quản lí giáo dục coi đó như một thứ xa sỉ. Tình hình này được thể hiện ở hai bảng điều tra sau:
Bảng 19: Mức độ quan tâm của các cấp lãnh đạo ở các môn nghệ thuật
Tần số | Tỉ lệ % | S | |
Rất quan tâm | 29 | 22.31 | 0.520 |
Có quan tâm | 92 | 70.77 | |
Ít quan tâm | 9 | 6.92 | |
Không quan tâm | 0 | 0.00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Chuẩn Hóa Cán Bộ Quản Lí Giáo Dục Và Giáo Viên Tiểu Học
- Những Khó Khăn Hiện Nay Của Giáo Viên Nghệ Thuật
- Thực Trạng Về Quản Lí Kết Quả Và Thái Độ Học Tập Của Học Sinh
- Căn Cứ Vào Thực Trạng Của Hoạt Động Tể Chức Giáo Dục Thẩm Mỹ Cho Học Sinh Tiểu Học Ở Một Số Trường Quận 1
- Kiến Nghị Với Quận 1 - Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo Quận 1
- Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 13
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Bảng 20: Biểu hiện sự quan tâm của cấp trên đến giáo dục thẩm mỹ
Tần số | Tỉ lệ % | |
Qua các công văn chỉ đạo | 61 | 46.92 |
Dành kinh phí hợp lí đầu tư cho Hát - Nhạc và Mỹ thuật | 28 | 21.54 |
Có chính sách thu hút, đãi ngộ giáo viên | 16 | 12.31 |
Tạo điều kiện để giáo viên nâng cao nghiệp vụ chuyên môn | 50 | 38.46 |
Các lớp đều được học Hát - Nhạc và Mỹ thuật | 107 | 82.31 |
Số liệu điều tra từ bảng 19 cho thấy độ lệch chuẩn S = 0.520 chứng tỏ các ý kiến trả lời là tập trung, phù hợp với yêu cầu lấy phiếu thăm dò.
Với 93.08% ý kiến được hỏi cho là cấp lãnh đạo quan tâm đến các môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật cho thấy công tác này đang gặp thuận lợi. Nhưng khi xem bảng 20, chúng tôi nhận thấy sự quan tâm ấy xem ra vẫn chưa cụ thể và thiết thực. Sự quan tâm chỉ nhiều nhất ở việc tạo điều kiện để hầu hết các lớp được học hai môn học này (82.31%). Đặc biệt, chỉ có 12.31% cho rằng cấp trên quan tâm đến việc thu hút, đãi ngộ giáo viên. Trong khi đó giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giảng dạy. Như vậy sự quan tâm ấy còn thể hiện tính hình thức và phiến diện.
Nhận thức trên đã dẫn đến tình trạng xem nhẹ bộ môn Hát Nhạc, Mỹ thuật và tất nhiên giáo viên nghệ thuật cũng bị coi là giáo viên dạy môn phụ không quan trọng. Giáo viên dư thừa không có lớp chủ nhiệm, yếu sức khỏe được xếp vào dạy nghệ thuật. Dẩn đến tình trạng chất lượng của giáo viên không đồng đều. Chất lượng giáo dục thẩm mỹ theo đó cũng không hiệu quả.
Cũng từ nhận thức trên, người ta bị chi phối khi đầu tư cơ sở vật chất cho các môn nghệ thuật. Thậm chí, tại một số trường nó gần như bị lãng quên.
4.2.2. Nguyên nhân từ việc quản lí đội ngũ giáo viên
Theo thực trạng phân tích ở trên, chúng tôi thấy với một đội ngũ giáo viên chuyên trách vừa thiếu về số lượng lại không có chất lượng đồng đều (do được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau) thì rất khó nói đến hiệu quả giáo dục cao.
Việc sử dụng các lực lượng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên không chuyên về nghệ thuật dạy nghệ thuật đã ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Các giáo viên này khó có thể dạy tốt hai môn học này vì:
- Họ không được đào tạo chính quy để dạy nghệ thuật. Trong khi đó, giáo viên dạy nghệ thuật cần có ba phẩm chất chuyên môn là có trình độ học vấn về nghệ thuật học, có khả năng nhất định về chuyên môn (hực hành nghệ thuật, có khả năng sư phạm để giáo dục nghệ thuật. Như vậy, không phải giáo viên nào cũng có thể dạy nghệ thuật. Và dường như càng nguy hại hơn nếu chỉ dạy nghệ thuật một cách qua loa, chiếu lệ. Những bài về "Giới thiệu mỹ thuật", "Thường thức âm nhạc", "Xem tranh", "Giới thiệu tác gia", "Giới thiệu bài hát" đòi hỏi ở giáo viên trình độ nhất định về nghệ thuật học.
- Hát - Nhạc, Mỹ thuật là hai môn nghệ thuật. Chúng đòi hỏi người dạy nghệ thuật ngoài những kĩ năng, kiến thức cơ bản phải là người có năng khiếu nghệ thuật. Điều mà không phải giáo viên nào cũng có. Nói cách khác, mỹ dục không chỉ là vấn đề môn học mà còn là vấn đề năng khiếu. Giáo dục phổ thông căn bản là đại trà, nhưng ở các môn nghệ thuật giáo dục đại trà luôn đi đôi với giáo dục năng khiếu.
Theo báo cáo tổng kết năm học 1999 - 2000 về bộ môn âm nhạc của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh thì: "Hầu hết giáo viên nhạc lại không biết sử dụng nhạc cụ, từ đó dẫn đến tình trạng giáo viên chủ yếu dạy "chay" làm giảm hiệu quả và tính thiết thực mà yêu cầu môn học cần đạt được". Đây là một vấn đề không thể xem nhẹ nếu chúng ta muốn nâng cao chất lượng môn học. Biết sử dụng nhạc cụ phải được xem là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc của giáo viên dạy nhạc.
Ngoài ra, quan niệm giáo viên nghệ thuật chỉ là giáo viên phụ, không quan trọng; mức thu nhập từ việc giảng dạy chính khóa của giáo viên còn khá khiêm tốn so với thu
nhập họ có thể kiếm được từ các công việc khác như làm ở công ty quảng cáo, chép tranh, biểu diễn nghệ thuật ... đã làm cho công tác quả lí đội ngũ này gặp khó khăn hơn.
4.2.3 Nguyên nhân từ căn bệnh thành tích
Do phải chạy đua với thành tích thi đua đã khiến các trường tiểu học chú trọng nhiều đến các môn học chính như Toán, Tiếng Việt mà lãng quên các môn nghệ thuật, đặc biệt là ở các lớp cuối cấp.
Thiên về rèn luyện kĩ năng để đạt tỉ lệ cao trong các kì thi tốt nghiệp tiểu học, nên nội dung giáo dục thẩm mỹ trong các môn học không được khai thác triệt để. Làm sao có thể phát huy tính sáng tạo khi việc bắt học sinh học theo khuôn mẫu đang là phương thức khá phổ biến ở các trường phổ thông không chỉ riêng ở Quận 1.
Cùng một lúc phải thực hiện bốn mặt giáo dục TRÍ - ĐỨC - THỂ - MỸ với những áp lực nặng nề về điểm số, tỉ lệ tốt nghiệp ... đã buộc Ban giám hiệu các trường tiểu học phải giảm nhẹ mặt "Mỹ" vì đó là mặt không gây hậu quả trước mắt.
4.2.4. Nguyên nhân do thụ động trong quản lí
Đối với các môn nghệ thuật, nhà trường thường chờ chỉ đạo từ cấp trên trong việc cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, cử giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi hoặc tổ chức các chương trình nghệ thuật cho học sinh (thi văn nghệ, thi vẽ tranh ...)
Các trường hầu như không chủ động nghĩ đến một số biện pháp để nâng cao chất lượng môn học như có thể mời chuyên gia nghệ thuật bồi dưỡng kiến thức nghệ thuật cho giáo viên, tổ chức các buổi sinh hoạt nghệ thuật như cho học sinh như xem múa dân tộc, các hình thức sinh hoạt giúp các em hiểu biết về sân khấu, điện ảnh ...Việc tổ chức dạy học ở những nơi như công viên có một vài trường áp dụng tuy không nhiều giờ, còn dạy nghệ thuật ở viện bảo tàng, nhà hát thì hầu như không có trường nào áp dụng.
Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng trong nhiều lĩnh vực đã khiến những cán bộ quản lí giáo dục trở nên lúng túng trong xử lí tình huống giáo dục. Họ chưa tìm được hướng đi nào thích hợp để cùng một lúc có thể
giải quyết nhiều vấn đề quan trọng. Nói cách khác, chúng ta chưa có được sự thống nhất trong quan điểm giáo dục. Vì thế, chúng ta không bỏ cái gì nhưng cái nào cũng chỉ làm một ít, không đến nơi đến chốn.
Ngoài ra, nhà trường chưa thực sự tích cực trong việc thu hút vận động các lực lượng giáo dục, nhất là gia đình, cùng tham gia công tác này cũng làm cho hiệu quả giáo dục thẩm mỹ bị hạn chế. Thực ra, việc giáo đục học sinh chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi có sự cộng tác của gia đình học sinh.
5. Kết luận chương 3
❖ Kết luận về thực trạng của hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh ở một số trường tiểu học Quận 1
- Việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn theo chương trình của Bộ về cơ bản có triển khai tại tất cả các trường trong Quận. Tuy nhiên mức độ thực hiện chưa đều ở các trường và chưa triệt để ở các phân môn. Hình thức dạy học cũng chưa phong phú. Sinh hoạt chuyên môn của giáo viên tuy có triển khai nhưng không thường xuyến. Công tác kiểm tra dạy và học cũng chưa được chú trọng đúng mức.
- Công tác tổ chức đội ngũ giáo viên còn gặp khá nhiều khó khăn. Số lượng giáo viên chuyên trách còn thiếu, đặc biệt ở môn Mỹ thuật. Chất lượng giáo viên không đồng đều. Giáo viên dạy nghệ thuật gặp khó khăn từ chuyên môn, phương tiện giảng dạy cho đến đời sống. Các hoạt động nâng cao chất lượng các môn nghệ thuật chưa thiết thực, phong phú.
- Việc quản lí cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy: hầu hết các trường đều có nhu cầu xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học như phòng nghệ thuật, đồ dùng, phương tiện dạy học ... Song kinh phí dành cho các môn nghệ thuật rất hạn chế, chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước, các nguồn thu của trường. Mức độ xã hội hóa công tác này còn thấp.
- Do nặng về kĩ năng, các tiêu chuẩn và hình thức kiểm tra để đánh giá kết quả của học sinh còn chưa phù hợp với mục tiêu giáo dục thẩm mỹ. Thái độ học tập của học sinh nhìn chung là tích cực, song một bộ phận học sinh vẫn còn xem thường các môn nghệ thuật.
- Các trường tiểu học chưa thực sự chủ động, tích cực trong việc thu hút, vận động các lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục thẩm mỹ
❖ Kết luận về nguyên nhân của thực trạng:
- Các nguyên nhân khách quan: Gồm nguyên nhân từ cơ chế quản lí giáo dục, nguyên nhân từ những khó khăn của ngành giáo dục Việt nam, nguyên nhân từ khó khăn về kinh tế, nguyên nhân từ chương trình môn học chưa hợp lí, nguyên nhân từ phía gia đình - xã hội.
- Các nguyên nhân chủ quan: Gồm nguyên nhân từ nhận thức của cán bộ quản lí giáo dục, nguyên nhân từ việc quản lí đội ngũ giáo viên, nguyên nhân từ căn bệnh thành tích, nguyên nhân do sự thụ động, ngại đổi mới trong quản lí.
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Cơ sở đề xuất giải pháp
1.1. Các quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước
Đảng và nhà nước rất quan tâm đến vấn đề giáo dục và phát triển con người toàn diện "Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và thẩm mỹ". Một con người phát triển toàn diện không thể thiếu một trong bốn mặt TRÍ - ĐỨC - THỂ-MỸ.
Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục các cấp là một chủ trương được đề cập đến từ Nghị quyết hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng khóa VII số 04 - NQ/HNTƯ, ngày 14 - 01 - 1993. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương Đảng khóa VIII, số 02 - NQ/HNTƯ ngày 24 tháng 12 năm 1996 cũng đã chỉ ra cần phải đổi mới công tác quản lí giáo dục nói chung và "Bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp, chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lí giáo dục - đào tạo" nói riêng. Vai trò của cán bộ quản lí giáo dục ngày nay trở nên rất quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của một tổ chức. Ở đơn vị trường học, Hiệu trưởng là người đứng đầu và Hiệu trưởng cũng chính là người trực tiếp chỉ đạo mọi thành viên trong trường thực hiện mục tiêu giáo dục.
Việc xây dựng đội ngũ giáo viên cũng được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm vì giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục. Nghị quyết hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII số 02-NQ/HNTƯ ngày 24-12-1996 thể hiện rõ các vấn đề cần làm để xây dựng một đội ngũ giáo viên có đủ đức, tài. Đó là "Củng cố và tập trung đầu tư nâng cấp các trường sư phạm. Xây dựng một số trường đại học sư phạm trong điểm ..." "Không thu học phí và thực hiện chế độ học bổng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên ngành sư phạm ..." "Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa, nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên ..." "Lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang lương bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm chế độ phụ cấp ...".
Để giúp cho các trường học, các cơ sở giáo dục có điều kiện hoạt động tốt, mục 2 điều 53 Luật giáo dục ban hành ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. Theo đó, nhà trường có những nhiệm vụ và quyền hạn : Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục; Quản lí nhà giáo, cán bộ, nhân viên; Tuyển sinh và quản lí người học; Quản lí, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; Phối hợp với gia đình người học, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục; Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học tham gia các hoạt động xã hội; Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.2. Quán triệt mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện
Quan niệm giáo dục toàn diện trong trường phổ thông được quy tụ ở bốn mặt trí dục, đức dục, thể dục và mỹ dục. Bốn mặt đó được coi như một công thức có nội dung hoàn chỉnh vì nó phản ảnh được cả ba loại giá trị chân, thiện, mỹ và thêm vào thể dục và "Đẹp như một bộ tranh tứ bình về cảnh tứ thời (xuân, hạ, thu, đông", tứ hữu (mai, lan, cúc, trúc), khó cắt rời, khó thêm bớt ...Mỹ dục, đứng ở cuối bảng, như là nét vẽ cuối cùng tạo nên sự toàn mỹ của bức tranh giáo dục, cũng là tạo nên sự hoàn thiện của phẩm chất con người" [49; 27]. Trí, đức, thể, mỹ là bốn bình diện của tri thức và kĩ năng học sinh cần có để trở thành một nhân cách hoàn chỉnh. Vì vậy, thiếu đi một trong bốn mặt trên đều làm cho giáo dục trở nên phiến diện, mất cân đối, sản phẩm của giáo dục sẽ là những con người mang trong mình những khiếm khuyết không gì có thể bù đắp nổi. Giống như bất kì một nền giáo dục chân chính nào, giáo dục nước ta phải nhằm đào tạo những con người luôn vươn tới sự hài hòa của ba giá trị chân, thiện, mỹ.
Trong văn hóa thẩm mỹ của trẻ em thì nghệ thuật giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Vì thế, mỹ dục trong trường phổ thông được thực hiện chủ yếu qua các môn nghệ thuật, trong đó có hai môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật mà đề tài đang đề cập tới, cần có một vị trí xứng đáng. Chúng không thể bị coi là những môn phụ vì đối với học sinh tiểu học, các môn học này cũng có vai trò như các môn văn hóa khác là kiến tạo mặt bằng tri thức và kĩ năng rộng rãi, nằm trong những môn cơ bản giúp con người phát triển toàn diện thiên về giáo dục tình cảm, nâng cao tâm hồn.
1.3. Xuất phát từ mục tiêu của môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật trong nhà trường tiểu học
Chúng ta cần xác định rõ mục tiêu của các môn học này trong nhà trường là nhằm đạt yêu cầu về hiểu biết và cảm thụ là chủ yếu, kĩ năng là thứ yếu. Nghệ thuật không chỉ là các môn học bắt buộc để có điểm mà quan trọng hơn là khơi dậy và tạo nên những hứng thú sáng tạo, tình yêu nghệ thuật cho học sinh, từ đó bồi dưỡng những giá trị đạo đức, nhân cách tình cảm cho học sinh.
Xác định đúng mục tiêu chúng ta mới có thể đi đúng hướng. Nó giúp chúng ta không thể nhầm lẫn giữa giáo dục nghệ thuật mang tính đại trà và giáo dục chuyên về nghệ thuật. Nó còn giúp Hiệu trưởng trong việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá về chất lượng giáo viên, chất lượng học tập của học sinh từ đó có những điều chỉnh, bổ sung hợp lí hơn trong công tác quản lí của mình.
1.4. Căn cứ vào xu hướng phát triển giáo dục toàn cầu
Không chỉ riêng Việt Nam, cả thế giới đang phấn đấu để thế kỉ XXI sẽ phải là thế kỉ của văn hóa nhân văn. Kĩ thuật công nghệ dù có phát triển với tốc độ chóng mặt, vẫn sẽ đóng vai trò phục vụ con người. Nếu sự tiến bộ kĩ thuật và công nghệ lãng quên quyền lợi của con người, nếu con người quên mất nghĩa vụ thiêng liêng của mình đối với thiên nhiên và muôn loài thì rồi nhân loại sẽ đi tới sự hủy diệt.
Trong tình hình đó, nhà trường phải có trách nhiệm làm cho con người không bao giờ được quên tâm hồn mình và thế giới xung quanh mình. Nhà trường phải có nhiệm vụ và phải thực hiện được nhiệm vụ dạy cho thế hệ trẻ biết tư duy theo hướng nhân văn, xây dựng cho họ một hệ thống quan điểm về thế giới mà con người là trung tâm, phải biết quan tâm đến lợi ích và hạnh phúc của con người, về sự duy trì nhân loại.
Muốn làm được điều đó, nhà trường không được thiên lệch trong giáo dục. Có nghĩa là cần đặt vị trí các môn nghệ thuật và cư xử với nó bình đẳng hơn.