TỶ LỆ HỌC SINH BỎ HỌC NĂM HỌC 2018-2019
Nguyên nhân
khác 18%
Ý thức kém 22%
Hộ nghèo, cận
nghèo 60%
Tiểu kết chương
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Thực Tiễn Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn, Tỉnh Cao Bằng
- Mức Độ Thực Hiện Công Tác Tuyên Truyền, Phổ Biến Chính Sách
- Kết Quả Thực Hiện Chính Sách Hỗ Trợ Đối Với Học Sinh Trung Học Phổ Thông Ở Xã Đặc Biệt Khó Khăn Nói Riêng Trên Địa Bàn Tỉnh Cao Bằng
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 10
- Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng - 11
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Qua những kết quả, số liệu báo cáo, những ý kiến của các nhà quản lý cấp Bộ ngành Trung ương và địa phương về sự tác động của chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường phổ thông ở xã, thông đặc biệt khó khăn nói chung; thực trạng thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đi sau đánh giá trung thực quá trình triển khai, tổ chức thực hiện chính sách đó. Đồng thời luận văn cũng chỉ ra những tồn tại hạn chế trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Những vấn đề thực tiễn trên là căn cứ để các nhà quản lý tổng hợp, báo cáo Chính phủ sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh từ đó hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quả thi hành chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn nói chung trên phạm vi cả nước.
Chương 3
MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN ĐÚNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
3.1. Mục tiêu bảo đảm thực hiện đúng chính sách hỗ trợ học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn, tỉnh Cao Bằng
* Thực hiện đúng các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta:
- Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khoá VII) đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đối với việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, Nghị quyết đã nêu rõ trong quan điểm chỉ đạo: “…Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục: Người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí đào tạo. Nhà nước có chính sách bảo đảm cho người nghèo và các đối tượng chính sách đều được đi học”. Tiếp tục thực hiện một trong những chủ trương, chính sách và biện pháp lớn “…Củng cố và phát triển ngành giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và những vùng khó khăn. Thực hiện ngay một số biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tình trạng sa sút về giáo dục ở miền núi” [Giải pháp 9-NQ 04-NQ/TW-1993] và “… Chấn chỉnh việc thu học phí. Thực hiện miễn học phí ở bậc tiểu học. Quy định diện được miễn giảm học phí, được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội…” [Giải pháp 10-NQ 04-NQ/TW-1993].
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai số 02-NQ/HNTW BCHTW Đảng, khóa VIII ngày 24/12/1996 “Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000” đã khẳng định: “Thực sự coi giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội”.
Trên cơ sở Nghị quyết số 29-NQ/TW, Đại hội XII của Đảng đã xác định phương hướng, nhiệm vụ với 8 vấn đề lớn, trong đó có “…đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội…”.
3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Một là, nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn
Cần tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn chi tiết, cụ thể việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Điều này giúp cho các thành viên tham gia vào quá trình triển khai chính sách có nhận thức đúng đắn về nội dung, về quy trình và đặc biệt hiểu được những tác động tích cực của chính sách đến việc nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, tạo điều kiện đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho tỉnh, phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững và ổn định. Khi nâng cao nhận thức của cán bộ triển khai chính sách chắc chắn sẽ tạo ra được những con người thực hiện
chính sách có năng lực, có tâm huyết để chính sách được phát huy tối đa hiệu quả đến từng học sinh nói riêng và đối với lĩnh vực giáo dục của tỉnh nhà nói chung.
Hai là, đổi mới cách thức, phương pháp thực hiện chính sách
- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện một cách rõ ràng, trong đó có sự phân công, phối hợp đối với từng đơn vị, từng cá nhân ở từng nội dung công việc trong quá trình triển khai chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn tránh việc thực hiện một cách chồng chéo.
- Trong quá trình thực hiện chính sách cần có sự đúc rút kinh nghiệm trong các năm học, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý nhằm mang lại hiệu quả tối đa của chính sách. Bên cạnh đó cần có sự học hỏi phương pháp, những tấm gương điển hình trong việc tổ chức thực hiện chính sách của các địa phương khác.
Ba là, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức, trách nhiệm của các trường học, giáo viên, nhân viên, cha mẹ và các em học sinh trong việc tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đảm bảo: đúng, đủ đối tượng được hưởng, nhanh chóng, kịp thời, chính xác, công bằng.
- Để có chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền cần phải có kế hoạch rò ràng, chi tiết và có sự đồng tình của các bên tham gia. Công tác tuyên truyền cần có sự chuẩn bị kỹ càng, nhất là đối với những gia đình và học sinh thuộc dân tộc thiểu số.
- Cán bộ thực hiện công tác tuyên truyền cần là người thực hiện chính sách và đã thực hiện tốt chính sách. Cán bộ tuyên truyền cần có sự am hiểu sâu sắc về chính sách, về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước để có thể giải thích cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Người tuyên truyền chính sách cần phải có tâm huyết, sự quyết tâm, vượt mọi khó khăn để làm tốt công tác của mình. Nhất là đối với những trường hợp là học sinh và gia đình học sinh trong các vùng dân tộc thiểu số có tâm lý sẵn sàng bỏ học. Những điều kiện này ở người làm công tác tuyên truyền sẽ giúp cho chính sách đến được các xã khó khăn, đến từng em học sinh và gia đình học sinh đang cần hỗ trợ.
- Nội dung tuyên truyền cần rõ ràng, tường minh. Đặc biệt các nội dung trong việc xác định đối tượng được thụ hưởng chính sách và nội dung liên quan đến chuẩn bị hồ sơ, thủ tục để hưởng chính sách. Công tác tuyên truyền nếu thấy chưa hiệu quả cần có sự kiên trì, đổi mới để các đối tượng thụ hưởng chính sách hiểu và phối hợp tốt nhất.
Bốn là, tăng cường phân công phối hợp thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Triển khai chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn tỉnh Cao Bằng là một công việc khó khăn, phức tạp cho nên đòi hỏi phải có sự phân công phân nhiệm một cách cụ thể, rò ràng, chính xác đến các cơ quan, ban ngành ở địa phương. Thực hiện Điều 7, Nghị định 116/2016/NĐ-CP, Chính quyền tỉnh Cao Bằng đã ban hành văn bản, quy định rõ về trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan cụ thể như sau:
- Điều 2-NQ số 91/2016/NQ-HĐND quy định “Hội đồng nhân tỉnh giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng
nhân dân tỉnh theo quy định”.
- Điều 2 – các Quyết định số 1768/QĐ-UBND ngày 16/10/2017; Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 10/10/2018; Quyết định số 1742/QĐ- UBND ngày 15/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định “ Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh Cao Bằng có trách nhiệm tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ đúng đối tượng, mức hỗ trợ; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định”.
Cấp ủy, chính quyền cấp cơ sở phối hợp với các trường trên địa bàn làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ; tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách tại các cơ sở giáo dục để việc thực hiện chế độ, chính sách của học sinh đảm bảo đúng quy định.
Năm là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hợp thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Điều 3-NQ số 91/2016/NQ-HĐND tỉnh Cao Bằng quy định “Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này”.
- Điều 3 – các Quyết định số 1768/QĐ-UBND ngày 16/10/2017; Quyết định số 1040/QĐ-UBND ngày 10/10/2018; Quyết định số 1742/QĐ- UBND ngày 15/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng quy định “Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đạo tạo tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này”.
Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP, ngày 18/7/2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn nói riêng, các chính sách hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số nói chung trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Sáu là, tăng cương công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với học sinh, trường trung học phổ thông ở xã đặc biệt khó khăn nói riêng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng là một khâu vô cùng quan trọng của việc thực hiện chính sách theo Nghị định 116/2016/NĐ-CP. Thực hiện các khoản chi đúng đối tượng, chi đủ số tiền, gạo hỗ trợ cho học sinh; phải thanh tra, kiểm tra thường xuyên các cơ sở trường học trong việc thực hiện chính sách để kịp thời bổ sung những sai sót trong quá trình xét duyệt, tổng hợp; đồng thời kiên quyết xử lý các trường học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cố ý vi phạm để đảm bảo sự công bằng và thực hiện ngân sách nhà nước có hiệu quả.
- Đoàn kiểm tra cần có nhiều thành phần trong các đơn vị quản lý có liên quan như: UBND tỉnh, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính, chính quyền địa phương… Công tác kiểm tra, giám sát cần có sự minh bạch, khách quan, thường xuyên và sâu sát, tránh kiểm tra, giám sát theo kiểu hình thức, chủ quan.
- Cán bộ thực hiện trách nhiệm kiểm tra, giám sát cần có năng lực và am hiểu về chính sách. Ngoài ra cần có phẩm chất dám phê bình, mạnh dạn chỉ ra những hạn chế và sai trái trong quá trình thực hiện chính sách.