất là hầu hết các trường đều không đủ phòng để dành cho các phòng chức năng.

Các phương tiện giảng dạy tối thiểu cũng còn thiếu. Trong đó, thiếu khá nhiều là tài liệu về danh nhân (46.92%), tranh minh họa bài giảng (42.31%), bảng kẻ nhạc (37.69%), đàn (33.08%). Các phương tiện khác như đàn, băng cassette, video, đĩa CD, đầu máy ... hầu hết các trường đều có trang bị song với số lượng không nhiều.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng một vai trò nhất định trong thành công của các tiết học. Đối với các môn nghệ thuật, điều này lại càng quan trọng. Với tư duy của học sinh tiểu học, các em sẽ khó mà tưởng tượng ra các tác phẩm nghệ thuật nếu giáo viên chỉ giảng "chay" mà không có minh họa. Kết quả giáo dục thẩm mỹ sẽ rất thấp nếu học sinh khi học về tác phẩm không được tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm ấy. Nếu là nhạc, ít nhất phải được nghe giai điệu để nhận biết vẻ đẹp từ đó. Nếu là tranh, ít nhất là qua phiên bản, mà phải là phiên bản đẹp, không được quá nhỏ, quá mờ... Thực ra, để có những phương tiện giảng dạy tối thiểu này không quá khó trong điều kiện hiện nay, bởi nó không đòi hỏi một nguồn kinh phí quá lớn.

Trao đổi với Ban giám hiệu các trường, chúng tôi thấy hiện nay các trường đang rất quan tâm đến việc xây mới hoặc nâng cấp các phòng máy tính nhằm phục vụ tốt hơn cho việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Chúng ta phải nhìn nhận một thực tế rằng trong khi môn Tin học là một môn học ra đời sau các môn nghệ thuật nhưng được đầu tư khá chu đáo. Trong 12 trường được khảo sát có đến 11 trường có


phòng máy phục vụ cho việc dạy tin học, anh văn và các luôn học khác với số vốn đầu tư không nhỏ. Ngay cả Trường tiểu học Trần Quang Khải, một trường được phân loại là trường loại C (trường khó khăn) cũng có một phòng máy khá khang trang. Đây là việc làm cần thiết vì trong thời đại công nghệ thông tin, chúng ta không thể không trang bị cho các em những kiến thức khoa học hiện đại. Song điều đó cho thấy một thực tế giáo dục thẩm mỹ đã và đang bị đẩy xuống hàng thứ yếu.

3.3.3. Nhu cầu bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học


Hiện nay, nhu cầu bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là vấn đề được nhiều trường quan tâm. Cụ thể:

Bảng 12: Việc cần thiết bổ sung trang thiết bị dạy học nghệ thuật


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

M

S

Rất cần

95

73.08


2.715


0.486

Tương đối cần

33

25.38

Không cần

2

1.54

Theo bảng 12:


Độ lệch S = 0.486 cho thấy các ý kiến trả lời là tập trung. Phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.

Trị số M = 2.715 cho thấy nhu cầu đầu tư, bổ sung thêm trang thiết bị rất cấp bách. Rõ ràng, các phương tiện hỗ ừợ cho việc dạy các môn nghệ thuật đang rất cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Trao đổi với một số giáo viên dạy nghệ thuật tại các trường tiểu học Quận 1, họ đều thống nhất ý kiến nếu có được phòng dành riêng để dạy nghệ thuật thì hiệu quả môn học sẽ được nâng lên rất nhiều. Họ cho rằng:

Phòng bộ môn chính là môi trường nghệ thuật thu nhỏ giúp các em có được những khái niệm đầu tiên về cái đẹp.

Nếu không có phòng bộ môn thì mỗi khi chuyển tiết, giáo viên không đủ thời gian để thu dọn đàn, máy nghe băng, bảng phụ, tranh mẫu, giá vẽ ... ở lớp này, sau đó di chuyển đến lớp khác và lại triển khai chúng một lần nữa.


Việc không có phòng bộ môn cũng khiến cả thầy lẫn trò mất thoải mái, hứng thú trong các tiết học, đặc biệt ở môn Hát - Nhạc . Ở độ tuổi này, các em luôn muốn hát bằng tất cả nhiệt tình của mình, nhưng nếu làm như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.

Ngoài ra, họ cũng cho biết họ rất cần những tài liệu giảng dạy như tranh phiên bản khổ to, băng hình giới thiệu về nghệ thuật hội họa, tài liệu về các nhạc sĩ, họa sĩ nổi tiếng ... Thiết bị giảng dạy như đàn phím điện tử có ổ đĩa mềm (1,4 M).

3.3.4. Nguồn kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học


Tìm hiểu về nguồn tài chính dùng để đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cho hai môn học này, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 13: Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện dạy học


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

Nguồn kinh phí do nhà nước cấp

70

53.85

Từ các nguồn thu của trường

77

59.23

Từ các nhà tài trợ

11

8.46

Từ các nguồn tài chính khác

4

3.08

Bảng 13 cho thấy việc đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học chủ yếu trông chờ vào nguồn kinh phí do nhà nước cấp ( 53.85%) và từ các nguồn thu của trường như học phí, tiền cho thuê cơ sở, đóng góp xây dựng cơ sở vật chất của phụ huynh ...( 59.23%).

Chúng ta cũng biết rằng, hiện nay, kinh phí cấp cho giáo dục ở nước ta chưa phải là nhiều dù đã nhiều hơn so với những năm trước đây. Mức độ đóng góp từ phụ huynh cũng có mức độ. Hơn nữa không phải trường nào cũng có nguồn thu từ việc cho thuê cơ sở. Chính vì vậy, khả năng có được cơ sở vật chất tốt cho dạy nghệ thuật là rất khó.

Qua phỏng vấn Ban giám hiệu 12 trường tiểu học, có 3/12 trường cho rằng một phần các trang thiết bị, phương tiện dạy nghệ thuật được bổ sung, mua sắm từ nguồn tiền của các nhà tài trợ (Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Ngọc Hân, Trần Hưng Đạo). Đây cũng là một hình thức xã hội hóa giáo dục nhằm tăng thêm điều kiện dạy, học.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023