Bảng số 2.4: Mức độ thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách
Mức độ đánh giá | ||||||
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Kém | ||
1 | Công tác tổng kết được triển khai kịp thời sau khi kết thúc quá trình chính sách | 50 | 8 | 0 | 0 | 0 |
2 | Quá trình đánh giá khách quan, minh bạch | 56 | 2 | 0 | 0 | 0 |
3 | Công tác đánh giá phản ánh được toàn bộ quá trình thực hiện chính sách, nêu bật được những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại | 50 | 8 | 0 | 0 | 0 |
4 | Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá rò ràng | 56 | 2 | 0 | 0 | 0 |
5 | Kết quả đánh giá có giá trị tham khảo cho việc thực hiện chính sách khác liên quan | 56 | 2 | 0 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Đặc Điểm Điều Kiện Tự Nhiên Và Tình Hình Kinh Tế Xã Hội Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Cao Bằng
- Tình Hình Thực Tiễn Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Cao Bằng
- Mức Độ Thực Hiện Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Chính Sách
- Mục Tiêu Bảo Đảm Thực Hiện Đúng Chính Sách Hỗ Trợ Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Cao Bằng
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 10
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 11
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
2.2.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Trong 3 năm học vừa qua (từ năm học 2017 – 2018 đến 2019 – 2020). Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng đã ban hành 3 Quyết định phê duyệt số lượng học sinh các trường trung học phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Kết quả cụ thể như sau:
Tổng số học sinh THPT Tỉnh Cao Bằng | Số học sinh được hưởng | |||
Hỗ trợ tiền ăn | Hỗ trợ nhà ở | Hỗ trợ gạo | ||
2017-2018 | 12434 | 5.916 | 5.078 | 5.916 |
2018-2019 | 12681 | 6.107 | 5.311 | 6.107 |
2019-2020 | 12214 | 6.079 | 5.305 | 6.079 |
Với quy định này, chế độ của học sinh mà tỉnh Cao Bằng đã chi riêng cho học sinh cấp Trung học phổ thông hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở, hỗ trợ gạo là:
Tổng số học sinh THPT Tỉnh Cao Bằng | Số học sinh được hưởng | |||
Tổng số tiền hỗ trợ tiền ăn | Tổng số tiền hỗ trợ nhà ở | Hỗ trợ gạo | ||
2017-2018 | 12434 | 29.603.664.000 | 6.352.578.000 | 798.660kg |
2018-2019 | 12681 | 32.757.948.000 | 7.122.051.000 | 824.445kg |
2019-2020 | 12214 | 32.607.756.000 | 7.114.005.000 | 820.665kg |
Với việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh đầy đủ, kịp thời đã góp phần giảm bớt khó khăn về kinh tế đối với các gia đình học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, tạo điều kiện cho các em có chỗ ăn, chỗ ở để các em yên tâm học tập, huy động tối đa học sinh dân tộc thiểu số đến trường, đáp ứng yêu cầu
nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông tại tỉnh Cao Bằng.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Một số kết quả nổi bật
Thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn tại các trường học, năm học 2018 - 2019, toàn tỉnh hỗ trợ tiền ăn cho 31.163 học sinh, hỗ trợ tiền ở cho 14.642 học sinh tại 417 trường với tổng kinh phí 170 tỷ 492 triệu đồng; thực hiện mua sắm bổ sung, sửa chữa dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ, máy tính… cho các trường bán trú trị giá trên 459 triệu đồng. Học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh hỗ trợ tiền ăn cho 31.960 học sinh, hỗ trợ tiền ở cho 15.452 học sinh với tổng kinh phí 84 tỷ 946 triệu đồng; thực hiện mua sắm dụng cụ học tập, lập tủ thuốc cho khu bán trú trị giá trên 459 triệu đồng. Từ năm 2018 đến học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh hỗ trợ trên 6.800 tấn gạo cho 97.016 học sinh.
- Riêng đối với đối với học sinh, trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn, trong 3 năm học từ 2017 - 2018 đến 2019 - 2020 bằng nguồn ngân sách của Nhà nước, tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ tiền ăn cho 18.102 học sinh, hỗ trợ tiền ở cho 15.694 học sinh tại 30 trường THPT với tổng kinh phí hơn 115 tỷ 585 triệu đồng; hỗ trợ gạo hơn 2.439 tấn gạo cho
18.102 học sinh.
Như vậy thông qua chính sách chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, chúng ta thấy được giá trị và ý nghĩa to lớn của chính sách đó là:
- Chính sách hỗ trợ học sinh là người dân tộc thiểu số, là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo ở xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mang đầy tính nhân văn. Chính sách này đã giúp hàng nghìn em
học sinh trung học phổ thông trên địa bàn trên địa bàn tỉnh Cao khi được hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở hàng tháng trong suốt năm học yên tâm học tập; việc duy trì sĩ số, chất lượng dạy và học cũng được nâng lên.
- Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Đây là vấn đề mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với sự nghiệp giáo dục nước ta đó là Nhà nước tạo mọi điều kiện để dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp thường sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo có được người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng.
- Nhà nước quan tâm đến các học sinh người dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp sẽ góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, các vùng miền trong cả nước. Từ đó đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang xây dựng, phấn đấu.
- Giá trị mang lại cũng như ý nghĩa của chính sách này không chỉ dành riêng cho con em người dân tộc thiểu số hiện đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và còn đối với tất cả học sinh là người dân tộc thiểu số, là người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo ở xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trên phạm vi cả nước nói chung.
2.3.2. Những bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Cao Bằng
- Bản thân học sinh được hưởng chế độ chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa hẳn là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn cần được hỗ trợ chi phí học tập.
- Hội đồng nhân nhân tỉnh Cao Bằng quy định lại khoảng cách “từ 4,5 km trở lên đối với học sinh trung học phổ thông, tính từ nhà đến trường phổ thông gần nhất” chưa phù hợp với thực tế tại địa phương. Cụ thể như
trường THPT Bế Văn Đàn nơi em đang công tác, hàng năm được Sở GD&ĐT Cao Bằng giao chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp là 210 học sinh, nhưng hàng năm học sinh nộp hồ sơ tuyển sinh vào lớp 10 chỉ khoảng 80 đến 100 hồ sơ. Do vậy có một số học sinh ở các huyện khác như: Nguyên Bình (cách TP Cao Bằng 45km), Thạch An (cách TP Cao Bằng 50km), Trùng Khánh (35km) do không trúng tuyển vào trường THPT ở huyện đã nộp hồ sơ, theo học tại trường.
- Về đối tượng được hưởng chính sách: Nhiều học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo không nằm trong nhóm đối tượng được hưởng chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP nên thường hay bỏ học, trong khi đó Nghị định 86/2015/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực trong năm học 2020-2021. Cụ thể:
+ Năm học 2017 - 2018, tổng số học sinh cấp THPT (trong đó có cấp THCS trong trường THPT) tỉnh Cao Bằng là 12434 học sinh, số học sinh bỏ học 417 học sinh (tỉ lệ 3,3%); số học sinh bỏ học thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo là 252/417 học sinh (tỉ lệ 60,4%).
+ Năm học 2018 - 2019, tổng số học sinh cấp THPT (trong đó có cấp THCS trong trường THPT) tỉnh Cao Bằng là 12681 học sinh, số học sinh bỏ học 385 học sinh (tỉ lệ 3,03%); số học sinh bỏ học thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo là 300/385 học sinh (tỉ lệ 77,9%).
+ Năm học 2019 - 2020, tổng số học sinh cấp THPT (trong đó có cấp THCS trong trường THPT) tỉnh Cao Bằng là 12214 học sinh, số học sinh bỏ học 406 học sinh (tỉ lệ 3,33%); số học sinh bỏ học thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo là 317/406 học sinh (tỉ lệ 78,1%).
Qua số liệu trên có thể nhận thấy, mặc dù tỉ lệ học sinh bỏ học năm học 2018 - 2019 có giảm nhưng tỉ lệ học sinh bỏ học thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo lại có xu hướng tăng so với năm học 2017 - 2018, cụ thể năm học 2018-2019 (tăng 17,5%), năm học 2019 - 2020 (tăng 17,7%).
- Nhiều xã đặc biệt khó khăn đã sát nhập với xã khác nên không còn tên gọi theo quyết định của Nhà nước nhưng chưa được bổ sung kịp thời. Cụ thể:
+ Ngày 10/01/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 864/NQ-UBTVQH14 ngày 10/01/2020 và Nghị quyết số 897/NQ- UBTVQH14 ngày 11/02/2020 về việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Cao Bằng có 10 ĐVHC cấp huyện gồm: sáp nhập huyện Thông Nông với huyện Hà Quảng thành huyện Hà Quảng; sáp nhập huyện Trà Lĩnh với huyện Trùng Khánh thành huyện Trùng Khánh; sáp nhập huyện Quảng Uyên với huyện Phục Hòa thành huyện Quảng Hòa ( giảm 3 huyện, chiến 23,07% so với trước khi sáp nhập); 161 ĐVHC cấp xã (giảm 38 xã. chiếm 19,1% so với trước khi sáp nhập).
+ Đến ngày 04/06/2021, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;
+ Đến ngày 04/06/2021 Ủy ban Dân tộc Quốc Hội mới ban hành Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
2.3.3. Nguyên nhân tồn tại và yếu kém
- Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng chưa tham mưu kịp thời cho Hội đồng nhân dân tỉnh điều chỉnh chính sách về khoảng cách cho phù hợp với thực tiễn tại tỉnh Cao Bằng.
- Việc đánh giá sau kiểm tra đối với cơ quan quản lý cấp trên (Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng) để tham mưu cho Chính phủ bổ sung, điều chỉnh đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ học
sinh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo) chưa kịp thời.
- Nhiều xã đặc biệt khó khăn đã sát nhập với xã khác nên không còn tên gọi theo quyết định của Nhà nước nhưng chưa được bổ sung kịp thời;
- Chủ thể ban hành chính sách (Chính phủ) chưa thấy rõ được thực tiễn ở địa phương nên chưa kịp thời điều chỉnh chính sách.
- Nguyên nhân từ nhận thức của gia đình và bản thân các em học sinh cũng góp phân làm cho việc thực hiện chính sách chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng chưa được thực hiện có hiệu quả vì đa phần phụ huynh, học sinh trình độ dân trí không cao, thiếu sự hiểu biết về chính sách, và các quy định của nhà nước nên thường chông chờ vào chính sách của nhà nước, địa bàn của mình sinh sống thoát khỏi vùng ĐBKK, chế độ hết hiệu lực thi hành, khi nhà nước chưa bổ sung, điều chỉnh kịp thời chính sách v.v nên nhiều gia đình thường quyết định buộc con em phải nghỉ học một thời gian kiếm việc làm giúp gia đình (thu hoạch đót, làm thuê…) rồi mới đi học trở lại.
Những khó khăn, bất cập trên đây sẽ dẫn đến nguy cơ học sinh bỏ học rất cao (chiếm trên 60%). Theo kết quả nghiên cứu việc duy trì sỹ số của học sinh trung học phổ thông toàn tỉnh Cao Bằng cho thấy:
THỐNG KÊ HỌC SINH VÌ GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN MÀ BỎ HỌC
Năm học 2018-2019
Năm học 2017-2018
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
Biểu đồ 3: Thống kê học sinh bỏ học do gia đình khó khăn về kinh tế
Năm học 2017-2018 | Năm học 2018-2019 | |
HS thuộc hộ nghèo, cận nghèo bỏ học | 252 | 300 |
Học sinh bỏ học | 417 | 385 |
Số HS hưởng NĐ 116/2016/NĐ-CP | 5192 | 5343 |