Mức Độ Thực Hiện Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Chính Sách


Biểu đồ 2: Mức độ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách


Tốt Khá

Trung bình Yếu

Kém

Mức độ triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách


10% 0%


20%


70%

2.2.2.4. Thực trạng phân công phối hợp thực hiện chính sách đối với hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Để tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đúng đối tượng, khẩn trương, chính xác đòi hỏi trong quá trình triển khai thực hiện chính sách cần có sự phân công phối hợp giữa các phòng chuyên môn trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, các cán bộ phụ trách ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đúng chức năng nhiệm vụ, tránh tình trạng nhiệm vụ chồng chéo và phân công trách nhiệm không rò ràng.

Sự phân công phối hợp thực hiện chính sách được Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Cao Bằng thể hiện rò trong kế hoạch đó là: Phòng Giáo dục dân tộc và công tác học sinh sinh viên có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo tổng hợp, kiểm tra danh sách từ các trường Trung học phổ thông đảm bảo chính xác, đúng đối tượng thụ hưởng; phòng Kế hoạch


- tài chính có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo báo cáo số kinh phí cần hỗ trợ cho các trường Trung học phổ thông có học sinh được hưởng chính sách nói trên.

Đối với các trường trung học phổ thông, các bộ phận trong trường học được phân công rò ràng trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, cụ thể: Giáo viên chủ nhiệm lớp có trách nhiệm phổ biến tuyên truyền chính sách đến cha, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp), học sinh, thu nhận hồ sơ và lập danh sách để nhà trường xét duyệt sơ bộ; cán bộ quản lý (là các phó hiệu trưởng được phân công phụ trách) tổng hợp danh sách trình Hội đồng xét duyệt; bộ phận kế toán có trách nhiệm lập dự toán để chi trả đúng, đủ chế độ cho các học sinh được hưởng chính sách.

Kết quả khảo sát về đánh giá của các cán bộ tham gia triển khai chính sách đối với hoạt động phân công, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng trên 2 khía cạnh: Sự phân công tổ chức thực hiện rò ràng, gắn với trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị, cá nhân và Sự phối hợp thực hiện chính sách của các đơn vị trong quá trình triển khai chính sách cho thấy: Từ 79 đến 82,7% khách thể khảo sát lựa chọn mức độ tốt cho cả 2 khía cạnh trên; từ 17,3 đến 21% lựa chọn mức độ khá; đặc biệt không có khách thể nào lựa chọn mức độ trung bình, yếu, kém. Điều này cho thấy việc phân công phối hợp triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng là cụ thể, rò ràng, đúng nhiệm vụ.


Bảng số 2.1: Mức độ thực hiện công tác phân công phối hợp thực hiện chính sách

T T


Nội dung

Mức độ đánh giá

Tốt

Khá

Trung

bình

Yếu

Kém


1

Sự phân công tổ chức thực hiện rò ràng, gắn với trách nhiệm và quyền hạn của từng đơn vị, cá

nhân


82,

7


17,3


0


0


0

2

Sự phối hợp thực hiện chính sách

của các đơn vị

79

21

0

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 7


2.2.2.5. Thực trạng duy trì chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng

Trong quá trình thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng đã nảy sinh nhiều khó khăn, thách thức như: Tiền hỗ trợ, cấp phát gạo chưa cấp kịp thời cho các trường học có học sinh được hưởng chính sách (đến tháng 12 mới được cấp bổ sung kinh phí cho học kỳ 1, đến tháng 4 mới kinh phí cho học kỳ 2 ); học sinh chuyển trường trong địa bàn tỉnh chưa được Sở Giáo dục và Đào tạo có quyết định điều chỉnh người tiền hỗ trợ giữa đơn vị có học sinh chuyển đến và đi v.v những lý do đó làm cho chính sách chưa phát huy hết hiệu quả.

Theo kết quả khảo sát đánh giá về thực trạng duy trì chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng (gồm 28 hiệu trưởng, 28 giáo viên chủ nhiệm lớp) tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có học sinh được hưởng cho thấy: Phần


lớn khách thể khảo sát đánh giá việc tạo môi trường thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện chính sách đạt mức Khá với 82,7%. Tuy nhiên, đối với việc điều chỉnh chính sách linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng thời kỳ được đánh giá đạt mức trung bình.

Bảng số 2.2: Mức độ thực hiện công tác duy trì chính sách



TT


Nội dung

Mức độ đánh giá


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu

Ké m

1

Tạo môi trường thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện chính sách


0


82,

7


17,3


0


0

2

Chính sách được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng thời kỳ.


0


15,

5


84,5


0


0


2.2.2.6 Thực trạng điều chỉnh chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng

Hoạt động điều chỉnh chính sách là hoạt động không thể thiếu trong quá trình triển khai thực hiện. Từ thực tiễn việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng đã có những hạn chế và bất cập của chính sách như: Mức hỗ trợ cho học sinh chưa phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường; Xác định khoảng cách địa lý chưa phù hợp; nhiều xã đặc biệt khó khăn đã sát nhập với xã khác nên không còn tên gọi theo quyết định của Nhà nước (Năm 2020, tỉnh Cao Bằng có 3 huyện mới sát nhập lại gồm: Thông Nông, Hà Quảng thành


Hà quảng; Phục Hòa, Quảng Uyên thành Quảng Hòa; Trùng Khánh, Trà Lĩnh thành Trùng Khánh); Đối tượng có hoàn cảnh gia đình khó khăn khác cần hỗ trợ chưa được bổ sung.

Theo kết quả điều tra khảo sát về thực trạng điều chỉnh chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng (gồm 2 cán bộ Sở Giáo dục, 28 hiệu trưởng, 28 giáo viên chủ nhiệm lớp) tại các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có học sinh được hưởng cho thấy, đã có rất nhiều kiến nghị, đề xuất của các trường học đó là: Cần bổ sung đối tượng hộ nghèo, cận nghèo theo tiêu chí thu nhập là đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP; Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng sớm tham mưu cho Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi Nghị quyết số 91/2016/NQ-HĐND về khoảng cách “từ 4,5 km trở lên đối với học sinh trung học phổ thông, tính từ nhà đến trường phổ thông gần nhất” thành “từ 4,5 km trở lên đối với học sinh trung học phổ thông, tính từ nhà đến trường phổ thông nơi học sinh theo học”; Tăng mức hỗ trợ cho học sinh cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường.

Trên cơ sở đó đề xuất những điều chỉnh một số nội dung trên đây là phù hợp với yêu cầu, thực tiễn nhưng không làm thay đổi mục tiêu mà chính sách đã đề ra ban đầu.


2.2.2.7 Thực trạng việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng

Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên và liên tục trong quá trình triển khai chính sách với mục đích thu thập đầy đủ các thông tin phản ánh về quá trình triển khai thực hiện chính sách, từ đó phát hiện kịp thời những thiếu sót, bất cập. Việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách hỗ


trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn giúp nhà quản lý bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện chính sách để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách.

Theo phân cấp quản lý Nhà nước, hàng năm Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng, Đoàn kiểm tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng đã tiến hành kiểm tra, theo dõi, đôn đốc thực hiện chính sách nói trên. Những nội dung theo dòi, kiểm tra gồm: Việc tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của chính sách; Việc thực hiện chính sách có đáp ứng các mục tiêu đề ra hay không; Kiểm tra viêc tuân thủ các quy trình, quy định về mặt pháp lý trong quá trình triển khai...

Theo kết quả điều tra khảo sát về việc đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tại tỉnh Cao Bằng (02 cán bộ của Sở GD& ĐT; 28 hiệu trưởng, 28 giáo viên chủ nhiệm lớp) cho thấy: Phần lớn các khách thể khảo sát đánh giá mức độ thực hiện công tác này được mức Khá và tốt. Điều này thể hiện ở một số khía cạnh sau: Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện một cách thường xuyên; Kiểm tra chi tiết, đảm bảo đầy đủ các nội dung từ việc tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của chính sách; việc đáp ứng các mục tiêu chính sách đề ra; việc tuân thủ quy trình, quy định trong quá trình thực hiện chính sách; Công tác theo dòi, kiểm tra giám sát được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch; Phương pháp và các hình thức kiểm tra khoa học, hiệu quả; Phương pháp và các hình thức kiểm tra khoa học, hiệu quả; Có sự phân công một cách rò ràng giữa các ban ngành.


Bảng số 2.3: Mức độ thực hiện công tác đôn đốc, theo dõi, kiểm tra thực hiện chính sách


TT


Nội dung

Mức độ đánh giá


Tốt


Khá

Trung bình


Yếu


Kém

1

Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát được thực hiện một cách thường xuyên


94,5


5,45


0


0


0

2

Kiểm tra chi tiết, đảm bảo đầy đủ các nội dung từ việc tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu của chính sách; việc đáp ứng các mục tiêu chính sách đề ra; việc tuân thủ quy trình, quy định trong quá trình thực hiện chính sách


86


14


0


0


0

3

Công tác theo dòi, kiểm tra giám sát được thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch.


55


3


0


0


0

4

Phương pháp và các hình thức kiểm tra khoa học, hiệu quả


55


3


0


0


0

5

Có sự phân công một cách rò ràng giữa các ban ngành


55


3


0


0


0


2.2.2.8 Thực trạng tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng

Tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm là khâu quan trọng nhằm đánh giá và rút kinh nghiệm cho một chu trình chính sách và là tiền đề cho một chu trình chính sách mới. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng có xây dựng kế hoạch, nội dung cụ thể về công tác kiểm tra cuối năm với quy trình đánh giá khách quan, minh bạch; nội dung kiểm tra có đầy đủ tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá rõ ràng (trường có xây dựng kế hoạch trên khai đến cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh hay không? Kế hoạch của nhà trường có bám sát kế hoạch của cấp trên hay không? Số hồ sơ được hưởng so với danh sách được phê duyệt có đúng hay không? Có đơn thư khiếu nại, tố cáo và kết quả giải quyết về chế độ hỗ trợ đối với học sinh như thế nào v.v).

Kết thúc hoạt động kiểm tra, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, các nhà trường luôn tổng kết, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện chính sách theo phân cấp quản lý (Nhà trường báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng ). Kết quả kiểm tra, đánh giá phản ánh được toàn bộ quá trình thực hiện chính sách, nêu bật được những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại. Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn khách thể cho rằng: Công tác tổng kết được triển khai kịp thời sau khi kết thúc quá trình chính sách, quá trình đánh giá khách quan, minh bạch, công tác đánh giá phản ánh được toàn bộ quá trình thực hiện chính sách, nêu bật được những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại; Các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá rõ ràng. Ngoài ra, những kết quả đánh giá này có giá trị tham khảo cho việc thực hiện chính sách khác liên quan.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022