Các Chủ Thể Tham Gia Trên Thị Trường Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế


tham gia du lịch bao gồm hoạt động của các công viên giải trí, sở thú, bách thảo, các chương trình biểu diễn ca nhạc, chiếu phim, sòng bạc, các siêu thị, chợ, khu bán hàng lưu niệm... Các dịch càng phong phú, đa dạng, liên hoàn càng kích thích chi tiêu của du khách, mang lại nguồn thu đáng kể cho điểm du lịch ngoài nguồn thu kinh doanh lưu trú, ăn uống vận chuyển.

* Đặc điểm của hàng hóa du lịch trong hội nhập quốc tế.

Hàng hóa du lịch bao gồm các hàng hóa và dịch vụ trong đó bộ phận dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Vì thế, hàng hóa du lịch mang đặc điểm của dịch vụ, thể hiện những khía cạnh sau:

Hàng hóa du lịch mang tính vô hình. Thực chất hàng hóa du lịch là một kinh nghiệm hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu thành của nó có hàng hóa nên về cơ bản là không cụ thể (vô hình). Do không cụ thể nên không thể đặt ra vấn đề về nhãn hiệu cho hàng hóa du lịch như những hàng hóa thông thường khác vì vậy, mà hàng hóa du lịch rất dễ bắt chước, ví dụ như người ta có thể sao chép những chương trình du lịch, cách bài trí phòng đón tiếp hay quy trình phục vụ của những điểm KD du lịch khác. Mặt khác, do không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua và vì vậy nhiều người chưa từng đi du lịch sẽ phân vân khi chọn hàng hóa du lịch. Chính đặc điểm này mà các nhà KD du lịch muốn hàng hóa, dịch vụ du lịch đến với du khách cần phải quảng cáo du lịch, việc quảng cáo du lịch càng độc đáo, hấp dẫn sẽ thu hút khách du lịch càng đông.

Hàng hóa du lịch mang tính không đồng nhất. Vì được tạo thành chủ yếu từ dịch vụ nên hàng hóa du lịch khó đưa ra một quy chuẩn nhất định. Cùng một sản phẩm dịch vụ nhưng chất lượng có thể không giống nhau khi: cung cấp bởi nhân viên khác nhau, cung cấp cho những khách hàng khác nhau, cung cấp tại thời gian, địa điểm khác nhau. Ví dụ, trong một nhà hàng, khách sạn..., mặc dù có cùng tiêu chuẩn dịch vụ nhưng đánh giá của khách hàng sẽ khác nhau do mỗi khách hàng được phục vụ bởi một hoặc một nhóm nhân viên khác nhau. Nhân viên trong cùng đơn vị có thể có trình độ chuyên môn như nhau nhưng thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm đối với công việc... khác nhau sẽ tác động đến sự cảm nhận khác nhau về chất lượng dịch vụ giữa các khách hàng.

Hàng hóa du lịch không đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng. Việc tiêu dùng hàng hóa du lịch xảy ra trên cùng một không gian và thời gian. Vì vậy, hàng hóa du lịch gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, mà tài nguyên du lịch không thể di dời đi nơi khác, khách hàng phải tìm đến nếu muốn tiêu dùng hàng hóa du lịch. Mặt khác,


hàng hóa du lịch chủ yếu là dịch vụ, nên khách khi khách tiêu dùng thì lúc đó cơ sở KD mới cung cấp, hay nói cách khác lúc đó dịch vụ mới được sản xuất. Với đặc điểm này thì khách du lịch không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước khi mua và muốn tiêu dùng thì phải đến nơi sản xuất.

Hàng hóa du lịch mau hỏng và không sử dụng được. Hàng hóa du lịch chủ yếu là dịch vụ (vận chuyển, lưu trú, ăn uống...) nên không thể sản xuất trước, lưu kho và bán từ từ cho khách. Nói cách khác hàng hóa du lịch không thể dự trữ được và mau hỏng. Ví dụ. Số lượng buồng, phòng khách sạn, số chỗ ngồi trong nhà hàng..., nếu không thể bán ngay hôm nay thì khách sạn, nhà hàng sẽ mất doanh thu chứ không thể cộng thêm tất cả số buồng và chỗ ngồi đó vào số buồng và số chỗ ngồi của DN ngày hôm sau. Chính vì vậy, làm sao để tối đa hóa công suất theo từng ngày là điều mà các DNKD dịch vụ du lich luôn quan tâm và cố gắng khai thác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Ngoài những đặc điểm trên hàng hóa du lịch còn có những đặc điểm khác như tính thời vụ hay hàng hóa du lịch do nhiều nhà KD cung cấp trong nước và quốc tế tham gia cung ứng. Vì vậy, những đơn vị KD du lịch muốn đạt được kết quả như mong muốn phải hiểu được đặc điểm của hàng hóa du lịch để bố trí nhân sự, tổ chức hình thức KD phù hợp.

2.2.1.4. Các chủ thể tham gia trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 6

Theo định nghĩa pháp lý được quy định tại khoản 16 điều 4 Luật DN (2014) “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” [43, tr.2]. Như vậy, có thể hiểu chủ thể KD không phải chỉ là các “DN là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích KD” [43, tr2] mà là bất kỳ cá nhân, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Do đó, các chủ thể KD trên TTDL trong hội nhập quốc tế bao gồm các DNKD du lịch, các hộ KD cá thể, tổ hợp tác trong và ngoài nước.

Các DNKD du lịch. Đây là các DN trong nuớc và quốc tế cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch (KD lữ hành, KD dịch vụ lưu trú, KD phát triển KDL, điểm du lịch, KD dịch vụ du lịch trong KDL, điểm du lịch, đô thị du lịch du lịch, KD vận chuyển khách du lịch…). Các nhà KD coi du lịch là một cơ hội để kiếm lợi nhuận thông qua việc cung cấp các hàng hoá và dịch vụ nhằm đáp ứng cho nhu cầu của thị trường khách du lịch.


Hộ cá thể KD du lịch. Đây là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi giấy đề nghị đăng ký hộ KD đến cơ quan đăng ký KD, nơi đặt địa điểm KD du lịch… Các hộ KD các thể về du lịch hầu hết là người dân địa phương, họ xem việc KD dịch vụ du lịch là cơ hội để phát triển kinh tế cho gia đình, vừa trở thành một thành phần kinh tế “vệ tinh” không thể thiếu trong hoạt động du lịch dịch vụ của địa phương trong thời kỳ hội nhập.

Tổ hợp tác KD du lịch. Tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác du lịch được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc KD du lịch, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Các tổ hợp tác KD du lịch thường tồn tại dưới hình thức tổ hợp tác du lịch nông nghiệp hay du lịch cộng đồng Homestay, nhưng phổ biến nhất là hình thức du lịch Homestay, đây là loại hình du lịch cộng đồng dành cho những du khách thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của người dân địa phương. Du khách sẽ cùng ăn, ngủ và sinh hoạt tại nhà dân để tự mình khám phá những nét văn hóa bản địa độc đáo. Hiện nay, mô hình du lịch này ngày càng được ưa chuộng, nhất là tại các điểm du lịch vùng núi, nông thôn.

2.2.1.5. Cơ chế hình thành giá cả, cạnh tranh trên thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

TTDL trong hội nhập quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế hình thành giữa khách du lịch và nhà KD. Trên thị trường này, lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ du lịch được xã hội chấp nhận phải thông qua tương tác giữa cung và cầu, chính sự tác động giữa cung và cầu trên TTDL hình thành nên giá cả thị trường.

Cung và cầu du lịch về số lượng và giá cả thị trường của hàng hóa du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giá cả hàng hóa du lịch là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa du lịch trên TTDL. Trong cơ chế thị trường giữa người mua đại diện cho cầu và người bán, người sản xuất các sản phẩm du lịch và các nhà môi giới trung gian đại diện bên cung thường khác nhau về mục tiêu và lợi ích kinh tế thậm chí trái ngược nhau (người mua muốn giá cả hàng hóa thấp, còn người bán muốn giá cả hàng hóa cao) nhưng lại phụ thuộc lẫn nhau. Bên bán cần bên mua để thực hiện mục tiêu lợi nhuận và bên mua cần bên bán để thực hiện được lợi ích của mình. Khi tổng lượng cung thấp hơn so với tổng lượng cầu du lịch thì giá cả trên thị trường tăng cao hơn so với hao phí lao động cá biệt, lợi nhuận cao. Các nhà KD du lịch


thường mở rộng hoạt động KD. Ngược lại, khi cung du lịch dư thừa, tức tổng lượng cung vượt quá tổng lượng cầu du lịch, giá cả TTDL sẽ thấp hơn so với hao phí lao động cá biệt, lợi nhuận thấp thậm chí thua lỗ. Các nhà KD du lịch thường thu hẹp sản xuất KD. Trường hợp khi tổng cung và tổng cầu du lịch tương ứng với nhau thì giá cả du lịch trên thị trường bằng giá trị của nó thị trường sẽ ổn định và các nhà KD du lịch hoạt động sản xuất bình thường và ngày càng phát triển.

Khi giá cả hàng hóa du lịch của điểm đến tăng lên thì nhu cầu của khách du lịch sẽ giảm xuống và ngược lại, khi giá cả du lịch điểm đến giảm xuống thì nhu cầu của khách du lịch tăng lên. Tuy nhiên, sự tác động này không phải lúc nào cũng theo quy luật, cũng có trường hợp đặc biệt, giá cả hàng hóa du lịch điểm đến tăng nhưng cầu du lịch không giảm. Trường hợp này do tính chất mùa vụ của du lịch quy định, ví dụ như vào mùa du lịch chính (thường gắn với các kỳ nghỉ dài) hoặc mùa lễ hội hay du lịch chữa bệnh và nhiều khi do yếu tố tâm lý, giá cả cao lại tạo sức hút mạnh đối với cầu du lịch.

Cạnh tranh là tất yếu diễn ra trên TTDL. Khi nền kinh tế càng phát triển, hội nhập quốc tế càng sâu, rộng thì mức độ cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt. Cạnh tranh trên TTDL trong hội nhập quốc tế do nhiều yếu tố quy định, song yếu tố quyết định là giá cả. Trên TTDL thường diễn ra cạnh tranh giữa người bán với người bán, người mua với người mua; cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế;… Khi giá cả hàng hóa du lịch tăng tất yếu sẽ có lợi cho người bán. Do đó, diễn ra sự cạnh tranh giữa người bán với nhau, các nhà KD du lịch tìm mọi biện pháp lôi kéo khách hàng nhằm tiêu thụ càng nhiều hàng hóa du lịch, lợi nhuận càng lớn. Quá trình cạnh tranh này diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực KD lưu trú, ăn uống và dịch vụ trọn gói. Khi giá cả hàng hóa du lịch giảm sẽ có lợi đối với người mua. Khi đó, diễn ra sự cạnh tranh giữa người mua với nhau (khách du lịch và trung gian môi giới tiêu dùng du lịch). Dưới sự tác động tự phát của quy luật cung cầu trên TTDL trạng thái này sẽ dần được điều chỉnh và cân bằng nhưng trạng thái cân bằng đó thường xuyên bị phá vỡ.

Cũng như các thị trường hàng hóa khác, quá trình cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận trên TTDL tất yếu sẽ dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi nhiều nhà KD du lịch, luôn nỗ lực áp dụng khoa học công nghệ vào qúa trình tạo ra sản phẩm nhằm giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ du lịch. Hoặc để sản phẩm du lịch đến với người tiêu dùng, các nhà KD du lịch


phải nỗ lực giới thiệu, marketing du lịch. Trái lại, vì lợi nhuận một số nhà KD du lịch áp dụng mọi thủ đoạn để giành giật du khách, như phá giá sản phẩm du lịch, phá giá các tour, thậm chí tìm cách thôn tính lẫn nhau.

Như vậy, thông qua quan hệ cung cầu, giá cả cạnh tranh trên TTDL dễ dàng nhận thấy những ưu điểm nổi bật của cơ chế thị trường: Thúc đẩy nhanh quá trình xã hội hoá sản xuất làm cho phân công, chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, sự hợp tác lao động ngày càng cao, kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động xã hội, làm cho hàng hoá, dịch vụ du lịch ngày càng đa dạng, phong phú, chất lượng tốt, giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; Kích thích lực lượng sản xuất phát triển mạnh, đẩy mạnh giao lưu kinh tế trong nước và tạo điều kiện cho TTDL hội nhập khu vực và quốc tế... Bên cạnh đó, quá trình cạnh tranh tìm kiếm lợi nhuận tất yếu xuất hiện những khuyết tật cơ chế thị trường: Cạnh tranh không lành mạnh trên TTDL, làm hàng giả, hàng nhái, hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng, trốn thuế, nâng giá hàng hóa dịch vụ du lịch, chặt chém du khách vào mùa cao điểm… Hơn thế, quá trình cạnh cạnh còn diễn ra khủng hoảng, phá sản, thất nghiệp, làm ô nhiểm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái và phân hóa giàu nghèo,… Vì thế, cần có sự can thiệp của nhà nước, của chính quyền địa phương nhằm làm hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị trường và phát huy những thế mạnh của cơ chế thị trường trên TTDL nhằm đưa TTDL ngày càng phát triển.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế

Thị trường du lịch phát triển trong điều kiện hội nhập quốc tế chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan:

2.2.2.1. Môi trường quốc tế

Môi trường quốc tế. Môi trường quốc tế là tổng thể các nhân tố như: môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, tài chính... những nhân tố này tồn tại ở trong mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của TTDL trong thời kỳ hội nhập.

Trước hết, những nhân tố này tác động trực tiếp tới cung du lịch, đặc biệt là các DNKD du lịch. Do khác nhau về môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, phong tục tập quán… nên mỗi quốc gia tồn tại môi trường KD du lịch không giống nhau, vì thế để không ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả KD của các DNKD du lịch ở các nước sở tại và nội địa, các DN phải tăng cường khả năng hội nhập thích ứng với


điều kiện KD trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là các DN buộc phải điều chỉnh mục tiêu, hình thức, chức năng hoạt động KD của mình nhằm nắm bắt kịp thời các cơ hội KD và đạt hiệu qua cao trong KD. Mặt khác, hoạt động KD du lịch trên TTDL quốc tế, đòi hỏi các DNKD du lịch phải nắm vững pháp luật quốc tế, pháp luật của từng quốc gia (luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, luật ngân hàng…) mà ở đó các DN sẽ hoạt động. Hơn nữa, giữa các nước thường tiến hành ký kết các hiệp định, hiệp ước và dần dần hình thành nên quá trình hợp tác KD du lịch trên cơ sở các điều ước hoặc hiệp định. Thực tiễn của nền kinh tế thế giới trong những năm qua đã chỉ ra rằng cùng với sự xuất hiện các liên minh kinh tế, liên minh thuế quan, liên minh chính trị… đã xuất hiện những thỏa thuận mới, song phương hoặc đa phương, đang tạo điều kiện thuận lợi cho KD trên lĩnh vực du lịch trong khu vực, quốc tế. Vì vậy, có thể khẳng định rằng chỉ trên cơ sở nắm chắc hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước mới cho phép DNKD du lịch đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn quốc gia, khu vực KD, hình thức KD, mặt hàng KD nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro.

Thứ hai, cầu du lịch chỉ phát triển khi môi trường chính trị ổn định. Trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng cũng như các thị trường khác, TTDL của mỗi quốc gia, mỗi địa phương chỉ tồn tại, phát triển trong một môi trường chính trị hòa bình, ổn định và phát triển. Nếu môi trường quốc tế bất ổn về chính trị xã hội như bạo loạn, khủng bố, chiến tranh dân tộc, tôn giáo hoặc khủng hoảng về kinh tế… thì TTDL ở quốc gia và vùng lãnh thổ đó không có điều kiện phát triển. Đối với nước ta hiện đang hội nhập sâu và đầy đủ hơn vào các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, mặt khác nước ta nằm trong khu vực có môi trường quốc tế tương đối ổn định, an toàn là điều kiện để TTDL phát triển.

2.2.2.2. Môi trường trong nước

Môi trường trong nước là tổng thể các nhân tố như: môi trường chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, tài chính... và cơ chế, chính sách của một quốc gia. những nhân tố này tồn tại ở trong mỗi quốc gia, chúng tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của TTDL trong thời kỳ hội nhập.

Một đất nước có nền kinh tế, văn hóa, tài chính phát triển, nền chính trị ổn định, không có chiến tranh, sắc tộc, tôn giáo, dân cư có thu nhập cao là điều kiện lý tưởng kích thích cầu du lịch trong và ngoài nước phát triển, đồng thời thu hút các đơn vị KD du lịch trong và ngoài nước đến đầu tư.


Đối với một địa phương, có môi trường chính trị ổn định, không có sự mâu thuẫn nội bộ giữa chính quyền địa phương và các sở, ban, ngành cùng thu nhập của người dân ổn định, cao; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng là điều kiện lý tưởng để phát triển TTDL trong hội nhập quốc tế.

2.2.2.3. Cơ chế, chính sách của một quốc gia

Hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc, cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng vì thế, TTDL luôn chịu ảnh hưởng của chính sách dài hạn và ngắn hạn nhằm phát triển TTDL của một quốc gia, hơn thế những chính sách đó luôn đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Chẳng hạn về chính sách dài hạn nhằm phát triển TTDL như chính sách đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, miễn thị thực, khuyến khích đầu tư tư nhân vào các lĩnh vực, ngành nghề du lịch, các chính sách phát triển TTDL bền vững luôn được các quốc gia áp dụng. Bên cạnh đó, TTDL được hình thành và nhanh chóng mở rộng nếu quốc gia đó có chính sách khuyến khích phát triển du lịch, hoạch định cơ chế, tạo lập môi trường cho các chủ thể tham gia TTDL và ngược lại nếu chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia không chú trọng đến phát triển du lịch, không tạo điều kiện, cơ chế thuận lợi thì TTDL không thể phát triển.

Vai trò của chính quyền địa phương trong việc tạo ra cơ chế, chính sách để phát triển TTDL trong thời kỳ hội nhập. Các chính sách về xây dựng quy hoạch phát triển du lịch của địa phương, hỗ trợ về nguồn vốn, nguồn nhân lực, hỗ trợ xúc tiến và quảng bá du lịch, hỗ trợ hợp tác quốc tế về phát triển du lịch, chính sách giá cả, thuế..., chính sách quản lý TTDL phát triển một cách bền vững, chủ động trong hội nhập quốc tế, chính sách cải cách hành chính của địa phương đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTDL

2.2.2.4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, điều kiện kinh tế - xã hội và dân số

Điều kiện tự nhiên. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu... ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển TTDL. Đối với du lịch, trước hết, địa phương phải có lợi thế về địa hình như rừng, núi, biển, sông, hồ... là điều kiện tiên quyết để thu hút du khách. Cùng với điều kiện về địa hình, điều kiện khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TTDL, tùy vào từng loại hình du lịch đòi hỏi có những điều kiện khí hậu khác nhau như: du lịch biển thì du khách thường thích khí hậu nắng nhiều, mưa tương đối ít, nhiệt độ ban đêm không cao, nhiệt độ nước biển ôn hòa, thích hợp nhất là

20oC đến 25oC. Hay nếu du lịch trượt tuyết thì du khách thích khí hậu lạnh... Tuy


vậy, nhưng thường những nơi có điều kiện khí hậu ôn hòa thường được khách du lịch ưa thích, khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm ướt, gió bão hay quá khô và nóng.

Tài nguyên du lịch, đóng vai trò quan trọng việc phát triển TTDL. Những nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có hệ thực vật, động vật đa dạng với trữ lượng lớn, có biển, ao, hồ, sông, suối, nguồn nước khoáng... sẽ hấp dẫn khách du lịch tham quan, thưởng ngoạn, vừa tạo điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch du lịch. Cùng với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn- tài nguyên do con người tạo ra, bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Các tài nguyên này có giá trị văn hóa lịch sử và tạo ra sản phẩm có ý nghĩa đặc trưng cho phát triển TTDL ở một địa phương hay một đất nước. Xu hướng phát triển chung của du khách không chỉ dừng lại ở việc chinh phục, khám phá du lịch thiên nhiên, mà hình thức du lịch văn hóa ngày càng trở nên phổ biến.

Điều kiện kinh tế-xã hội. TTDL của một địa phương hay một đất nước phát triển mạnh mẽ và không ngừng mở rộng khi có sự phát triển đồng bộ của hạ tầng kỹ thuật, các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông, điện, nước, khách sạn, nhà hàng... Đồng thời, KT-XH phát triển, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, cầu du lịch cũng theo đó tăng lên. Mức thu nhập người dân càng cao, cầu du lịch đòi hỏi ở mức cao hơn cả về chất lượng, cơ cấu, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Mặt khác, giá cả của hàng hóa và dịch vụ du lịch cũng là yếu tố có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau đối với cầu du lịch, thường là tỷ lệ nghịch đối với cầu du lịch. Nếu thu nhập người dân ngày càng tăng, giá cả hàng hóa và dịch vụ ổn định cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy TTDL phát triển. Nếu giá cả hàng hóa của các yếu tố đầu vào như lao động, đất đai giảm, làm giá thành sản xuất thấp, lợi nhuận tăng lên sẽ kích thích cung du lịch tăng. Ngược lại, giá cả hàng hóa và dịch vụ của các yếu tố đầu vào tăng, lợi nhuận thấp, các tổ chức KD du lịch thu hẹp phạm vi KD. Mặt khác, nếu giá cả hàng hóa và dịch vụ du lịch càng cao thì lượng cầu du lịch càng thấp và ngược lại. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví như

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí