Hiệu Lực Của Thỏa Thuận Về Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Ở Một Số Nước Trên Thế Giới

tế - xã hội. Nó thể hiện tính giai cấp, bản chất của chế độ chính trị - xã hội cụ thể. Nhìn vào chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật của Nhà nước, người ta có thể nhận biết được trình độ phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội và ý chí của Nhà nước thể hiện bản chất của chế độ xã hội đó. Tương ứng với mỗi chế độ xã hội cụ thể là một chế độ HN&GĐ, trong đó có các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng. Trong xã hội phong kiến, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là bất bình đẳng, pháp luật hầu như không bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ, ở nhà chồng, tài sản làm ra thuộc sở hữu của nhà chồng, khi chồng còn sống, người vợ không có quyền lợi kinh tế, khi chồng chết, tài sản không thuộc về họ mà thuộc về con cái và dòng họ nhà chồng, như vậy vợ và chồng không có quan hệ tài sản, càng không thể có sự thoả thuận về tài sản giữa vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Dưới thời Pháp thuộc, chế độ tài sản của vợ chồng được quy định có tiến bộ hơn, pháp luật thừa nhận cho vợ chồng có quyền xây dựng các quan hệ tài sản theo thoả thuận, miễn là các thoả thuận ấy không có tác dụng tước đi quyền đứng đầu gia đình của người chồng và không trái với thuần phong mỹ tục; song các quan hệ tài sản theo thoả thuận hầu như không được các cặp vợ chồng Việt Nam quan tâm. Đến luật Việt Nam hiện đại đã ghi nhận quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng là bình đẳng. Vợ chồng bình đẳng trong việc dạy dỗ con cái, chia sẻ công việc gia đình, cùng lao động để tạo dựng khối tài sản chung của gia đình và cùng quản lý, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung đó. Vợ chồng có thể uỷ quyền cho nhau quản lý khối tài sản chung, có quyền thừa kế tài sản của nhau khi người kia chết. Hệ thống pháp luật HN&GĐ của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay đều thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, không bên nào được áp đặt, phụ thuộc bên nào.

- Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong pháp luật có vai trò dùng để xác định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng và gia đình. Khi hai bên nam nữ kết hôn với nhau trở thành vợ chồng, chế độ tài sản của vợ chồng được dự liệu với những thành phần tài sản của vợ chồng. Dù vợ chồng

lựa chọn chế độ tài sản ước định hay chế độ tài sản pháp định, dù chế độ tài sản cộng đồng hay theo tiêu chuẩn phân sản thì các loại tài sản của vợ chồng luôn được pháp luật quy định rõ.

- Việc phân định các loại tài sản trong quan hệ giữa vợ chồng của chế độ tài sản còn nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng đối với các loại tài sản của vợ chồng.

- Chế độ tài sản của vợ chồng được sử dụng với ý nghĩa là cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với những người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về tài sản cho các bên vợ, chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng. Khi vợ, chồng tham gia các giao dịch nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu của gia đình nhưăn, mặc, ở, học hành của con,… Những giao dịch đóđược xác lập vì lợi ích chung của gia đình nên cả vợ và chồng đều phải liên đới trách nhiệm trong việc thực hiện giao dịch với người khác. Trong suốt thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng sẽ tham gia rất nhiều các giao dịch vì cuộc sống chung của gia đình hay vì mục đích riêng của mỗi bên vợ, chồng. Căn cứ vào những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng mà các cơ quan có thẩm quyền có cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan, bảo vệ quyền lợi của các bên, góp phần tạo sự ổn định trật tự xã hội.

1.5. Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng ở một số nước trên thế giới

1.5.1. Pháp luật Hoa Kỳ

Có thể nói rằng không có ở một quốc gia nào mà vấn đề lập hôn ước lại trở nên phổ biến như ở Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ, những người có mức sống cao hoặc những người thừa kế giàu có thường gặp rất nhiều phiền toái với vợ/chồng cũ của mình cũng như luật sư của cô/anh ta trong suốt thời kì giải quyết việc ly hôn. Thêm vào đó, những luật sư làm về luật gia đình đặc biệt là giải quyết các vụ ly hôn thường có thu nhập rất cao, tổng phí phải chi trả cho một vụ ly hôn

thường không dưới 150.000 USD. Ngoài hôn ước (prenuptial agreement), Hoa Kỳ còn cho phép các cặp vợ chồng lập một thỏa thuận tương tự như hôn ước trong thời kì hôn nhân (postnuptial agreement tạm dịch là hậu hôn ước). Trong suốt thế kỉ XVIII thì thông luật (common law) không cho phép vợ chồng lập hôn ước bởi vì họ cho rằng khi hai người kết hôn thì họ đã hòa làm một và không thể có giao dịch khi chỉ có một chủ thể, một lý do nữa là một người phụ nữ đã có chồng thì họ không được phép tham gia ký kết các hợp đồng trừ khi đã ly thân. Đến khoảng giữa thế kỉ XIX thì một số án lệ ở Hoa Kỳ đã cho phép sự tồn tại của hôn ước, đến tháng 7/1983 một đạo luật về hôn ước (Uniform premarital agreement Act gọi tắt là UPAA) đã được ban hành dựa trên kết quả của các án lệ, UPAA được chấp nhận ở đa số các bang của Hoa Kỳ, một số bang còn lại có những quy định khác hay đặc biệt hơn so với UPAA.

1.4.2. Pháp luật Pháp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản trong hôn nhân bắt nguồn từ việc thực hiện nguyên tắc tự do ký kết hợp đồng đã được thừa nhận ở Pháp từ thế kỷ XVI, khi mà những quan hệ kinh tế, thương mại phát triển mạnh. Từ thời kỳ đó, luật pháp và tập quán đã thừa nhận những sự thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của họ, như là một quyền tự do cá nhân. Bộ luật dân sự 1804 ra đời đã kế thừa tinh thần này và duy trì nguyên tắc không thay đổi những thỏa thuận của vợ chồng về chế độ hôn sản.

Đạo luật ngày 13/7/1965 về cải cách chế độ tài sản của vợ chồng đã hủy bỏ nguyên tắc này vì cho rằng nó hạn chế quyền quyết định của vợ chồng về chế độ tài sản. Hiện nay, nguyên tắc vợ chồng có quyền tự do lựa chọn chế độ tài sản được khẳng định ngay trong quy định đầu tiên của phần những quy định chung của Bộ luật dân sự về các chế độ tài sản của vợ chồng. Điều 1387 quy định: “Luật pháp chỉ điều chỉnh quan hệ vợ chồng về tài sản khi không có thỏa thuận riêng, mà vợ chồng có thể làm vì cho rằng điều đó là cần thiết, miễn sao

Hiệu lực của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 4

những thỏa thuận đó không trái với thuần phong mỹ tục và những quy định sau đây”.

Thực tế, nhà lập pháp của Pháp đã đưa ra một hệ thống các chế độ tài sản của vợ chồng, bao gồm chế độ tài sản pháp định và các chế độ tài sản ước định. Dưới ảnh hưởng của nguyên tắc tự do lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng, chế độ tài sản pháp định không có hiệu lực áp dụng một cách đương nhiên, trái lại, nó chỉ là một chế độ tùy nghi (facultatif). Những người kết hôn hoàn toàn có quyền tự do thỏa thuận một chế độ tài sản cho riêng mình. Nếu họ không thiết lập những thỏa thuận về vấn đề này, chế độ tài sản pháp định sẽ đương nhiên được áp dụng. Mặt khác, nguyên tắc tự do thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng còn giữ hiệu lực ngay cả trong những trường hợp chế độ tài sản đã được xác định, bằng việc vợ chồng có quyền thỏa thuận thay đổi. Sự thay đổi này có thể được thực hiện trước khi kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Theo quy định của điều 1394 BLDS, những thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng phải được tiến hành với sự tham gia của công chứng viên, theo những thể thức nhất định.

1.5.3. Pháp luật Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến và bất bình đẳng giới. Hôn nhân một vợ một chồng của Nhật Bản mới được ghi nhận khoảng 100 năm trước vào đầu thời kì Minh Trị, ngay cả đến thời điểm hiện nay Nhật Bản cũng chỉ cho phép phụ nữ được tái giá sau 6 tháng kể từ ngày cuộc hôn nhân trước của họ chấm dứt và người vợ khi kết hôn thì phải mang họ chồng, luật dân sự ở Nhật Bản được coi là một trong những sản phẩm của cuộc cái cách Minh Trị 1868. Hôn ước hay phần lớn những quy định trong bộ luật dân sự Nhật Bản thường do được học tập từ dân luật Đức hoặc Pháp, tuy nhiên đó là sự cấy ghép có chọn lọc chứ không phải là sự sao chép như trong dân luật Việt Nam thời kì Pháp thuộc, nó thể hiện ở những nét đặc trưng riêng trong quy định về hôn ước ở Nhật Bản.

Về hình thức, không giống như pháp luật các quốc gia khác, Nhật Bản có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ước và vấn đề đăng ký hôn ước (mặc dù tên tiếng anh của văn bản này được dịch theo các cách khác nhau: “Family Registration Act” hay “Matrimonial property agreement Registration Act” nhưng toàn bộ nội dung của nó chỉ nói về việc đăng ký hôn ước và hình thức của hôn ước).Về nội dung, nội dung của của hôn ước được quy định trong bộ luật dân sự (Civil Code) Điều 755 Bộ luật dân sự Nhật Bản ghi nhận quyền được lập hôn ước của các cặp vợ chồng: các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng sẽ được tuân theo các quy định dưới đây nếu như vợ chồng không ký vào một hợp đồng quy định trước về tài sản của họ trước khi đăng ký kết hôn. Luật cũng quy định: Nếu vợ chồng có một thỏa thuận về tài sản mà trong đó quy định khác với chế độ tài sản pháp định thì hôn ước này không được chống lại người thừa kế hàng thứ nhất của vợ hoặc chồng hoặc người thứ ba trừ khi nó được đăng ký trước khi đăng ký kết hôn.

1.5.4. Pháp luật Trung Quốc

Trước khi ban hành Luật hôn nhân 2001, hôn ước không được công nhận ở Trung Quốc. Theo quy định của luật cũ thì mọi tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc sở hữu chung theo pháp luật. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường cùng với sự gia tăng của cải cá nhân cũng như mức độ phức tạp ngày càng tăng của vấn liên quan đến của cải có được từ quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu đối với cổ phần và phần vốn góp mà việc thay đổi quy định pháp luật trở nên cần thiết ở nước này. Năm 2001, Luật hôn nhân Trung Quốc bổ sung quy định mới liên quan đến tiền hôn nhân hay hôn ước. Điều 17 của luật này giữ nguyên quy định của luật cũ rằng tất cả thu nhập kiếm được và tài sản của các bên được coi là tài sản chung ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác (Điều 19). Cụ thể, Điều 19 quy định: vợ hoặc chồng có thể, bằng thỏa thuận, ước định tài sản của mỗi bên trước và sau hôn nhân. Hơn nữa, thỏa thuận này có thể quy định chế độ sở hữu tài sản, hoặc là sở hữu

chung toàn bộ, hoặc là sở hữu chung một phần hoặc là sở hữu riêng. Tất cả những thỏa thuận này đều phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu thỏa thuận này không rõ ràng hoặc thiếu thì quyđịnh về chế độ sở hữu vợ chồng theo pháp luật được áp dụng.

Từ khi được công nhận, hôn ước ngày nay trở nên rất phổ biến ở những thành phố lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh, đặc biệt là ở thế hệ trẻ. Chúng được biết đến như một chứng nhận tài sản trước hôn nhân. Tuy nhiên, điều này không phổ biến ở khu vực nông thôn và ở thế hệ lớn tuổi. Tranh chấp được xử lý trong phạm vi gia đình hoặc rộng hơn, giá trị truyền thống gia đình và cộng đồng hãy còn tồn tại trong khi xu hướng độc lập về tài chính và tự bảo vệ đã bắt đầu ở Trung Quốc. Mặc dù việc sử dụng hôn ước đã trở thành trào lưu và chính phủ cũng muốn luật hóa lựa chọn này nhưng thực tế cho thấy Trung Quốc đã gặp phải một số vấn đề trong khi thi hành quy định của điều 19. Một mặt, nước này không có hướng dẫn cụ thể và thiếu thống nhất trong cách giải thích pháp luật. Mặt khác, người dân thường tự cho rằng có thể thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến tài chính mà thực sự không dự đoán được tài sản sẽ thay đổi như thế nào nhất là trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần. Vì thế, vấn đề đặt ra là phải làm rõ được tài sản nào là đối tượng của hôn ước, đối tượng của việc phân chia khi ly hôn, trong trường hợp phân chia thì theo tỷ lệ nào và cách thức nào.

1.5.5. Pháp luật Úc

Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trong hôn nhân được luật liên bang Úc từng bước công nhận theo các mức độ khác nhau. Trước những năm 1960, tòa án Úc áp dụng nguyên tắc của pháp luật án lệ để giải quyết các vụ việc ly hôn và các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn như cấp dưỡng, nuôi dưỡng con. Đạo luật về Hôn nhân năm 1959 đã cho phép tòa án công nhận các thỏa thuận phân chia tài sản và các lợi ích khác của vợ chồng khi ly hôn. Khi được tòa án

công nhận, các bên có nghĩa vụ thực hiện các thỏa thuận đó, nếu có tranh chấp sẽ khởi kiện ra tòa án để giải quyết theo các quy định về hợp đồng nói chung.

Việc ban hành Đạo luật Gia đình năm 1975 thay thế cho Đạo luật về Hôn nhân năm 1959 đánh dấu bước phát triển thứ hai của việc công nhận thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Theo Đạo luật năm 1975, có hai loại thỏa thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật công nhận quy định tại Điều 86 và

87. Loại thứ nhất tuân thủ các quy định của Điều 86 của Đạo luật là thỏa thuận về tài sản được đăng ký tại tòa án nhưng không làm mất quyền khởi kiện của các bên khi có tranh chấp xảy ra để yêu cầu tòa án áp dụng chế độ tài sản pháp định đối với vợ chồng. Loại thỏa thuận thứ hai được quy định tại Điều 87 của Đạo luật. Theo đó, các bên có thể thỏa thuận các vấn đề liên quan đến tài sản trong hôn nhân và sau khi ly hôn. Tuy nhiên, khác với loại thứ nhất, sau khi thỏa thuận này được tòa án công nhận, các bên sẽ phải thực hiện thỏa thuận mà không thể yêu cầu tòa án giải quyết theo chế độ tài sản pháp định. Tranh chấp trong việc thực hiện thỏa thuận sẽ được giải quyết theo pháp luật về hợp đồng nói chung.

Việc sửa đổi Đạo luật Gia đình có hiệu lực từ ngày 27/12/2000 đã đánh dấu một sự phát triển mới trong việc công nhận thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Theo đó, Phần VIIIA đã được bổ sung vào Đạo luật, quy định cụ thể về thỏa thuận về tài sản (Financial agreements). Kể từ thời điểm Đạo luật sửa đổi có hiệu lực, các bên có thể giao kết thỏa thuận mang tính bắt buộc trước hôn nhân, trong thời kỳ hôn nhân (bao gồm cả ly thân) và sau khi ly hôn. Việc công nhận thỏa thuận về tài sản trước khi kết hôn được coi là một điểm quan trọng nhất, thể hiện ý chí của nhà nước trong việc tôn trọng quyền tự do của cá nhân liên quan đến vấn đề sở hữu tài sản.

Ngoài ra, Đạo luật sửa đổi năm 2008, có hiệu lực từ tháng 11/2008 đã sửa đổi một số nội dung liên quan đến thỏa thuận về tài sản của vợ chồng. Đáng lưu

ý là người thứ ba có thể tham gia như một bên của hợp đồng. Hơn nữa, thỏa thuận về tài sản có áp dụng cả đối với hôn nhân đồng giới.

Các điều kiện để thỏa thuận về tài sản có hiệu lực bắt buộc:

Theo quy định tại Điều 90G của Đạo luật Gia đình Úc, thỏa thuận về tài sản sẽ có hiệu lực bắt buộc nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:

- Được ký kết bởi tất cả các bên;

- Trước khi ký kết thỏa thuận, các bên đã được tư vấn pháp lý một cách độc lập, liên quan đến hiệu lực của thỏa thuận, các mặt lợi và bất lợi khi ký kết thỏa thuận;

- Trước hoặc sau khi ký kết thỏa thuận, các bên được cung cấp chứng nhận của người trợ giúp khẳng định đã trợ giúp cho khách hàng của mình về các nội dung đã nói ở trên. Một bản sao cũng được gửi đồng thời cho bên còn lại (hoặc người trợ giúp) của thỏa thuận;

- Thỏa thuận không bị tòa án tuyên vô hiệu.

Nếu thỏa mãn 4 điều kiện nói trên, các bên có nghĩa vụ thực hiện theo đúng thỏa thuận, nếu một bên chết, người đại diện theo pháp luật của người đó sẽ tiếp tục thực hiện các vấn đề liên quan đến tài sản theo thỏa thuận (Điều 90H). Ngoài ra, Đạo luật cũng có các quy định về việc chấm dứt thỏa thuận về tài sản (Điều 90J) và các căn cứ để tòa án tuyên bố thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là vô hiệu (Điều 90K).

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 14/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí