Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 2


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về thị trường du lịch, luận án nghiên cứu những yếu tố cấu thành TTDL, các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL trong hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó luận án đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng TTDL ở TP Đà Nẵng trong thời gian qua. Từ đó đề xuất phương hướng và những giải pháp phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong thời gian tới, để du lịch Đà Nẵng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thúc đẩy KT-XH của TP phát triển nhanh, bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ:

Một là, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về TTDL trong hội nhập quốc tế bao gồm khái niệm TTDL, đặc điểm và vai trò của TTDL, các loại TTDL, các yếu tố cấu thành TTDL và những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển TTDL, kinh nghiệm phát triển TTDL của một số nước và địa phương về phát triển TTDL TP Đà Nẵng có thể tham khảo.

Hai là, phân tích và đánh giá thực trạng TTDL thành ở phố Đà Nẵng từ năm 2010 đến 2016 trên các khía cạnh tình hình hình cung, cầu, giá cả, cạnh tranh của TTDL TP, kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó.

Ba là, trên cơ sở đánh giá sát thực thực trạng TTDL TP Đà Nẵng đồng thời căn cứ vào chủ trương, đường lối phát triển TTDL của Đảng và Nhà nước, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển TTDL TP Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu TTDL ở TP Đà Nẵng dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Trong đó, luận án tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thị trường du lịch, các yếu tố cấu thành TTDL và mối quan hệ kinh tế của các yếu tố trên TTDL bao gồm quan hệ cung-cầu, hàng hóa du lịch, các chủ thể kinh tế tham gia trên TTDL, vấn đề giá cả và cơ chế vận hành thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 2


3.2. Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề cung-cầu, giá cả và cơ chế vận hành của TTDL. Việc nghiên cứu chủ thể được tập trung vào việc phân tích, đánh giá thực trạng cung ứng sản phẩm của các tổ chức KD du lịch, dịch vụ du lịch để tìm giải pháp thúc đẩy phát triển trước yêu cầu đẩy mạnh hội nhập của nước ta.

+ Về không gian: Địa bàn TP Đà Nẵng của Việt Nam

+ Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2016.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về du lịch và phát triển TTDL.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

+ Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng trong việc phân tích hệ thống lý luận về TTDL trong hội nhập quốc tế và phân tích quá trình phát triển TTDL TP Đà Nẵng gắn với từng thời kỳ và hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của TP và gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế.

+ Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để khái quát những đặc điểm, vai trò của TTDL trong hội nhập quốc tế, nguyên nhân của những hạn chế của TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế.

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng trong việc phân tích hệ thống lý luận về TTDL trong hội nhập quốc tế và phân tích quá trình hình thành, phát triển TTDL TP Đà Nẵng gắn với từng thời kỳ, hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của TP và gắn với bối cảnh hội nhập quốc tế. Trên cơ sở phân tích những yếu tố cấu thành TTDL, tác giả đã tổng hợp đưa ra những đánh giá chung về thành tựu, hạn chế của thực trạng phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế.

+ Phương pháp so sánh: luận án đi sâu nghiên cứu TTDL TP Đà Nẵng dưới góc độ nghiên cứu kinh tế chính trị. Nội dung phát triển TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế được so sánh, đối chiếu với việc phát triển của TTDL của một nước trên thế giới và một số địa phương trong nước nhằm rút ra kinh nghiệm cho phát triển TTDL ở Đà Nẵng.

+ Phương pháp thu thập số liệu: nhằm phục vụ việc chứng minh cho các luận điểm, các lập luận và nhận định, đánh giá về thực trạng phát TTDL TP Đà Nẵng


trong hội nhập quốc tế, luận án sử dụng thu thập số liệu từ các nguồn tài liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp:

Thứ nhất, thu thập từ các nguồn tài liệu thứ cấp, bao gồm:

- Các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết, đề án, chiến lược, quy hoạch du lịch của TP và các nguồn số liệu thống kê về kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất KD các doanh nghiệp DNKD du lịch trên địa bàn TP.

- Tổng quan các tư liệu nghiên cứu hiện có về DNKD du lịch, khách du lịch đã được đăng tải trên các báo, tạp chí, gồm cả các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, kết quả các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý và bản thân các DN...

Thứ hai, phương pháp điều tra xã hội học: Mục đích điều tra xã hội học nhằm thu thập thông tin về cầu về hàng hóa, dịch vụ du lịch trên TTDL TP Đà Nẵng và việc cung ứng hàng hóa dịch vụ du lịch của cung trên TTDL TP Đà Nẵng. Đối tượng điều tra bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế; các DNKD du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng. Phương pháp điều tra, tiến hành phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với 250 khách du lịch trong nước, 250 khách du lịch quốc tế và 65 DNKD du lịch trên địa bàn TP. Việc chọn mẫu của cuộc điều tra này là: đối với khách du lịch, phát phiếu điều tra ngẫu nhiên. Còn đối với các DN, chọn mẫu có phân loại, trên cơ sở danh sách bao gồm 1.297 DNKD du lịch (không kể hộ KD cá thể) được tổng hợp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng, tác giả chọn 5% tương ứng với 65 DN để điều tra.

5. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án tiếp cận vấn đề TTDL dưới góc độ kinh tế chính trị, vì vậy kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về TTDL trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, luận án đi sâu phân tích TTDL trong hội nhập quốc tế trên các phương diện yếu tố cấu thành, chủ thể kinh doanh trên TTDL cũng như vai trò của TTDL đối với sự phát triển KT-XH; luận giải những đặc thù của TTDL thể hiện qua quan hệ cung, cầu, giá cả, cơ chế vận hành và các nhân tố ảnh hưởng đến TTDL trong hội nhập quốc tế. Từ thực tiễn kinh nghiệm phát triển TTDL của một số quốc gia và địa phương trong nước, luận án đã rút ra những bài học cho phát triển TTDL ở TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế.

- Luận án phân tích, nghiên cứu thực trạng TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. Phân tích những kết cấu của TTDL về vấn đề cung, cầu TTDL, hàng hóa,


dịch vụ du lịch, các chủ thể kinh doanh và cơ chế, giá cả vận hành TTDL TP Đà Nẵng trong hội nhập kinh tế. Từ những thành tựu, hạn chế, luận án đi sâu phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, đặc biệt là những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến sự mở rộng và phát triển TTDL của TP.

- Luận án luận giải bối cảnh và dự báo xu hướng phát triển TTDL trên thế giới và trong khu vực cũng như ở Việt Nam. Đồng thời, luận án đưa ra những phương hướng và mục tiêu phát triển TTDL ở TP Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế để làm luận cứ đưa ra những giải pháp có tính khả thi cao nhằm thúc đẩy phát triển TTDL TP Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết.


Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ


1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Những công trình nghiên cứu về TTDL của các tác giả nước ngoài đã trình bày tổng quát về quy hoạch tổng thể du lịch, công nghệ du lịch, khái niệm kinh tế du lịch, quan hệ cung cầu và cơ chế vận hành hoạt động KD du lịch và TTDL, trong đó tiêu biểu là các công trình:

- John Ward, Phil Higson và William Campbell, “Leisure and Tourism” (Giải trí và Du lịch) [78]. Trong công trình này hai tác giả đi sâu nghiên cứu về ngành công nghiệp du lịch và giải trí. Kết quả nghiên cứu được thực hiện thông qua việc phân tích các hình mẫu và xu hướng, các sản phẩm dịch vụ trong ngành du lịch và giải trí cũng như các tác động của nó đến kinh tế, xã hội, văn hóa hay môi trường. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu còn đề cập đến vấn đề tiếp thị, cung cấp các dịch vụ thông tin quản lý, việc lên kế hoạch và đánh giá các sự kiện cũng như các nguồn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án du lịch và giải trí.

- Martin Oppermann và Kye-Sung Chon, “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển) [80]. Nội dung cuốn sách tập trung phân tích vào các vấn đề: sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: 1930-1960, 1970-1985 và 1985-1993. Đặc biệt, công trình này, tác giả còn đề cập đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các KDL (KDL) vùng ngoại ô.

- Kreg Lindberg và Donald E.Hawkins,“Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” [79]. Trong cuốn sách này, nhóm tác giả đưa ra phương pháp (cách thức) quy hoạch du lịch sinh thái cho các khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm các bước: Thứ nhất, đánh giá hiện trạng về tiềm năng du lịch; Thứ hai, khẳng định một trạng thái du lịch mong muốn và xác định các bước để đạt đến trạng thái đó; Thứ ba, viết văn bản chiến lược du lịch sinh thái. Đồng thời nhóm tác


giả còn đưa ra biện pháp để phát triển và thực hiện nguyên tắc chỉ đạo du lịch sinh thái cho các khu thiên nhiên hoang dã và cộng đồng lân cận...

- G. Cazes-R. Lanquar và Y. Raynouard, “Quy hoạch du lịch” [81]. Cuốn sách đã phân tích một cách sâu sắc hiện trạng của việc kế hoạch hóa và quy hoạch du lịch; các mục tiêu của kế hoạch hóa và quy hoạch du lịch cũng như kỹ thuật kế hoạch hóa và quy hoạch du lịch. Từ đó, tác giả đưa ra quy hoạch du lịch ở vùng ven biển, ở miền núi và cả vùng nông thôn, ven đô. Trên cơ sở đó, tác giả có những đánh giá cũng như triển vọng của việc quy hoạch du lịch, đặc biệt nhấn mạnh đến việc quy hoạch tổng thể.

- Dennis L.Foster, “Công nghệ du lịch” [75]. Tác giả đã xem công nghệ du lịch là ngành kinh tế đóng góp vào tăng trưởng lợi tức nhanh nhất trên toàn thế giới. Đặc biệt cuốn sách phân tích nghệ thuật và chiến lược bán các sản phẩm du lịch, đồng thời phân tích cụ thể nhu cầu, hành vi mua sắm và tâm lý của khách hàng. Từ đó giúp các nhà KD du lịch có những quyết sách trong mua việc mua, bán sản phẩm du lịch.

- Dimitrios Stylidis, Matina Terzidou and Prof. Konstantinos Terzidis, “Island tourim and ist soccio-economic impacts” (Du lịch đảo và tác động kinh tế - xã hội kinh tế) [76]. Theo tác giả, Du lịch đảo đã thu hút khách du lịch từ nhiều lứa tuổi. Đặc biệt, trong những thập kỷ qua, với sự phát triển của cơ sở hạ tầng đã kết nối đất liền và biển đảo, khách du lịch dễ tiếp cận các đảo hơn và thuận lợi hơn. Đặc điểm của những hòn đảo tạo ra một sự quyến rũ, đã làm gia tăng số lượng du khách, theo tác giả, các hòn đảo nhỏ hấp dẫn khách du lịch đến thăm khi họ tạo ra cảm giác xa xôi, cô lập, bình an, yên tĩnh và ý thức về thời gian. Chính vì lý do này mà làm cho các hòn đảo, và đặc biệt là các hòn đảo nhỏ có giá trị du lịch lớn, và do đó, du lịch có những tác động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường lớn hơn trên đất liền.Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm đưa du lịch trở thành một công cụ trong việc phát triển các vùng ngoại vi, vùng sâu vùng xa và hải đảo.

- Erik Lundberg, “Evaluation of Tourism Impacts-a sustainable development perspective” (Đánh giá tác động du lịch - trên quan điểm phát triển bền vững) [82]. Trong công trình này tác giả cho rằng, với sự phát triển của du lịch và sự tác động của phát triển du lịch đã trở thành nhiều hơn và rõ ràng hơn trong xã hội. Nó không dừng lại ở tác động kinh tế mà cùng với tác động văn hóa xã hội và môi trường. Tác giả áp dụng một khuôn khổ dựa trên sự phát triển du lịch bền vững để đánh giá tác


động kinh tế, văn hóa xã hội và môi trường, giúp các điểm đến và phát triển du lịch kế hoạch và thực hiện các bước trong phát triển du lịch bền vững hơn.

- Hsiao-Yun Lu, “The influence of ralationship marketing on attiude toward travelagent and transaction intention multiple mediation roles” (Ảnh hưởng của markting đối với đại lý du lịch và xu hướng giao dịch: những vai trò trung gian) [83]. Tác giả bài viết cho rằng, ngày nay, du lịch trở thành ngành công nghiệp lớn nhất thế giới và đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của nhiều nước phát triển cũng như các nước đang phát triển. Một số khách du lịch lựa chọn công ty du lịch để thỏa mãn nhu cầu du lịch của mình. Đây được xem như khâu trung gian ảnh hưởng lớn đến mối liên hệ đối với khách du lịch. Do đó, bài nghiên cứu này, tác giả phân tích những ảnh hưởng từ marketing mối quan hệ đến thái độ đối với môi giới du lịch và xu hướng giao dịch qua các biến trung gian như giá trị nhận thức được, niềm tin và truyền miệng. Những kết quả nghiên cứu có thể được cung cấp như một giá trị học thuật tham khảo quan trọng, cũng như cơ sở để nhà quản lý công ty du lịch có thể sử dụng trong chiến lược thu hút khách hàng tại các nước đang phát triển.

- Park Kyung-Hye and Han In-Soo, “Japanese Michino Eki initiavefor rural economy and sustainable tourism- Cases and success factors’’ (Sáng kiến Michino Eki của Nhật Bản về kinh tế nông thôn và du lịch bền vững-Nghiên cứu điển hình và các nhân tố thành công) [77]. Bài viết tìm hiểu các khả năng vận dụng khái niệm Michino Eki của Nhật Bản - như là công cụ tiềm năng kết nối khoảng cách giữa các thành phố và các khu vực nông thôn thông qua phát triển dựa vào cộng đồng. Với quan điểm về phát triển kinh tế và du lịch bền vững, tác giả bài viết coi Michino Eki như chiến lược phát triển nông thôn dựa trên sản phẩm của địa phương. Các dịch vụ của "Michinoeki" có những đặc điểm sau đây: (1) Cùng với việc cung cấp dịch vụ thương mại, "Michinoeki" cũng là điểm cung cấp các dịch vụ công cộng, chẳng hạn như thông tin, sơ tán thảm họa, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường và các hoạt động văn hóa. (2) Bên cạnh du khách và người lái xe, người dân địa phương cũng có thể trở thành những người sử dụng "Michinoeki". (3) Mở ra cơ hội được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp địa phương và các nhóm cộng đồng. Như vậy, Michino Eki đại diện cho một chiến lược tổng thể phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng để xác định, trau dồi và sử dụng được hoàn toàn các nguồn lực của địa phương để phát triển các sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất cho một "làng" cụ thể.


Việc chính phủ áp dụng Michino Eki, người dân địa phương có thể nâng cao chuyên môn kinh doanh và thu nhập.

- Te Fu Chen, “Building a sustainable tourism development in international tourism destination” (Xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững trong quốc tế hóa điểm đến) [74]. Bài nghiên cứu khai thác những khía cạnh như: sự bền vững là nền tảng của phát triển du lịch, những chỉ dẫn thực tiễn đối với du lịch bền vững như sự lựa chọn của phát triển, trách nhiệm của quản lý điểm đến, công ty lữ hành và du lịch tư nhân, khách lữ hành và dân địa phương, những ảnh hưởng của du lịch bền vững, đánh giá tầm ảnh hưởng và quản lý, đánh giá tầm ảnh hưởng trong điểm đến du lịch quốc tế, công cụ để giúp quản lý điểm đến bền vững hơn. Theo tác giả, trên cơ sở tổng quan lý thuyết, bài nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch bền vững trong điểm đến du lịch quốc tế. Mô hình này tạo nên một kinh nghiệm du lịch tổng hợp các yếu tố xã hội, kinh tế và môi trường mà mỗi quốc gia và địa phương phát triển TTDL có thể tham khảo.

1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Từ năm 1986 nước ta thực hiện thành công quá trình đổi mới về kinh tế, chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đặc biệt khi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc, các hoạt động nghiên cứu khoa học về kinh tế nói chung và nghiên cứu khoa học về kinh tế du lịch nói riêng được chuyển hướng. Trong đó, các nhà nghiên cứu khoa học về lĩnh vực du lịch và TTDL có những công bố về vấn đề KD du lịch, maketing du lịch, dịch vụ du lịch và TTDL. Dưới đây là một số công trình khoa học tiêu biểu:

Các công trình nghiên cứu dưới dạng sách tham khảo và chuyên khảo:

- TS. Nguyễn Văn Lưu, “Thị trường du lịch” [31]. Cuốn sách đã nêu một cách tổng quát nhất về TTDL như khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại TTDL. Tác giả phân tích kỹ hai yếu tố quan trọng của TTDL đó là cầu du lịch và cung du lịch. Từ đó, tác giả đã đi sâu phân tích TTDL thế giới, TTDL các nước Đông Nam Á (ASEAN) làm cơ sở để so sánh, đánh giá TTDL của Việt Nam. Tác giả kết luận: du lịch Việt Nam đang đứng trước nhu cầu lớn của khách nước ngoài và nhân dân trong nước, khách hàng có sẵn; đồng thời có nhiều thuận lợi để phát triển. Thị phần về khách của Việt Nam trong thị trường ASEAN và Đông Á-Thái

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023