Nội Dung Hoạt Động Tổ Chức Giáo Dục Thẩm Mỹ Trong Trường Tiểu Học


5.5. Nội dung hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ trong trường tiểu học‌


5.5.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mỹ


Trong quản lí, trước khi tiến hành một hoạt động quản lí, nhà quản lí phải xây dựng cho được kế hoạch hoạt động trong lĩnh vực mình phụ trách. Đối với trường học, việc kế hoạch hoa hoạt động của nhà trường theo năm học là hết sức cần thiết, về bản chất, đây chính là việc xây dựng chương trình hành động của nhà trường. Giáo dục thẩm mỹ là một trong bốn nội dung giáo dục TRÍ - ĐỨC - THỂ - MỸ trong nhà trường của chúng ta hiện nay, nó phải được đưa vào trong kế hoạch hoạt động chung của nhà trường tiểu học.

Các căn cứ để xây dựng kế hoạch giáo dục thẩm mỹ là:


- Mục tiêu giáo dục thẩm mỹ

- Điều kiện của nhà trường và của địa phương nơi nhà trường đóng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


Yêu cầu khi xây dựng nội dung kế hoạch giáo dục thẩm mỹ qua hai môn nghệ thuật là:

Thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tiểu học Quận 1 thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp - 6

- Nội dung của kế hoạch phải rõ ràng


- Phải tập trung giải quyết vấn đề chủ yếu


- Nội dung của kế hoạch phải khoa học


- Nội dung của kế hoạch phải khả thi


- Nội dung của kế hoạch phải làm rõ các vấn đề sau:


Những công việc cần được tiến hành (Làm cái gì?)


Dự kiến nhân sự cho những công việc đã đề ra (Ai hoặc bộ phận nào làm? trách nhiệm và quyền hạn cụ thể của những người tham gia công việc?)

Thời gian thực hiện công việc (Khi nào làm? Làm trong bao lâu?)


Các hiện pháp để thực hiện (Làm bằng cách nào?)


Những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị (cần trang bị những gì để tiến hành công việc?)


Dự kiến kết quả cần đạt được (Cái gì cần phải đạt được?)


Nội dung của kế hoạch giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường tiểu học


- Nội dung chỉ đạo các hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục của Bộ, của nhà trường

- Kế hoạch tổ chức đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên thực hiện tốt công tác giáo dục thẩm mỹ

- Kế hoạch quản lí việc học tập của học sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các biện pháp quản lí cơ sở vật chất và thiết bị, quản lí nguồn kinh phí nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập các môn nghệ thuật

- Các biện pháp thu hút, vận động các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục thẩm mỹ

5.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục thẩm mỹ ở các môn nghệ thuật cho học sinh tiểu học

Xây dựng kế hoạch mới chỉ đặt cơ sở cho phương hướng hành động. Vấn đề trọng yếu là tổ chức thực hiện kế hoạch. Khi tổ chức thực hiện kế hoạch cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

- Xác định rõ những vấn đề then chốt


- Phân công và thông báo, giải thích, truyền đạt nội dung công việc cho tổ chức (cá nhân) thực hiện. Sự phân công này phải rõ ràng, cụ thể về nội dung công việc, thời gian hoàn thành, sản phẩm phải có. Tạo điều kiện cho tổ chức (cá nhân) thực hiện quyết định: quyền hạn, thời gian, điều kiện vật chất...

- Xác định cơ cấu phối hợp giữa các bộ phận có liên quan đến công tác này và huy động các lực lượng này tích cực tham gia để công việc được tiến hành đồng bộ, đúng tiến độ, có chất lượng.


- Tiếp nhận các nguồn bổ sung về nhân sự, về vật chất thiết bị, tài chính và các tài liệu thông tin khoa học mới phục vụ cho giảng dạy môn nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ cho học sinh

- Vận động mọi lực lượng giáo dục tham gia bằng nhiều biện pháp. Mục đích là huy động tối đa khả năng của nhân dân, các tổ chức chính quyền và các cơ sở sản xuất ở địa phương để hỗ trợ cho công tác giáo dục thẩm mỹ của nhà trường.

- Giám sát việc thực hiện công việc và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lí, những vấn đề phát sinh, tháo gỡ những khó khăn và những trở ngại trong quá trình thực hiện kế hoạch, uốn nắn kịp thời những lệch lạc theo đứng quỹ đạo của chương trình chung.

Nội dung của việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục thẩm mỹ ở các môn nghệ thuật cho học sinh tiểu học bao gồm:

Chỉ đạo các hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục của Bộ, của nhà trường

Quản lí chuyên môn là hoạt động quan trọng nhất trong quản lí giáo dục. Nội dung của việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn bao gồm quản lí chương trình, quản lí thời gian, quản lí chất lượng

Yêu cầu của việc chỉ đạo các hoạt động chuyên môn là làm sao để chương trình giáo dục phải được thực hiện nghiêm túc, các phương pháp giáo dục luôn được cải tiến, chất lượng dạy và học ngày một nâng cao.

Muốn thực hiện được yêu cầu trên cần có một số biện pháp quản lí hoạt động chuyên môn. Đó là theo dõi sát sao công việc, kiểm trạ kịp thời, thanh tra để uốn nắn ...Tổ chức tốt việc tự giám sát, tự kiểm tra của giáo viên, tổ chuyên môn, các bộ phận

Tổ chức đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên thực hiện tốt công tác giáo dục thẩm mỹ

Đội ngũ giáo viên có chất lượng và phương pháp quản lí giáo dạc tốt sẽ làm nên thành quả giáo dục. Quản lí con người là việc làm phức tạp. Nó vừa là khoa học vừa là


nghệ thuật. Nhà quản lí cần có phương pháp tốt để thực hiện được yêu cầu trên. Muốn vậy, cần tổ chức lực lượng giáo dục, tăng cường chất lượng giáo dục chyên môn cho đội ngũ giáo viên nghệ thuật, các bộ phận chức năng khác. Tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho việc dạy và học.

Nâng cao trình độ giáo viên các môn nghệ thuật bằng nhiều cách (rút kinh nghiệm giảng dạy thường xuyên, nghiên cứu áp dụng các kiến thức mới, cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn...)

Quản lí tốt việc học tập của học sinh theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Cần quan tâm đúng mức đến hoạt động học tập của học sinh. Đây chính là trung tâm điểm của toàn bộ công tác tổ chức quản lí giáo dục trong nhà trường. Bốn nội dung chính để quản lí tốt việc học tập của học sinh là

- Quản lí thời gian học tập của học sinh


- Quản lí chất lượng học tập của học sinh


- Quản lí thái độ học tập của học sinh


- Quản lí phương pháp học tập của học sinh


Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị, quản lí nguồn kinh phí nhằm phục vụ tốt nhất cho việc giảng dạy và học tập các môn nghệ thuật

Cần bảo quản tốt và phát huy tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có. Đồng thời, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy nghệ thuật trong nhà trường.

Mỗi năm nhà trường cần có kế hoạch bổ sung, mua sắm trang thiết bị mới, hiện đại và phù hợp với môn học nghệ thuật. Cao hơn nữa, nhà trường nên có kế hoạch tổng thể phát triển vấn đề này trong một số năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, quản lí tốt nguồn kinh phí hiện có theo đúng nguyên tắc quản lí tài chính của nhà nước và của ngành giáo dục.

Ngoài ra, nhà trường cần có biện pháp thu hút các nguồn tài chính khác để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động giáo dục thẩm mỹ của nhà trường


Các biện pháp thu hút, vận động các lực lượng giáo dục tham gia giáo dục thẩm mỹ

Ngoài nhà trường, học sinh tiểu học chịu nhiều tác động từ các phía xung quanh vì trẻ không ở trường 24/24. Những tác động đó là gia đình, xã hội, các cơ quan đoàn thể, mà chúng ta gọi là các lực lượng giáo dục khác. Nếu các tác động nói trên không thống nhất, gắn bó với nhau mà tác động theo những hướng khác nhau, mâu thuẫn với nhau thì đó thực sự là mối đe dọa cho bất kì thành công nào của giáo dục. Thống nhất các tác động giáo dục từ nhà trường, gia đình, xã hội được xem là nguyên tắc cơ bản của quá trình giáo dục trẻ em.

Chính vì thế, nhà trường phải chủ động đề ra các biện pháp thu hút, vận động các lực lượng giáo dục cùng tham gia giáo dục thẩm mỹ nhằm xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Từ đó tạo ra được bầu không khí hăng hái mang tính trách nhiệm cao.

Đối với gia đình có thể là thăm hỏi gia đình học sinh, họp cha mẹ học sinh, dùng sổ liên lạc, trao đổi bằng điện thoại, email, mời cha mẹ học sinh đến trường khi cần thiết. Tuy nhiên, cho dù áp dụng bất cứ hình thức nào nêu trên, chúng ta cũng cần hướng đến một mục đích là trao đổi nội dung giáo dục thẩm mỹ thống nhất giữa nhà trường và gia đình, từ việc giúp gia đình tạo nên nét thẩm mỹ trong sinh hoạt cho đứa trẻ nơi góc học tập, không khí gia đình ...đến việc cùng gia đình hướng đứa trẻ đến các giá trị thẩm mỹ lành mạnh qua việc hướng dẫn trẻ đọc sách, nghe nhạc, xem phim ...

Đối với xã hội, ngoài phạm vi vĩ mô là nhà nước được thể hiện qua các chính sách, văn bản ... về giáo dục và chăm sóc trẻ em, ở cấp độ vi mô, nhà trường tiểu học có thể phối hợp với các tổ chức xã hội về văn hóa nghệ thuật, các tổ chức Đội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ ... ở địa phương để giúp đỡ nhà trường trong việc tạo ra một môi trường và điều kiện thích hợp để giáo dục thẩm mỹ đúng đắn. Việc phối hợp đó có thể là để giúp nhà trường củng cố cơ sở vật chất, tổ chức các hình thức vui chơi, hoạt động giải trí ngoài nhà trường, tài trợ các cuộc thi văn nghệ, vẽ tranh, đỡ đầu những học sinh năng khiếu ...


5.5.3. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục thẩm mỹ các môn nghệ thuật

Kiểm tra nhằm thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng, phát hiện những sai lệch và điều chỉnh nhằm đưa tổ chức đạt tới mục tiêu đề ra. Kiểm tra có bốn nội dung là thu thập thông tin, đánh giá, phát hiện và điều chỉnh.

Kiểm tra đánh giá trạng thái ban đầu về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh, cơ sở vật chất, mối liên hệ với các lực lượng giáo dục khác ...

Căn cứ vào trạng thái ban đầu và các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch để tiến hành kiểm tra đánh giá tiến độ công việc

Chú ý đến khâu kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh vì đây là trung tâm điểm để đánh giá hiệu quả giáo dục thẩm mỹ (chú ý cả số lượng lẫn chất lượng sản phẩm)

Đánh giá những phương pháp thực hiện công việc


Phát hiện những sai sót, lệch lạc, tìm nguyên nhân để điều chỉnh, sửa chữa kịp

thời


Tổng kết rút kinh nghiệm theo học kì và cả năm học để tìm ra những bài học

cần thiết cho hoạt động giáo dục thẩm mỹ ở các năm học sau


Muốn công tác kiểm tra khóa học, kịp thời, chính xác và có hiệu quả cao cần tôn trọng những nguyên tắc tính chính xác, khách quan; tính hiệu quả; kiểm tra thường xuyên, kịp thời; kiểm tra công khai, thu hút đông đảo quần chứng vào công tác này. Ngoài ra, cần thực hiện ba bước trong tiến trình kiểm tra là xây dựng các tiêu chuẩn và phương pháp đo lường, đo lường thành quả và so sánh với tiêu chuẩn, và cuối cùng là điều chỉnh.


Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC GIÁO DỤC THẨM MỸ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI QUẬN 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (1997 - 2002)‌

1. Khái quát về Quận 1‌


1.1. Đặc điểm tự nhiên‌


Quận 1 nằm ở vị trí trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm Quận 1 và Quận 2 (Sài Gòn cũ) được sát nhập năm 1976. Phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranh giới và giáp Quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai là ranh giới. Phía Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới. Phía Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới. Phía Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới.

P P

Diện tích tự nhiên của Quận 1 là 7,71 Km2, chiếm 0,35% diện tích thành phố, đứng hàng thứ năm về diện tích trong số 12 quận nội thành. Trong đó, diện tích sông rạch chiếm 8,1%, diện tích xây dựng chiếm 20% diện tích quận.

1.2. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội‌

P P

Dân số Quận 1 khoảng 227.964 người. Mật độ dân số là 30.158 người/ km2, đứng hàng thứ tư về mật độ dân số so với các quận, huyện trong thành phố. Trong đó, người Kinh chiếm 89,3%, người Hoa chiếm 10,25, các dân tộc khác chiếm 0,5%.

Quận 1 được chia thành 10 phường. Bao gồm: Phường Bến Nghé, Phường Bến Thành, Phường Cô Giang, Phường Cầu Kho, Phường Cầu Ông Lãnh, Phường Đa Kao, Phường Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Thái Bình, Phường Phạm Ngũ Lão, Phường Tân Định.

Trên địa bàn Quận 1 có 128 cơ quan ban ngành thành phố, Trung ương trú đóng. Trong đó có một một số cơ sở quan trọng như Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, UBND thành phố, Sở Công an, Sở Ngoại vụ, các cơ quan báo đài của Đảng, đoàn thể thuộc thành phố, trung ương.

Quận 1 còn là nơi trú đóng của 28 cơ quan là lãnh sự quán hoặc đại diện của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt nam.


Nằm ở địa bàn trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 có nhiều ưu thế thuận lợi cho kinh tế phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, du lịch, xuất nhập khẩu và đầu tư.

Trong những năm tới, Quận 1 sẽ tiếp tục tận dụng tốt các điều kiện cơ hội thuận lợi, phát huy tiềm năng, thế mạnh vào việc phát triển theo mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa các lĩnh vực dịch vụ thương mại - du lịch và tiểu thủ công nghiệp. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với vị trí trung tâm thành phố, tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ đi đôi với quản lí chặt chẽ, tăng nguồn thu cho ngân sách. Nỗ lực xây dựng môi trường xã hội của quận an toàn, văn minh, hấp dẫn du lịch.

2. Tình hình giáo dục tiểu học Quận 1‌


2.1. Công tác quản lí chỉ đạo‌


Đây là công tác được quan tâm khá sâu sát trong mỗi năm học. Ngay từ đầu mỗi năm học, Phòng Giáo dục - Đào tạo đã có kế hoạch triển khai phương hướng hoạt động trong năm học đến từng trường và xây dựng kế hoạch hoạt động trong suốt năm học để các trường có căn cứ và mục tiêu để xây dựng kế hoạch hoạt động của trường.

Phòng cũng đã xây dựng được mạng lưới chuyên môn với các giáo viên nòng cốt, có uy tín đều khắp các trường, các khối lớp và các bộ môn. Đồng thời xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng khối bộ môn.

Công tác thanh tra cũng được tăng cường. Năm 2001 - 2002, đã có lực lượng thanh tra viên kiêm nhiệm khối tiểu học gồm 23 cán bộ quản lí, giáo viên nhằm hỗ trợ cho lực lượng chuyên môn của Phòng giáo dục - Đào tạo trong công tác thanh tra giáo viên và đơn vị. Tăng cường và đổi mới công tác thanh tra tại các trường, thực hiện việc một giáo viên được thanh tra toàn diện sẽ có hai thanh tra viên đánh giá nghiệp vụ chuyên môn ở các môn khác nhau để đảm bảo việc đánh giá là khách quan và công bằng. Trong năm học 2001 2002, ngành giáo dục tiểu học đã tiến hành thanh tra toàn diện được 362 giáo viên với 902 tiết, kiểm tra dự giờ 329 giáo viên với 570 tiết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/08/2023