Bình Dương sẽ tăng. TTDL nội địa của Việt Nam trong thời gian tới cũng phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng cao.
- TS. Đinh Thị Vân Chi, “Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch” [10]. Theo tác giả, để khai tốt tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phục vụ du lịch vừa bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa truyền thống, vừa hội nhập quốc tế thì ngành du lịch Việt Nam phải lưu tâm giải quyết một trong số nhiều vấn đề đó là nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách. Để thực hiện điều đó, trong cuốn sách này tác giả đã đề cập và nhấn mạnh đến việc tổ chức và cải tiến các hoạt động dịch vụ để phục vụ du khách cũng như vai trò của nó trong TTDL; Hệ thống nhu cầu của từng loại du khách tại Việt Nam, xét theo các tiêu chí khác nhau như quốc tịch, khu vực địa lý, khả năng chi tiêu, mục đích du lịch...; Thực trạng đáp ứng nhu cầu du khách của du lịch Việt Nam hiện nay; Mức độ hài lòng của du khách đối với sản phẩm du lịch Việt Nam; Xu hướng biến đổi của nhu cầu du khách trong giai đoạn hiện nay và một số giải pháp hữu hiệu nhằm kích cầu của du khách.
- TS. Hoàng Văn Hoan, “Hoàn thiện quản lý Nhà nước về lao động trong KD du lịch ở Việt Nam” [27]. Tác giả nêu lên những khó khăn của trong sự phát triển ngành du lịch, trong đó nổi cộm lên là vấn đề quản lý và sử dụng lao động. Tác giả cũng đã nêu ra các chính sách quản lý đối với lao động trong KD du lịch thời gian qua tuy có đổi mới, song còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa theo kịp công cuộc đổi mới chung của đất nước, chưa tạo động lực kích thích người lao động tích cực, sáng tạo, tự giác trong công việc. Mặt khác, xã hội nhìn nhận và đánh giá tính chất lao động trong hoạt động KD du lịch còn phiến diện và có phần sai lệch, việc sử dụng lao động trong ngành còn nhiều tùy tiện… dẫn đến kết quả đạt được từ du lịch còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng, khả năng và yêu cầu thực tế. Từ lập luận đó, tác giả đi sâu phân tích thực trạng quản lý Nhà nước đối với lao động trong KD du lịch ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với lao động trong KD du lịch ở Việt Nam.
- MBA. Nguyễn Văn Dung, “Marketing du lịch” [19]. Theo tác giả, Marketing rất cần thiết trong việc phát triển sản phẩm-dịch vụ, đặc biệt Marketing du lịch có đặc trưng riêng cần được chú ý trong quá trình hoạch định tiếp thị hướng đến thành công. Marketing du lịch định hướng khách hàng giúp các DN tiên phong trong sáng tạo, tái sáng tạo các ý tưởng về thị phần, phân khúc, giá cả, đổi mới dịch vụ du lịch,
thông qua quá trình thiết kế chiến lược tiếp thị và tác nghiệp hiệu quả nhằm đạt mục tiêu của DN. Tuy nhiên, cũng theo tác giả để đạt được ý nghĩa đó buộc các DN phải hiểu được kiến thức Marketing trong du lịch và lữ hành; Phân khúc thị trường cho các TTDL và lữ hành; Công nghệ thông tin, truyền thông và tiếp thị du lịch; Hoạch định chiến lược, chiến thuật tiếp thị...
- MBA. Nguyễn Văn Dung, “Xây dựng thương hiệu du lịch cho thành phố” [18]. Tác giả cuốn sách chỉ ra cách thức để phát triển thương hiệu du lịch của địa phương nhằm thu hút và nâng cao sức mua, kích thích du khách tiêu dùng. Thương hiệu được phát triển sẽ dựa vào những điểm du lịch thu hút khách sẵn có, điểm đặc trưng riêng biệt về văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên và di sản. Những nét riêng biệt này cùng với dịch vụ du lịch hiện có kết hợp lại để sau đó được nâng lên thành những dạng du khách như: du khách không lưu trú qua đêm, du khách đi công tác kết hợp du lịch và những du khách truyền thống. Để tạo được thương hiệu tác giả đã đưa ra các giải pháp: cần phân tích sản phẩm du lịch thành thị; định hướng các nhóm du khách mục tiêu; tìm hiểu nhu cầu của họ sau đó tìm ra kế hoạch chiêu thị. Tiết kiệm kế hoạch chiêu thị bằng cách sử dụng những sự kiện quảng bá thương hiệu và những tuyến du lịch nhằm vào các phân khúc cụ thể là những điểm nhấn của tác giả.
- TS. Đỗ Thanh Phương (chủ biên), “Khai thác tiềm năng phát kinh tế du lịch ở các tỉnh duyên hải miền Trung’’ [40]. Trong công trình nghiên cứu này, nhóm tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về kinh tế du lịch và quan điểm khai thác tiềm năng kinh tế du lịch ở nước ta. Trên cơ sở đó nhóm tác giả đã tập trung phân tích, đánh giá rõ thực trạng và triển vọng khai thác tiềm năng kinh tế du lịch ở các tỉnh duyên hải miền Trung, từ đó chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của những thành công cũng như hạn chế và xác định những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết, qua đó đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu để khai thác tiềm năng kinh tế du lịch ở các tỉnh duyên hải miền Trung.
- TS. Nguyễn Văn Lưu, “Phát triển nguồn nhân lực yếu tố quyết định sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam” [32]. Theo tác giả, để phát triển ngành du lịch của một đất nước, một trong những yếu tố đóng vai trò quyết định đó là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào cung cầu của TTDL và đề xuất những giải pháp triển nguồn nhân lực du lịch ở nước ta trong thời gian đến. Đây là
Có thể bạn quan tâm!
- Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 1
- Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 2
- Đặc Điểm Của Thị Trường Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Cung Trên Thị Trường Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Các Chủ Thể Tham Gia Trên Thị Trường Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
công trình nghiên cứu khoa học có tác dụng rất lớn để nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và hội nhập quốc tế.
Ngoài các công trình sách tham khảo, chuyên khảo còn có các đề tài khoa học, luận án tiến sĩ nghiên cứu về du lịch và TTDL trong hội nhập quốc tế:
- Đề tài cấp cơ sở, “Đào tạo nhân lực cho ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay - khảo sát tại TP Đà Nẵng” [70]. Trong công trình này, nhóm tác giả đã lãm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo nhân lực ngành du lịch cũng như kinh nghiệm của một số địa phương trong nước nhằm rút ra một số bài học để phát triển đào tạo nhân lực ngành du lịch ở TP Đà Nẵng. Trên cơ sở phân tích thực trạng đào tạo nhân lực đặc biệt nguồn nhân lực có chất lượng cao ngành du lịch ở TP Đà Nẵng, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hệ thống đào tạo nhân lực ngành du lịch ở TP Đà Nẵng đến năm 2020.
- Hoàng Thị Ngọc Lan, “Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây” [28]. Nội dung luận án tập trung phân tích các bộ phận cấu thành TTDL gồm: hàng hóa, cung, cầu cũng như cơ chế vận hành TTDL. Trên cơ sở phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển TTDL trên địa bàn tỉnh Hà Tây, luận án chỉ rõ những mặt yếu kém và nguyên nhân, đồng thời đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển TTDL trên địa bàn tỉnh Hà Tây trong thời gian tới.
- Trần Xuân Ảnh, “Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế” [5]. Tác giả luận án đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TTDL trong hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích thực trạng của TTDL Quảng Ninh trong hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tác giả cũng đã phân tích những thành tựu, đặc biệt là nêu rõ những vấn đề đặt ra cần khắc phục để mở rộng TTDL Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Dự báo các chỉ tiêu phát triển TTDL Quảng Ninh trong giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020 tầm nhìn 2030. Cuối cùng, luận án đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển TTDL trong thời gian tới.
Các công trình trên nghiên cứu về ngành du lịch mà tác giả đã khái quát trên đã tạo ra nhiều góc nhìn đa dạng về du lịch, TTDL; nhiều công trình đã tập trung nêu bật tiềm năng du lịch của miền Trung-Tây Nguyên trong đó có Đà Nẵng, nhiều đề tài đưa ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển du lịch hay tầm quan trọng của vai trò quản lý của nhà nước đối với ngành du lịch của TP Đà Nẵng. Đây là nguồn tài liệu thiết thực, phong phú, có giá trị khoa học có thể tham khảo. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổng thể về phát triển TTDL của TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị.
Ngoài sách tham khảo, chuyên khảo, các đề tài, luận án tiến sĩ còn có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu về du lịch và TTDL dưới các góc độ khác nhau:
- TS. Lê Tuấn Anh, “Du lịch thế giới và những tác động đối với du lịch Việt Nam’’ [3]. Tác giả lập luận rằng năm 2011, tổ chức du lịch thế giới công bố kết quả nghiên cứu về tình hình du lịch thế giới đến năm 2030. Đây là dự báo dài hạn, không những hỗ trợ tích cực cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch mà còn có ý nghĩa cả đối với các DNKD du lịch. Theo dự báo này, về khách du lịch quốc tế giai đoạn 2010-2030 dự báo sẽ tăng bình quân 3,3% năm. Tuy nhiên tốc độ sẽ giảm dần từ 3.8% năm 2011 xuống 2,5% năm 2030; Về khách du lịch đến các khu vực trên thế giới, trong hai thập kỷ tới, khu vực châu Á- Thái Bình Dương sẽ đón thêm nhiều khách du lịch quốc tế nhất. Từ đó, tác giả đưa ra một số cơ hội và thách thức đối với du lịch Việt Nam. Cơ hội cho các điểm đến, nhất là các điểm đến có nhiều tiềm năng phát triển như du lịch Việt Nam...; Thách thức đặt ra đối với ngành du lịch Việt Nam đó là sự cạnh tranh với các nước có ngành du lịch phát triển trong khu vực và trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch đến Việt Nam.
- TS. Nguyễn Văn Lưu, “Du lịch Việt Nam và hội nhập quốc tế’’ [31]. Trong bài viết này, tác giả nêu ra sự phát triển ngành du lịch Việt Nam và hoạt động hội nhập quốc tế trong giai đoạn 10 năm tới, chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố quốc tế và trong nước. Tác giả chỉ rõ các yếu tố quốc tế tác động tạo ra nhiều cơ hội những cũng lắm thách thức cho du lịch Việt Nam. Đó là các diễn biến về kinh tế, chính trị, an ninh thế giới; Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ tiếp tục có những bước phát triển nhảy vọt; Giao lưu hội nhập quốc tế diễn ra thuận lợi và nhanh chóng của các quốc gia; Toàn cầu hóa kinh tế ngày càng sâu rộng; Suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính dẫn tới tái cấu trúc nền kinh tế thế giới, đòi hỏi các quốc gia, các vùng lãnh thổ phải thích ứng theo xu hướng mới. Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu và toàn diện, đặc biệt trong hội nhập và hợp tác quốc tế về du lịch đòi hỏi phải nắm được các yếu tố này để nắm bắt cơ hội và hạn chế thách thức, nhất là cạnh tranh trong du lịch.
- ThS. Lê Đức Viên,“Phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng-Nhìn từ góc độ bền vững’’ [72]. Tác giả bài viết đã đưa ra những lợi thế để TP Đà Nẵng phát triển du lịch: vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, nhất là sân bay quốc tế và cảng biển. Tuy nhiên,
nếu nhìn từ góc độ phát triển bền vững và để phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn thì vẫn còn nhiều thách thức đặt ra: Việc đầu tư vào hạ tầng mới chỉ tập trung ở khu vực ven biển, chủ yếu các khách sạn sang trọng phục vụ khách có mức thu nhập cao, ít có nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư cho khách sạn cho du khách có mức thu nhập trung bình; Du khách mới chỉ tăng về số lượng mà lượng khách lưu trú dài ngày hoặc khách quay trở lại địa phương nhiều lần còn hạn chế; Các sản phẩm du lịch còn đơn điệu...Từ đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm tìm hướng đi bền vững hơn cho ngành du lịch Đà Nẵng.
- Th.S Ngô Ngọc Hậu, “Đà Nẵng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù’’[26]. Tác giả bài viết khẳng định, Đà Nẵng đã tạo dựng được hình ảnh của một TP nghỉ dưỡng biển với hệ thống các khu nghỉ dưỡng cao cấp, được quản lý bởi các thương hiệu nổi tiếng. Việc mở rộng cung ứng các các dịch vụ vui chơi giải trí thể thao biển luôn được chú trọng. Ngoài ra, Đà Nẵng có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch. Song, để đưa du lịch Đà Nẵng phát triển, ngoài du lịch biển TP cần phát triển những sản phẩm du lịch đặc thù: Du lịch sinh thái, cần thực hiện theo hướng tăng cường đầu tư, xây dựng khu KDL Bà Nà và vùng phụ cận trở thành khu nghĩ dưỡng núi đặc trưng riêng có của Đà Nẵng; Đẩy mạnh du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ-Phước Nhơn kết hợp với vùng Bạch Mã; Khai thác thế mạnh của các làng nghề, làng quê phí Nam và phía Tây TP; Du lịch văn hóa trên cơ sở khai thác bảo tàng, cơ sở tôn giáo, điểm du lịch; đẩy mạnh loại hình du lịch sự kiện-lễ hội sẽ góp phần đa dạng sản phẩm du lịch và quảng bá hình ảnh điểm đến của Đà Nẵng.
- TS Đỗ Thanh Phương, “Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững của TP Đà Nẵng’’ [41]. Trong bài viết này, tác giả phân tích sâu những thành quả phát triển kinh tế du lịch của TP trên các phương diện: cơ sở hạ tầng, tốc độ tăng trưởng của khách du lịch trong nước và nước ngoài, cơ sở lưu trú, nguồn nhân lực cũng như môi trường an ninh cho du lịch phát triển. Song, tác giả cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong quá trình phát triển du lịch của TP Đà Nẵng như: thiếu các dịch vụ giải trí về đêm, các dịch vụ cao cấp dành cho khách quốc tế, các sản phẩm du lịch chưa phong phú tính hấp dẫn và cạnh tranh chưa cao, năng lực KD của các công ty lữ hành chưa mạnh nhất là lữ hành quốc tế, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn hạn chế, nguồn nhân lực chưa
theo kịp tốc độ phát triển của du lịch. Từ đó, tác già bài báo đưa ra các giải pháp để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn bền vững của Đà nẵng.
- TS Phạm Hùng Cường và TS Võ Hoàng Nhân,“Thu hút khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng’’ [11]. Bài viết lập luận rằng, trong khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam đang có xu hướng giảm và chững lại, thì lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng vẫn giữ được mức tăng trưởng cao. Riêng trong năm 2015, Đà Nẵng đạt 1,25 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30,8% so với năm 2014. Tuy nhiên, ngành du lịch TP cần có những giải pháp cụ thể để thu hút khách du lịch một cách bền vững: Thứ nhất, cần xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, có chất lượng cao, thúc đẩy hoàn thành các dự án đã được phê duyệt; Thứ hai, đẩy mạnh liên kết và tăng cường hoạt động xúc tiến, hoạt động quảng bá du lịch… Thứ ba, xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và an toàn…; Thứ tư, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng cao nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp trong việc phục vụ khách du lịch, nhất là khách quốc tế.
* Khái quát những kết quả đã làm rõ của các công trình nghiên cứu về du lịch và thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế
Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài và trong nước về du lịch, kinh tế du lịch, TTDL đã luận giải được những nội dung chủ yếu sau đây:
Một là, những vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế du lịch, TTDL như: khái niệm du lịch, du lịch bền vững, sản phẩm du lịch, cung, cầu của du lịch, năng lực cạnh tranh TTDL, nguồn nhân lực du lịch, quản lý nhà nước về TTDL …
Hai là, đặc điểm, tình hình và xu hướng phát triển TTDL ở các quốc gia trên thế giới và một số địa phương ở nước ta hiện nay. Những kinh nghiệm để Đà Nẵng nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lập sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch để phát triển TTDL.
Ba là, phân tích, làm rõ sản phẩm du lịch, cơ cấu sản phẩm du lịch, vai trò của những yếu tố cấu thành TTDL, vai trò của TTDL đối với sự phát triển KT-XH của đất nước, của các vùng trên các khía cạnh, các yếu tố cấu thành cung và cầu du lịch, sự hình thành, vận hành và phát triển của TTDL.
Bốn là, một số tác giả đã đề xuất những phương hướng, mục tiêu và các nhóm giải pháp nhằm phát triển du lịch, TTDL và KD du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa phẩm du lịch để thu hút du khách trong nước và quốc tế, nâng cao hiệu quả nguồn vốn để phát triển sản phẩm du lịch.
Tuy nhiên, về mặt lý luận cần phải làm sáng tỏ khái niệm TTDL dưới góc độ kinh tế chính trị, đặc điểm của TTDL, phân tích có hệ thống các yếu tố cấu thành TTDL, mối quan hệ giữa TTDL với các thị trường khác trong nền kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL trong hội nhập quốc tế.
Về mặt thực tiễn, chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách đầy đủ, toàn diện về thực trạng TTDL Đà Nẵng trên các mặt: thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến những tồn tại, hạn chế đó. Đồng thời, các tác giả chưa đưa ra một cách có hệ thống các mục tiêu, phương hướng và giải pháp để phát triển TTDL ở Đà Nẵng, nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút khách du lịch trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU, LÀM RÕ VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Các kết quả nghiên cứu trên đã cung cấp những vấn đề lý luận cơ bản về TTDL và một phần bức tranh chung về thực trạng TTDL ở nước ta hiện nay. Những kết quả nghiên cứu này có giá trị tham khảo hữu ích đối với tác giả luận án khi luận giải những vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của luận án. Những vấn đề luận án cần tiếp tục phải làm rõ là:
Thứ nhất, cần thiết phải làm sáng làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về TTDL trên các khía cạnh: khái niệm TTDL, đặc điểm và vai trò của TTDL, các loại TTDL, các yếu tố cấu thành TTDL và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTDL trong bối cảnh phát triển mới của tình hình trong nước và quốc tế hiện nay.
Thứ hai, từ những kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới cũng như các tỉnh TP trong nước về phát triển TTDL trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung và TP Đà Nẵng nói riêng có thể tham khảo.
Thứ ba, cần phân tích, đánh giá thực trạng phát triển phát triển TTDL của Đà Nẵng trên các phương diện cung, cầu, cơ chế vận hành TTDL. Tìm ra những tồn tại, hạn chế và những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTDL TP Đà Nẵng, góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch, thúc đẩy KT-XH của địa phương trong giai đoạn tiếp theo.
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1. THỊ TRƯỜNG DU LỊCH VÀ CÁC LOẠI HÌNH CỦA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
2.1.1. Thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế
2.1.1.1. Khái niệm thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế
Con người vốn luôn năng động tìm kiếm, khám phá về thế giới xung quanh, hiểu biết về cảnh quan, địa hình, hệ động vật, thực vật và nền văn hóa của những nơi khác. Vì vậy, du lịch đã xuất hiện và trở thành một hiện tượng quan trọng trong đời sống của con người. Ngay từ thời kỳ Ai Cập cổ đại du lịch đã xuất hiện như một hiện tượng tự nhiên nhằm khám phá những điều mới lạ xung quanh. Thế kỷ 19, du lịch bắt đầu phát triển mạnh và đã trở thành một hiện tượng KT-XH phổ biến. Đặc biệt từ những năm 50 của thế kỷ XX trở lại đây, du lịch quốc tế đã diễn ra trên phạm vi toàn cầu và đã trở thành ngành kinh tế quan trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đến nay, du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay một nhóm người nào đó, mà du lịch trở thành một nhu cầu xã hội phổ biến, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) ước tính đến năm 2020, số lượng khách du lịch toàn cầu sẽ đạt mức 1,4 tỷ lượt người. Đến năm 2030, con số đó tăng lên 1,8 tỷ lượt người [84, tr.2; 7].
Đứng ở các góc độ nghiên cứu, trong mỗi giai đoạn khác nhau, khái niệm du lịch được hiểu theo cách khác nhau. Tiếp cận dưới góc độ nhu cầu: Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm và trong thời gian đó họ phải tiêu tiền mà họ kiếm được. Tiếp cận dưới góc độ cung, theo Hunziker và Krapf “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ về hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ’’ [34, tr.13]. Tiếp cận dưới góc độ tổng hợp, Michael Coltman đã đưa ra khái niệm “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và và những mối quan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà KD du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thu hút và lưu giữ