Thực Trạng Hành Vi Sai Lệch Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông Và Mối Liên Hệ Với Việc Tham Gia Nhóm Phi Chính Thức


đó những nội dung sau đã được làm rõ: chân dung học sinh THPT trong nghiên cứu, các khía cạnh nội hàm của việc tham gia nhóm phi chính thức của học sinh THPT.

Chương 4: Thực trạng hành vi sai lệch của học sinh trung học phổ thông và mối liên hệ với việc tham gia nhóm phi chính thức

Tiếp nối nội dung của chương 3, chương này tập trung chỉ rõ tình hình tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm phi chính thức của học sinh THPT tại Hà Nội, đánh giá mối quan hệ ảnh hưởng của việc tham gia nhóm phi chính thức đến hành vi sai lệch đó một cách tổng thể thông qua phân tích hồi quy logistic, cũng như xem xét riêng với ba nhóm hành vi sai lệch gồm các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ, các hành vi nguy cơ với trật tự xã hội, và hành vi bạo lực học đường.


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU


Nhằm có một cái nhìn tương đối bao quát về tổng thể những gì các tác giả đi trước đã làm được, những khoảng trống, khuyết thiếu nào cần được bổ sung trong mối quan tâm gắn với đề tài của luận án, người nghiên cứu đã tiến hành tổng quan tài liệu trong đó tập trung vào các tài liệu liên quan tới lý thuyết xã hội học, xã hội học lứa tuổi, xã hội học văn hóa, xã hội học giáo dục và xã hội học pháp luật.

Tài liệu liên quan đến chủ đề của luận án khá đa dạng, phong phú bao gồm các báo cáo khoa học, các bài báo khoa học, sách, sách chuyên khảo, bài viết hội thảo, hội nghị, luận văn, luận án của các tác giả trong và ngoài nước dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, tài liệu về mảng nội dung này cho thấy một tỷ lệ lớn các nghiên cứu thuộc chuyên ngành tâm lý học, tội phạm học, giáo dục học. Những tài liệu theo tiếp cận xã hội học chủ yếu nghiên cứu về nhóm phi chính thức tiêu cực, hành vi lệch chuẩn, các yếu tố tác động tới người chưa thành niên từ gia đình và nhà trường nói chung trong bối cảnh đô thị hóa, hội nhập và hiện đại hoá. Những nghiên cứu về nhóm phi chính thức của học sinh THPT hầu như vắng bóng. Mặc dù vậy, những thông tin có được từ quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu cung cấp những tiền đề cả về lý luận và thực tiễn quan trọng giúp người nghiên cứu nhận thức sâu sắc hơn về chủ đề nghiên cứu trên cơ sở đó xác định đúng hướng đi trong quá trình triển khai thực hiện đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

1.1. Nhận diện nhóm phi chính thức trong thanh thiếu niên


Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 4

Độ tuổi vị thành niên của học sinh THPT được nhận diện là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển, được đánh dấu bởi sự mở rộng của mạng lưới đồng đẳng, tầm quan trọng của tình bạn thân thiết ngày càng tăng và sự xuất hiện của các mối quan hệ lãng mạn. Khi học sinh chuyển từ trung học cơ sở lên cấp trung học phổ thông, quy mô và sự đa dạng của mạng lưới đồng đẳng của họ tăng


lên và sự liên kết trong các tập thể ngang hàng trở nên quan trọng hơn (La Greca & Prinstein, 1999 dẫn theo [63]). Annette M. La Greca và cộng sự cũng có lưu ý rằng những người bạn thân thiết nhất của thanh thiếu niên thường được xếp vào nhóm rất đông trong cùng một đám đông đồng trang lứa [65]. Theo đó, nhóm phi chính thức trong thanh thiếu niên được nhận diện trong các nghiên cứu nước ngoài và trong nước là các nhóm có mối quan hệ đồng đẳng [83] và mối quan hệ thành viên [30]. Lisa Crockett và cộng sự cũng cho rằng tính bè phái, hay nhóm tình bạn được coi là một đặc điểm quan trọng của nhóm đồng đẳng [51]. Con trai và con gái coi những phẩm chất giống nhau là quan trọng để thành công trong nhóm đồng trang lứa, mặc dù tầm quan trọng tương đối do những phẩm chất này khác nhau tùy theo giới tính.

Thành viên trong nhóm phi chính thức có thể giống nhau về độ tuổi, giới tính và các đặc điểm khác (loại hình thể thao, trình độ năng lực, tính cách) và do đó thu hút sự chú ý có chọn lọc của người quan sát đối với thái độ và hành vi đã được thể hiện. Các nhóm phi chính thức có hiệu quả trong việc thông báo và thúc đẩy thành viên học các kỹ năng, thể hiện sự tự tin, rèn tính kiên trì và hoạt động tốt hơn. Do đó, bạn bè đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích, định hướng các hành vi thích ứng thông qua nhiều trải nghiệm [82].

Mối quan hệ trong nhóm phi chính thức được xác định là mối quan hệ tự nguyện, tương tác và bình đẳng, là khi hai người đối xử ngang hàng với nhau, quan tâm nhau và đồng hành cùng nhau trong hầu hết các tình huống. Thông thường nhóm phi chính thức được xây dựng trên cơ sở có cùng các điểm tương đồng như là giới tính, tuổi tác, sở thích, mục tiêu... Chất lượng mối quan hệ phi chính thức bao gồm khía cạnh tích cực và tiêu cực. Những khía cạnh tích cực được đặc trưng bởi sự gần gũi, thân thiết và bình đẳng, trong khi đó, những khía cạnh tiêu cực được biểu hiện bởi sự xung đột, cạnh tranh và gây hấn. Nhóm phi chính thức như nhóm bạn hữu có thể thúc đẩy sự phát triển tích cực, làm giảm những cảm xúc tiêu cực như lo âu, trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên [79].

Annette M. La Greca &Hannah Moore Harrison đã có nghiên cứu hoạt động giữa các cá nhân của thanh thiếu niên, bao gồm các mối quan hệ đồng đẳng nói


chung (liên kết đám đông ngang hàng, nạn nhân của bạn bè đồng trang lứa) và phẩm chất của tình bạn tốt nhất cũng như các mối quan hệ lãng mạn như là những yếu tố dự báo các triệu chứng trầm cảm và lo âu xã hội. Một mẫu đa dạng về sắc tộc gồm 421 thanh thiếu niên đã được khảo sát và cho ra kết quả mối liên kết đám đông ngang hàng (địa vị cao và thấp), phẩm chất tích cực trong tình bạn tốt nhất và sự hiện diện của mối quan hệ hẹn hò là yếu tố bảo vệ thanh thiếu niên chống lại cảm giác lo lắng xã hội, trong khi nạn nhân của mối quan hệ và tương tác tiêu cực trong tình bạn tốt nhất dự báo mức độ lo lắng xã hội cao. Ngược lại, liên kết với một nhóm đồng đẳng cấp có địa vị cao có khả năng bảo vệ chống lại ảnh hưởng trầm cảm [64].

Xét về mặt tâm sinh lý lứa tuổi, mối quan hệ trong các nhóm phi chính thức của thanh thiếu niên thường có tính gắn bó bền chặt hơn. Điều đó có thể vì sự củng cố về nhận diện bản thân cũng như việc thanh thiếu niên có tuổi lớn hơn có thể chấp nhận sự khác biệt lớn hơn ở nhau. Chính từ những thay đổi đó mà thanh thiếu niên kết bạn với nhau dựa trên sự thỏa hiệp và cộng tác nhiều hơn thay vì chỉ là sự phù hợp, và những ưu tiên gắn với mối quan hệ lãng mạn trong bạn bè cũng hình thành. Nói cách khác, thanh thiếu niên có xu hướng tương tác với bạn bè là nhiều nhất khi xem xét trong các mối quan hệ lãng mạn. Thanh thiếu niên cũng có xu hướng phát triển năng lực xã hội và duy trì các mối quan hệ đồng đẳng thân thiết hơn. Giai đoạn này có thể bao gồm cả sự xuất hiện của các kỹ năng mới cũng như những phát triển tiếp theo của quá trình nhận thức- xã hội hiện có, chẳng hạn như quan điểm, xử lý cảm xúc và khả năng ngôn ngữ. Trong khi những thành tựu về năng lực xã hội giúp các cá nhân có thể cạnh tranh tốt hơn với các nhiệm vụ phát triển xã hội, thì việc đàm phán thành công các nhiệm vụ này lại tạo ra nhiều cơ hội hơn nữa để tiếp tục học hỏi và phát triển xã hội [57].

Tali Klima và cộng sự cũng đã chỉ ra rằng cả tình bạn thân thiết và sự chấp nhận của nhóm đồng đẳng đều có mức độ ảnh hưởng nhất định tới sự bất ổn tâm lý và khó khăn trong thiết lập mối quan hệ xã hội của thiếu niên [61]. Việc phân biệt các loại liên kết xã hội khác nhau mà trẻ em hình thành với bạn bè cùng trang lứa là


rất quan trọng. Cụ thể hơn, những thanh thiếu niên ưu tiên hình thành tình bạn thân thiết sẽ có vị trí tốt hơn để quản lý các nhiệm vụ phát triển xã hội quan trọng trong tương lai so với thanh thiếu niên ưu tiên đạt được sự ưa thích với nhiều người khác trong phạm vi bạn bè cùng trang lứa [70].

Bên cạnh đó, tình bạn ở tuổi vị thành niên và tình trạng đồng đẳng được nhận thấy có tác động về điều chỉnh tuổi trưởng thành sớm. Điều này được Christoforos Mamas khẳng định và cho rằng cần phải phân tích và xem xét mối quan hệ tương hỗ năng động giữa tình bạn/ mối quan hệ đồng đẳng và động lực làm việc nhóm [69]. Cả việc được nhận biết phổ biến (hoặc tránh bị từ chối) trong nhóm đồng trang lứa có quy mô lớn hơn và việc thiết lập tình bạn thân thiết là nhiệm vụ phát triển quan trọng cho trẻ em và thanh thiếu niên. Mặc dù nhiều kỹ năng và năng lực dẫn đến sự điều chỉnh tích cực trong nhóm ngang hàng lớn hơn cũng là những điều dự báo thành công trong quan hệ bạn bè, hai dạng quan hệ đồng đẳng này của nhóm phi chính thức không giống nhau về các tính năng đặc trưng của chúng hoặc về tác động của chúng đối với hạnh phúc xã hội và tình cảm. Với tiếp cận như vậy, tầm quan trọng của việc phân biệt giữa tình bạn thân thiết và mối quan hệ đồng trang lứa khi nghiên cứu sự phát triển của trẻ em cũng được cho là rất quan trọng [78].

Berndt và Perry cho biết thanh thiếu niên có thể có bốn đến sáu người bạn thân nhất mà họ yêu thích-thể hiện là đáng tin cậy, hiểu biết và trung thành, thanh niên ở độ tuổi 20 thường chỉ có một hoặc hai người bạn thân nhất [46]. Những tình bạn thân thiết này cho phép thanh thiếu niên hiểu rõ hơn bản thân, và họ cung cấp một hệ thống hỗ trợ để giúp thanh thiếu niên vượt qua những căng thẳng hàng ngày. Trong quá trình xây dựng mối quan hệ này, liên kết với đồng nghiệp và bạn bè trải qua một số thay đổi, đáng chú ý nhất là về quy mô và thành phần xã hội mạng lưới. Nhưng họ có thể có tăng cường sự tham gia với các cá nhân là bạn đời tiềm năng. Các yếu tố chính của tình bạn giúp phân biệt nó với các mối quan hệ ngang hàng khác và điều đó giải thích cho ý nghĩa phát triển của nó bao gồm sự tương hỗ, sự tin tưởng, lòng trung thành và tình cảm lẫn nhau.


Theo Rachel K. Narr và cộng sự, sức mạnh tình bạn thân thiết của thanh thiếu niên và mức độ mà nhiều bạn đồng trang lứa bày tỏ mong muốn được kết giao với họ được xem là những yếu tố dự báo sự thay đổi tương đối trong các triệu chứng trầm cảm, giá trị bản thân và các triệu chứng lo âu xã hội từ 15 đến 25 tuổi [70]. Tình bạn thân thiết ở tuổi vị thành niên được dự đoán tương đối tăng giá trị bản thân và giảm lo âu và các triệu chứng trầm cảm ở tuổi trưởng thành sớm. Ngược lại, sự ưa thích liên kết của nhóm đồng đẳng rộng rãi hơn dự đoán chứng lo âu xã hội cao hơn ở tuổi trưởng thành sớm.

Theo cách như vậy, các quy trình hoặc cơ chế tiềm năng giải thích tại sao các vấn đề trong quan hệ đồng lứa trước tuổi vị thành niên (nghĩa là bạn bè bị từ chối hoặc không có bạn bè) có thể liên quan đến điều chỉnh không phù hợp ở tuổi vị thành niên và tuổi trưởng thành sau này.

Kết quả của một nghiên cứu ở Ấn Độ [77] cũng đã chỉ ra rằng cá nhân mong muốn tham gia các nhóm phi chính thức để phát triển bản thân (phát triển cá nhân, phát triển kỹ năng lãnh đạo, cơ hội việc làm, v.v.), vì dịch vụ xã hội (social service), vì hướng ngoại (vì tình bạn, niềm vui hay giải trí), vì tôn vinh xã hội (để trở nên nổi tiếng, được ngưỡng mộ, v.v.), thỏa mãn bản thân và xã hội (có cơ hội tương tác, được tự thỏa mãn), và để hỗ trợ tinh thần (tránh cảm giác cô đơn).

Có thể thấy rằng, trong thời niên thiếu, bạn bè thân thiết vượt qua cha mẹ như là nguồn hỗ trợ xã hội chính và góp phần vào quan niệm và hạnh phúc của thanh thiếu niên [54]; [55]. Những mối quan hệ như vậy có thể có những lợi ích về sức khỏe tâm thần, bao gồm việc cung cấp hỗ trợ xã hội, nâng cao lòng tự trọng, chuẩn bị cho các mối quan hệ trưởng thành và phát triển sự thân mật (Collins, 2003; Connolly & Goldberg, 1999 dẫn theo [63]). Mặc dù các mối quan hệ đồng đẳng, tình bạn và các mối quan hệ lãng mạn có thể có lợi cho hoạt động xã hội và tình cảm của thanh thiếu niên, chúng cũng có thể đại diện cho những tác nhân gây căng thẳng đáng kể.

Kiuru và cộng sự nhận thấy những đứa trẻ có nhiều bạn thân thiết cho thấy sự yêu thích đến trường và năng lực học tập cao hơn. Tuy nhiên, nhóm tác giả này


cũng lưu ý rằng các mối tương quan tích cực của tình bạn chỉ rõ ràng nếu tình bạn có những đặc điểm tích cực - cho thấy rằng chất lượng tình bạn tích cực có thể quan trọng trong việc điều chỉnh mối liên hệ giữa tình bạn và cảm xúc về trường học [60]. Xung đột trong quan hệ nhóm bạn có liên quan đến sự căng thẳng ở trường học trong thời thơ ấu, trong khi những thanh thiếu niên có tình bạn thân thiết với những đặc điểm tích cực cho biết họ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động ở trường [46], có thái độ tích cực hơn đối với trường học và năng lực học tập và tình yêu thích trường cao hơn [67].

Bên cạnh đó, quan hệ đồng đẳng cũng gắn liền với sự thích ứng của học sinh trong trường học. Việc thích ứng của học sinh được cho là rất quan trọng vì có liên quan đến thành công trong học tập trong tương lai và giảm khả năng bỏ học [70]. Sự chấp nhận của bạn đồng trang lứa có thể dẫn tới sự yêu thích và gắn bó với trường học, trong khi sự từ chối của nhóm đồng đẳng có mối quan hệ với việc rời xa trường học, sự suy giảm trong kết quả học tập ở trường, lòng khao khát và sự tham gia xã hội [44]; [45].

Tương tự như vậy, Chen Bin-Bin và cộng sự đã nghiên cứu trên trẻ em Trung Quốc để kiểm chứng xem nhóm đồng trang lứa đã đóng góp như thế nào vào hoạt động xã hội và thành tích học tập cũng như sự tham gia các nhóm khác của trẻ [49]. Dữ liệu về các nhóm đồng đẳng không chính thức, hoạt động xã hội và thành tích học tập được thu thập từ nhiều nguồn. Mô hình phương trình cấu trúc đa cấp cho thấy kết quả học tập của nhóm đóng góp trực tiếp vào sự phát triển xã hội của trẻ em. Nhóm thành tích học tập cũng kiểm soát cá nhân - mối quan hệ giữa mức độ thành tích học tập và hoạt động xã hội. Nhóm đạt được củng cố các mối quan hệ tích cực giữa thành tích học tập và khả năng xã hội, mặt khác nhóm lại tạo điều kiện cho mối quan hệ tiêu cực giữa thành tích học tập và các vấn đề xã hội. Thêm vào đó, mức độ tương đồng của một số học sinh trong việc bỏ học ở trường cũng được chỉ ra là do ảnh hưởng của nhóm đồng đẳng [60]. Như vậy, nhóm phi chính thức có mối quan hệ đồng đẳng có vai trò quan trọng của đối với hoạt động học tập cũng như xã hội của trẻ em.


Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Ông Thị Mai Thương đã chỉ ra những phương thức ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT – cụ thể là nhóm bạn bè mà các học sinh tham gia [36]. Tác giả đã sử dụng khái niệm nhóm không chính thức để quy thuộc các nhóm được hình thành trên cơ sở các quan hệ không chính thức (các quan hệ tình cảm - tâm lý) nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của các thành viên, chẳng hạn: nhóm bạn bè, nhóm yêu thể thao, du lịch...; tuy nhiên tập trung vào nhóm bạn bè của học sinh THPT trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. Kết quả nghiên cứu này đã khẳng định hoàn cảnh gia đình với bố mẹ dành ít thời gian quan tâm đến tâm lí, tình cảm của các em là một trong những yếu tố quan trọng làm xuất hiện các hành vi lệch chuẩn của các học sinh, trong đó có hành vi đánh nhau. Các giá trị trong nhóm cũng có sự ảnh hưởng tới hành vi đánh nhau của học sinh. Giá trị nhóm được biểu hiện ở tinh thần đoàn kết, điều đó tạo ra một khuôn khổ cho các thành viên trong nhóm thực hiện hoạt động của mình và đảm bảo ý thức chung về cái gọi là “chúng tôi”. Mức độ cố kết trong nhóm có ảnh hưởng đến hành vi đánh nhau của các học sinh cá biệt. Các thành viên có đặc điểm tính cách, hoàn cảnh gia đình giống nhau là cơ sở để tạo nên sự gắn kết trong nhóm. Ở các nhóm học sinh cá biệt không có thủ lĩnh chính thức và không có sự phân chia cấp bậc các vị trí trong nhóm. Mối quan hệ liên nhóm giữa các nhóm học sinh cá biệt với những nhóm xã hội khác có ảnh hưởng đến hành vi đánh nhau của các em, thể hiện ở hai dạng: một mặt mang “tính thù hằn” với các nhóm học sinh khác – đây là một trong những yếu tố làm tăng tính cố kết giữa các thành viên và làm tăng tính hiếu chiến của các nhóm này; và mặt khác là mối quan hệ tương trợ, giúp đỡ của các băng đảng trong xã hội có mối quan hệ khá thân thiết với một trong những thành viên của các nhóm học sinh cá biệt này.

Theo một nghiên cứu của Bộ Tư pháp và Unicef năm 2019, học sinh trung học phổ thông phải đối mặt với không ít áp lực xã hội khi trải qua giai đoạn có nhiều biến chuyển về tâm lý và sắp phải tham gia kỳ thi đại học vô cùng quan trọng [2]. Ngoài những áp lực từ gia đình hay xã hội, nhiều em học sinh phải đối mặt với căng thẳng do học tập, thiếu sự hỗ trợ và/hoặc môi trường học đường bất ổn, và gặp

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí