Kiểu Nhóm Phi Chính Thức, Mục Đích Tham Gia Nhóm Của Học Sinh Trung Học Phổ Thông


3.2.1. Kiểu nhóm phi chính thức, Mục đích tham gia nhóm của học sinh trung học phổ thông

Với đặc điểm “không có văn bản về tổ chức, cơ cấu nhân sự, phân công nhiệm vụ, đăng ký thành viên”, các nhóm phi chính thức của học sinh THPT cho thấy sự đa dạng, phong phú trong các hình thức liên kết xã hội bên cạnh các nhóm chính thức nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp, học tập và sinh hoạt thường ngày.

Những nhóm mà em có tham gia như là nhóm học tập, làm bài tập; nhóm nhảy; nhóm từ thiện; nhóm làm việc tại trung tâm; nhóm học tiếng anh và chơi games. (PVS HS01)


Cùng sở thích, 26.8

Cùng niềm tin, 22.5

Cùng lợi ích, 22.5

Cùng môi trường sống, 28.2

Biểu đồ 3.2. Kiểu nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Xét về tổng thể, nghiên cứu này đã khảo sát trong 448 học sinh THPT về 04 dạng kiểu nhóm PCT, bao gồm các nhóm cùng sở thích, cùng môi trường sống, cùng niềm tin, và cùng lợi ích. Theo kết quả khảo sát (biểu đồ 3.2), chiếm tỷ lệ lớn nhất là kiểu nhóm cùng môi trường sống với 28,2% học sinh THPT có tham gia, và kiểu nhóm cùng sở thích ở mức phổ biến thứ hai (26,8%). Cùng chiếm 22,5% là kiểu nhóm cùng lợi ích và cùng niềm tin. Một giáo viên chủ nhiệm đã chia sẻ quan sát về điều này như sau:


Thực ra có rất nhiều hội nhóm, nếu như hoạt động tốt thì các cháu cũng rất là vui, ví dụ như ở trường mình có nhóm bóng rổ, chúng nó rủ nhau chơi vui lắm, có việc gì chia sẻ với nhau thậm chí đến cả nhà có bố của một bạn bị mất chẳng hạn, là chúng nó cũng đến, từ vào nhà tang lễ, tiếp nước cho nhau, rất quý nhau. (PVS GV01)

Mô tả về kiểu nhóm cùng lợi ích mà bản thân đang tham gia, một em học sinh lớp 11 đã cho biết:

Nhóm ôn thi Toeic: có khoảng 100 người, nhóm đã có khoảng được 1 năm, các thành viên gặp nhau 1 tuần 1 lần nhưng thời gian gần đây đã chuyển sang liên lạc online để tiện cho mọi người sắp xếp công việc. Để có cách học hiệu quả cũng như có động lực học tiếng anh em đã tham gia nhóm. Chúng em thường thảo luận các bài tập, giúp đỡ nhau cũng như chia sẻ kiến thức tiếng anh cho nhau. (PVS HS02)

Phân tích tương quan mối liên hệ giữa giới tính của học sinh với kiểu nhóm tham gia của học sinh, giá trị p=0,932 cho thấy không có ý nghĩa thống kê để thể khẳng định về mối liên hệ này. Trong số những học sinh tham gia các kiểu nhóm có cùng môi trường sống, nam giới chiếm 26,9% và nữ giới chiếm 29,3%. Bên cạnh đó, 23,3% nam giới và 21,8% nữ giới tham gia nhóm có cùng lợi ích. 23,3% nam giới tham gia nhóm có cùng niềm tin và 21,8% nữ giới cũng tham gia nhóm có cùng niềm tim. Đối với những nhóm có cùng sở thích, nam giới chiếm 26,5% và nữ giới chiếm 27,1%. Cũng giống như theo giới tính, không có mối quan hệ giữa khối lớp và kiểu nhóm tham gia của học sinh xét theo khối lớp (p=0,800).

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy có mối quan hệ giữa mức sống của gia đình học sinh với kiểu nhóm tham gia của học sinh. Đối với những học sinh có mức sống của gia đình giàu và khá, chiếm tỷ lệ cao nhất với 50,0% học sinh ở nhóm giàu và 42,1% học sinh ở nhóm gia đình khá cho biết mình tham gia các nhóm có cùng sở thích. Trong khi đó, học sinh có mức sống của gia đình trung bình tham gia kiểu nhóm cùng môi trường chung sống ở mức tỷ lệ cao nhất với 36,0%; và học sinh ở gia đình nghèo, cận nghèo tham gia nhiều nhất kiểu nhóm cùng niềm tin 38,7%.


Với p=0,000 cho thấy có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa mức sống của gia đình học sinh với kiểm nhóm tham gia của học sinh nhưng không chặt chẽ (Cramer’s V=0,210).


Bảng 3.3. Mối liên hệ giữa Kiểu nhóm PCT của học sinh với Giới tính, Mức sống gia đình và Khối lớp



n=448

Kiểu nhóm PCT của học sinh THPT

Tổng


Kiểm định

Cùng môi trường

sống

Cùng lợi ích

Cùng niềm tin

Cùng sở thích

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Tỷ lệ

%

Số lượng

Giới tính HS

Nam


59


26,9


51


23,3


51


23,3


58


26,5


219

X2=0,438;

p=0,932

Nữ

67

29,3

50

21,8

50

21,8

62

27,1

229

Mức sống của gia đình

Giàu


2


33,3


1


16,7


0,0


0,0


3


50,0


6

p=0,000***; Cramer’s V

=0,210

Khá

46

21,5

40

18,7

38

17,8

90

42,0

214

Trung bình

71

36,0

54

27,4

51

25,9

21

10,7

197

Nghèo, cận

nghèo

7

22,6

6

19,4

12

38,7

6

19,3

31

Khối lớp

Khối 10


42


29,2


29


20,1


30


20,8


43


29,9


144

X2=3,071;

p=0,800

Khối 11

44

29,1

34

22,5

32

21,2

41

27,2

151

Khối 12

40

26,1

38

24,9

39

25,5

36

23,5

153

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 12

***: có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Khi được hỏi về mục đích chính khi tham gia nhóm, mong muốn “giúp đỡ, trao đổi” là mục đích được chỉ ra nhiều nhất với 47,1%, trong khi hai mục đích “khẳng định bản thân” và “tìm lợi ích” có sự chênh lệch khá nhỏ với tỷ lệ tương ứng là 23,2% và 29,7% (biểu đồ 3.3). Kết quả phỏng vấn sâu với các em học sinh THPT mô tả rõ hơn về những mục đích này.

Khi tham gia các nhóm như vậy [chú thích: nhóm phi chính thức], em được giao lưu kết bạn và học hỏi được nhiều thứ thú vị mà mình không


biết. Các bạn cũng giúp đỡ để em phát triển một cách tích cực và trải nghiệm nhiều điều tuyệt vời hơn nữa. (PVS HS01)

Tham gia nhóm tiếng Anh là một lựa chọn quan trọng nhất của em trong quá trình học tiếng Anh. Khi tham gia nhóm em được chia sẻ các kiến thức bổ ích, học bằng tâm trạng thoải mái, vui vẻ, không áp lực và có động lực không bị chán nản trong quá trình học tập. (PVS HS02)

[chú thích: So với những nhóm có tính chính thức] em thấy mình sẽ có sự thoải mái và không bị áp lực hơn khi làm việc cùng các bạn và sẽ thoải mái trao đổi ý kiến cũng như thể hiện cá tính của mình. (PVS HS06)

Khẳng định bản thân, 23.2

Giúp đỡ, trao đổi, 47.1

Tìm lợi ích, 29.7


Biểu đồ 3.3. Mục đích tham gia nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448)


(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Khi xem xét cụ thể mối liên hệ giữa mục đích tham gia nhóm phi chính thức với đặc điểm nhân khẩu học, kết quả khảo sát cho thấy chỉ mức sống của gia đình và khối lớp có mối liên hệ với mục đích tham gia nhóm PCT ở mức ý nghĩa thống kê (độ tin cậy lần lượt là 99% và 90%). Trong khi đó giới tính và mục đích tham gia nhóm phi chính thức của học sinh không có mối liên hệ thực sự, và sự khác biệt giữa hai giới về mục đích tham gia nhóm phi chính thức cũng rất nhỏ.


Trở lại với yếu tố mức sống của gia đình khi xét theo cùng mức, những học sinh ở gia đình giàu khẳng định mục đích tìm lợi ích chiếm đa số (2/3 số học sinh ở mức này), nhưng những học sinh ở gia đình có kinh tế trung bình và nghèo có mục đích tham gia nhóm phi chính thức nhiều nhất là để giúp đỡ, trao đổi và tiếp đến là để tìm kiếm lợi ích. Chỉ có những học sinh có gia đình ở mức khá chú ý nhiều tới mục đích khẳng định bản thân (36,9%) sau mục đích giúp đỡ, trao đổi (38,3%). Hệ số Cramers’V=0,231 phản ánh đây là một mối liên hệ tương đối mạnh.


Bảng 3.4. Mục đích tham gia nhóm PCT của học sinh xét theo Giới tính, Mức sống gia đình, khối lớp



n=448

Mục đích tham gia nhóm PCT

Tổng


Kiểm định

Giúp đỡ, trao đổi

Khẳng định bản thân

Tìm lợi ích

Số

lượng

Tỷ

lệ %

Số

lượng

Tỷ

lệ %

Số

lượng

Tỷ

lệ %

Số

lượng

Giới tính HS

Nam


99


45,2


52


23,7


68


31,1


219

X2=0,646;

p=0,724

Nữ

112

48,9

52

22,7

65

28,4

229

Mức sống của gia đình

Giàu


1


16,7


1


16,7


4


66,6


6

p=0,000***; Cramer’s V

=0,231

Khá

82

38,3

79

36,9

53

24,8

214

Trung bình

111

56,3

22

11,2

64

32,5

197

Nghèo, cận nghèo

17

54,8

2

6,5

12

38,7

31

Khối lớp

Khối 10


64


44,4


33


22,9


47


32,7


144

p=0,072*;

Cramer’s V

=0,098

Khối 11

64

42,4

45

29,8

42

27,8

151

Khối 12

83

54,2

26

17,0

44

28,8

153

*; ***: có ý nghĩa thống kê ở mức 90% và 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Khi xét theo cùng khối lớp, mối liên hệ cùng mục đích tham gia nhóm phi chính thức là khá lỏng lẻo (Cramers’ V=0,098), trong đó mục đích giúp đỡ, trao đổi được xác nhận nhiều nhất trong khối 12 (54,2%) mặc dù ở 2 khối lớp khác thì mục đích này cũng có tỷ lệ cao nhất. Ngược lại mục đích khẳng định bản thân có ít nhất sự chú ý của học sinh khối 12 (17%) và kế đến là khối 10 (22,9%), nhưng lại ở mức thứ hai (29,8%) đối với khối 11.


Tiếp tục tìm hiểu mối liên hệ giữa mục đích tham gia nhóm phi chính thức với Kiểu nhóm, chúng tôi nhận thấy đây là một mối liên hệ mạnh với khoảng tin cậy 99% (Cramers’ V=0,484, p=0,000). Với bốn dạng thức của kiểu nhóm được nêu ra, mục đích giúp đỡ, trao đổi xuất hiện nhiều nhất với học sinh tham gia kiểu nhóm cùng niềm tin (63,4%) và thấp nhất với kiểu nhóm cùng sở thích (20,8%). Liên quan tới điều này, một học sinh lớp 12 cho biết:

Ý nghĩa khi tham gia nhóm [chú thích: phi chính thức] có lẽ là em học được ở mỗi người một bài học gì đó từ hoàn cảnh của họ và cách họ sống, các quan điểm xã hội. Quan trọng là được hoạt động nhóm sẽ rất mệt và rất vui ạ. (PVS HS10)


Bảng 3.5. Mối liên hệ giữa Mục đích tham gia với Kiểu nhóm PCT của học sinh



n=448

Mục đích tham gia nhóm

Tổng


Kiểm định

Giúp đỡ, trao đổi

Khẳng định bản thân

Tìm lợi ích

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Kiểu nhóm

Cùng môi trường

sống


60


47,6


9


7,2


57


45,2


126

p=0,000***; Cramer’s V=0,484

Cùng lợi ích

62

61,4

7

6,9

32

31,7

101

Cùng niềm tin

64

63,3

4

4,0

33

32,7

101

Cùng sở thích

25

20,8

84

70,0

11

9,2

120

***: có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Ngược lại, mục đích khẳng định bản thân có tỷ lệ đa số khẳng định ở những học sinh tham gia kiểu nhóm cùng sở thích (70,0%) và đều rất thấp ở ba kiểu nhóm còn lại nhưng thấp nhất ở kiểu nhóm cùng niềm tin (4,0%).

Em có tham gia nhóm Memes và DigiArt. Ý nghĩa nhất [chú thích: với em] thì có lẽ là người cùng hướng đi với mình. Tại Việt Nam, đa số những nghề về thiết kế, họa đều không được chú trọng cho lắm, việc tìm một người cùng chí hướng với mình sẽ giúp ta có thêm nghị lực để đạt được mục tiêu. (PVS HS07)


Đối với mục đích tìm lợi ích, học sinh tham gia kiểu nhóm cùng môi trường sống có tỷ lệ xác nhận lớn nhất (45,2%) và kiểu nhóm cùng sở thích có tỷ lệ lựa chọn đặc biệt thấp trong các kiểu nhóm còn lại (9,2%).


3.2.2. Vai trò tham gia, Cách thức tham gia và Quy định trong nhóm phi chính thức

Đối với vai trò tham gia trong nhóm, 85,0% học sinh cho biết hiện mình đang là thành viên của nhóm và 15,0% học sinh cho biết mình hiện là người đứng đầu của nhóm.


100%


80%

28.3

8

85

60%


40%

63.6

20%

15

0%


Cùng lập ra

Tự tìm xin vào

Được giới thiệu

Trưởng nhóm

Thành viên

Biểu đồ 3.4. Cách thức tham gia, Vai trò tham gia trong nhóm PCT của học sinh THPT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Về cách thức tham gia nhóm, 63,6% học sinh cho biết mình cùng lập ra nhóm, 28,3% cho biết mình được giới thiệu vào nhóm, chỉ có 8,0% cho biết mình tự tìm xin vào nhóm.

Có 15 người trong nhóm học tiếng Anh và chơi games mà em đang tham gia. Em tham gia nhóm khi vô tình gặp một bạn người quen và được mời tham gia cùng các bạn. (PVS HS01)

Với p=0,000 và Cramer’s V=0,422 cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa cách thức tham gia nhóm với mục đích tham gia nhóm của học sinh. Đối với những


học sinh cùng lập ra nhóm, 74,9% tham gia vì mục đích giúp đỡ, trao đổi, 80,6% tham gia vì mục đích tìm lợi ích, chỉ có 19,2% tham gia vì mục đích khẳng định bản thân.


Bảng 3.6. Cách thức tham gia xét theo Mục đích tham gia và Kiểu nhóm PCT



n=448

Cách thức tham gia nhóm PCT

Tổng


Kiểm định

Cùng lập ra

Tự tìm xin vào

Được giới thiệu

Số

lượng

Tỷ

lệ %

Số

lượng

Tỷ

lệ %

Số

lượng

Tỷ

lệ %

Số

lượng

Mục đích tham gia nhóm

Giúp đỡ, trao đổi


158


74,9


19


9,0


34


16,1


211

p=0,000***; Cramer’s V

=0,422

Khẳng định bản thân

20

19,2

4

3,9

80

76,9

104

Tìm lợi ích

107

80,6

13

9,8

13

9,8

133

Kiểu nhóm

Cùng môi trường sống


93


73,8


12


9,5


21


16,7


126

p=0,000***; Cramer’s V

=0,358

Cùng lợi ích

80

79,2

8

7,9

13

12,9

101

Cùng niềm tin

75

74,2

12

11,9

14

13,9

101

Cùng sở thích

37

30,8

4

3,3

79

65,9

120

***: có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Đối với hình thức tham gia nhóm bằng cách tự tìm xin vào, 9,0% cho biết mình tham gia vì mục đích giúp đỡ, trao đổi, 9,8% tham gia vì mục đích tìm lợi ích, chỉ có 3,9% tham gia vì mục đích khẳng định bản thân. Đối với những học sinh có cách thức tham gia là được giới thiệu, chiếm tỷ lệ cao nhất với 76,9% cho biết mình tham gia nhóm là để khẳng định bản thân trong khi chỉ có 16,1% tham gia để giúp đỡ, trao đổi và 9,8% tham gia để tìm lợi ích.

Với p=0,000 và Cramer’s V=0,358 cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa kiểm nhóm tham gia của học sinh với cách thức tham gia nhóm. Ở cả ba kiểu nhóm có cùng môi trường sống, có cùng lợi ích, hoặc có cùng niềm tin mà học sinh tham gia, chúng ta đều thấy tỷ lệ đa số là các em cùng lập ra nhóm (tương ứng là 73,8%; 79,2%; và 74,2%) và việc tự tìm đến với nhóm là hình thức tham gia có tỷ lệ thấp nhất. Trong khi đó, học sinh tham gia kiểu nhóm cùng sở thích với việc được giới

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/10/2022