Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay - 12

chất lại là những quy định pháp luật mang tính bảo hộ và do đó cần bị bãi bỏ. Những loại công việc và nghề nghiệp bị pháp luật coi là độc hại đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần phải được rà soát, sửa đổi một cách thường xuyên cho phù hợp với tình hình mới trong lĩnh vực an toàn lao động, sức khoẻ và công nghệ, cần phải yêu cầu người sử dụng lao động áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp cho cả công nhân nam và nữ mà không có phân biệt đối xử.

5. Bảo vệ quyền phụ nữ nông thôn

Pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay chưa điều chỉnh nhiều tới phụ nữ nông thôn và ngoài quan hệ lao động có trả lương.

Điều 14 Công ước CEDAW bảo đảm phụ nữ nông thôn không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện và hưởng những quyền trong tất các các lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển, y tế, giáo dục, lao động và kinh tế, kể cả quyền tiếp cận tín dụng và tài sản, bảo vệ khỏi bạo lực và các điều kiện sống. Thuật ngữ phụ nữ nông thôn là một thuật ngữ có nghĩa rộng, không chỉ bao hàm phụ nữ từ những vùng nông thôn, uỷ ban CEDAW còn sử dụng thuật ngữ này nhằm tính đến hoàn cảnh của phụ nữ bản địa, phụ nữ thiểu số, phụ nữ nông dân hoặc phụ nữ làm nông nghiệp và phụ nữ sinh sống tại vùng sâu, vùng xa và vùng núi.

Do vậy, Việt Nam quan tâm đặc biệt đến phụ nữ sinh sống tại vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng núi và phụ nữ dân tộc thiểu số bằng việc bảo đảm để họ có được sự bình đẳng trong việc tiếp cận y tế, giáo dục, bảo hiểm xã hội, cơ hội tạo thu nhập và tham gia vào quy trình ra quyết định. Việt Nam cần sớm thông qua dự thảo Luật Dân tộc và Luật này phải phù hợp với Luật Bình đẳng giới. Các chỉ số lựa chọn liên quan đến Điều 14 này tập trung vào những quyền của phụ nữ dân tộc thiểu số và phụ nữ nông thôn về giáo dục, y tế, chính sách đất đai và tham gia vào đời sống chính trị. Các quyền

của phụ nữ dân tộc thiểu số về giáo dục và y tế đã được trình bày tại những điều 10 và 12. Các chính sách đất đai được thảo luận tại Điều 15.

6. Về bảo vệ hôn nhân và gia đình và quyền tài sản

- Điều 64 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định: “Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo vệ hôn nhân và gia đình”. Nguyên tắc này được thể hiện lại trong Luật Hôn nhân và gia đình, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP và Quyết định số 106/2005/QĐ-TTg. Một trong các khuyến nghị chính trong lĩnh vực này là cần giải thích rõ hơn định nghĩa về gia đình. Giải thích đó cần đề cập đến thực tế là các gia đình có thể có cả người đã ly dị, sống ly thân, quả phụ, cha mẹ độc thân và các gia đình do phụ nữ làm chủ. Do vậy, những chính sách và biện pháp can thiệp cần bảo đảm các mối quan tâm của họ được xem xét và họ không bị phân biệt đối xử.

- Có một số quy định pháp luật liên quan đến quyền tài sản của vợ, chồng trong Chương III Luật Hôn nhân và gia đình. Sau đây là các khuyến nghị của tác giả: (a) trong những giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là bất động sản do một người thực hiện cần phải có sự thoả thuận bằng văn bản của người kia, bất kể tài sản đó đã được đăng ký đứng tên cả hai vợ chồng hay chỉ đứng tên một người, (b) văn bản pháp luật cần tăng cường cố gắng để khuyến khích đăng ký tài sản chung của vợ chồng, giáo dục pháp luật bắt buộc có những chiến dịch nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đăng ký tài sản chung dưới tên của cả vợ và chồng, cho phép việc bao cấp trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật và hỗ trợ trong việc đăng ký tài sản.

Ngoài hai giải pháp chủ yếu nêu trên, để góp phần hoàn thiện pháp luật về quyền phụ nữ và bảo vệ quyền phụ nữ, thiết nghĩ, cần sớm thực hiện một số biện pháp về tổ chức bộ máy như: kiện toàn và phân công cán bộ (chuyên trách, kiêm nhiệm) làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại các bộ, ngành, địa phương; tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

về giới, phân tích giới, lồng ghép giới cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới ở trung ương và địa phương; nghiên cứu đưa nội dung về giới, lồng ghép giới vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của Chính phủ để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về vấn đề này.


Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay - 12

Kết luận Chương 2

Đến nay, hệ thống pháp luật bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam tương đối hoàn thiện, được thể hiện ở nhiều văn bản luật, trong đó, thể hiện tập trung ở Hiến pháp, Luật HNGĐ, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Hệ thống này ngày càng được hoàn thiện theo hướng phù hợp với yêu cầu của Công ước CEDAW.

Tuy nhiên, pháp luật về bảo vệ phụ nữ còn một số hạn chế nhất định. Hạn chế lớn nhất là tình trạng quy định khung của pháp luật, thiếu chi tiết và các cơ chế đảm bảo thực hiện. Điều này khiến cho việc thực hiện pháp luật còn nhiều hạn chế, hiệu quả thấp.

Những giải pháp được đề xuất chủ yếu hướng tới hai vấn đề lớn, đó là cách thức tổ chức hoàn thiện pháp luật và những kiến nghị cụ thể để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ trên một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

KẾT LUẬN


Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung và Việt Nam nói riêng đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của người phụ nữ. Trong bất kỳ cương vị và hoàn cảnh nào, phụ nữ luôn luôn tỏ rõ năng lực của mình. Thấy rõ được vai trò và vị trí của phụ nữ trong xã hội, Đảng và Bác Hồ đã phong tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng ''Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Đây không chỉ là sự khích lệ, động viên mà còn là sự thừa nhận và đánh giá đúng vai trò to lớn của phụ nữ Việt Nam. Do đó, việc bảo vệ và phát huy vai trò của phụ nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình là cần thiết và không thể thiếu được, là yêu cầu khách quan của xã hội văn minh và phát triển.

Vì vậy, nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam hiện nay” không nằm ngoài những mục đích trên. Luận văn trước hết khẳng định quan điểm “coi phụ nữ là công dân” trong quy định của Hiến pháp và vì vậy “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện”. Do đó, quan niệm pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ được nhìn nhận từ góc độ là một công cụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân hữu hiệu và quan trọng trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Tại Chương 1, Luận văn xây dựng khung lý luận chung, giải quyết các vấn đề lý luận về quyền phụ nữ trong sự so sánh với quyền con người để đảm bảo tính tổng thể về điều chỉnh pháp luật về bảo vệ quyền con người, quyền phụ nữ. Luận văn cũng đưa ra những đòi hỏi tất yếu của việc hoàn thiện pháp luật (và chính sách) về bảo vệ quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay.

Tại Chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ trên một số lĩnh vực cụ thể ở Việt Nam, theo hướng tiếp cận so sánh giữa quy định của Công ước CEDAW với quy

định pháp luật quốc gia để thấy rõ được thực trạng, quá trình nội luật hóa pháp luật quốc tế.

Việc bảo vệ quyền phụ nữ, phát huy vai trò của phụ nữ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Do vậy, việc nghiên cứu sâu về lĩnh vực này vừa có ý nghĩa về mặt khoa học, thực tiễn sâu sắc. Từ sự phân tích thực trạng quy định pháp luật, luận văn đã bước đầu đưa ra một số giải pháp cụ thể, trong đó, chủ yếu kiến nghị biện pháp tổ chức xây dựng pháp luật và nội dung kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền phụ nữ ở Việt Nam trong bối cảnh thực hiện Hiến pháp năm 2013, xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo vệ quyền con người.

Tóm lại, hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của phụ nữ là góp phần hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh".

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Amartya Sen (2002): Phát triển là quyền tự do, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Trần Thị Vân Anh (2006), “Quyền con người và quyền của phụ nữ”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và phụ nữ, (1), tr.49-60.

3. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, Giới và phát triển, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.

4. Ban chỉ đạo về nhân quyền của Chính phủ - Văn phòng thường trực (2009), Những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền con người, Nxb Hà Nội;

5. Ban dân vận trung ương (2006), Những điều cần biết về Công ước CEDAW, bình đẳng giới và chống bạo lực trong gia đình, Hà Nội.

6. Bộ Ngoại giao và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2005), Báo cáo quốc gia lần thứ 5 và 6 về tình hình thực hiện Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDA W), (Dự thảo), Hà Nội.

7. Bộ Ngoại giao và Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2011) Báo cáo quốc gia lần thứ 7 và 8 về tình hình thực hiện Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDA W), (Dự thảo), Hà Nội.

8. Chính phủ - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (2013), Báo cáo nghiên cứu rà soát quy định pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị, Hà Nội.

9. Chính phủ - Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (2013), Bộ công cụ lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Hà Nội.

10. Chính phủ (2008), Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, Hà Nội.

11. Chính phủ (2009), Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 09 của Chính phủ quy định về biện pháp bảo đảm bình đẳng giới, Hà Nội.

12. Chính phủ (2009), Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Vũ Công Giao (2004), Bình đẳng giới - cuộc đấu tranh lâu dài của nhân loại, Tạp chí Cộng sản, (5), tr. 74-78.

16. Nguyễn Thị Mai Hiên (2008), Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

17. Bùi Quang Hiệp (2008), Bảo vệ quyền lợi lao động nữ trong pháp luật lao động Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Học viện Hành chính Quốc gia (2002), Tăng cường năng lực quản lý và vai trò của phụ nữ Việt Nam trong công vụ.

19. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập (tập 3), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập (tập 9), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (1997), Tăng cường sự tham gia của phụ nữ ASEAN vào các vị trí ra quyết định.

22. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2001), Quyền bình đẳng của phụ nữ trong pháp luật Việt Nam, Nxb Phụ nữ.

23. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2009), Báo cáo Hệ thống giám sát việc thực thi pháp luật bình đẳng giới, Hà Nội.

24. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

25. Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân (CRIGHTS) (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Hà Nội.

26. Hà Thị Khiết (2004), Về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới (Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII), Khoa học về phụ nữ, (3), tr. 3.

27. Dương Thanh Mai (2004), Công ước của Liên hợp quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Võ Thị Mai (2013), Đánh giá chính sách bình đẳng giới dựa trên bằng chứng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

30. Nguyễn Văn Mạnh (2000), Quyền Chính trị của phụ nữ trong Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ và trong pháp luật Việt Nam, Nhà nước và pháp luật, (3), tr. 3-11.

31. Hoàng Thị Kim Quế (2003), “Phụ nữ: những ưu ái và thiệt thòi- nhìn từ góc độ xã hội, pháp lý”, Nghiên cứu lập pháp, (9), tr. 73-79.

32. Hoàng Thị Kim Quế (2001), Một số vấn đề về phụ nữ, hôn nhân và gia đình trong pháp luật Việt Nam qua các thời đại, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (3), tr. 14-19.

33. Hoàng Thị Kim Quế (2002), Những đặc thù và sự phát Triển của pháp luật về phụ nữ, hôn nhân và gia đình ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (5), tr. 3-12.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 12/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí