Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 10


Bảy là, Các sở, ngành tỉnh phối hợp với UBND cấp huyện kịp thời phân bổ, bổ sung kinh phí hàng năm cho các cơ sở giáo dục thực hiện chính sách hỗ trợ cho học sinh; quan tâm bố trí nguồn vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất đảm bảo nhu cầu ăn, ở, sinh hoạt của học sinh bán trú. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc triển khai thực hiện chính sách tại các cơ sở giáo dục.

Đối với các cơ sở giáo dục tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xác định đối tượng, khoảng cách từ nhà đến trường, xác minh thông tin của học sinh; tuyên truyền, hướng dẫn phụ huynh, học sinh làm thủ tục hưởng chính sách theo quy định; thực hiện, quản lý chế độ, chính sách của học sinh đúng, đủ, công khai, minh bạch.

Tám là, tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục nhằm tăng các nguồn lực hỗ trợ học sinh các xã đặc biệt khó khăn

Chăm lo cho giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì vậy Sở Giáo dục, các trường trung học phổ thông cần tích cực thực hiện công tác tuyên truyền huy động các nguồn lực cộng đồng, xã hội, doanh nghiệp trong việc hỗ trợ cho học sinh ở xã đặc biệt khó khăn. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong san sẻ trách và làm giảm gánh nặng cho Chính phủ, góp phần duy trì tỉ lệ học sinh đi học trong các học được duy trì ổn định, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Mỗi nhà trường cần chủ động xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục trong đó xác định rò nhu cầu, mục đích và yêu cầu của kế hoạch và tham mưu cho chính quyền địa phương, Sở Giáo dục tỉnh. Nhà trường cần đẩy mạnh tuyên truyền để chính quyền địa phương, phụ huynh và cộng đồng có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng trong việc hỗ trợ cho học sinh các xã đặc biệt khó khăn, tránh tình trạng bỏ học làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai của địa phương. Việc hỗ trợ cho các học


sinh ở xã khó khăn không chỉ huy động về mặt tiền, cơ sở vật chất trường lớp mà còn hiến kế nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh.

Chín là, kiến nghị điều chỉnh một số vấn đề trong chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng

Qua thực tiễn trong việc thực hiện chế độ chính sách hỗ trợ học sinh trường phổ thông ở các xã thôn đặc biệt khó khăn của Nghị định 116/2016/NĐ-CP ở tỉnh Cao Bằng nói chung, học sinh trường THPT nói riêng, có thể nhận thấy việc học sinh bỏ học bởi nguyên nhân hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn chiếm tỷ lệ lớn cho nên nếu điều chỉnh, bổ sung thêm đối tượng thụ hưởng chính sách vào Điều 4, Nghị định 116/2016/NĐ- CP “Đối với học sinh trung học phổ thông phải có nhân khẩu trong gia đình thuộc hộ nghèo, cận nghèo” sẽ hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, qua đó thực hiện tốt mục tiêu công bằng xã hội trong giáo dục của Nhà nước ta đó là : “tạo mọi điều kiện để dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp thường sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo là người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng”. Bởi lẽ:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Cần bổ sung đối tượng thụ hưởng chính sách không phải sinh sống tại xã, thôn đặc biệt khó khăn nhưng có khoảng cách từ 20 km trở lên đối với học sinh trung học phổ thông mà không thể đi về trong ngày (phải ở bán trú) được hưởng chính sách: - Tỉnh Cao Bằng có 10 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 9 huyện (Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Quảng Hòa, Thạch An) với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 8 phường và 14 thị trấn; Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.724,6 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng


Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 10

sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích tự nhiên toàn tỉnh gồm: Núi đá vôi chiếm 25% diện tích toàn tỉnh; núi đất chiếm 65% diện tích toàn tỉnh. Ðiểm cao nhất có độ cao 1.980 m; điểm thấp nhất có độ cao dưới 200 m. Ðộ cao trung bình 600 -1000 m so với mực nước biển. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Tỉnh Cao Bằng có 30 trường THPT (trong đó có 6 trường THPT có cấp THCS). Đa phần các trường THPT đặt tại trung tâm huyện thị, học sinh đi học qua địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn như phải qua sông, suối không có cầu; qua đèo, núi cao; qua vùng sạt lở đất, đá thì nhà ở xa trường rất nhiều với học sinh trung học phổ thông. Có những học sinh phải đi từ nhà đến trường trên 20 km, phương tiện chủ yếu là xe đạp nên không thể đi lại trong ngày, phải ở trọ nhà dân xung quanh trường học.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ huy động dân số trong độ tuổi đến trường, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, đi học không chuyên cần do khoảng cách từ nhà đến trường quá xa, địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương trong thời gian tới.


Tiểu kết chương

Căn cứ trên thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và căn cứ trên kết quả đã đạt được của chính sách, trong chương 3 tác giả đề ra 8 giải pháp cơ bản và một kiến nghị nhằm thực hiện chính sách này trong thời gian tới. Các giải pháp nêu ra đã dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương cũng như mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh. Hy vọng những giải pháp và kiến nghị trong luận văn sẽ góp phần thực hiện chính sách hiệu quả và thành công.


KẾT LUẬN

1. Về lý luận

Luận văn đã xác lập cơ sở lý luận về thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh ở xã đặc biệt khó khăn bao gồm các khái niệm liên quan đến đề tài. Trong đó khái niệm chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của Nhà nước trong chính sách thành hiện thực với các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước đó là chăm lo cho các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tạo động lực cho việc phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách về giáo dục, đào tạo và chất lượng cuộc sống giữa các vùng, các địa phương.

Luận văn cũng đã xác định 8 nội dung thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh ở xã đặc biệt khó khăn gồm: Lập kế hoạch triển khai chính sách; Tuyên truyền, phổ biến chính sách; Phân công, tổ chức thực hiện chính sách; Duy trì và điều chỉnh chính sách; Đôn đốc, theo dõi, kiểm tra quá trình triển khai chính sách; Tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách.

Luận văn xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh ở xã đặc biệt khó khăn gồm: Tính chất của chính sách; Năng lực thực hiện chính sách của cán bộ quản lý; đặc điểm của đối tượng thụ hưởng chính sách.

2. Về thực tiễn

Dựa trên cơ sở lý luận chương 1, trong chương 2 tác giả đi sâu đánh giá và phân tích thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu về tình hình thực hiện chính sách cũng như khảo sát tự đánh giá của đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình thực hiện chính sách cho thấy việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt nhiều kết


quả góp phần không nhỏ trong việc tạo điều kiện cho học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn được đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ họ, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế, điển hình là công tác tham mưu điều chỉnh chính sách kịp thời.

Tác giả của luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nhận thức của các chủ thể, đối tượng liên quan đến thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Mỗi giải pháp đều có vai trò riêng, trong quá trình thực hiện cần kết hợp chặt chẽ các giải pháp để có hiệu quả tối ưu nhất.

Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường phổ thông ở xã, thông đặc biệt khó khăn không chỉ là mong muốn của học sinh, gia đình, nhà trường nói riêng mà còn là mong muốn, trách nhiệm của chính quyền địa phương, của các Bộ ngành và trên hết là Chính phủ - Chủ thể ban hành chính sách để từ đó việc tổ chức thực hiện chính sách có hiệu lực, hiệu quả cao đem lại lợi ích thiết thực, chính đáng, góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học vì đời sống gia đình khó khăn; góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, các vùng miền trong cả nước; góp phần thực hiện thành công quan điểm của Đảng “…Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học, người nghèo có cơ hội được học tập, người giỏi được phát huy tài năng”, thể hiện bản chất tốt đẹp của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” . Từ đó đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và tiến bộ mà Đảng, Nhà nước và dân dân Việt Nam đang xây dựng, phấn đấu.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Khắc Bình (2007), Chính sách giáo dục suốt đời ở Việt Nam từ 1945 đến nay.

2. Nguyễn Khắc Bình (2017), Tập bài giảng Những vấn đề cơ bản về chính sách công tr.13].

3. Hồ Việt Hạnh (2015), Tổng quan về chính sách công. Tập bài giảng lưu hành nội bộ, Khoa Chính sách công, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội 2015, tr. 2].

4. Đỗ Phú Hải (2014), Về chính sách công hiện nay ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, (số 91), tr.67-70.

5. Lê Chi Mai (2013), Giáo trình chính sách công, Học viện Hành chính Quốc gia, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr.21-22].

6. Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 14/01/1993, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung Ương Đảng (khoá VII) về tiếp tục đổi mới sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.

7. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai số 02-NQ/HNTW BCHTW Đảng, khóa VIII ngày 24/12/1996 Về định hướng chiến lược phát triển GD&ĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000.

8. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số số 29-NQ/TW) Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

9. Nghị định 86/2015/NĐ-CP, ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống


giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.

10. Nghị định 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/ 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.

11. Nghị quyết số 91/2016/NQ-HĐND ngày 28/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng Về việc quy định khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; quy định tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

12. Quyết định số 85/2010/QĐ-TTg, ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.

13. Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg, ngày 24/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

14. Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg, ngày 18/06/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

15. Quyết định số 1768/QĐ-UBND, ngày 16/10/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về phê duyệt số lượng học sinh các trường trung học phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ, năm học 2017-2018 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

16. Quyết định số 1040/QĐ-UBND, ngày 10/10/2018 của UBND tỉnh Cao Bằng về phê duyệt số lượng học sinh các trường trung học phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP ngày

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí