Cung Trên Thị Trường Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế


càng sâu, rộng là mắt xích quan trọng để tiêu dùng sản phẩm du lịch, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.

Dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, tác giả luận án cho rằng, Cầu du lịch trong hội nhập quốc tế là một bộ phận nhu cầu của xã hội có khả năng thanh toán về hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch, đảm bảo nhu cầu du lịch của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra phạm vi ngoài nước, nhằm mục đích nâng cao đời sống tinh thần và các mục đích khác. Đó là số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua ở những mức giá nhất định, trong một phạm vi thời gian và không gian nhất định.

Khái niệm trên cho thấy:

+ Cầu du lịch được thỏa mãn trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế là nhân tố quan trọng để tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa du lịch của một địa phương, một quốc gia. Vì thế, cầu du lịch không chỉ dừng lại là cầu về dịch vụ du lịch của khách du lịch trong nước mà bao gồm cả khách du lịch nước ngoài trên TTDL của một lãnh thổ, quốc gia, đây là yếu tố đặc biệt quan trọng đảm bảo sự vận hành của TTDL trong quá trình hội nhập.

+ Cầu du lịch trong hội nhập quốc tế chỉ được thỏa mãn thông qua những chuyến đi và lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên. Tuy nhiên, nó không chỉ dừng lại ở những chuyến đi trong nước mà còn bao gồm cả những chuyến đi ở ngoài nước.

+ Dưới tác động của hội nhập quốc tế, cầu du lịch đòi hỏi phải có khối lượng hàng hóa và dịch vụ nhất định để nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội có thể thực hiện được. Trong hội nhập quốc tế, những hàng hóa du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách phải đảm bảo chất lượng cao và đòi hỏi tính chuyên nghiệp của dịch vụ. Đó là những hàng hóa, dịch vụ đảm bảo sự đi lại, lưu trú, ăn uống, giải trí của khách du lịch và những dịch vụ hàng hóa bổ sung khác nhằm làm phong phú chuyến đi.

+ Chất lượng của các hàng hóa, dịch vụ du lịch đáp ứng mức độ hài lòng của du khách ngày càng cao, kích thích sự chi tiêu của du khách trong suốt chuyến đi thể hiện sự phát triển của cầu trên TTDL.

* Yếu tố cấu thành cầu du lịch trong hội nhập quốc tế

Thứ nhất, chủ thể của cầu về du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.


Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 5

Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.

Chỉ tiêu của cầu về khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế được thể hiện ở số lượng và ngày lưu trú của du khách và số lượng du khách quay lại trên TTDL của một quốc gia, địa phương. Mặt khác, sự phát triển của cầu du lịch mang lại doanh thu, nộp ngân sách và đóng góp cho sự phát triển KT-XH của một quốc gia, địa phương.

Thứ hai, cầu về dịch vụ du lịch bao gồm: cầu về các loại dịch vụ chính, dịch vụ đặc trưng và dịch vụ bổ sung.

Cầu về dịch vụ chính: đó là cầu về dịch vụ vận chuyển khách (dịch vụ đưa đón khách bằng các phương tiện vận tải: xe ô tô, máy bay, tàu hỏa...); cầu về dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí tại điểm du lịch. Đây là những dịch vụ chính bởi không có chúng thì chuyến đi không thể thực hiện được.

Cầu về dịch vụ đặc trưng nó được phản ánh từ mục đích của khách du lịch là những dịch vụ và nhu cầu cảm thụ, thưởng thức như nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thưởng thức cái đẹp, giao tiếp... Đây là những dịch vụ đặc trưng vì nó mà du khách chấp nhận chuyến du lịch.

Cầu về dịch vụ bổ sung, là cầu về các dịch vụ của du khách phát sinh trong chuyến du lịch như: dịch vụ về thông tin liên lạc, làm đẹp, giặt là, sửa chữa hành lý, vui chơi giải trí... Tuy là bổ sung, nhưng những dịch vụ này càng hoàn thiện càng tăng khả năng lưu giữ khách của điểm đến du lịch.

Thứ ba, cầu về hàng hóa vật chất và hàng lưu niệm. Cầu về loại hàng hóa này là đặc trưng riêng có của TTDL. Đáp ứng tốt cầu này sẽ quảng bá điểm đến tham quan, giúp tăng cầu du lịch cũng như duy trì và phát triển các nghề thủ công truyền thống, tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội, tạo nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu tại chỗ.

* Đặc điểm của cầu trên TTDL trong hội nhập quốc tế: Xuất phát từ tính đặc thù của sản phẩm du lịch nên cầu TTDL trong hội nhập quốc tế có những đặc điểm khác với cầu trên các loại thị trường khác.

Cầu trên TTDL trong hội nhập quốc tế chủ yếu là cầu về dịch vụ. Trong chuyến đi, các du khách cần đáp ứng các nhu cầu khác nhau. Những nhu cầu này đáp ứng không phải bằng việc mua đứt các sản phẩm (trừ đồ ăn, uống) mà ở dạng dịch vụ. Chi phí dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, với xu thế ngày càng tăng dần, đặc biệt các dịch vụ bổ sung dành cho du khách có thu nhập cao.


Cầu trên TTDL trong hội nhập quốc tế có tính đan xen. Trong chuyến đi du lịch, nhu cầu của du khách thường không tách bạch mà đan xen nhau, nhu cầu lưu trú gắn liền với nhu cầu thưởng thức thiên nhiên, nhu cầu ăn uống hòa quyện với nhu cầu tìm hiểu cảm thụ văn hóa...

Cầu về hàng hóa du lịch trên TTDL trong hội nhập quốc tế rất đa dạng, phong phú và luôn thay đổi theo các điều kiện kinh tế, tâm lý, độ tuổi, nhận thức của cộng đồng xã hội...Tính đa dạng và phong phú của cầu du lịch phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế xã hội, một nền kinh tế phát triển, mức sống người dân cao kích thích sựa lựa chọn các sản phẩm du lịch. Cầu đa dạng còn thể hiện ở nhận thức, ý thích của từng cá nhân, mỗi gia đình, nhóm người, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư, thời gian, tâm trạng, sức khỏe, độ tuổi của du khách. Ví như người già thường có nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, những người trẻ tuổi thường thích du lịch leo núi, trượt tuyết... Vì thế, các hình thức du lịch của du khách cũng phong phú đa dạng như: du lịch leo núi, nghỉ dưỡng, trượt tuyết, chữa bệnh, tâm linh... Nhiều khi cầu du lịch rất trái ngược nhau, dân cư đô thị muốn đến vùng yên tĩnh để du lịch, ngược lại những người ở nơi hẻo lánh thường đến đô thị để tham quan; Cầu du lịch đa dạng còn thể hiện trong các loại dịch vụ du lịch của khách du lịch như: dịch vụ vận chuyển khách có thể chọn và thay thế một trong nhiều loại vận chuyển: đi bằng máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, xe ô tô, xe máy, xe đạp...; Trong sử dụng các loại dịch vụ ăn uống của khách du lịch cũng có nhiều lựa chọn khác nhau.

Cầu trên TTDL trong hội nhập quốc tế có tính linh hoạt cao. Cầu du lịch không phải là nhu cầu thiết yếu thường ngày mà là nhu cầu cao cấp, nên cầu du lịch có tính linh hoạt cao và luôn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan và khách quan. Ví dụ trong chuyến đi du lịch, du khách cầu về một loại hàng hóa, dịch vụ du lịch nào đó những cũng có thể thay đổi bởi cầu về một loại hàng hóa, dịch vụ khác như thay đổi phương tiện đi lại, điều kiện và thời gian lưu trú...

Cầu trên TTDL trong hội nhập quốc tế nằm phân tán và cách xa cung về mặt không gian. Trong du lịch, cầu du lịch có ở mọi nơi, không phân biệt địa lý, lãnh thổ. Ở đâu có dân cư và các nhóm dân cư có cầu du lịch và khả năng thanh toán thì ở đó có cầu du lịch. Trong khi cung du lịch thường là vị trí được xác định từ trước, nằm cách xa cầu. Điều này có khó khăn cho quan hệ cung-cầu và cũng làm tăng tính linh hoạt của cầu trong du lịch.

Cầu trên TTDL trong hội nhập quốc tế mang tính chu kỳ. Tính chu kỳ quyết định đến tính thời vụ của du lịch. Cầu du lịch thường xuất hiện một hoặc vài lần


trong một năm và vào những thời điểm nhất định. Điều này do quan hệ mật thiết giữa nhu cầu du lịch với thời gian nhàn rỗi của con người, như các kỳ nghỉ phép hàng năm, hay do đặc điểm, tính chất công việc, tâm lý của con người hoặc do thời tiết khí hậu. Thời gian nhàn rỗi, đặc biệt các kỳ nghĩ thường mang tính định kỳ hàng năm như nghĩ hè, tết... do pháp luật quy định hoặc do tính chất công việc mà người chuẩn bị đi du lịch sắp xếp thời gian trong năm. Thói quen và tâm lý đi du lịch được hình thành do truyền thống như lễ hội, hiện tượng tâm lý hay khí hậu thời tiết.

2.2.1.2. Cung trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

Cung du lịch là một bộ phận của cung trên thị trường hàng hóa nói chung, cung du lịch là phạm trù kinh tế xuất hiện trong mối quan hệ hàng hóa tiền tệ. Tuy vậy cung du lịch khác với cung hàng hóa thông thường. Cung hàng hóa thông thường là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các chủ thể kinh tế đem bán trên thị trường trong một thời kỳ nhất định với mức giá nhất định, với khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định. Còn cung trong du lịch chỉ xuất hiện trong mối quan hệ hàng hóa tiền tệ thuộc lĩnh vực du lịch, nó có ý nghĩa cung ứng và sẵn sàng bán những hàng hóa và dịch vụ du lịch ở những mức giá nhất định, trong phạm vi thời gian và không gian nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh toán về dịch vụ, hàng hóa du lịch. Như vậy, Cung du lịch là toàn bộ hàng hóa và dịch vụ du lịch được đưa ra thị trường du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch trong một thời gian nhất định.

Trong điều kiện toàn cầu hóa nền kinh tế, cung du lịch không chỉ dừng lại ở khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể KD du lịch trong một đất nước mà bao hàm cả yếu tố quốc tế trên TTDL của một lãnh thổ, quốc gia.

Dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, tác giả luận án cho rằng, Cung du lịch trong hội nhập quốc tế là toàn bộ hàng hóa và dịch vụ du lịch được các chủ thể kinh doanh du lịch trong nước và quốc tế đưa ra trên thị trường du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu có khả năng thanh toán của khách du lịch trong một thời gian và không gian nhất định.

Từ khái niệm trên ta thấy, cung du lịch trong hội nhập quốc tế là một đại lượng có thực được xác định cả về số lượng và chất lượng. Số lượng của cung trên TTDL trong hội nhập quốc tế là toàn bộ khối lượng hàng hóa, dịch vụ có thể thực hiện trên thị trường, trong một thời điểm nhất định, ở một không gian nhất định. Số lượng hàng hóa dịch vụ được cung cấp trên TTDL không phải của các DNKD du


lịch trong một quốc gia mà bao gồm cả các nhà KD dịch vụ du lịch của các nước trên thế giới. Quá trình này thường diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các chủ thể KD du lịch trong và ngoài nước. Mặt khác, số lượng của cung du lịch trên thị trường được xác định bởi khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và cơ sở hạ tầng để tạo ra hàng hóa, dịch vụ du lịch.

Chất lượng của cung du lịch trong hội nhập quốc tế là toàn bộ các mối quan hệ phức tạp giữa người mua và người bán, thông qua giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Nó còn phụ thuộc vào quyền lợi người bán, tỷ trọng chiếm lĩnh thị trường, các phạm trù kinh tế như lãi suất, lợi nhuận, tỷ giá..., ví dụ khi người bán có hàng hóa, dịch vụ du lịch, nhưng do giá cả rẻ, lợi nhuận chưa cao nên người bán chưa muốn bán thì không có cung trên TTDL và như vậy cầu du lịch sẽ không được đáp ứng.

* Các yếu tố cấu thành cung du lịch trong hội nhập quốc tế bao gồm:

Thứ nhất, sản phẩm du lịch, đây là yếu tố cơ bản đóng góp vào nguồn cung du lịch, bao gồm sản phẩm du lịch thiên nhiên và sản phẩm du lịch nhân văn. Đối với sản phẩm du lịch thiên nhiên phải là sự khác biệt được tạo nên bởi sự khác biệt về văn hóa, điều kiện vị trí, địa lý thích hợp có địa hình tạo nên phong cảnh đẹp, khí hậu ôn hòa, thủy văn tốt, có hệ thực vật và động vật phong phú, tạo nên lợi thế riêng và sản phẩm du lịch đặc trưng tạo nên sức hút đối với du khách; Sản phẩm du lịch văn hóa là các tài nguyên có giá trị lịch sử văn hóa như các di tích lịch sử văn hóa, các công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo, các lệ hội truyền thống, các nghề, làng nghề truyền thống, phong tục tập quán mang bản sắc văn hóa và các thành tựu kinh tế của đất nước là cơ sở tạo nên các điểm đến hấp dẫn du khách.

Thứ hai, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, là yếu tố góp phần quan trọng trong việc tạo nguồn cung du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vận tải, hạ tầng thông tin, đường sá, hệ thống điện nước, cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, các khu vui chơi giải trí, các của hàng, công viên trong khu du lịch (KDL)... Nếu các cơ sở KD du lịch tạo ra nét kiến trúc độc đáo về nhà cửa, các phương tiện vận chuyển, phương tiện kỹ thuật để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch như: khách sạn, khu vui chơi giải trí, cửa hàng bán hàng lưu niệm hoặc trung tâm mua sắm, công viên, đường sá trong KDL, hệ thống điện nước..., thì sẽ thu hút khách du lịch càng nhiều.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như hoạt động của ngành du lịch, bản sắc dân tộc và sự thân thiện, hiếu khách cũng góp phần tạo nên cung du lịch.


* Đặc điểm của cung du lịch trong hội nhập quốc tế.

Cung du lịch là sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ du lịch. Tuy vậy, cung du lịch cũng có những đặc điểm khác với cung của thị trường khác:

Cung du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng hàng hóa dịch vụ vô hình. Do nhu cầu du lịch được thỏa mãn chủ yếu thông qua các dịch vụ (chiếm hơn 80%). Nên cung du lịch chủ yếu tồn tại ở dạng vô hình, ngoại trừ một số dịch vụ hữu hình như các hàng hóa bán lẻ, đồ uống, hàng lưu niệm... Vì thế, quá trình sản xuất và tiêu dùng của sản phẩm du lịch diễn ra đồng thời, việc sản xuất hầu hết các dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện khi khách du lịch có mặt tại nơi cung cấp dịch vụ. Vậy nên, nếu như các hàng hóa thông thường chưa bán được thì có thể lưu kho và chờ có cơ hội tiếp tục bán nhưng phần lớn các sản phẩm du lịch (phòng ngủ khách sạn, chỗ ngồi nhà hàng, chỗ ngồi trên các phương tiện vận chuyển) tự tiêu hao, không thể để tồn kho chờ dịp khác bán...

Cung du lịch thường không có tính linh hoạt cao. Đặc trưng của cung du lịch là cố định về vị trí và sức chứa, nên rất khó thay đổi tương ứng với sự biến động của TTDL. Nét đặc trưng này do nguyên nhân cơ bản là sản xuất và tiêu dùng dịch vụ du lịch diễn ra đồng thời tại một địa điểm du lịch như khách sạn, nhà hàng ăn, uống. Do vậy, khi có biến động về số lượng cầu du lịch thì cung du lịch cũng không thể vận chuyển từ nơi khác đến; Dịch vụ du lịch không thể lưu kho khi cầu du lịch giảm, giá thấp để đem bán khi cầu tăng, giá cao; Tỷ trọng vốn cố định thường cao hơn vốn lưu động, thực tế để tạo cung du lịch các DN cần có một lượng vốn lớn ban đầu để đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật và các điều kiện khác phục vụ cho sản xuất dịch vụ và hàng hóa du lịch. Vì vậy, việc huy động vốn nhanh, khối lượng lớn làm tiền đề để sản xuất cung du lịch cũng rất khó khăn. Điều này làm cho cung du lịch khó thay đổi tùy ý khi có sự biến động về cầu và giá cả trên TTDL.

Cung trên TTDL có tính chuyên môn hóa cao. Cung du lịch bao gồm những hàng hóa và dịch vụ rất khác nhau như dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, giải trí... Mỗi loại dịch vụ lại có tính chuyên môn cao như trong dịch vụ lưu trú thể hiện tính chuyên môn ngày càng phát triển như khách sạn, nhà nghỉ, làng du lịch...

Cung du lịch thường được tổ chức một cách thống nhất và có tính phối hợp cao. Đặc trưng của cung du lịch đòi hỏi phải đầu tư vốn lớn, nên số lượng các đơn vị, DN hạn chế trong một thời điểm nhất định. Để đạt hiệu quả cao trong KD du lịch các DN cần phối hợp chặt chẽ với nhau và thông tin với nhau, vì vậy cung du lịch thường được tổ chức chặt chẽ và thống nhất trên thị trường. Mặt khác, trên TTDL


có nhiều tổ chức KD du lịch tham gia phục vụ khách du lịch, nhưng để tạo nên một tour du lịch hoàn chỉnh thỏa mãn nhu cầu của du khách đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các khâu như dịch vụ vận chuyển khách, lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ hướng dẫn, dịch vụ vui chơi giải trí... Ngày nay, trong điều kiện hội nhập để thu hút du khách, xu hướng liên kết của các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ du lịch, các công ty lữ hành ngày càng chặt chẽ hơn, chuyên nghiệp hơn.

2.2.1.3. Hàng hóa du lịch trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

Cũng giống như các hàng hóa thông thường, hàng hóa du lịch là bộ phận cấu thành không thể thiếu trên TTDL. Tuy nhiên, khác với hàng hóa thông thường, hàng hóa du lịch mang lại cho du khách chính là sự hài lòng do được trải qua một khoảng thời gian thú vị, tồn tại trong ký ức của du khách khi kết thúc chuyến đi. Như vậy, Hàng hóa du lịch là tập hợp các hàng hóa và dịch vụ cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.

Rõ ràng hàng hóa du lịch được thực hiện là một quá trình gắn kết với nhau của nhiều hàng hóa, dịch vụ do các chủ thể KD du lịch tại điểm đến bao gồm các yếu tố hữu hình (hàng hóa vật chất) và các yếu tố vô hình (dịch vụ, sự tiện nghi) cung cấp cho du khách. Hàng hóa du lịch trong một điểm đến là tập hợp của nhiều trải nghiệm mà khách có thể nhận được không chỉ là các cơ sở lưu trú để ở, các nhà hàng để ăn, uống, các điểm tham quan, các bảo tàng, công viên, nhà hàng, rạp chiếu phim, cửa hàng mua sắm… mà bao gồm cả các phương tiện vận chuyển, sự giao tiếp với cộng đồng dân cư, cách ứng xử của các cấp chính quyền... Vì thế, phạm vi và quy mô của hàng hóa du lịch là những gì thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế đến và phục vụ với chất lượng cao.

* Các yếu tố cấu thành hàng hóa du lịch trong hội nhập quốc tế.

Hàng hóa du lịch bao gồm hai thành phần quan trọng: tài nguyên du lịch và các hàng hóa, dịch vụ du lịch.

Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân tạo. Tài nguyên du lịch thiên nhiên là những yếu tố thuộc về tự nhiên được đưa vào khai thác và phục vụ tham quan du lịch như địa hình, khí hậu, tài nguyên nước, tài nguyên động vật, thực vật. Đây là thành phần không thể thiếu trong điều kiện hình thành và phát triển TTDL và là điều kiện hết sức quan trọng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thể thao, nghĩ dưỡng, nghiên cứu... Xu hướng chung hiện nay, khách du lịch trong nước và quốc tế thường thích thưởng


ngoạn vẻ đẹp, tự mình mình khám phá về tài nguyên du lịch tự nhiên, vì thế quốc gia, địa phương có tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là điều kiện thuận lợi thu hút du khách đến tham quan, dụ lịch. Tài nguyên du lịch nhân tạo là toàn bộ của cải vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra từ xưa đến nay có thể thu hút con người tiến hành hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch nhân tạo, hay tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, các di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể sử dụng và phục vụ mục đích du lịch [42, tr.8]. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng, cuộc sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu con người muốn tìm về lịch sử, cội nguồn của chúng ta cũng như nghiên cứu những nét văn hóa khác nhau giữa những cộng đồng dân tộc trên thế giới ngày càng nhiều. Chính vì vậy, tài nguyên du lịch nhân tạo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút những đối tượng khách du lịch thích tìm hiểu khám phá, văn hóa, lịch sử.

Các hàng hóa du lịch bao gồm dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú và ăn uống, dịch vụ giải trí và dịch vụ mua sắm. Dịch vụ vận chuyển khách du lịch bao gồm vận chuyển: hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy. Một quốc gia, địa phương có thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nhà ga, bến tàu, các tuyến bay hàng không ngừng được tăng cường, mở rộng đến nhiều thị trường mới, không chỉ trong nước mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới và hệ thống mạng lưới và phương tiện vận tải đường biển, đường sông không ngừng được đầu tư, phục vụ tốt việc đi lại, vận chuyển của khách là điều kiện lý tưởng để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, thúc đẩy TTDL hội nhập và phát triển. Dịch vụ lưu trú bao gồm các cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu [42, tr.33]. Ngày nay, các loại hình cơ sở lưu trú ngày càng đa dạng phù hợp với các loại địa hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách như khách sạn, nhà nghĩ, nhà trọ, biệt thự, căn hộ cho thuê, các khu nghĩ dưỡng cao cấp... Dịch vụ ăn uống, bên cạnh kinh doanh dịch vụ lưu trú, KD dịch vụ ăn uống cũng là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trên TTDL. Ăn uống là nhu cầu tối thiểu đối với khách du lịch và phục vụ ăn uống đối với khách du lịch trở thành một hoạt động KD hấp dẫn thu hút các nhà KD trong và ngoài nước. Dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch phổ biến hiện nay là các nhà hàng cao cấp, nhà hàng tiệc đứng, nhà hàng đặc sản, nhà hàng ăn nhanh, nhà hàng gia đình... Dịch vụ giải trí và dịch vụ mua sắm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023