Căn Cứ Vào Thực Trạng Của Hoạt Động Tể Chức Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Tiểu Học Ở Một Số Trường Quận 1


1.5. Căn cứ vào thực trạng của hoạt động tể chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học ở một số trường Quận 1‌

Đây là một căn cứ quan trọng bậc nhất vì nếu không có nó chúng ta sẽ chẳng cần phải tìm ra bất cứ một giải pháp nào.

Giáo dục Quận 1 tuy không nằm ngoài hệ thống giáo dục cả nước song vẫn có những điểm riêng. Vì vậy, muốn có những giải pháp khả thi thì phải xuất phát từ chính thực tế nơi này.

2. Một số giải pháp‌


Căn cứ vào thực trạng còn nhiều tồn tại và những nguyên nhân của thực trạng; đồng thời, dựa vào những căn cứ trên, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất những giải pháp sau đây:

2.1. Nâng cao nhận thức và phối hợp với các lực lượng giáo dục nhằm làm tốt công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học‌

2.1.1. Đối với cán bộ quản lí giáo dục


Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban giám hiệu các trường tiểu học cần chủ động đề nghị lãnh đạo Quận, Phường quan tâm hơn nữa đến công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học

Nâng cao trình độ trình độ nghệ thuật mà chủ yếu là nâng cao hiểu biết về các môn nghệ thuật nói chung cho cán bộ quản lí giáo dục bằng cách tổ chức các khóa huấn luyện. Từ đó họ sẽ có cái nhìn đúng đắn về ý nghĩa của các môn học này đối với học sinh. Sự thay đổi quan niệm về giáo dục thẩm mỹ theo chiều hướng tiến bộ sẽ kéo theo hàng loạt các biện pháp cụ thể nhằm thay đổi bộ mặt của giáo dục nghệ thuật. Đặc biệt, phải coi đây là một trong những tiêu chuẩn về năng lực của Hiệu trưởng.

Cán bộ chuyên trách công tác này tại Phòng giáo dục phải là người được đào tạo chính quy về nghệ thuật.

2.1.2. Đối với các lực lượng giáo dục khác

Gia đình học sinh


Nhà trường nên tăng cường nhận thức cho phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ cho con em họ bằng cách tận dụng các buổi học phụ huynh học sinh để tuyên truyền công tác này, hoặc thông qua Hội phụ huynh học sinh từng lớp để vận động sự tham gia của họ.

Vận động, phối hợp một số lớp có chi hội phụ huynh hoạt động tốt để cùng tổ chức các hình thức sinh hoạt nghệ thuật ngoại khóa cho các em như xem phim, xem biểu diễn nghệ thuật, tham quan bảo tàng nghệ thuật... Từng bước làm thay đổi cách nghĩ về giáo dục thẩm mỹ trong các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường.

Các tổ chức xã hội


Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đội, Đoàn thanh niên cùng tham giáo dục thẩm mỹ qua các buổi sinh hoạt có chủ đề.

Liên kết với các nhà văn hóa, các viện bảo tàng nghệ thuật, các trường dạy nhạc .. tổ chức các hình thức hoạt động liên quan đến giáo dục thẩm mỹ như tham quan, xem nghệ thuật, thi vẽ tranh, văn nghệ ...

Tìm các nhà tài trợ xã hội để giúp trường bổ sung trang thiết bị, phương tiện dạy

học.


2.2. Tổ chức nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghệ thuật tại các trường tiểu học‌

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng nghiệp vụ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên nghệ thuật. Chú ý khâu bồi dưỡng cập nhật kiến thức, tập trung vào phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá. Quán triệt tư tưởng đổi mới phương pháp dạy học hướng tới mục tiêu "vui để học"nhằm kích thích niềm say mê trong tiếp nhận, cảm thụ cái đẹp.

Cung cấp lượng kiến thức nhất định về mỹ học và kiến thức nghệ thuật học cho giáo viên. Họ là những giáo viên dạy thẩm mỹ (dạy cái đẹp) thông qua ngôn ngữ của cái đẹp là nghệ thuật tạo hình và âm thanh nghệ thuật. Họ không đơn thuần là giáo viên dạy vẽ và dạy hát. Vì thế nội dung bồi dưỡng phải cụ thể, thiết thực cho công tác giảng dạy.


Các hình thức cụ thể:


- Chủ động cử giáo viên nghệ thuật tham gia các khóa đào tạo tại các cơ sở đào tạo giáo viên nghệ thuật của trung ương và địa phương

- Vì số lượng giáo viên dạy nghệ thuật không nhiều nên các trường cần chủ động liên kết, hợp tác tổ chức các khóa bồi dưỡng cho giáo viên để tiết kiệm kinh phí và để cho các giáo viên có dịp trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp.

- Chủ động phối hợp với các trường cùng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ định kì có sự tham gia của đại diện Ban giám hiệu các trường để cùng tháo gỡ những khó khăn về chuyên môn cũng như những khó khăn khác mà giáo viên nghệ thuật đang gặp.

- Khuyến khích giáo viên nghệ thuật tham gia các câu lạc bộ nghệ thuật lành mạnh để rèn luyện tay nghề.

- Hàng năm, nhà trường cần có kế hoạch hoạt động chuyên môn cụ thể cho công tác này. Tránh tình trạng chung chung hoặc chờ cấp trên chỉ thị từng việc một.

Ngoài ra, việc cung cấp kiến thức về giáo dục thẩm mỹ không nên giới hạn trong đội ngũ giáo viên nghệ thuật mà cần cho cả giáo viên khác, các cán bộ nhân viên trong trường. Có như vậy, việc giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường mới đồng bộ và đạt hiệu quả cao.

2.3. Quan tâm hơn nữa đến việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên nghệ thuật‌


Có kế hoạch thu hút và sử dụng giáo viên nghệ thuật lâu dài, tạo cho họ một tâm lí an tâm công tác.

Sử dụng hết và sử dụng đúng chuyên môn giáo viên đã được đào tạo.

Dứt khoát phải thay thế dần các giáo viên kiêm giảng bằng giáo viên chuyên. Không phân biệt đối xử giáo viên dạy các môn phụ với các giáo viên chủ nhiệm.

Nhà quản lí giáo dục cần có cách nhìn đúng về chức năng, nhiệm vụ dạy nghệ thuật. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, cần có


những việc làm cụ thể nhằm tháo bỏ tâm lí bị coi là giáo viên dạy môn phụ, không quan trọng của đa số giáo viên dạy nghệ thuật.

2.4. Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học các môn nghệ thuật trong trường tiểu học‌

2.4.1. Xây dựng phồng học nghệ thuật


Việc xây dựng phòng bộ môn rất có ý nghĩa trong toàn bộ quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Nó là môi trường nghệ thuật thu nhỏ rất cần thiết cho việc dạy và học nghệ thuật. Bên cạnh đó, nó giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian vốn đã không nhiều của 1 tiết/ tuần và tăng thêm hứng thú cho cả thầy lẫn trò trong tiết học.

Tiêu chuẩn chung là phòng phải đủ rộng và đủ ánh sáng. Đối với phòng bộ môn Mỹ thuật, cần trang bị bàn, ghế, giá vẽ, tủ để đồ dùng dạy học, nơi trưng bày sản phẩm của giáo viên và học sinh ... Đối với phòng bộ môn âm nhạc yêu cầu phải được bố trí riêng biệt để không ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh. Phòng này cần trang bị nhạc cụ, bục biểu diễn ...

2.4.2. Đồ dùng dạy học


Với các môn nghệ thuật, đồ dùng dạy học là rất cần thiết để đảm bảo chất lượng môn học. Tính trừu tượng trong nghệ thuật là rất cao nhưng các tác phẩm nghệ thuật lại rất cụ thể. Điểm đặc thù của nghệ thuật thể hiện trong sự phản ánh thế giới bằng hình tượng nhưng cái đẹp trong nghệ thuật không tách rời hiện thực khách quan, không tách rời cái đẹp trong cuộc sống. Vì thế, nếu giáo dục nghệ thuật không thông qua các tác phẩm cụ thể thì không thể hướng dẫn học sinh hiểu đúng về nghệ thuật, thậm chí còn làm cho học sinh hiểu sai lệch về nó. Âm nhạc chỉ có sức nặng khi người ta nghe và hiểu giai điệu của nó. Bức tranh chỉ đem lại cảm xúc tuyệt vời khi người ta được nhìn thấy đường nét, bố cục, nội dung, các găm màu ... thể hiện trên nó.

Môn Mỹ thuật cần trang bị cho được các hình khối cơ bản, tượng, phù điêu làm mẫu vẽ; các biểu bảng hướng dẫn; các tập tranh phiên bản khổ to ; các bài tập vẽ đẹp; băng hình giới thiệu về nghệ thuật hội họa ... và một thứ không thể thiếu được là tài liệu về các danh nhân trong lĩnh vực hội họa thế giới và Việt Nam.


Môn Hát - Nhạc cũng cần được trang bị nhạc cụ, tài liệu hình ảnh về danh nhân âm nhạc, băng đĩa nhạc ... Nên sử dụng loại đàn phím điện tử có ổ đĩa mềm (1,4M), vì nó giúp cho giáo viên vừa có thể quản lí lớp, vừa có thể nghe để sửa sai cho học sinh trong khi đàn tự phát nhạc.

Ngoài ra, các trường cần chú ý trang bị đầy đủ về tài liệu, sách giáo khoa, sách hướng dẫn, sách tham khảo ... cho giáo viên.

2.5. Tăng cường công tác quản lí chuyên môn, kiểm tra và đánh giá‌


2.5.1. Đối với công tác quản lí chuyên môn


Quản lí chuyên môn là yếu tố quan trọng nhất để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Vì vậy, cần chú ý đến các biện pháp về quản lí chuyên môn sau:

- Phân công giảng dạy, quản lí lịch trình và nội dung giảng dạy cần được thực hiện nghiêm túc.

- Việc thăm lớp, dự giờ cũng phải được tiến hành thường xuyên để nhà quản lí có thể nắm sát tình hình giảng dạy của giáo viên và tình hình học tập của học sinh. Từ đó, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong chuyên môn. Đồng thời tạo cho cả người dạy lẫn người học một tâm lí làm việc nghiêm túc.

- Tổ chức để giáo viên đăng kí giờ dạy giỏi có sự tham gia đánh giá của đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để nâng cao tay nghề cho giáo viên

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi về phương pháp, kinh nghiệm giảng dạy từng bài, từng phần, về phương tiện, tài liệu cần bổ sung cho bài giảng. Nếu số lượng giáo viên quá ít thì nên phối hợp với các trường bạn tổ chức sinh hoạt chung.

- Tạo điều kiện để giáo viên tham gia các sinh hoạt chuyên đề do Phòng tổ chức hoặc có thể tự tổ chức các chuyên đề tại cơ sở với sự tham dự của cấp trên.

- Ở cấp quản lí cao hơn là Phòng Giáo dục và Đào tạo cần có cán bộ chuyên trách riêng cho các môn học nghệ thuật.

2.5.2. Đối với việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập


Song song với việc thực hiện tốt các hoạt động quản lí chuyên môn, các trường cần chú ý đến khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, vì kiểm tra, đánh giá là công cụ đo không thể thiếu để đánh giá trình độ học sinh đồng thời nó cũng chính là động lực tích cực thúc đẩy hoạt động dạy và học.

Xuất phát từ thực trạng công tác này, chúng tôi cho rằng cần phải thay đổi lại việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:

- Việc kiểm tra cần được tiến hành cả lí thuyết lẫn thực hành.


- Không nên quá chú trọng đến kĩ năng thực hành (vẽ và hát) vì mục tiêu của môn học là rèn luyện cảm xúc thẩm mỹ, không nhằm đào tạo nhạc sĩ, ca sĩ hay họa sĩ.

- Đề kiểm tra lí thuyết cần hướng vào kĩ năng nghe nhạc, xem tranh để bước đầu hướng dẫn thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh

- Cần tiến hành kiểm tra một cách nhẹ nhàng, tạo tâm lí thoải mái cho học sinh nhỏ tuổi để các em có thể bộc lộ hết tình cảm, năng khiếu, sự sáng tạo của mình.

2.6. Thực hiện tốt mối liên kết chặt chẽ giữa các trường tiểu học trong và ngoài quận để cùng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục thẩm mỹ‌

Do đặc thù của môn nghệ thuật về nội dung giảng dạy cũng như số tiết quá khiêm tốn (1tiết/tuần) nên việc liên kết giữa các trường là cần thiết. Sự liên kết này sẽ đem đến những đóng góp tốt hơn cho việc giảng dạy nghệ thuật.

Thứ nhất, trong tình hình thiếu giáo viên nghệ thuật chuyên hiện nay, nếu có sự liên kết, chúng ta có thể sử đụng nguồn giáo viên hợp lí hơn bằng cách điều chuyển họ khi cần thiết. Tuy không phổ biến nhưng vẫn có một số trường thừa giáo viên chuyên trách nên có thể mời giáo viên ở những trường này qua giảng dạy ở những trường thiếu giáo viên chuyên trách. Điều này vừa giúp cho học sinh được học nghệ thuật với giáo viên chuyên trách vừa tăng thêm thu nhập cho đội ngũ giáo viên nghệ thuật.

Thứ hai, việc liên kết này sẽ tạo điều kiện cho các giáo viên Hát - Nhạc và Mỹ thuật nâng cao chuyên môn nhờ vào việc được trao đổi kinh nghiệm với các đồng


nghiệp. Chúng ta cũng biết, nếu được phân bổ đủ giáo viên nghệ thuật thì mỗi trường cũng chỉ có chừng vài người phụ trách các môn này. Thậm chí, nếu là trường nhỏ thì chỉ cần 01 giáo viên Hát - Nhạc và 01 giáo viên Mỹ thuật là đủ. Với lực lượng giáo viên nghệ thuật quá ít như vậy, việc sinh hoạt chuyên môn khó mà đảm bảo được thường xuyên. Khó khăn này sẽ được tháo gỡ khi các trường tiểu học trong quận mạnh dạn đứng ra tập trung các giáo viên nghệ thuật thành hai nhóm Hát - Nhạc và Mỹ thuật. Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành nhóm, tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kì và các hoạt động phối hợp khác.

Ngoài ra, có thể phối hợp cả với các đơn vị ngoài quận để cùng tháo gỡ những vấn đề về chuyên môn cũng như các vấn đề khác.

2.7. Quan tâm đến đời sống của giáo viên nghệ thuật‌


Như đã trình bày ỏ phần thực trạng, một trong những khó khăn mà giáo viên nghệ thuật gặp phải là vấn đề thu nhập thấp. Đây không chỉ là vấn đề khó khăn của riêng đội ngũ giáo viên nghệ thuật mà là vấn đề chung của ngành giáo dục.

Tuy điều kiện của mỗi trường mà có thể có những hình thức phù hợp nhằm tạo điều kiện để giáo viên tăng thêm thu nhập. Chẳng hạn:

- Tổ chức các lớp nghệ thuật cho những học sinh có nhu cầu bằng sự đóng góp của phụ huynh học sinh. Với một số lượng giáo viên nghệ thuật chính quy không nhiều tại một trường, chúng ta chỉ cần tổ chức một số lớp là đã có thể tăng thêm thu nhập cho giáo viên. Hơn nữa, xu thế học hai buổi đang có chiều hướng phát triển vì vậy việc tổ chức các lớp năng khiếu trong ngày là không quá khó khăn.

- Trong quá trình đi khảo sát một số trường tiểu học, chúng tôi thấy có một số trường tổ chức các lớp năng khiếu như cờ vua, bơi lội, đàn ... nhưng thường là phối hợp với các đơn vị khác như nhà văn hóa, trung tâm thể thao ...

- Trong tình hình thiếu giáo viên nghệ thuật chuyên trách như hiện nay, việc phối hợp với các trường bạn để mời giáo viên nghệ thuật giảng dạy thay cho giáo viên chủ nhiệm kiêm giảng là cách vừa để nâng cao chất lượng môn học vừa để tăng thu nhập cho giáo viên.


3. Bước đầu tìm hiểu về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp‌


Để tìm hiểu tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học trên địa bàn, tác giả đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 90 người bao gồm cán bộ quản lí giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục, giáo viên có tham gia dạy nghệ thuật, phụ huynh học sinh các trường tiểu học. Kết quả thu được như sau:

Bảng 21: Tỉ lệ ý kiến đánh giá về tính cấp thiết của các giải pháp


STT

Giải pháp

Rất cần thiết

Cấp thiết

Chưa cấp thiết

Tần số

%

Tần số

%

Tần số

%

1

Nâng cao nhận thức cho các

lực lượng giáo dục

82

91.11

5

5.56

3

3.33

2

Tổ chức nâng cao chất lượng giảng dạy cho đội ngũ giáo

viên nghệ thuật

81

90.00

8

8.89

1

1.11

3

Quan tâm đến việc tuyển

dụng và sử dụng giáo viên nghệ thuật

78

86.66

7

7.78

2

5.56

4

Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy - học nghệ

thuật

71

78.89

9

10.00

10

11.11

5

Tăng cường công tác chuyên

môn, kiểm tra và đánh giá

63

70.00

11

12,22

10

17.78

6

Thực hiện tốt mối liên kết

chặt chẽ giữa các trường trong và ngoài quận

61

67.78

12

13.33

17

18.89

7

Quan tâm đến đời sống của

giáo viên nghệ thuật

58

64.44

14

15,56

18

20.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 11

Bảng 22: Tỉ lệ ý kiến đánh giá về tính khả thi của các giải pháp


STT

Giải pháp

Rất khả thi

Khả thi

Chưa khả thi

Tần số

%

Tần số

%

Tần số

%

1

Nâng cao nhận thức cho các

lực lượng giáo dục

82

91.11

6

6.67

2

2.22

2

Tổ chức nâng cao chất lượng

giảng dạy cho đội ngũ giáo viên nghệ thuật

79

87.78

8

8.89

3

3.33

3

Quan tâm đến việc tuyển dụng và sử dụng giáo viên

nghệ thuật

75

83.33

8

8.89

7

7.78

4

Cải thiện điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy -học nghệ

thuật

65

72.22

9

10.00

16

17.78

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí