Hình Tượng "những Bông Huệ Trắng" Ngát Hương Giàu Đức Hi Sinh, Giàu Lòng Nhân Ái.

cán bộ, công chức vùng núi cao biên giới, đó còn là những vấn nạn khác như nạn phá rừng và buôn bán hành lậu, hàng cấm qua biên giới... Với khả năng bắt nhịp với cuộc sống mới nhà văn đã phản ánh kịp thời những vấn đề "thời sự" nóng bỏng đang xảy ra ở miền núi thời cơ chế thị trường lúc bấy giờ một cách chân thực và sâu sắc.

2.2. Hình tượng con người vùng núi cao biên giới.

2.2.1. Hình tượng "những bông huệ trắng" ngát hương giàu đức hi sinh, giàu lòng nhân ái.

Trong thế giới nhân vật của mình Vi Thị Kim Bình thường viết về những người phụ nữ và phần nhiều là những người phụ nữ trí thức dân tộc. Họ là những người phụ nữ dân tộc có bản tính dịu dàng, mộc mạc, giản dị, tuy mỗi người có một hoàn cảnh, một cuộc đời khác nhau, nhưng điều đặc biệt ở họ đó là tấm lòng yêu thương, vị tha, sự hy sinh cùng nghị lực vượt lên hoàn cảnh với niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Trong hơn 50 tác phẩm truyện ngắn và kí trong của mình thì có đến 28 tác phẩm Vi Thị Kim Bình viết về người phụ nữ. Không cầu kì, khoa trương, những câu chuyện viết về họ biết bao giản dị mà thấm đẫm tình người. Viết về người phụ nữ, Vi Thị Kim Bình luôn có thái độ tự hào, trân trọng. Họ như những hạt ngọc, những "điểm sáng" của vùng đất Lạng Sơn yêu dấu.

Phần lớn những nhân vật phụ nữ trong tác phẩm mà Vi Thị Kim Bình đề cập đến đều là những đồng nghiệp của bà. Đó là những người làm nghề thầy thuốc cứu người, những con người có tấm lòng "lương y như từ mẫu" rất đáng yêu và đáng kính trọng. Xuyên suốt các tác phẩm của mình nhà văn tập trung khắc họa hình ảnh những nữ bác sĩ, hộ lí, y tá với sự tận tụy, nỗ lực, giàu lòng yêu thương đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giúp đỡ người bệnh. Họ luôn thấm nhuần lời dạy của Bác“…cán bộ cần phải thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu”. Trong mọi hoàn cảnh, người

thầy thuốc đó đã không ngừng khắc phục khó khăn, chăm sóc tận tình, chu đáo cho người bệnh, coi người bệnh như người thân của mình. Thậm chí, trong những trường hợp khẩn cấp nhiều bệnh nhân đã được hồi sinh bằng chính dòng máu của các thầy thuốc.

Hình tượng những "bông huệ trắng" trong ngành y đã được Vi Thị Kim Bình khắc họa một cách sinh động, chân thực và rõ nét trong các tác phẩm như: Niềm vui, Những bông huệ, Cuốn băng màu da, Cung điện, Đặt tên, Một ngày nghỉ, Những bức thư nằm trong trang nhật kí,... Với bút pháp dung dị và tinh tế, với cách nhìn nhân hậu và nghĩa tình, với cảm hứng ngợi ca và khẳng định, "những bông huệ trắng" trong các sáng tác của nhà văn luôn để lại cho người đọc những ấn tượng tốt đẹp.

Cô gái người dân tộc Tày tên Lê trong truyện ngắn Đặt tên là một người như vậy. Với tấm lòng nhân ái, cô đã vượt qua những khó khăn thử thách, thậm chí còn vượt qua cả những điều kiêng kị của người phụ nữ dân tộc để giúp đỡ một anh bộ đội bị thương mà cô không hể quen biết. Chứng kiến cảnh anh bộ đội năm mê man, người rét run cầm cập, trên người đắp một chiếc chăn trấn thủ mỏng manh dính bê bết máu, "nước mắt cô trào ra" [7], cô chạy vội về nhà mang đến cho anh một chiếc chăn bông mới tinh, đó chính là chiếc chăn cưới của cô. Với những cô gái Tày, chiếc chăn cưới mang về nhà chồng rất quan trọng, họ chỉ có thể mang theo chăn cưới về nhà chồng khi đã chính thức được thổ công thần đất của gia tiên đồng ý, mang may mắn vào chiếc chăn này. Thế nhưng với tấm lòng nhân ái, Lê đã không ngần ngại vượt qua những điều kiêng kị của dân tộc mình để giúp đỡ một anh thương binh mà cô chưa hề quen biết. Không chỉ có như vậy, khi bộ đội đó được gửi ở nhà cô, Lê đã đã thức nhiều đêm để chăm sóc cho anh như chăm sóc người nhà. Cô trèo đèo vượt suối đến nhà ông lang lấy thuốc cho anh, về nhà lại nấu cháo bón cho anh. Hàng ngày cô giã thuốc, thay băng cho anh mà không hề để ý đến sự "tanh hôi nồng nặc" [7] của vết thương. Sau mỗi lần thay băng, cô lại

phải giặt những băng cũ để dùng cho lần sau. Chỉ với lá cây và tấm lòng nhân ái, Lê đã chữa khỏi vết thương nặng nguy hiểm cho anh.

Sau này, tình cờ người thương binh đó đã gặp lại cô gái Tày nhân hậu và tốt bụng ấy trên đường giao thông hào. Lúc bấy giờ, Lê đã là một nữ cứu thương "băng mình qua lửa đạn để chuyển những thương binh từ trận địa ra ngoài" [7,tr. 102]. Ngay cả khi bị thương nặng, cô vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Và chính người thầy thuốc ấy đã hi sinh trong tư thế của một người chiến sĩ khi đang làm nhiệm vụ. Sự hi sinh của Lê khiến cho cả đơn vị tiếc thương, đau đớn, họ đã trồng bên nấm mộ cô một cây lê. Thứ lê có hoa trắng muốt, dịu dàng có quả thơm ngon, dịu ngọt như tấm lòng của các cô gái Tày xứ Lạng . Và với lòng biết ơn, cảm phục sâu sắc đối với người con gái dân tộc dũng cảm ấy, anh bộ đội đã lấy tên của cô đặt tên cho con gái đầu lòng của mình, đó cũng là một sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Một trong những nhân vật mà nhà văn hết sức trân trọng và tự hào đó là Y tá Vân trong truyện ngắn Niềm vui. Sau khi tốt nghiệp lớp y tá, ra trường Vân đã quyết định vào làm tại Bệnh viện Lao của tỉnh. Đặt trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khi mọi người còn quan niệm bệnh lao là một bệnh khủng khiếp, ghê tởm, cần phải tránh xa thì việc lựa chọn làm y tá để chăm sóc cho những bệnh nhân đó là một lựa chọn hết sức dũng cảm của cô. Vân đã vượt qua tất cả những khó khăn từ nhận thức của mọi người, hoàn cảnh gia đình cho đến điều kiện cơ sở vật chất vô cùng khó khăn, thiếu thốn của bệnh viện để trở thành một y tá chăm sóc cho các bệnh nhân bị bệnh lao. Ban đầu, tiếp xúc với bệnh nhân, Vân cũng cảm thấy "ghê ghê" nhưng những lời nói, việc làm của những cán bộ trong viện và cả những bệnh nhân ở đây đã giúp Vân thấy yên tâm hơn, động viên chị bắt tay vào công việc khó khăn sắp tới. Với tấm lòng của một y tá thực sự thương yêu người bệnh, chị đã dành nhiều thời gian để chăm sóc bệnh nhân. Vân thường "ngồi hàng giờ ghé sát miệng những ông đã rỗng cả hai lá phổi, động một tẹo là ộc máu ra..." [7, tr. 41].

Chị thường dành sự quan tâm đặc biệt đối với những bệnh nhân nặng. Những buổi trực, chị thường ngồi nói chuyện với họ hàng giờ. Chị muốn tạo cho họ không khí ấm cúng của gia đình để họ không nghĩ mình bị bệnh lao, bị cách xa mọi người, bị mọi người ruồng bỏ, ghê tởm. Ngoài công việc chính của một y tá, Vân còn tranh thủ làm những công việc khác như: dọn nhà vệ sinh, cắt tóc, vá quần áo, vá chăn màn, nấu cháo...cho bệnh nhân. Những việc làm tuy nhỏ nhưng ẩn chứa nhiều tình yêu thương của chị, đó là tình thương của một người thầy thuốc đối với bệnh nhân, tình thương của một người chị đối với những đứa em bị đau ốm. Tình cảm chân thành ấy đã khiến cho bệnh nhân "lúc nào cũng thấy mình đang sống trong sự đùm bọc, chăm sóc đầy tình thương yêu của người chị, người mẹ trong gia đình" [7, tr. 37]. Công việc vất vả khiến Vân dường như không có thời gian nghỉ ngơi, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cái rét ở đây như xé, như chích vào da vào thịt làm cho "mười đầu ngón tay ngón chân của Vân sưng tím như quả bồ quân" [7, tr. 41]. Vất vả như vậy, nhưng khi nhìn thấy những người bệnh được chăm sóc ngày một khỏe lên, một "niềm vui nhỏ bé mỗi ngày được dâng lên trong lòng chị" [7, tr. 37]. Đó là những niềm vui nho nhỏ, giản dị nhưng đầy ý nghĩa đối với cuộc sống của chị.

Truyện ngắn Vi Thị Kim Bình - 8

Trong truyện ngắn Những bông huệ trắng bác sĩ Tâm, y sĩ Ngà, y sĩ Minh, hộ lí Mai là những người thầy thuốc luôn hết lòng với bệnh nhân. Cho dù cho điều kiện làm việc trong chiến tranh có khắc nghiệt đến đâu, có khó khăn thiếu thốn như thế nào họ cũng cố gắng vượt qua để có thể cứu sống bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân bị thương do bom đạn của giặc Mĩ. Cuộc sống chiến đấu càng khó khăn bao nhiêu thì phẩm chất của những người thầy thuốc càng sáng ngời. Trước tình hình nguy cấp của một bệnh nhân bị trúng bom của giặc Mĩ, bác sĩ Tâm cùng với kíp mổ đã nỗ lực hết sức để đem lại sự sống cho bệnh nhân. Chị y tá con còn nhỏ nhưng vì cấp cứu cho bệnh nhân mà đêm vẫn chưa về được. Ngực chị căng sữa ướt thấm cả hai bên vạt

áo. Chị biết giờ này con chị đang đói và đôi tay gầy guộc của mẹ chị chắc mỏi dừ vì thằng bé vật vã tìm sữa mẹ. Bác sĩ Tâm thì chân mỏi cứng lại vì từ sáng đên giờ chị đã mổ sáu ca như thế này. Tuy đầu óc căng thẳng và mệt mỏi nhưng khi nghe tin hôm nay ta hạ được năm máy bay của Mĩ, chị khỏe hẳn, quên hết mệt "Tay chị thoăn thoắt khâu kín thành bụng lại" [7]. Y sĩ Ngà thì sẵn sàng hiến máu của mình để cứu bệnh nhân khi nguy cấp. Điều đáng kính trọng và nể phục là dù phải trực cả ngày, làm việc căng thẳng, mệt mỏi, đến bữa ăn cũng phải bỏ dở nhưng Ngà vẫn không ngần ngại cho bệnh nhân đủ 300 phân khối máu. Cô nghĩ rằng: những chiến sĩ ngoài chiến trường không chỉ mất mồ hôi, máu mà còn hy sinh cả tính mạng nữa nên những gì mình đang trải qua không thấm vào đâu so với họ. Ý nghĩ và hành động ấy của Ngà đã làm bừng sáng phẩm chất cao đẹp "lương y như từ mẫu" của người thầy thuốc. Không chỉ có vậy, sau khi cho máu, dù mệt mỏi và mất sức nhưng nghe thấy ngoài sân có tiếng xe ô tô, biết là có bệnh nhân đi cấp cứu, Ngà đã bật dậy ngay, lao ra sân, leo lên ô tô không kịp cả uống cốc sữa nóng mà đồng nghiệp mang cho chị. Điều đó càng làm sáng tỏ chân lí: càng khó khăn gian khổ bao nhiêu thì y đức của những người thầy thuốc lại càng sáng ngời bấy nhiêu. Hình ảnh những bông huệ "thơm ngan ngát, trắng muốt như tấm áo choàng của người thầy thuốc" [7] ở cuối tác phẩm như một lời ngợi ca sự tận tâm, lòng nhân ái, sự hi sinh hết mình của những người thầy thuốc áo trắng "mảnh khảnh nhưng dịu dàng và vững vàng" [7]. Họ chính là một trong những yếu tố làm nên chiến thắng vinh quang của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến thần thánh chống Mĩ xâm lược. Những cố gắng hết mình và những hi sinh cao cả của những người thầy thuốc đó đã góp phần làm sáng tỏ thêm chân lí: Giặc Mĩ không thể thắng được chúng ta bởi nước chúng ta tuy bé nhỏ, nhưng nhân dân ta rất anh dũng, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, mọi thử thách, hi sinh để gìn giữ bằng được nền độc lập dân tộc.

Là một dược tá của xí nghiệp dược phẩm, Minh trong Cuốn băng màu da được ca ngợi bởi đức tính cần cù, chịu khó, dành toàn bộ tâm huyết cho công việc. Chiến tranh đã cướp đi của chị người chồng mà chị rất đỗi yêu thương. Chị thấu hiểu hơn ai hết cảnh tang tóc góa bụa. Vượt lên những ngang trái éo le trong cuộc đời, chị đã nỗ lực cố gắng hết mình trong công việc để có thể góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào cuộc đấu tranh của cả dân tộc. Trong chiến tranh chống Mĩ, băng dính là loại hàng hóa thiết yếu vì thương binh nơi tiền tuyến rất cần đến băng dính để băng bó vết thương. Vốn chỉ là một dược tá, nhưng khi được giao trách nhiệm làm tổ phó tổ băng dính, phụ trách kĩ thuật, chứng kiến cảnh những kiện băng dính bị trả lại do không đảm bảo chất lượng chị đã trăn trở rất nhiều. Với trách nhiệm của một người Đảng viên, với sự say mê, tìm tòi, khám phá chị đã vượt qua vô vàn khó khăn, cản trở chị đã cần mẫn, miệt mài nghiên cứu thành công sản phẩm băng dính cung cấp cho các bệnh viện thời chiến đạt tiêu chuẩn không thua kém sản phẩm của nước ngoài. Nhìn từng chuyến ô tô đi mang theo những cuộn băng dính nhỏ bé những "nụ cười hồn nhiên, cởi mở, chất phác hiện lên những niềm vui đang tràn ngập trong lòng chị" [5, tr. 72].

Bác sĩ Duyên trong truyện ngắn Đốm sáng cũng là người thầy thuốc luôn nỗ lực vươn lên để khắc phục những khó khăn trong thời kì chiến tranh để đem lại ánh sáng cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân là người dân tộc thiểu số. Sau khi khám mắt cho Tâm - một cô gái trẻ dân tộc Tày bị hỏng mắt từ khi còn ở trong bụng mẹ, Duyên đã khuyên Tâm phải đi Hà Nội chữa. Nhưng với điều kiện gia đình của Tâm, đi Hà Nội để chữa mắt là việc vô cùng khó khăn. Sau một hồi suy nghĩ, Duyên đã quyết định để Tâm ở lại điều trị. Với lòng nhiệt tình và sự quyết tâm, cô bác sĩ trẻ này đã không ngừng nghiên cứu tài liệu, đấu tranh với chính bản thân mình, đấu tranh với những ý kiến bảo thủ, lạc hậu và cuối cùng đã mổ thành công đôi mắt cho gái Tày xinh xắn. Tấm màn đen bịt kín, che khuất mất tuổi trẻ và ước mơ của cô gái ấy đã bị xé

toang. Niềm vui được nhân lên trong lòng người thầy thuốc trẻ không những đã chiến thắng được bảo thủ, lạc hậu, thiếu trách nhiệm với bệnh nhân mà còn nâng cao được trình độ chuyên môn, tạo niềm tin cho các thầy thuốc trong bệnh viện và cho bệnh nhân.

Trong tác phẩm Những bức thư nằm trong trang nhật kí, hình ảnh của cô bác sĩ quân y Nam đã để lại nhiều xúc động trong trái tim người đọc. Nam yêu và lấy Trường - anh chiến sĩ của đơn vị "Tên lửa phong không không quân". Nhưng họ sống với nhau chưa trọn một đêm "cô dâu còn đang mơ màng thì xe của đơn vị đã đón chú rể lên đường khi còn đang ngái ngủ" [7, tr. 653]. Anh viết thư về cho Nam với lời hứa sẽ trở về trong thời gian gần nhất và hai người sẽ có "tuần trăng mật tuyệt diệu". Nhưng đau đớn thay, năm ngày sau khi nhận được thư của Trường, Nam lại nhận được thư của người bạn anh ở chiến trường báo anh đã hi sinh. Sự thật quá phũ phàng, với Nam, không còn nỗi đau nào lớn hơn, cô đã gom ba mươi viên Gác-đê-nan để "đi" theo anh. Nhưng mỗi khi cô định uống thì hình ảnh anh lại hiện về, anh nói: "Em không được chết. Em phải sống để giành giật lấy từng tính mạng con người" [7, tr. 636]. Cô lao vào công việc, những ca cô mổ, cô tự theo dõi và thay băng cho họ. Càng cố gắng trong công việc bao nhiêu, cô càng cảm thấy thấy dường như cả mình và những người thương binh mình chạy chữa kia cũng bớt đau đớn bấy nhiêu. Thương nhớ anh, cô chỉ còn biết làm hết sức mình để góp một phần nhỏ bé của mình để làm nên ngày toàn thắng của dân tộc. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, vẻ đẹp của Nam còn được khẳng định ở tình huống cô phải tiến hành một ca mổ để cứu một tên giặc lái của Mĩ khi máy bay của hắn bị quân và dân ta bắn rơi. Khi mổ cho hắn, mũi dao của cô rung lên bần bật vì căm thù. Biết đâu tên giặc mà cô đang cứu kia lại chính là kẻ đã "cắt" bom giết chồng cô, cướp đi niềm hạnh phúc của cô? Nam chỉ cần nhích mũi dao sâu hơn một chút là cô có thể trả thù được cho anh và cho đồng chí của anh. Nhưng lập tức, cô lại cảm thấy xấu hổ vì ý nghĩ nông cạn của

mình. Cô là một thầy thuốc, mũi dao của cô là mũi dao cứu người, mũi dao nhân đạo, lương tâm của một người bác sĩ không cho phép cô làm điều đó. Cô sẽ để cho tên giặc đó sống, sống để hắn nhận ra tội ác của mình, sống để hắn nhìn thấy ngày toàn thắng của dân tộc Việt Nam. Quả thật, đến tận bây giờ, sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh, bao người lính Mĩ đã thức tỉnh lương tri, đã quay trở lại Việt Nam để nói một lời xin lỗi. Biết đâu - trong số đó có cả người lính phi công Mĩ trên đã quay trở lại Việt Nam để "sám hối" trước nhân dân Việt Nam? Sám hối trước cô bác sĩ tên Nam? (Vì những truyện ngắn của Vi Thị Kim Bình thường được xuất phát từ những câu chuyện thực ở ngoài đời)

Là người thầy thuốc có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số, các y bác sĩ vừa phải chữa bệnh về thể xác, vừa phải chữa căn bệnh mê tín, dị đoan cho họ. Có nhiều y tá thôn bản vừa phải làm công việc khám chữa bệnh cho người dân, vừa phải làm công tác tuyên truyền để họ từ bỏ những cúng bái mê tín dị đoan, tin vào khoa học. Điều này đòi hỏi người thầy thuốc phải có sự nhiệt tình, tâm huyết với công việc.

Y tá Xuyến trong ngắn Chuyện bà Sử là người như vậy. Xuyến là một y tá vừa nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc, vừa kiên trì tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của họ. Cô đã thuyết phục được một bệnh nhân "ngoan cố" chỉ tin vào ông mo, bà then, luôn cho rằng khoa học, tiến bộ chỉ là những điều vẽ vời. Nhiều lần nhìn thấy bà Sử ăn đường phên rồi ra chum vục nước lã uống, Xuyến đã nhắc bà, khuyên bà rằng nước lã có vi trùng, không được uống. Nhưng bà Sử không những không nghe mà mỗi lần nhìn thấy cô bà lại ra chum uống thật khỏe nước lã như để cố tình trêu cô. Ở những tỉnh miền núi những người dân tộc bảo thủ như bà Sử là rất nhiều. Khuyên bảo không được, y tá Xuyến chỉ còn mỗi một cách là chữa cho bà khỏi bệnh để bà tự hiểu. Sau những lần được y tá Xuyến giúp đỡ, bà Sử đã nhận ra: "khoa học đã cứu sống chính bà và hôm nay lại cứu cháu bà tai qua nạn khỏi"[5, tr. 44]. Với sự kiên trì và tận tâm Xuyến đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023