Tình Hình Chuẩn Hóa Cán Bộ Quản Lí Giáo Dục Và Giáo Viên Tiểu Học


2.2. Tình hình chuẩn hóa cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên tiểu học


Trong những năm gần đây, vấn đề chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu ngày căng cao của sự nghiệp phát triển giáo đục đang là vấn đề được quan tâm. Tính đến năm học 2001 - 2002, số cán bộ quản lí giáo dục của Quận 1 là 57 người, trong đó đã chuẩn hóa được 44 người (77.2%), đang chuẩn hóa là 7 người (12.3%), chưa chuẩn hóa là 6 người (10.5%); tổng số giáo viên tiểu học toàn quận là 796 giáo viên, trong đó đã chuẩn hóa được 592 giáo viên (74.4%), đang chuẩn hóa 97 giáo viên (12.2%), chưa chuẩn hóa 107 giáo viên (13.4%).

Với các con số thống kê trên, ta thấy số cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên tiểu học chưa chuẩn hóa không nhiều và có thể sẽ được giải quyết trong thời gian không lâu nữa. Tuy nhiên về số lượng giáo viên thiếu theo định biên và theo thực tế là 15 giáo viên, trong đó có 12 giáo viên bộ môn.

2.3. Về phát triển trường, lớp, học sinh


Là một quận khá ổn định về kinh tế - xã hội nên trong những năm gần đây giáo dục tiểu học Quận 1 được coi là ổn định về quy mô trường, lớp, học sinh. Tính đến năm học 2001 - 2002, Quận có 18 trường tiểu học. Trong đó, 16 trường tiểu học trực thuộc và 01 trường tiểu học do Sở quản lí đóng trên địa bàn quận, 01 trường tiểu học dân lập; 18/18 trường có lớp bán trú; 7 trường có lớp linh hoạt gồm 33 lớp và 480 học sinh. Trong 18 trường tiểu học của quận có 08 trường tiểu học loại A (trường thuận lợi), 09 trường tiểu học loại B (trường bình thường) và 01 trường tiểu học loại C (trường khó khăn)

Số học sinh, số lớp khá ổn định, không có trường hợp học sinh bỏ học. Sĩ số học sinh trung bình ở mỗi lớp học trong những năm gần đây là 40 học sinh. Số lớp và số học sinh học hai buổi tăng.

Một số hoạt động của các trường tiểu học Quận 1 trong thời gian qua


2.4.1. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học


Từ năm học 1996 1997 đến nay đều có một số trường tiểu học trong quận thực hiện chương trình này (xem phụ lục 1).

Năm học 2001 - 2002 đã huy động được 3.194 trên tổng số 3.194 trẻ 6 tuổi trong quận vào lớp 1, đạt tỉ lệ 100%.

Ngoài ra, việc phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi cũng được quan tâm, tỉ lệ đạt 90.7%.

Cấc trường có lớp linh hoạt tiếp tục vận động số trẻ bỏ học trở lại lớp. Trong những năm gần đây, do quận đã thực hiện tốt việc đưa trẻ vào các trường tiểu học chính quy nên số lượng học sinh lớp linh hoạt đã giảm đáng kể và nhiều trường đã không còn tổ chức các lớp đầu cấp.

2.4.2. Thực hiện các chương trình thí điểm


Hiện tại, Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận 1 tiếp tục triển khai các chương trình thí điểm:

Chương trình tiểu học sau năm 2000 môn Tiếng Việt vả Toán tại trường tiểu học Chương Dương

Chương trình tăng cường Tiếng Anh tại ba trường: Trường tiểu học Trần Hưng Đạo, Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Trường tiểu học dân lập Sài Gòn

Chương trình tăng cường Tiếng Pháp tại trường tiểu học Kết Đoàn.


Thực hiện thí điểm ứng dụng đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy tại các trường tiểu học trong quận như Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, Trường tiểu học Hòa Bình, Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Các chương trình thí điểm đều thường xuyên tổ chức các buổi thao giảng, hội thảo để đánh giá nội dung, phương pháp giảng dạy.

2.4.3. Tổ chức học đủ 9 môn


Từ nhiều năm qua, Quận 1 đã thực hiện việc giáo dục toàn diện cho học sinh bằng nhiều biện pháp như chú ý đến việc bổ sung giáo viên chuyên trách các bộ môn


Nhạc, Mỹ thuật, Kĩ thuật có nghiệp vụ để nâng cao chài lượng giảng dạy các bộ môn này.

2.4.4. Các hoạt động khác


Ngoài các hoạt động trên, Quận 1 còn là đơn vị rất chú trọng đến các công tác như xã hội hoa giáo dục, công tác thanh tra, kiểm tra ... Đặc biệt, đây là đơn vị đã thực hiện được khá nhiều chuyên đề, hội thảo, hội thi và các hoạt động phong trào.

- Chuyên đề: chuyên đề giáo dục học sinh chậm tiến bộ, các chuyên đề chuyên môn tập trung vào các bộ môn Tập viết, Tự nhiên xã hội, Lịch sử, Toán, Mỹ thuật, Hát

- Nhạc, Tiếng Việt, Toán lớp 1 chương trình 2000, các chuyên đề tổ chức cho học sinh được tham gia học tập ngoài trời gắn với các bộ môn tương thích như Thể dục, Nhạc, Kĩ thuật, Mỹ thuật giúp cho học sinh nhẹ nhàng hơn trong học tập và tạo được sự hứng thú học tập của học sinh. Đối với các môn tự chọn, môn thí điểm cũng có các chuyên đề được thực hiện như chuyên đề dạy tin học ở trường tiểu học, chuyên đề sử dụng công nghệ thông tin trong dạy môn Hát - Nhạc, chuyên đề về chương trình tiểu học sau năm 2000, chuyên đề về chương trình tăng cường tiếng Anh.

- Hội thi: Hội thi vở sạch chữ đẹp, thi học sinh giỏi. Đặc biệt, kì thi truyền thống học sinh giỏi giải thưởng Lương Thế Vinh được tổ chức hàng năm với quy mô ngày một lớn hơn. Hội thi đã chọn được nhiều học sinh có hiểu biết tốt không những về kiến thức văn hóa mà còn hết sức nhạy cảm về những kiến thức xã hội.

Về phía giáo viên, hàng năm, phòng Giáo dục - Đào tạo tổ chức kì thi giáo viên giỏi mang tên "Trái tim người thầy - Viên phấn vàng". Cuộc thi ngoài việc đánh giá năng lực giảng dạy của giáo viên còn nhằm đánh giá trình độ lí luận, năng lực chủ nhiệm lớp, công tác giáo dục học sinh của người giáo viên.

- Hoạt động phong trào: Các trường tiểu học trong quận thường xuyên hưởng ứng các buổi hội diễn văn nghệ, các cuộc thi vẽ tranh, các hội khỏe Phù Đổng, Hội thi nghi thức Đội, thi giải thưởng Lê Quý Đôn trên báo Nhi Đồng và báo Khăn Quàng Đỏ. Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục quyền trẻ em, giáo dục trật tự an toàn giao thông, chương trình sữa học đường, giáo dục môi trường trong trường tiểu học


2.5. Kết quả giáo dục‌


Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị có kết quả giáo dục tương đối ổn định về học lực, hạnh kiểm của học sinh, về hiệu suất đào tạo (xem phụ lục 4, phụ lục 5). Năm học 1998 1999 quận 1 là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục tiểu học của Thành phố Hồ Chí Minh

2.6. Nhận xét chung‌


Trong những năm gần đây, Quận 1 đã có một đội ngũ giáo viên ổn định, có trình độ nghiệp vụ khá tốt, an tâm công tác. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn được quan tâm đúng mức. Các hoạt động chuyên môn được tổ chức thường xuyên và đạt hiệu quả thiết thực, tác động đến việc dổi mới phương pháp giảng dạy tại các trường. Hoạt động giáo dục tiểu học Quận 1 cũng đã chú ý phát triển giáo dục toàn diện.

Tuy nhiên, còn một số vấn đề mà giáo dục tiểu học Quận 1 cần giải quyết. Đó là tỉ lệ giáo viên tiểu học cho các trường theo quy định chưa giúp cho việc đầu tư lực lượng giáo viên chuyên trách bộ môn cho các trường. Một số trường đã phải vận dụng phương thức hợp đồng giáo viên thỉnh giảng nhưng như vậy lại gặp khó khăn về kinh phí. Ngoài ra, các tiêu chí quy định đối với trường tiểu học chuẩn còn nhiều bất cập với các trường tiểu học trong quận như quy định về diện tích sân chơi, diện tích bình quân trên học sinh.

3. Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học tại Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua‌

3.1. Thực trạng về việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn ở hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật‌

Chỉ đạo các hoạt động chuyên môn bao gồm quản lí chương trình, quản lí thời gian và quản lí chất lượng. Chỉ đạo hoạt động chuyên môn tốt đồng nghĩa với việc chất lượng dạy và học ngày một nâng cao.

3.1.1. Mức độ thực hiện chương trình


Tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thu được kết quả sau:


Bảng 1: Mức độ thực hiện chương trình của Bộ


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

Dạy đầy đủ theo chương trình

113

86.92

Thêm các hình thức dạy học khác (ngoài trời, hội thi …)

74

56.92

Không dạy Hát – Nhạc

0

0.00

Không dạy Mỹ thuật

1

0.77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 7

Từ số liệu trên cho thấy:


- 86.92% phiếu nhận xét chương trình được triển khai đầy đủ ở tất cả các phân môn. Như vậy có thể kết luận vẫn có những trường chưa triển khai đầy đủ chương trình của Bộ quy định.

- 56.92% số ý kiến cho biết ngoài chương trình chính, trường còn tổ chức các hình thức dạy học khác; như vậy vẫn còn có nhiều ý kiến cho thấy việc tổ chức các hình thức dạy học khác chưa được quan tâm.

- 0.77% cho rằng môn Mỹ thuật không được đưa vào giảng dạy.


- Như vậy, về cơ bản ngành Giáo dục - Đào tạo Quận 1 đã đảm bảo việc đưa hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật vào giảng dạy trên phạm vi toàn quận. Tuy nhiên, việc triển khai các môn nghệ thuật vẫn chưa được thực hiện triệt để ở tất cả các phân môn. Đặc biệt, hình thức dạy học chưa phong phú.

- Liên quan đến việc mở rộng các hình thức dạy học, chúng tôi đã phỏng vấn một số Hiệu trưởng các trường tiểu học và được biết để triển khai việc học nghệ thuật dưới các hình thức khác như học tại công viên, Thảo cầm viên, Viện bảo tàng ... nhà trường cần có các điều kiện về cơ sở vật chất, về phương tiện di chuyển, thời gian, lực lượng giáo viên chuyên trách ...Tuy nhiên, số trường có đủ điều kiện này không nhiều.

3.1.2. Sinh hoạt chuyên môn của giáo viên


Một trong những tiêu chí để đánh giá việc quản lí chất lượng dạy - học là việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên. Bởi thông qua sinh hoạt chuyên môn, các vấn đề về chuyên môn như thống nhất chương trình, thời gian giảng dạy, phương pháp giảng dạy ... sẽ được giải quyết.


Tim hiểu tình hình sinh hoạt chuyên môn của giáo viên nghệ thuật chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2: Tình hình sinh hoạt chuyên môn của giáo viên


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

M

S

Thường xuyên

90

69.23


2.646


0.569

Không thường xuyên

34

26.15

Không sinh hoạt chuyên môn

6

4.62

Dựa vào số liệu bảng 2 ta thấy:


Độ lệch S = 0,569 cho thấy ý kiến trả lời là tập trung. Phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.

Trị số M = 2.646 chứng tỏ việc sinh hoạt chuyên môn của giáo viên được tổ chức tương đối thường xuyên. Đó là biểu hiện tích cực, đáng mừng vì điều đó chứng tỏ các trường đã lo đến công tác này.

Song có đến 26.15% cho rằng việc sinh hoạt chuyên môn của giáo viên không được tổ chức thường xuyên, đặc biệt có 4.62% cho rằng việc sinh hoạt chuyên môn không được tổ chức. Điều đó cho thấy việc quản lí hoạt động chuyên môn của giáo viên nghệ thuật còn có những biểu hiện chưa được tốt ở từng trường, từng thời kì. Nói cách khác, không phải trường nào cũng tổ chức sinh hoạt chuyên môn đều đặn, thậm chí có trường không tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giáo viên. Đây là một tồn tại mà chúng ta cần quan tâm giải quyết.

Ngoài ra, phỏng vấn Hiệu trưởng một số trường, chúng tôi được biết số lượng giáo viên nghệ thuật chuyên trách tại các trường rất ít, nhiều nhất cũng chỉ một hai giáo viên mỗi bộ môn, chưa kể, có những trường không có giáo viên nghệ thuật chính quy. Do đó, việc tổ chức các hoạt động chuyên môn khó có thể thực hiện đều đặn, chặt chẽ.

Trao đổi với một số giáo viên dạy nghệ thuật, chúng tôi được biết họ rất muốn được sinh hoạt chuyên môn đều đặn. Một giáo viên chuyên trách môn Hát - Nhạc ở Trường Trần Khánh Dư phát biểu: "Tôi mong muốn được sinh hoạt chuyên môn thường xuyên hơn. Nó sẽ giúp tôi củng cố, nâng cao chuyên môn, đồng thời sẽ cho tôi


tự tin hơn trong giảng dạy. Đáng tiếc, cả trường chỉ có mình tôi là giáo viên chuyên trách nên chẳng biết sinh hoạt với ai".

3.1.3. Công tác kiểm tra dạy và học


Công tác kiểm tra việc dạy - học là khâu không thể thiếu để đánh giá chất lượng giáo dục. Kết quả thu được khi điều tra về công tác này như sau:

Bảng 3: Công tác kiểm tra đối với việc giảng dạy và học tập hai môn Hát -Nhạc và Mỹ thuật của nhà trường


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

M

S

Thường xuyên

97

74.61


2.731


0.479

Không thường xuyên

31

23.85

Không kiểm tra

2

1.54

Qua bảng 3, ta thấy:


Độ lệch S = 0.479 cho thấy ý kiến trả lời là tập trung. Phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.

Trị số M = 2.731 chứng tỏ việc kiểm tra giảng dạy và học tập được tiến hành khá thường xuyên. Đây là điểm tích cực trong công tác chuyên môn ở các trường.

Tuy nhiên còn 23.85% số người được hỏi cho rằng công tác này không được tiến hành thường xuyên và có 1.54% cho rằng không có kiểm tra. Đây là những số liệu cho chúng ta thấy công tác này vẫn còn chưa được coi trọng thực sự. Nếu công tác kiểm tra không được tiến hành thường xuyên thì việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn cũng khó đạt kết quả tốt.

Một giáo viên cho biết: "Trường chúng tôi kiểm tra thường xuyên và nghiêm túc, nhưng là với mấy môn chính như Toán, Tiếng Việt, còn mấy môn này (Hát - Nhạc, Mỹ thuật, Kĩ thuật) thì cũng kiểm tra, nhắc nhở nhưng không thường xuyên, chỉ... nhè nhẹ thôi. Vả lại đây là những môn học thoải mái mà".

3.2. Thực trạng về công tác tổ chức đội ngữ giáo viên‌


3.2.1. Về số lượng giáo viên


Để tìm hiểu về số lượng giáo viên chuyên trách dạy Hát-Nhạc và Mỹ thuật toàn quận, chúng ta theo dõi bảng sau:

Bảng 4: Số lượng GV nghệ thuật chuyên trách năm học 2001-2001 toàn quận (Tính theo tiêu chuẩn 20 tiết/tuần/giáo viên; 1 tiết/tuần/lớp)

Số lớp

GV Hát-Nhạc

GV Mỹ thuật

Hiện có

Cần có

Thiếu

% thiếu

Hiện có

Cần có

Thiếu

% thiếu

576

22

29

7

24.14

16

29

13

44.83

(Nguồn: Phòng Giáo dục – Đào tạo Quận 1)


Theo bảng trên thì có 24.14% số lớp không có giáo viên chuyên trách dạy Hát - Nhạc, 44.83% lớp không có giáo viên chuyên trách dạy Mỹ thuật. Như vậy, giáo viên chuyên trách nghệ thuật hiện nay còn thiếu khá nhiều.

Trong thực tế, các lớp không đủ giáo viên chuyên trách vẫn được học Hát -Nhạc và Mỹ thuật song là do giáo viên chủ nhiệm hoặc các giáo viên chưa được bố trí các lớp chủ nhiệm dạy. Điều này, dẫn đến việc các em chỉ được học môn này ở mức độ thấp, không đảm bảo chương trình. Những trường không có giáo viên chuyên chủ yếu là dạy hát và vẽ. Chất lượng các môn nghệ thuật theo đó cũng không đảm bảo.

Tình trạng thiếu giáo viên nghệ thuật được điều tra cụ thể ở một số trường như

sau:


Bảng 5: Số lượng giáo viên nghệ thuật chính quy tại một số trường (2002-2003) (Tính theo tiêu chuẩn 20/tiết/tuần/giáo viên; 1 tiết/tuần/lớp)

ST T


Trường


Số lớp

GV Mỹ thuật

GV Hát-Nhạc

GV

hiện có

GV

cần

Thiếu

%

thiếu

GV

hiện có

GV

cần

Thiếu

%

thiếu

01

Hòa Bình

25

1

1.75

0.75

42.86

1

1.75

0.75

42.86

02

Trần Khánh Dư

23

0

1.15

1.15

100

1

1.15

0.15

13.04

03

Chương Dương

34

0

1.70

1.70

100

2

1.70



04

Trần Hưng Đạo

44

2

2.20

0.20

9.10

3

2.20



05

Lê Ngọc Hân

43

3

2.15



3

2.15



06

Đinh Tiên Hoàng

48

3

2.40



2

2.40

0.40

16.67

07

Nguyễn Thái Học

45

0

2.25

2.25

100

1

2.25

1.25

55.56

08

Trần Quang Khải

19

0

0.95

0.95

100

1

0.95



Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí