Tình Hình Thực Tiễn Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Cao Bằng


huyện Trùng Khánh (THPT Trùng Khánh), huyện Hòa An (THPT Hòa An), huyện Nguyên Bình (THPT Nguyên Bình);

- Còn lại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đa số đều có sức học trung bình, yếu vì nhiều trường THPT đặt tại các trung tâm huyện thị có khoảng cách từ nhà đến trường trung học phổ thông nơi học sinh theo rất học xa như: xã Vĩnh Phong, Đức Hạnh, Yên Thổ (huyện Bảo Lâm) cách trường THPT Bảo Lâm từ 35 đến 40Km; xã Cô Ba, Cốc Pàng (huyện Bảo Lạc) cách trường THPT Bảo Lạc 36 đến 40 km; xã Lũng Nặm, Tổng Cọt (huyện Hà Quảng) cách trường THPT Đàm Quang Trung từ 35 đến 40Km. Hơn nữa địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, có nhiều nơi phải qua sông, suối không có cầu, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất;

- Tỉ lệ học sinh bỏ học ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cũng không đồng đều, cụ thể (Theo số liệu thống kê của phòng GDTrH - Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng năm học 2018 - 2019):

+ Những trường THPT nào có địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn, có nhiều nơi phải qua sông, suối không có cầu, qua đèo, núi cao, qua vùng sạt lở đất v.v thì tỉ lệ học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ cao như: Trường THPT Bảo Lâm (tỉ lệ bỏ học 10,9%), trường THPT Lý Bôn (tỉ lệ bỏ học 7,3%) thuộc huyện Bảo Lâm; trường THPT Thông Nông (tỉ lệ bỏ học 6,9%) thuộc huyện Thông Nông; trường THPT Đàm Quang Trung (tỉ lệ bỏ học 6,0%) v.v.

+ Ngược lại một số trường có điều kiện giao thông thuận lợi hơn thì tỉ lệ học sinh bỏ học chiếm tỉ lệ thấp hơn, cụ thể: trường THPT Thành phố Cao Bằng (tỉ lệ bỏ học 0,5%), trường THPT Cao Bình (tỉ lệ bỏ học 0,9%) thuộc Thành phố Cao Bằng; trường THPT Trùng Khánh (tỉ lệ bỏ học 1,9%)


thuộc huyện Trùng Khánh; trường THPT Quảng Uyên (tỉ lệ bỏ học 0,8%) thuộc huyện Quảng Uyên.v.v.

2.2.2. Tình hình thực tiễn thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Cao Bằng

2.2.2.1. Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quản lý

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Từ khi chính sách hỗ trợ đối với học sinh phổ thông ở các xã đặc biệt khó khăn có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 9 năm 2016, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng, ban hành nhiều văn bản để triển khai, tổ chức thực hiện Nghị định 116/2016/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Những căn cứ để thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông tại các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng: Trong những năm qua, nhà nước ta đã ban hành một số quyết định về việc hỗ trợ học sinh vùng khó khăn. Cụ thể là:

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 6

- Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2010;

- Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2013

- Quyết định 36/2013/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2013.

Nhằm tích hợp, hạn chế sự chồng chéo trong các chính sách về hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, hỗ trợ học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 “Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn”. Đây cũng chính là văn bản căn cứ quan trọng để triển khai thực hiện chính sách.

- Văn bản số 5129/BGD ĐT- CTHSSV ngày 14 tháng 10 năm 2016 về việc hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;


- Nghị định số 06/2018/NĐ-CP 05/01/2018 của Chính phủ và các chính sách hiện hành đối với học sinh, sinh viên người DTTS;

- Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017;

- Quyết định số 103/QĐ-TTg ngày 22/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016- 2020.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Cao Bằng; Sở Giáo dục tỉnh Cao Bằng đã ban hành một số văn bản theo từng năm học liên quan đến việc triển khai Nghị định 116/2016 của Chính phủ. Cụ thể là:

- Văn bản số 951/SGD&ĐT-GDDT& HSSV ngày 25/8/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với Giáo dục dân tộc; Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên

- Văn bản số: 930/SGD&ĐT-GDDT& HSSV ngày 07/9/2018 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2017-2018 đối với Giáo dục dân tộc; Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên

- Quyết định số 90/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc tiếp nhận và phân bổ gạo cho học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ- CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm học 2019-2020.

- Nghị quyết số 91/2016/NQ-HĐND ngày 28 tháng 12 năm 2016 Về việc quy định khoảng cách và địa bàn xác định học sinh không thể đi đến trường và trở về nhà trong ngày; quy định tỷ lệ khoán kinh phí phục vụ việc nấu ăn tập trung cho học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Có thể thấy công tác xây dựng và ban hành các văn bản liên quan đến việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng được diễn ra thường xuyên, cập nhật và


mang tính kịp thời. Điều này giúp cho việc thực hiện chính sách có hiệu quả cao hơn.


2.2.2.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng

Thực hiện chính sách công nói chung và chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn nói riêng là một quá trình diễn ra trong một khoảng thời gian trong đó có sự chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước và sự phối hợp của các cơ quan ban ngành có liên quan. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch triển khai chính sách là khâu quan trọng và cần thiết để quá trình triển khai thực hiện chính sách vào thực tiễn một cách chủ động. Thực hiện Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn, tỉnh Cao Bằng đã tiến hành xây dựng kế hoạch triển khai chính sách đến các trường phổ thông. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, vào đầu năm học Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng đã ban hành Kế hoạch để hướng dẫn các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng xây dựng kế hoạch chi tiết, triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Cụ thể là văn bản yêu cầu kế hoạch của các nhà trường cần thể hiện rò: kế hoạch về các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện; kế hoạch về cơ chế phối hợp thực hiện; kế hoạch về cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho việc thực hiện chính sách; kế hoạch về thời gian cho từng nội dung công việc cụ thể; kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách; kế hoạch kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện...


Dựa vào các văn bản chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, lãnh đạo các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông vùng đặc biệt khó khăn tiến hành xây dựng kế hoạch và triển khai đến các bộ phận có liên quan như: giáo viên chủ nhiệm lớp, cha, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh được hưởng.

Để đánh giá về thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát 58 khách thể gồm: 2 cán bộ Sở Giáo dục tỉnh Cao Bằng, 28 hiệu trưởng, 28 giáo viên chủ nhiệm. Đây là những cán bộ trực tiếp triển khai chính sách hỗ trợ cho học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Mục đích nhằm tìm hiểu sự tự đánh giá của các khách thể đối với việc thực hiện chính sách này tại Cao Bằng. Kết quả khảo sát được tổng hợp bảng số 1 (Phụ lục – Bảng số 1).

Kết quả điều tra khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng cho thấy: Việc xây dựng kế hoạch của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng để tổ chức triển khai đến các trường học được 65% khách thể khảo sát lựa chọn mức tốt, 20% lựa chọn mức khá và 15% lựa chọn mức trung bình. Kết quả này cho thấy việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tại tỉnh Cao Bằng là kịp thời, đúng quy định. Tuy nhiên cũng còn có một số ý kiến cho rằng còn một số nội dung trong kế hoạch triển khai chính sách cần có sự linh hoạt và rõ ràng hơn.


Biểu đồ 1: Mức độ thực hiện công tác lập kế hoạch


Tốt Khá

Trung bình Yếu

Kém

Mức độ triển khai công tác lập kế hoạch

15%

0%

20%

65%


2.2.2.3. Thực trạng công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tại tỉnh Cao Bằng

Chính sách hỗ trợ cho học sinh trường phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn đã mang lại hiệu quả thiết thực; kịp thời giúp đỡ, động viên các em học sinh vùng khó khăn tiếp tục đến trường, hạn chế tình trạng bỏ học, từ đó nâng cao chất lượng học tập tại Tỉnh Cao Bằng. Do vậy việc phổ biến, tuyên truyền chính sách ở các trường học có ý nghĩa rất quan trọng. Mục đích của công tác này là để cán bộ thực hiện chính sách hiểu đầy đủ, chính xác và nắm vững quy định của pháp luật trong chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Ngoài ra, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách còn nhằm đến đối tượng được hưởng chính sách, giúp họ hiểu về mục đích, các nội dung


của chính sách cũng như những thủ tục bắt buộc trong quá trình làm hồ sơ thủ tục để được hưởng chính sách.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường phổ thông và DTNT tổ chức tuyên truyền phổ biến các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với học sinh các trường phổ thông thuộc xã, thôn đặc biệt khó khăn được quy định trong Nghị định 116/2016 của Chính phủ đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh và thông qua chính quyền địa phương thông báo rộng rãi trong cộng đồng. Căn cứ chỉ đạo trên, hiệu trưởng các trường học xây dựng kế hoạch cụ thể để phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng:

Nội dung tuyên truyền của các trường học thường nêu rõ như: hiệu quả thiết thực đối với nhà trường và bản thân học sinh qua mức hỗ trợ tiền ăn (mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh), tiền ở do học sinh tự túc chỗ ở do nhà trường không thể bố trí ở bán trú trong trường (mỗi tháng được hỗ trợ bằng 10% mức lương cơ sở và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh), hỗ trợ gạo (mỗi tháng 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh); giáo viên chủ nhiệm lớp cần nắm rõ quy định về các hồ sơ đối với học sinh phải thực hiện;

Phương pháp, cách thức phổ biến, tuyên truyền của các nhà trường có tính thiết thực hiệu quả (thông qua các buổi sinh hoạt đầu tuần do nhà trường thực hiện, thông qua các buổi sinh hoạt lớp của giáo viên chủ nhiệm, thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh của lớp v.v) để cho mọi đối tượng hiểu rò mục đích, tầm quan trọng, nội dung, yêu cầu của chính sách từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ


trợ học sinh trung học phổ thông các xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng.

Kết quả điều tra khảo sát đánh giá về thực trạng công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho thấy: 70% lựa chọn mức độ tốt; 20% lựa chọn khá và 10% lựa chọn mức độ trung bình. Như vậy có thể thấy, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách đã được quan tâm và triển khai hiệu quả đến tất cả các đối tượng thực hiện và thụ hưởng chính sách này. Điều này thể hiện ở việc đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chủ nhiệm hiểu đầy đủ về mục đích, nội dung và các quy định trong quá trình triển khai chính sách, các đối tượng thụ hưởng chính sách nộp đầy đủ hồ sơ cho nhà trường tổng hợp, xét duyệt và báo cáo kịp thời, đầy đủ, đúng thời gian quy định để Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ra quyết định phê duyệt số lượng học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/NĐ-CP của Chính phủ hàng năm. Tuy nhiên, vẫn còn có một số khách thể cho rằng cần có nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến hiệu quả hơn nữa đến tất cả các đối tượng thực hiện và thụ hưởng chính sách.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022