Thực Trạng Về Quản Lí Kết Quả Và Thái Độ Học Tập Của Học Sinh


3.4. Thực trạng về quản lí kết quả và thái độ học tập của học sinh


3.4.1. Quản lí kết quả học tập


Kết quả học tập theo thống kê của học sinh ở hai bộ môn này là khá cao. Năm học 2001 - 2002 hầu hết học sinh đều hoàn thành theo yêu cầu môn học (môn Mỹ thuật có 97.6% học sinh hoàn thành, môn Hát - Nhạc có 98.5% học sinh hoàn thành). Tuy nhiên khi tìm hiểu về tiêu chuẩn và hình thức kiểm tra để làm căn cứ đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi thu được số liệu sau:

Bảng 14: Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng học tập của học sinh


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

Chú trọng đến kĩ năng (vẽ tranh, hát, đàn ...)

112

86.15

Chú trọng đến kiến thức nghệ thuật (nghe nhạc, xem tranh ...)

39

30.00

Các tiêu chuẩn khác

0

0.00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 9

Bảng 14 cho thấy hiện nay các trường chú trọng đến kĩ năng thực hành khi đánh giá chất lượng học tập của học sinh (86.15%). Với cách đánh giá này, các trường tiểu học đang xa dần mục tiêu giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Và với thực tế này một lần nữa chúng tôi khẳng định thêm về trình độ cần có của giáo viên nghệ thuật cần được nâng lên rất nhiều, phương tiện giảng dạy cần được đầu tư nhiều hơn nữa.

Cách đánh giá thiên về kĩ năng thực hành đã dẫn đến việc trong các giờ giảng của mình, hầu hết các giáo viên chỉ chú trọng rèn luyện kĩ năng (vẽ, nặn, hát, ...) chưa chú ý nhiều đến cảm xúc của học sinh vì vậy việc rèn luyện cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh bị hạn chế dẫn đến khó có thể mở rộng cánh cửa sáng tạo thẩm mỹ của học sinh. Hơn nữa, giáo dục nghệ thuật trong trường phổ thông không mang tính chuyên nghiệp, nếu cứ thiên về kĩ năng thực hành, chúng ta sẽ làm cho một bộ phận không nhỏ học sinh phải khổ sở vì rèn luyện hai kĩ năng vẽ và hát.

Tiêu chuẩn thiên về kĩ năng thực hành khi đánh giá chất lượng học sinh trong các môn nghệ thuật đã chi phối hình thức kiểm tra. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 15: Hình thức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

M

S

Kiểm tra lí thuyết

2

1.54

1.192

0.433

Kiểm tra thực hành

21

16.16


Kiểm tra lí thuyết lẫn thực hành

107

82.30



Bảng 15 cho thấy:


Độ lệch chuẩn S = 0.433 cho biết các ý kiến trả lời là tập trung. Phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.

Trị số M = 1.192 việc kiểm tra kết quả học tập của học sinh thiên về kĩ năng thực hành.

Sau khi xin dự một số giờ giảng kết hợp với việc sưu tầm đề kiểm tra các môn học này qua các năm, chúng tôi nhận thấy phần lí thuyết ở đây chủ yếu là chép nhạc, nhịp, phách ... Các đề kiểm tra không có phần về tác giả, tác phẩm, không có phần cảm nhận về tác phẩm. Hầu hết các đề thi thực hành môn Hát -Nhạc dành cho học sinh tiểu học là biểu diễn một bài hát trong số những bài hát đã được học trong chương trình. Ở môn Mỹ thuật, đề thi thực hành là vẽ hoặc trang trí theo một chủ đề nào đó.

Cách đánh giá chất lượng học tập dựa trên kĩ năng thực hành ảnh hưởng rất lớn đến phương pháp học tập của học sinh. Phương pháp học các môn học này hiện nay của hầu hết học sinh là tập vẽ và tập hát, tập đọc các nốt nhạc. Nhưng phương pháp làm thế nào để rèn luyện cảm xúc trước một bức tranh đẹp, một bản nhạc hay hoặc có những hiểu biết về các họa sĩ tên tuổi, danh nhân âm nhạc nhằm giáo dục niềm say mê sáng tạo trong cuộc sống thì không phải nhiều thầy giáo có thể truyền thụ cho các em.

3.4.2. Quản lí thái độ học tập của học sinh


Quản lí thái độ học tập của học sinh để điều chỉnh cách dạy, cách học là rất cần thiết trong quản lí chuyên môn. Qua điều tra, kết quả thu được như sau:

Bảng 16: Thái độ của học sinh trong giờ học nghệ thuật


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

M

S

Rất hào hứng

37

28.46


3.000


0.835

Hào hứng

64

49.23

Ít hào hứng

21

16.16

Không hào hứng

8

6.15

Bảng 16 cho thấy:


Độ lệch chuẩn S = 0.835 chứng tỏ các ý kiến trả lời tương đối tập trung, khá phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.

Trị số M = 3.000 cho biết hầu hết học sinh tiểu học rất hào hứng và hào hứng khi học các môn nghệ thuật. Điều này cũng dễ hiểu, vì không chỉ trẻ em mà cả người lớn cũng thích được tiếp xúc với nghệ thuật. Đối với hộc sinh, nghệ thuật mang đến niềm vui, sự thoải mái sau những giờ học khác.

Với 22.31% giáo viên cho rằng học sinh ít hào hứng hoặc không hào hứng trong giờ nghệ thuật cho thấy các môn nghệ thuật vẫn chưa thực sự khơi dậy được trong các em niềm vui thật sự, cảm xúc về cái đẹp thật sự.

Phỏng vấn các giáo viên dạy nghệ thuật, họ cho rằng khá nhiều học sinh chỉ chú tâm đến các môn học chính, do có quan niệm sai về môn học nên một số học sinh có thái độ thiếu nghiêm túc.

3.5. Thực trạng về thu hút, vận động các lực lương giáo dục khác tham gia công tác giáo dục thẩm mỹ‌

Trước hết, khái niệm "các lực lượng giáo dục khác" ở đây cần được hiểu như là những nhân tố tác động vào quá trình giáo dục thẩm mỹ. Bao gồm gia đình và xã hội.

3.5.1. Gia đình: Điều tra về thái độ của phụ huynh học sinh đối với các môn nghệ thuật trong trường tiểu học, chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 17: Thái độ của phụ huynh học sinh đối với hai môn Hát – Nhạc và Mỹ

thuật


Các lựa chọn

Tần số

Tỉ lệ %

Đó là hai môn học cần thiết cho sự phát triển nhân cách của trẻ

155

38.75

Đó là hai môn học chỉ để cho vui, cho trẻ thư giãn

62

15.5

Đó là các môn năng khiếu, vì thế không nên bắt buộc trẻ phải

học

101

25.25

Đó là hai môn học không cần thiết. Chúng làm tốn nhiều thời

gian của trẻ

82

20.5

Số liệu ở bảng 17 cho thấy quan niệm của phụ huynh rất khác nhau và không thống nhất:


Chỉ có 38.75% cho rằng đây là những môn học cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

61.25% còn lại dành cho các lựa chọn phủ nhận một phần hoặc phủ nhận toàn bộ vai trò của môn học.

Đặc biệt có đến 20.5% phụ huynh cho rằng đó là những môn học không cần thiết.

Trao đổi trực tiếp với một số giáo viên nghệ thuật, chúng tôi được biết có không ít phụ huynh xem nhẹ môn nghệ thuật vì thế dẫn đến tình trạng học sinh cũng coi thường môn học này.

Phỏng vấn trực tiếp các vị phụ huynh học sinh, chúng tôi thấy ý kiến của họ tập trung vào các ý sau:

Một bộ phận phụ huynh cho rằng họ không phản đối các môn học nghệ thuật, nhưng họ rất khổ sở khi thấy con em họ cặm cụi vẽ và hát trong khi chúng không có năng khiếu về các môn này.

Một số phụ huynh khác lại cho biết do quá khó khăn về kinh tế nên không có điều kiện quan tâm đến vấn đề này.

Số khác cho rằng việc dạy nghệ thuật ở trường phổ thông hiện nay không mấy hiệu quả và chưa đáp ứng được nhu cầu nên họ cho con học nghệ thuật ở các nơi khác như nhà văn hóa, kèm tại tư gia ...

Tìm hiểu thêm về hoạt động của Hội phụ huynh học sinh các trường, chúng tôi được biết trong thực tế, mảng công tác liên hệ với gia đình để cùng phối hợp giáo dục thẩm mỹ cho các em gần như bỏ trống. Mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình hiện nay chủ yếu thông qua sổ liên lạc được phát hàng tháng, mà cũng chỉ là để thông báo kết quả các môn học mà thôi. Ngoài ra, có một số trường thỉnh thoảng tổ chức cho học sinh đi tham quan thì gửi thông báo về gia đình. Các trường tiểu học chưa thực sự có một biện pháp gì tích cực trong việc lôi cuốn gia đình cùng tham gia giáo dục thẩm mỹ.

Hoạt động của Hội phụ huynh học sinh các trường tiểu học chỉ dừng lại ở một số hoạt động như đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tăng cường


cây xanh ... tiếp tục hỗ trợ xây dựng các lớp chuẩn, tăng cường trang thiết bị cho các lớp. Đó là những việc làm cần thiết song chưa thực sự mang ý nghĩa giáo dục thẩm mỹ sâu sắc.

Kết quả điều tra trên đây phần nào cho chúng ta thấy được việc thống nhất được quan niệm của phụ huynh học sinh là cần thiết nhằm giúp công tác này phát triển hơn. Phụ huynh học sinh tích cực cùng với nhà trường tham gia giáo dục thẩm mỹ cho học sinh là một cơ hội rất hiện thực giúp nhà trường hoàn thành tốt công tác này

3.5.2. Xã hội: Bên cạnh nhà trường và gia đình, việc vận động, phối hợp với các tổ chức khác trong xã hội tham gia vào công tác giáo dục thẩm mỹ là việc nên làm, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nguồn ngân sách dành cho giáo dục chưa được dồi dào. Hơn nữa, việc toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục thiết nghĩ không phải chỉ ở riêng quốc gia nào. Xã hội càng phát triển thì việc đóng góp của toàn xã hội đối với giáo dục càng trở nên cần thiết. Xã hội hóa giáo dục đang là vấn đề được nhà nước quan tâm mở rộng.

Trong năm học 2001 - 2002, các trường tiểu học Quận 1 đã phối hợp được với khá nhiều các đơn vị như với công ty Tetra Park, Phòng tư pháp quận, Ủy ban bảo vệ chăm sóc trẻ em, Trung tâm thể dục thể thao quận, Quận đoàn .... Để tổ chức các hoạt động bổ ích cho học sinh. Các hoạt động này cũng đã đem lại cho các em những hiểu biết cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, đó chỉ là những hoạt động chung chung mang tính phong trào và thường là do các tổ chức trên chủ động đề nghị phối hợp tổ chức.

4. Nguyên nhân của thực trạng‌


Mọi thiếu sót trong công tác giáo dục thẩm mỹ ở hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật thời gian qua đều có những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Chúng ta cần nhận thức rõ những nguyên nhân đó và tìm cách khắc phục chúng, nhất là những nguyên nhân chủ quan, nghĩa là những nguyên nhân nằm ngay trong những người làm công tác giáo dục.

4.1. Nguyên nhân khách quan‌


4.1.1. Nguyên nhân từ cơ chê quản lí giáo dục


Đó là sự non yếu ở trình độ, phương pháp, cơ chế tổ chức giáo dục. Các cơ quan chỉ đạo của Bộ giáo dục, từ cấp trung ương đến tỉnh, huyện, địa phương chưa có chiến lược chung về giáo dục thẩm mỹ và chưa có kế hoạch triển khai công việc này. Thường là ở trong tình trạng tự phát. Giáo dục nghệ thuật nhà trường còn bó hẹp trong phạm vi giảng dạy hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật.

Mặt mỹ dục bị bỏ rơi vì không có ai chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra. Bản thân cán bộ quản lí giáo dục ở địa phương và giáo viên cũng không biết phải triển khai mặt giáo dục này như thế nào. Trong các báo cáo tổng kết năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, phần đành cho hai môn học này chỉ vỏn vẹn mươi dòng. Năm sau tương tự năm trước. Báo cáo tổng kết năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng không nhắc gì đến các môn học nghệ thuật ngoài số liệu thống kê về số lớp và số học sinh tiểu học học nhạc mức độ 2.

4.1.2. Nguyên nhân từ khó khăn của ngành giáo dục Việt nam


Ngay chính bản thân một số cán bộ quản lí giáo dục và cả phụ huynh học sinh không được thừa hưởng một nền giáo dục toàn diện nên trong cách nhìn của họ còn phiến điện về giáo đục thẩm mỹ.

Vấn đề thiếu giáo viên dạy nghệ thuật không chỉ ở riêng Quận 1 mà ở phạm vi toàn thành phố, toàn quốc.

Theo tài liệu tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Giáo sư Tiến sĩ khoa học Lê Ngọc Trà và Tiến sĩ Lâm Vinh "Giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thông qua các môn nghệ thuật": Năm 1997, số trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường mầm non mẫu giáo cả nước là 26.041, nhưng chỉ có 4000 giáo viên nhạc họa. Nếu cần số lượng giáo viên đáp ứng yêu cầu mỗi trường 1 giáo viên nhạc, 1 giáo viên họa thì phải có 52.082 giáo viên. Như vậy chúng ta thiếu tới 92.3% giáo viên.

Phản ánh thực trạng này, Báo Thể thao và Văn hóa số 35, ra ngày 02 tháng 05 năm 2000 nhận định nếu theo tốc độ đào tạo hiện nay thì "Mội thế kỉ nữa chúng ta mới cung cấp đủ giáo viên nhạc họa cho tất cả các trường ở Việt Nam"

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số lượng giáo viên nghệ thuật thể hiện qua bảng

sau:


Bảng 18: Số lượng giáo viên nghệ thuật toàn thành phố năm học 2001-2002 (Tính theo tiêu chuẩn 20 tiết/tuần/giáo viên; 1 tiết/tuần/giờ)

Số lớp

GV Hát-Nhạc

GV Mỹ thuật

Hiện có

Cần có

Thiếu

% thiếu

Hiện có

Cần có

Thiếu

% thiếu

11.344

113

567

454

80.07

77

567

490

86.42

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh)


Như vậy, để có đủ giáo viên chuyên trách Thành phố Hồ Chí Minh cần có thêm 454 giáo viên Hát - Nhạc và 490 giáo viên Mỹ thuật. Thậm chí có Quận chỉ có 01 hoặc 02 giáo viên chuyên trách Mỹ thuật (Quận Bình Thạnh, Quận Gò Vấp). Đây là con số đáng báo động.

Không chỉ thiếu về lực lượng giáo viên, chuyên viên phụ trách mảng công tác này cũng chưa có đủ. Trao đổi với Ông Nguyễn Viết Ngoạn, Trưởng phòng Trung học của Sở Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi còn được biết hiện nay Sở mới chỉ có chuyên viên phụ trách Âm nhạc là Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Tuấn, còn chuyên viên phụ trách Mỹ thuật thì vẫn chưa tìm được người thích hợp. Tại Phòng Giáo dục Quận 1, chuyên viên phụ trách công tác này được giao cho một người có chuyên môn chính là thể dục thể thao.

4.1.3. Nguyên nhân từ khó khăn về kinh tế


Những khó khăn về kinh tế của đất nước, nguồn kinh phí eo hẹp cho giáo dục, đồng lương ít ỏi của giáo viên là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến những điều đáng tiếc trong giáo dục thẩm mỹ. Điều kiện về cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của môn học. Nhiều trường rất muốn có phòng chức năng và các trang thiết bị, phương tiện dạy học cho các môn nghệ thuật hoàn hảo nhưng "lực bất tòng tâm". Có quá nhiều thứ phải chi trong số ngân sách được cấp không nhiều.

4.1.4. Nguyên nhân từ chương trình chưa được hợp lí


Cấu tạo chương trình với tỉ lệ là 1/3 thời gian học để hiểu, để cảm thụ tác phẩm và 2/3 thời gian học để rèn luyện kĩ năng như hiện nay là chưa hợp lí. Thời lượng 1 tiết (40 phút) một tuần là quá ít để giáo viên có thể làm tốt cả ba việc: truyền tải kiến thức nghệ thuật (lịch sử, tác gia, tác phẩm), tiếp xúc, thưởng thức nghệ thuật (nghe nhạc,


xem tranh), kĩ năng thực hành (học kí xướng âm, thanh nhạc, học vẽ ...). Như vậy, giáo viên chỉ có khoảng lo 15 phút/ tiết để hướng dẫn học sinh cảm thụ tác phẩm. Điều này gây khó khăn cho giáo viên trong giảng dạy nhất là khi đối tượng là học sinh tiểu học.

Thời gian ít lại thêm việc sĩ số học sinh hiện nay còn khá đông (trung bình sĩ số học sinh hiện nay là 40 học sinh / lớp, chưa kể có những lớp lên đến trên 50 học sinh) càng làm cho việc rèn luyện các kĩ năng cho học sinh gặp khó khăn.

4.1.5. Nguyên nhân từ nhận thức của gia đình - xã hội


Gia đình: Phụ huynh chưa tích cực đóng góp vào việc giáo dục thẩm mỹ cho con em mình. Không ít phụ huynh xem thường môn học nghệ thuật của con em họ xuất phát từ quan niệm cho rằng đó là những môn học đơn thuần mang tính giải trí, năng khiếu. Thậm chí, một số phụ huynh còn cho rằng đó là môn học không cần thiết. (Từ kết quả điều tra bảng 17)

Xã hội: Do những đặc điểm của nền kinh tế thị trường đã làm cho các giá trị tinh thần bị sút giảm, một số giá trị đạo đức, giá trị tinh thần bị khủng hoảng. Giá trị vật chất được đặt lên cao khiến người ta mải chạy theo giá trị vật chất trước mắt mà xao nhãng các giá trị tinh thần. Mặt khác, đo quan niệm không xem giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội mà chỉ của ngành giáo dục, nên các tổ chức khác trong xã hội không có những đóng góp tích cực.

4.2. Nguyên nhân chủ quan‌


4.2.1. Nguyên nhân từ nhận thức của cán bộ quản lí giáo dục


Qua phỏng vấn một số cán bộ quản lí giáo đục các cấp, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của việc xem nhẹ việc giáo dục thẩm mỹ qua hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật ở tiểu học hiện nay là ở nhận thức của cán bộ quản lí giáo dục. Đa số những người làm công tác giáo dục nước ta nói chung và ở Quận 1 nói riêng còn chưa nhận thức đúng ý nghĩa, vị trí, vai trò, chưa hiển rõ nội dung và những nguyên tắc, chưa biết và thực hiện những hình thức, biện pháp giáo dục thẩm mỹ như là một bộ phận không thể thiếu của giáo dục nói chung. Thậm chí vẫn còn một số ít cán bộ

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí