Dư Nợ Và Tăng Trưởng Dư Nợ Tín Dụng Hộ Sản Xuất


Tổ tín chấp thực hiện các khâu: Nhận đơn, thẩm định, hướng dẫn thủ tục, uỷ thác giải ngân, kiểm tra sử dụng vốn.

Cán bộ tín dụng: Ra quyết định, thẩm định lại (nếu cần thiết) phối hợp kiểm tra, tổ chức thu nợ, xử lý kỷ luật tín dụng (nếu có).

Khắc phục được tình trạng quá tải khách hàng của ngân hàng, những hộ vay vốn không đủ tài sản thế chấp, được tổ tín chấp vay vốn giảm bớt được thủ tục giấy tờ chi phí đi lại của Hộ sản xuất, chỉ tổ trưởng trực tiếp giao dịch với ngân hàng.

Tăng thêm tình cảm, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các hội viên trong sử dụng vốn sản xuất, kinh doanh và trả nợ ngân hàng, góp phần củng cố hoạt động của các đoàn thể và quan hệ sản xuất nông thôn.

Trình độ của tổ về quản lý kinh tế tài chính, hiểu biết về ngân hàng còn hạn chế nên giải ngân chưa kịp thời, thu nợ, thu lãi không nộp ngân hàng đúng qui định, dẫn đến dễ tham ô lợi dụng tiền vay.

Mỗi hình thức, mỗi loại có những ưu, nhược điểm khác nhau vì vậy chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện, cải tiến các thủ tục, đơn giản thuận tiện. Đồng thời phải vận dụng đa dạng các hình thức chuyển tải vốn, để bổ trợ cho nhau, khắc phục những nhược điểm, để công tác tín dụng Hộ sản xuất được mở rộng và đạt hiệu quả cao hơn.

2.3.2.3. Mạng lưới tín dụng Hộ sản xuất

Thực hiện Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 03 năm 1999 và Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Thủ Tướng Chính phủ về “Một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển Nông nghiệp, nông thôn”, Nghị quyết liên tịch số 02 và 03 giữa Agribank Việt Nam với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, đặc biệt quan tâm tới hoạt động tín dụng Hộ sản xuất, đã mở rộng mạng lưới tín dụng Hộ sản xuất tới


100% xã, thị trấn trên địa bàn toàn huyện nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của Hộ sản xuất. Với mạng lưới hoạt động 4 phòng giao dịch, chi nhánh rất thuận lợi trong việc tiếp cận Hộ sản xuất để mở rộng tín dụng.

Ngân hàng đã tổ chức triển khai tuyên truyền rộng rãi đến từng khu vực dân cư trong toàn huyện để phổ biến các quy định, thủ tục vay vốn ngân hàng để mọi người dân đều hiểu và thực hiện đúng. Do đó tình hình tín dụng Hộ sản xuất đã có nhiều bước phát triển và đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng.

Để tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã tích cực tiếp cận khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, nhanh chóng thẩm định các dự án, phương án kinh doanh để quyết định đầu tư vốn cho các hộ, tạo việc làm và tăng thu nhập cho các hộ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như ngân hàng.

Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã mở rộng tín dụng đối với tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn hoặc trung, dài hạn. Cho vay ngắn hạn (dưới 12 tháng) gồm cho vay chi phí mùa vụ như: chi phí giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi… Cho vay trung, dài hạn (trên 12 tháng) gồm đầu tư vào các dự án nuôi và chế biến thủy hải sản, cải tạo vườn, ao, chuồng, trồng cây lâu năm, mua các phương tiện vận chuyển, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng hệ thống mương máng, thủy lợi phục vụ tưới tiêu…

Vốn tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ trong những năm qua, đã tạo điều kiện cho một số hộ nghèo vươn lên trở thành những hộ khá và giàu, phát triển sản xuất kinh doanh theo mô hình tổ chức sản xuất lớn, trang trại.


2.3.2.4. Doanh số tín dụng Hộ sản xuất

Những năm qua Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, đã phát huy hệ thống mạng lưới và vận dụng tổng hợp các hình thức chuyển tải vốn, các hình thức này đã có tác dụng thiết thực mở rộng doanh số tín dụng Hộ sản xuất liên tục qua các năm, thể hiện như sau:

Bảng 2.6: Doanh số tín dụng các thành phần kinh tế

Đơn vị: Tỷ đồng,%



Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014


Số tiền

Tỷ trọng

%


Số tiền

Tỷ trọng

%


Số tiền

Tỷ trọng

%

Ngắn hạn (HSX)

420

75,74

509

80,64

600,3

80,05

Ngắn hạn khác

40

7,21

50,3

8

69,1

9,2

Trung dài hạn (HSX)

73.3

13,21

63

9,9

70,2

9,4

Trung dài hạn khác

20,1

3,84

9

1,46

10,3

1,35

Tổng doanh số TD

554,5

100

631,2

100

749,9

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Mở rộng tín dụng Hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phúc thọ - thành phố Hà Nội - 9

(Nguồn số liệu của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ 2012 - 2014)

Tỷ trọng doanh số tín dụng Hộ sản xuất trong tổng doanh số tín dụng chiếm tỷ trọng cao, trên 85% trong tổng doanh số tín dụng các thành phần kinh tế và có xu hướng ngày càng tăng, chứng tỏ Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ đã thực sự quan tâm đến công tác tín dụng phát triển Hộ sản xuất, đồng thời thể hiện vai trò tín dụng Hộ sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng đã áp dụng các giải pháp mở rộng tín dụng, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, tạo điều kiện cho các Hộ sản xuất vay vốn được thuận tiện.

Thực tế doanh số tín dụng Hộ sản xuất tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ giai đoạn 2012– 2014 được thể hiện như sau:


Bảng 2.7: Doanh số tín dụng Hộ sản xuất

Đơn vị: Tỷ đồng, %




Năm

Chỉ tiêu

2012

2013

2014


Số tiền

Tỷ lệ

%

Số tiền

Tỷ lệ

%

Số tiền

Tỷ lệ

%

Cho vay ngắn hạn

420

85,14

509

88,99

600,3

89,53

Cho vay trung dài hạn

73,3

14,86

63

11,01

70,2

10,47

Tổng doanh số tín

dụng HSX


493,3


100


572


100


670,5


100

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động tín dụng Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ 2012 - 2014)

Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy doanh số tín dụng Hộ sản xuất liên tục tăng qua các năm. Doanh số tín dụng Hộ sản xuất năm 2013 tăng so với năm 2012 là 78,7 tỷ đồng, với tỷ lệ tăng là 15,95%. Doanh số tín dụng năm 2013 tăng là do ngân hàng mở rộng tín dụng Hộ sản xuất, chủ yếu cho vay ngắn hạn chiếm 88,99%, trong khi đó cho vay trung, dài hạn chỉ chiếm 11,01%. Năm 2014 doanh số tín dụng tiếp tục tăng 98,5 tỷ đồng, tốc độ tăng 17,22%, trong đó: doanh số cho vay ngắn hạn 91,3 tỷ đồng, tốc độ tăng 17,94%, chiếm 89,53% trong tổng doanh số, trong khi đó doanh số cho vay trung, dài hạn tăng 7,2 tỷ đồng, chiếm 10,47%.

Về cơ cấu tín dụng Hộ sản xuất cơ bản ổn định không thay đổi nhiều: Tỷ trọng doanh số cho vay trung, dài hạn bình quân hàng năm biến động từ 10% -15%, tỷ trọng cho vay ngắn hạn bình quân hàng năm giao động từ 85%

- 89%. Cho vay trung, dài hạn từ năm 2012 đến năm 2014 chiếm tỷ lệ thấp nguyên nhân: do nguồn vốn trung, dài hạn của chi nhánh không đáp ứng đủ nhu cầu vay trung, dài hạn của Hộ sản xuất kinh doanh, mặt khác tỷ lệ cho vay trung,


dài hạn trên tổng dư nợ từng thời điểm do NHNo&PTNT Việt Nam khống chế. Để nâng tỷ trọng cho vay trung, dài hạn lên thì chi nhánh cần có chiến lược trong công tác huy động nguồn vốn trung, dài hạn, để thu hút tăng nguồn vốn trung, dài hạn. Tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực, song phải luôn tranh thủ nguồn vốn trung, dài hạn từ ngân hàng cấp trên để đáp ứng nhu cầu vay vốn trung dài hạn của Hộ sản xuất và kinh doanh ở trên địa bàn.

2.3.2.5. Dư nợ và tăng trưởng dư nợ tín dụng Hộ sản xuất

Ngoài doanh số tín dụng, kết quả mở rộng tín dụng Hộ sản xuất còn được thể hiện ở dư nợ Hộ sản xuất qua các năm.

Tình hình dư nợ Hộ sản xuất của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, từ năm 2012 đến năm 2014 được thể hiện như sau:

Bảng 2.8: Tình hình dư nợ Hộ sản xuất

Đơn vị: Tỷ đồng



Chỉ tiêu


Năm 2012


Năm 2013


Năm 2014

2013 – 2012

2014 - 2013


Số tiền

Tăng giảm

(%)

Số tiền

Tăng giảm

(%)

Ngắn hạn

200

245,5

269,6

45,5

22,8

24,1

9,8

Trung dài hạn

83,2

68,3

68,7

-14,9

-17,9

0,4

0,6

Dư nợ

283,2

313,8

338,3

30,60

10,81

24,5

7,81

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động tín dụng Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ 2012 - 2014)

Qua bảng 2.8 ta thấy dư nợ Hộ sản xuất không ngừng tăng lên. Năm 2012 dư nợ Hộ sản xuất đạt 283,2 tỷ đồng, năm 2013 dư nợ hộ tăng so với năm 2012 là 30,6 tỷ đồng, tốc độ tăng 10,81%. Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 24,5 tỷ đồng, tốc độ tăng 7,81%.


Dư nợ Hộ sản xuất tăng liên tục qua các năm, một mặt là do cơ chế chính sách tín dụng thay đổi, các Hộ sản xuất có khả năng tổ chức sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hóa không phân biệt thành thị hay nông thôn được vay đến 50 tỷ đồng không phải thế chấp tài sản. Đây cũng là một chính sách ưu đãi về tín dụng của Nhà nước, tạo đà cho các Hộ sản xuất làm kinh tế trên cơ sở nguồn vốn vay ngân hàng. Mặt khác đối với Hộ sản xuất trình độ kỹ thuật cũng được nâng lên theo chiều hướng phát triển của xã hộ, trình độ kỹ thuật được trau dồi, có kinh nghiệm trong việc tổ chức lao động sản xuất, sử dụng nhân lực, sử dụng đồng vốn, đầu tư đúng đối tượng, đúng mục đích, có hiệu quả. Vì vậy, đã tạo điều kiện cho quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và Hộ sản xuất ngày càng được mở rộng.

Về cơ cấu tỷ trọng dư nợ trung, dài hạn Hộ sản xuất trên tổng dư nợ, chiếm tỷ trọng giảm dần. Nguyên nhân do ngân hàng không có đủ nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, mặt khác tỷ lệ trung, dài hạn trên tổng dư nợ do NHNo&PTNT Việt Nam khống chế.

Nhìn chung vốn vay đều được ngân hàng đánh giá sử dụng đúng mục đích, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế. Quan hệ tín dụng giữa Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ với Hộ sản xuất ngày càng được mở rộng trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.

2.3.2.6. Chất lượng hoạt động tín dụng Hộ sản xuất

Việc mở rộng tín dụng Hộ sản xuất là một vấn đề then chốt trong công tác tín dụng của chi nhánh, nhưng ngân hàng không chỉ quan tâm tới việc mở rộng, mà phải gắn việc mở rộng với việc nâng cao chất lượng tín dụng, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng an toàn và hiệu quả.

Chất lượng tín dụng Hộ sản xuất được đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu như: việc thực hiện đúng quy trình thủ tục, đánh giá khách hàng, làm tốt công tác thẩm định, công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay…


đặc biệt được biểu hiện cụ thể qua tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và vòng quay vốn tín dụng Hộ sản xuất.

Tình hình nợ quá hạn Hộ sản xuất

Trong kinh doanh ngân hàng tất yếu không thể tránh khỏi những rủi ro bất trắc xảy ra và nợ quá hạn luôn tồn tại đối với bất cứ lĩnh vực nào, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, một trong những ngành kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, khí hậu và bị thiệt hại lớn bởi thiên tai, dịch bệnh. Do đó làm cho nhiều Hộ sản xuất thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, không có khả năng thu hồi vốn, từ đó thiếu khả năng trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng.

Trong những năm qua bên cạnh việc tích cực mở rộng tín dụng, NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng tín dụng, đã có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu nợ quá hạn, đặc biệt là nợ quá hạn Hộ sản xuất. Nên chất lượng tín dụng trong 5 năm qua không ngừng được nâng cao, tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp, dưới mức qui định của ngành.

Bảng 2.9: Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn Hộ sản xuất

Đơn vị: Tỷ đồng,%


Năm

Chỉ tiêu


2012


2013


2014

1.Tổng dư nợ

349,4

421,2

505,7

- Dư nợ HSX

283,2

313,8

338,3

2.Tổng nợ quá hạn

300,484

379,08

718,094

-Nợ quá hạn HSX

171,206

235,872

217,451

3. Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ

0.86

0.90

1.42

4. Tỷ lệ NQH HSX/tổng dư nợ

0.49

0.56

0.43

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động tín dụng Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ 2012 - 2014)


Qua bảng trên ta thấy tình hình nợ quá hạn Hộ sản xuất biến động liên tục qua các năm.

Nguyên nhân làm phát sinh nợ quá hạn:

- Nguyên nhân khách quan, nguyên nhân bất khả kháng: Do sản xuất nông nghiệp, chịu ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, thiên tai bão lụt, chi phí sản xuất cao, luân chuyển hàng hoá chậm, giá bán hàng hoá thấp hơn giá thành sản phẩm, kinh doanh thua lỗ, trả nợ khó khăn; Một số khách hàng lừa đảo, chụp giật chây ỳ không trả nợ bỏ trốn; Một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích mất khả năng thanh toán.

- Ngoài ra còn do nguyên nhân chủ quan: Do cán bộ tín dụng chưa chấp hành đúng qui trình nghiệp vụ, không tính toán chặt chẽ hiệu quả kinh tế của dự án xin vay vốn của khách hàng, cho vay vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng, không xem xét kỹ tư cách, đạo đức người vay, thiếu kiểm tra sử dụng vốn. Một số cán bộ tín dụng sa sút phẩm chất, móc ngoặc, thông đồng với khách hàng để rút tiền ngân hàng, vay ké, tham ô tiền thu nợ lãi…

Song ngân hàng đã có những biện pháp phù hợp để giải quyết nợ quá hạn, tích cực trong việc thu hồi nợ quá hạn, không để nợ quá hạn phát sinh tăng. Nhiều cán bộ đã thực hiện tốt chức năng của mình trong việc cho vay và thu nợ, đảm bảo đúng quy trình, tích cực chủ động trong công tác nghiệp vụ.

Nhìn chung nợ quá hạn vẫn còn tồn tại trong hoạt động tín dụng Hộ sản xuất của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Phúc Thọ, tuy nhiên nó chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ (< 1%), chủ yếu là những nguyên nhân bất khả kháng. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng Hộ sản xuất của ngân hàng đảm bảo tính an toàn trong đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Đây là cơ sở để ngân hàng có thể tiếp tục mở rộng tín dụng đối với Hộ sản xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/12/2022