Tầm Quan Trọng Của Giáo Dục Thẩm Mỹ Đối Với Học Sinh Tiếu Học


bởi theo quan điểm của mỹ học Mác -Lênin thì trong bộ ba phạm trù CHÂN THIỆN - MỸ thì cái Mỹ hàm chứa cả nội dung hai cái kia.

Phạm vi của giáo dục thẩm mỹ rất rộng. Về không gian, nó có thể diễn ra ở mọi nơi (trong lớp, trong trường, ở gia đình, ngoài xã hội...). Về thời gian, nó có thể diễn ra ở mọi lúc (trong năm học, trong kì nghỉ hè, trong các giờ nội khóa lẫn các giờ ngoại khóa ...)

4.2. Tầm quan trọng của giáo dục thẩm mỹ đối với học sinh tiếu học‌


Học sinh tiểu học là lứa tuổi bắt đầu tiếp thu, tích lũy kiến thức, kỹ năng, vốn hiểu biết, chuẩn bị cho quá trình phát triển cho trẻ 12, 13 tuổi. Sự phát triển nhân cách của các em chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi hoạt động chủ đạo là hoạt động học tập. Ở lứa tuổi này diễn ra một sự phát triển toàn diện về các quá trình nhận thức. Trong đó, đáng kể nhất là sự phát triển tri giác, sự tập trung, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy. Đời sống xúc cảm, tình cảm của học sinh tiểu học khá phong phú, đa dạng và cơ bản là mang tính tích cực. Các em đang ở lứa tuổi ngây thơ, trong trắng, rất dễ xúc cảm trước hiện thực, dễ hình thành những tình cảm tốt đẹp. Các em dễ xúc cảm mạnh, đã có ấn tượng khá sâu sắc và khá bền vững. Các em sống nhiều bằng tình cảm và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tình cảm. Những điều các em tiếp thu được trong giai đoạn này để lại trong các em nhiều ấn tượng sâu sắc. Chúng sẽ ở lại trong tâm hồn các em và đi theo các em các suốt quãng đời còn lại.

Vì vậy giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ qua các môn nghệ thuật có tầm quan trọng rất lớn.

Giáo dục thẩm mỹ làm phát triển những tình cảm thẩm mỹ của học sinh trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các quan hệ xã hội, làm cho tâm hồn các em thêm tươi sáng, phong phú và tình cảm thêm sâu sắc. Khêu gợi hứng thú của các em đối với các khía cạnh thẩm mỹ của hiện thực. Gây cho các em niềm hứng thứ tìm cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ tốt trong học tập, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày.

Giáo dục thẩm mỹ cung cấp cho học sinh những tri thức về cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng để giúp học sinh cảm nhận được cái thẩm mỹ, cung cấp cho học sinh


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

những quan niệm, chuẩn mực nhằm giúp các em hình thành niềm tin thẩm mỹ, phát triển đánh giá thẩm mỹ và riến tới hình thành thị hiếu thẩm mỹ tốt trong học tập, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày.

Giáo dục thẩm mỹ làm hình thành và phát triển trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo nghệ thuật, nó giúp các em tham gia các hoạt động nghệ thuật, đem cái đẹp vào đời sống, học tập, lao động, vui chơi. Bồi dưỡng năng lực trí tuệ, óc quan sát, sự chú ý, năng lực tưởng tượng sáng tạo, đôi tay khéo léo chính xác và năng khiếu thẩm mỹ của học sinh. Từ đó, giáo dục thẩm mỹ khơi dậy và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ em, phát hiện những tài năng nghệ thuật.

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 5

Hình thành tri thức thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, khơi dậy năng khiếu thẩm mỹ, giáo dục thẩm mỹ còn xây dựng cho học sinh thái độ không khoan nhượng đối với cái xấu xa, phản thẩm mỹ trong tâm hồn, trong hành vi, cử chỉ trong cuộc sống cũng như đối với những cái phản nghệ thuật trong các tác phẩm nghệ thuật.

4.3. Các phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học‌


Các phương tiện chính để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học là:


- Thiên nhiên: Thiên nhiên chứa đựng nhiều yếu tố thẩm mỹ, vẻ đẹp của thiên nhiên là ở sự đa dạng và sự hài hòa của màu sắc, âm thanh, hình dáng, ở sự thay đổi có quy luật của các hiện tượng khác nhau, vì vậy chúng ta phải khai thác những yếu tố này để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Tục ngữ Việt Nam có cân: "Trăm nghe không bằng một thấy", vì thế chỉ cần cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên một ngày cũng đủ giúp trẻ hiểu ra rất nhiều điều mà có thể trong bài giảng của thầy cô khó mà làm được.

- Nghệ thuật: Nghệ thuật là phương tiện quan trọng nhất để giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Vì nghệ thuật là lĩnh vực tập trung một cách cô đọng cái đẹp của hiện thực. Đồng thời, nó cũng là công cụ để xã hội tác động đến những khía cạnh thầm kín và sâu xa trong tâm hồn con người. Nghệ thuật chân chính thức tỉnh sự nhạy cảm về cái đẹp và lòng mong muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống hiện thực.

Ở Pháp có đến 92% phụ huynh học sinh cho rằng các môn nghệ thuật giúp học sinh phát triển toàn vẹn, hài hòa. Chưa kể đến vai trò của chúng trong việc góp phần rèn luyện trí lực, bồi dưỡng trí thông minh, sáng tạo. Ngày nay, chúng ta biết có nhiều


công trình nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em sinh ra sẽ thông minh hơn nếu được nghe nhạc cổ điển từ trong bụng mẹ, nhiều nhà khoa học nổi tiếng đã cho biết vai trò quan trọng của nghệ thuật trong cuộc đời nghiên cứu của họ như Georges charpak, Jean Marie Lehn, Jean Pieưe Changeux. Tất cả họ đều là những người Pháp đã từng đoạt giải Nobel. Bà Marianne Grunberg Manago, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học Pháp, đã phát biểu: "Giáo dục nghệ thuật giúp kết hợp sự thông minh và cảm xúc, tính sáng tạo và sự tim tòi. Giáo dục nghệ thuật giúp ý thức phê bình của trẻ em trở nên sắc bén, kích thích óc lí luận của chúng. Nghệ thuật giúp phát triển khả năng thích ứngvới các hoàn cảnh khó khăn. Các thí nghiệm khoa học gần đây cho thấy rằng việc sử dụng một loại nhạc khí giúp phát triển khả năng toán học của trẻ em" (Theo Le Pigaro magazine, Báo Tuổi trẻ Chủ nhật 15/03/1998).

Các thể loại, loại hình nghệ thuật có khả năng tiềm tàng nhất định mà trẻ em cần được tiếp cận là văn học, âm nhạc, múa, hội họa đồ họa, điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, sân khấu, điện ảnh ...

- Quá trình nhận thức khoa học: Bất cứ khoa học nào cũng chứa đựng giá trị thẩm mỹ, bất kì một sự nhận thức khoa học nghiêm túc nào cũng mang lại niềm vui sáng tạo, sự tìm tòi chân lí nào cũng cũng đi kèm rung cảm thẩm mỹ. Tri thức khoa học, quá trình tư duy làm sâu sắc thêm những rung cảm thẩm mỹ. Con người càng có học thức thì càng dễ thấy cái đẹp.

- Hoạt động lao động, trò chơi: Quá trình lao động, nội dung công việc, kết quả lao động, mối quan hệ giữa người với người trong lao động ... có khả năng ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển thẩm mỹ của học sinh. Cũng như vậy, trò chơi cũng có khả năng giáo dục thẩm mỹ qua nội dung các trò chơi, đặc biệt là do có sự tham gia của các phương tiện nghệ thuật ttrong trò chơi.

- Giao lưu: Giao lưu là một phương tiện giáo dục thẩm mỹ cụ thể, tác dụng của nó trong giáo dục thẩm mỹ dễ dàng nhận thấy. Ngôn ngữ đẹp, nét mặt tươi vui, cử chỉ ân cần, tư thế đàng hoàng, tác phong nghiêm túc ... là những hình thức giao lưu đem lại kết quả tốt trong giáo dục thẩm mỹ.


- Cảnh quan nhà trường: Mọi cảnh quan từ cổng trường đến lớp học, từ sân trường đến vườn trường, từ màu sắc của tường nhà đến màu sắc của cây cối ... nếu được chú ý đúng mức đều có thể đem lại cho học sinh những ấn tượng, tâm trạng tươi vui, lạc quan, yêu đời.

4.4. Hai con đường cơ bản giáo dục thâm mỹ cho học sinh tiểu học‌


4.4.1. Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong quá trình dạy các môn học


Giáo dục thẩm mỹ được thực hiện trước hết trong quá trình dạy và học các môn nghệ thuật vì nghệ thuật là một biểu hiện cao nhất của các quan hệ thẩm mỹ trong đời sống xã hội, Các môn đó đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết thường thức về mỹ học và nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật trong nhà trường được thực hiện thông qua giảng dạy và thực hành các loại hình nghệ thuật: âm nhạc, hội họa, múa, điện ảnh, sân khấu ...

Môn Mỹ thuật giáo dục cho các em cái đẹp của nghệ thuật tạo hình như đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục ... Trong khi sáng tạo, các em gửi gắm tâm hồn, tình cảm của mình vào tác phẩm.

Môn Hát - Nhạc giúp các em cảm nhận được cái đẹp của âm thanh, của giai điệu, của lời ca để phát triển trí tuệ và được giáo dục về đạo đức, tình cảm

Môn tiếng việt giúp học sinh nhận thức cái đẹp và sức mạnh biểu cảm của ngôn ngữ. Bên cạnh đó, các em các em còn học cách sáng tạo qua lời nói, chữ viết, kể chuyện, tập làm văn ..

Ngoài ra, các môn học khác như toán, tự nhiên xã hội, đạo đức ... cũng có khả năng phục vụ công tác giáo đục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học. Môn đạo đức góp phần giáo dục các em cái đẹp trong mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa con người với thiên nhiên, xã hội... Môn tự nhiên và xã hội giáo dục trẻ em về cái đẹp của các sự vật, hiện tượng, quá trình diễn ra trong tự nhiên. Nó còn giáo dục những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tấm gương anh hùng ...

4.4.2 . Giáo dục thẩm mỹ cho học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp


Việc giáo dục thẩm mỹ trong các giờ nội khóa sẽ được củng cố, bổ sung qua các hoạt động ngoại khóa. Ở tiểu học, chúng ta có thể tổ chức hoạt động này dưới nhiều hình thức:

Hình thức nhóm (Đội văn nghệ, nhóm vẽ, nhóm âm nhạc ...): dành cho học sinh có năng khiếu hoặc thỏa mãn nhu cầu sáng tạo của trẻ.

Hình thức tham quan Viện bảo tàng (đặc biệt là Viện bảo tàng nghệ thuật), tham quan các di tích, các danh lam thắng cảnh ở địa phương hay trong nước. Hình thức này khá phổ biến, là hoạt động được tổ chức cho đông đảo học sinh.

Hình thức xem biểu diễn nghệ thuật (xiếc, phim, sân khấu, ca nhạc ...). Có thể tổ chức cho các em xem tại các nhà hát nhưng cũng có thể tổ chức ngay tại trường bằng cách mời các đoàn nghệ thuật về biểu diễn.

Hình thức tổ chức các hoạt động theo chủ điểm (trang trí phòng học ngày lễ, làm báo tường...) : hình thức này tạo điều kiện cho các em trực tiếp tham gia sáng tạo nghệ thuật.

Qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, người giáo viên tiểu học có thể tận dụng triệt để các phương tiện giáo dục thẩm mỹ để giáo dục cho học sinh.

5. Hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ ở hai bộ môn hát – nhạc và mỹ thuật trong trường tiểu học‌

5.1. Khái niệm‌


Hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ ở hai bộ môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật trong trường tiểu học được hiểu là một trong những nội dung của công tác quản lí giáo dục trong nhà trường. Đây là một hoạt động quản lí nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ ở hai môn học này.

Như vậy, thông qua việc tổ chức giảng dạy môn học và các hoạt động có liên quan, nhiệm vụ quản lí của nhà trường tiểu học là đưa công tác giáo dục thẩm mỹ từ trạng thái đang có tiến lên một trạng thái phát triển mới có chất lượng cao hơn. Mục


đích cuối cùng của hoạt động này là tổ chức quá trình giáo dục có hiệu quả để góp phần truyền thụ, bồi dưỡng một trong ba loại hình giáo dục cơ bản là mỹ dục.

Các nguồn lực giáo dục bao gồm nhân lực giáo dục (giáo viên, cán bộ quản lí), cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, ngân sách giáo dục (nguồn tài chính từ nhà nước, từ các nguồn thu của trường... ), các lực lượng giáo dục trong khác (gia đình, nhà văn hoá, tổ chức Đội ...)

Có nhiều cấp quản lí trường học, tuy nhiên, cấp quản lí quan trọng, trực tiếp quyết định đến chất lượng của hoạt động giáo dục thẩm mỹ là nhà trường. Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc thành hại của công tác này. Trong đó, Hiệu trưởng có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục Ihẩm mỹ.

5.2. Mục tiêu của môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật trong trường tiểu học‌


Việc xác định mục tiêu môn học rất cần thiết cho việc xây dựng chương trình, đào tạo đội ngũ giáo viên, chuẩn bị sách giáo khoa và thiết bị dạy học. Chúng ta đều biết rằng không phải học sinh nào cũng có năng khiếu về âm nhạc hay hội họa. Vả lại, việc đào tạo năng khiếu các môn học này là chức năng của các trường nghệ thuật. Việc giáo dục âm nhạc, mỹ thuật ở trường tiểu học là giáo dục đại trà. Chính vì thế, chúng ta phải đặt ra vấn đề nên dạy cái gì và dạy như thế nào. Không chỉ thế, việc xác định chính xác mục tiêu môn học cang cực kì cần thiết đối với nhà quản lí. Hiệu trưởng, người đứng đầu tập thể nhà trường, sẽ không thể chỉ đạo tốt công tác giáo dục thẩm mỹ cho học sinh của mình nếu ngay chính bản thân mình còn mơ hồ về mục tiêu các môn học nghệ thuật trong trường tiểu học. Theo tác giả Lâm Vinh: "Mục tiêu của các môn nghệ thuật chủ yếu là giáo dục trình độ thẩm mỹ nghệ thuật, đồng thời giáo dục trình độ tối thiểu về thực hành nghệ thuật... Các môn nghệ thuật phải đem đến sự am hiểu, khả năng thụ cảm, dạt đến thị hiếu nghệ thuật phong phú, lành mạnh là chủ yếu, ngoài ra giúp học sinh nắm được những thao tác tối thiểu về thực hành nghệ thuật."

5.2.1. Mục tiêu của môn Hát - Nhạc


Ở tiểu học, mục tiêu của môn Hát - Nhạc là hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong âm nhạc; về ý nghĩa của âm nhạc đối với cuộc sống, đồng thời trang bị cho các em một số kiến thức, kĩ năng về ca hát và tập đọc


nhạc ... Mục đích cuối cùng của môn âm nhạc trong nhà trường phổ thông không nhằm đào tạo các em thành các nhạc sĩ, ca sĩ mà chủ yếu thông qua môn học để tác động vào toàn bộ thế giới tinh thần của các em, giúp cho các em có sự phát triển hài hòa, toàn diện.

Nhiệm vụ chủ yếu của môn học này là trang bị cho các em một số vốn liếng mang tính chất những kiến thức "Văn hóa âm nhạc phổ thông".

Theo Nhạc sĩ Hoàng Long thì: "Dạy những kĩ xảo âm nhạc không quan trọng bằng giáo dục lòng yêu thích âm nhạc, có những hiểu biết nhất định phục vụ cho việc thưởng thức âm nhạc. Mục tiêu trước hết của môn âm nhạc là tạo nên một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho học sinh "

5.2.2. Mục tiêu của môn Mỹ thuật


Mục tiêu của môn Mỹ thuật ở tiểu học không nhằm đào tạo tất cả các học sinh thành hoa sĩ mà chủ yếu là thông qua những kiến thức cơ bản và sơ đẳng của mỹ thuật để phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ em, đồng thời hướng dẫn một số phương pháp để các em tập quan sát, tập vẽ, tập nặn, tập xếp đặt, tiến tới vẽ tranh, xem tranh ... Nhân đó, gây cho các em niềm hứng thú tìm và nhận ra cái đẹp, hình thành thị hiếu thẩm mỹ tốt trong học tập, vui chơi và sinh hoạt hàng ngày.

Nhiệm vụ của môn Mỹ thuật ở bậc tiểu học là dạy cho học sinh tập tạo ra cái đẹp và biết thưởng thức cái đẹp, không nặng về rèn luyện kĩ năng.

Tóm lại, trong giáo dục âm nhạc và mỹ thuật, việc rèn luyện cảm quan nghệ thuật là quan trọng nhất. Chỉ khi nào các em biết rung động thực sự trước một bức tranh đẹp, một bản nhạc hay thì khi đó giáo dục thẩm mỹ mới có hiệu quả. Giáo dục nghệ thuật không lấy trọng tâm là rèn kĩ năng nghệ thuật. Đó là việc của đào tạo nghề.

5.3. Xây dựng chương trình môn học‌


Việc xây dựng chương trình môn Hát - Nhạc và Mỹ thuật phải tuần theo nguyên tắc đi từ mức độ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, được nâng dần từ lớp 1 đến lớp 5, chương trình giảng dạy các lớp trên là sự kế thừa, nối tiếp của các chương trình lớp


dưới. Nhằm đạt được mục tiêu giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật như trên, tác giả Lâm Vinh đã đưa ra một cấu tạo chương trình hợp lí với tỉ lệ thời lượng là:

Kiến thức nghệ thuật (đặc trưng nghệ thuật; lịch sử, tác giả, tác phẩm) 35%


Tiếp xúc thưởng thức nghệ thuật (nghe nhạc, xem tranh) 35%


Kĩ năng thực hành (học kí xướng âm, thanh nhạc, học vẽ ... ) 30%


Hiện nay, chương trình Hát - Nhạc ở bậc tiểu học được xây dựng dựa trên 3 phân môn: Tập hát, Tập nghe nhạc (hoặc âm nhạc thường thức), Tập đọc và ghi chép nhạc. Chương trình Mỹ thuật ở tiểu học được xây dựng dựa theo các phân môn: Xem tranh (hoặc Giới thiệu tác phẩm), Vẽ theo mẫu, Vẽ theo đề tài, Vẽ tự do, Tập nặn.

5.4. Nguyên tắc quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ trong trường tiểu học‌


Để đảm bảo sự thành công của hoạt động này, công tác quản lí phải tuân theo các nguyên tắc sau:

Đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng đối với công tác giáo dục thẩm mỹ trong trường tiểu học. Am hiểu đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước về giáo dục thẩm mỹ để vận dụng đúng đắn vào thực tiễn giáo dục.

Đảm bảo nguyên tắc tính khoa học cao trong quản lí hoạt động giáo dục thẩm mỹ ở trường tiểu học. Nghĩa là, việc quản lí công tác này phải tuân theo cơ sở nghiệp vụ của giáo dục thẩm mỹ

Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo công tác này: Động viên, phối hợp các tổ chức, tập thể giáo viên, cán bộ công nhân viên cùng tham gia vào công tác quản lí hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ ; phát huy vai trò tích cực, chủ động của các lực lượng giáo dục đối với hoạt động này; đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể sư phạm.

Đảm bảo nguyên tắc thiết thực và cụ thể trong công tác quản lí hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ, làm sao để công tác này được hoàn thành có chất lượng. Công việc cần có mục tiêu cụ thể, được tổ chức thực hiện chu đáo, có kiểm tra uốn nắn, điều chỉnh kịp thời. Có quản lí tốt quá trình giáo dục thì các sản phẩm giáo dục mới có chất lượng cao.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí