Cơ Chế Giá Cả Và Cạnh Tranh Trên Thị Trường Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trong Hội Nhập Quốc Tế


KD lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi, giải trí (sản xuất đá mỹ nghệ, KD karaoke, massage...). Quy mô KD của các hộ cá thể đa số nhỏ lẻ, chủ yếu một người KD, đối tượng KD thuộc nhiều thành phần xã hội khác nhau, trình độ hiểu biết khác nhau; nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của nhiều hộ KD chưa cao.

Tổ hợp tác KD du lịch. Tổ hợp tác KD du lịch ở Đà Nẵng với thành viên là những hộ dân đang KD loại hình dịch vụ du lịch homstay trên địa bàn TP. Du lịch homestay mang đến cho du khách trải nghiệm chân thực về cuộc sống của người dân địa phương, tạo cơ hội việc làm cho nhiều gia đình ở khu vực nông thôn, miền núi, tạo ra giá trị đối với việc bảo vệ và phát huy di sản văn hóa. Ở Đà Nẵng, tổ hợp tác du lịch homestay cũng đã xuất hiện chủ yếu ở các nơi như làng Phong Nam (xã Hòa Châu), làng Túy Loan (xã Hòa Nhơn), thôn Phú Túc (xã Hòa Phú) nhưng chưa mấy thành công và đang gặp rất nhiều khó khăn, rất khó để kết nối với các công ty lữ hành trên địa bàn TP [16].

Hiện nay, ngoài những tổ hợp tác KD du lịch homestay, trên địa bàn TP có khoảng 15 hộ KD homestay dưới dạng nhà vườn, các hộ KD là các DN tư nhân trong nước. Các DN thường tự quảng cáo địa điểm KD của mình lên mạng internet nhằm thu hút khách nhỏ lẽ trong và ngoài nước thích khám phá trải nghiệm TP Đà Nẵng. Mặt khác, các hãng lữ hành trên địa bàn Đà Nẵng như Vietdatravel, Vitour, Saigontourist, Đà Nẵng xanh… đều không có tour homestay cố định và có sẵn để phục vụ du khách. Hầu hết chỉ tổ chức những tour du lịch homestay khi khách có nhu cầu, tuy nhiên đối tượng khách này cũng không nhiều và không thường xuyên.

3.2.5. Cơ chế giá cả và cạnh tranh trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Trong thời gian qua, TP Đà Nẵng đã thực hiện chính sách giá cả các hàng hóa du lịch đều do thị trường quyết định. TTDL Đà Nẵng có nhiều loại hình du lịch khác nhau, nhiều chủ thể tham gia KD du lịch. Các công ty lữ hành và các cơ sở KD dịch vụ ẩm thực không có sự liên kết với nhau, chỉ trừ một số công ty du lịch lớn có liên kết với các cơ sở KD ẩm thực có thương hiệu. Do đó, dẫn đến tình trạng giá cả của các cơ sở KD du lịch không có sự thống nhất, đôi khi vẫn còn mang tính tự phát. Một số cơ sở KD du lịch, công ty lữ hành, ăn uống không làm đầy đủ các thủ tục đăng ký theo đúng các danh mục KD, tình trạng đó dẫn đến việc trốn thuế, lậu thuế, KD sai mục đích làm thất thoát nguồn thu ngân sách.


Mặt khác, do TTDL có những đặc thù nhất định, tính mùa vụ của du lịch thường ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa dịch vụ du lịch. Đặc biệt, trong những ngày lễ, tết, mùa hè (mùa du lịch) lượng khách trong nước và quốc tế đến TP tăng cao, các DNKD du lịch thường tăng giá các hàng hóa dịch vụ du lịch (giá cả cơ sở lưu trú, vận chuyển, dịch vụ ăn uống, vé tham quan...), thậm chí các tiểu thương KD những mặt hàng thiết yếu ở các chợ trên địa bàn TP lợi dụng tăng giá cả cho khách du lịch trong những dịp này nhằm trục lợi. Chính quyền TP phối hợp với các sở, ban ngành liên quan thực hiện niêm iết giá và tăng cường kiểm tra, kiểm soát trong lĩnh vực niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết nhằm ổn định TTDL.

Mức phí tham quan các danh lam, thắng cảnh trên địa bàn đều được niêm iết giá theo quy định của Nghị Quyết của Hội đồng nhân dân TP trong từng năm, từng thời điểm. Từ năm 2015 UBND TP ban hành văn bản giao nhiệm vụ cho các sở, ngành và UBND các quận, huyện bổ sung dịch vụ lưu trú du lịch vào danh mục hàng hóa, dịch vụ kê khai giá và phê duyệt danh sách các tổ chức, cá nhân KD lưu trú du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng thực hiện kê khai giá. Theo đó, Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện thông báo đến các tổ chức, cá nhân có tên tại danh sách phê duyệt thực hiện kê khai giá theo quy định của UBND TP. Đồng thời, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện kê khai giá, niêm yết giá. Sở VHTTDL TP có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng thông báo trên phương tiện phát thanh, truyền hình đến các tổ chức, cá nhân KD du lịch trên địa bàn TP thực hiện kê khai giá, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư TP và các địa phương rà soát, cập nhật danh sách các tổ chức, cá nhân KD lưu trú du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng, định kỳ hàng quý gửi Sở Tài chính để trình UBND TP xem xét điều chỉnh danh sách phù hợp. Nhờ vậy mà giá cả TTDL TP ổn định, thu hút ngày càng đông cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đến Đà Nẵng tham gia đầu tư KD du lịch đồng thời thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến Đà Nẵng.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

3.3.1. Những kết quả đạt được

3.3.1.1. Phát triển cầu du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 13

Với những nỗ lực đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật, đa dạng sản phẩm dịch vụ đáp ứng như cầu đa dạng của du khách trong thời kỳ hội nhập, vì thế khách


du lịch trên TTDL TP Đà Nẵng ngày tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân khách du lịch đến Đà Nẵng trong những năm qua (2007-2016) là 21,93%/năm, tăng gấp gần 2 lần so với giai đoạn trước (2000-2006,chỉ 15,2%). TTDL phát triển đã đóng góp thúc đẩy KT-XH TP phát triển.

Trước khi nước ta gia nhập WTO doanh thu trực tiếp từ ngành du lịch giai đoạn 2003-2006 tăng chậm, bình quân chỉ đạt 8,2%/năm, từ 256 tỷ đồng năm 2003 tăng lên 435 tỷ đồng năm 2006 tương ứn với mức tăng 1,65 lần. Tuy nhiên, giai đoạn 2007-2016, doanh thu du lịch đã tăng đáng kể, bình quân đạt 29,6%, tăng hơn 3 lần so với giai đoạn 2003-2006. Năm 2007, tổng doanh thu du lịch đạt 626 tỷ đồng, tăng 43,9% so với năm 2006. Năm 2016 doanh thu ngành du lịch đạt 5.318 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với 2006. Đóng góp của ngành du lịch Đà Nẵng năm 2016 khoảng 7,62% GDP của TP, cao hơn mức trung bình của cả nước 0,6% (cả nước 6,02%).

Ngoài đóng góp doanh thu cho ngành, TTDL TP cũng đã góp phần đóng góp vào GDP của TP (doanh thu gián tiếp- doanh thu xã hội) khá lớn. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2016 đạt 31,65%/năm. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2010 đạt 3.097 tỷ đồng, trong đó thu nhập từ khách nội địa đạt 2.044 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65,99%, thu nhập từ khách quốc tế chiếm 34,1%. Năm 2016 đạt

16.000 tỷ đồng, tăng gấp 2,51 lần so với năm 2009, đóng góp 22,92% GRDP của TP trong đó, thu nhập từ khách quốc tế nội địa đạt 8.080, chiếm tỷ trọng 50,5%, thu nhập từ khách quốc tế đạt 7.920 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 49.5%. [Bảng 3.8, phụ lục 1]. Kết quả trên cho thấy, trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành du lịch của địa phương đã có đóng góp rất lớn đến việc phát triển KT-XH của TP, đặc biệt quá trình hội nhập đã thu hút số lượng khách quốc tế ngày càng gia tăng, mặc dù lượng khách quốc tế chỉ đạt hơn 30% trong tổng lượng du khách đến Đà Nẵng, nhưng đóng góp của du khách quốc tế vào doanh thu xã hội của TP chiếm tỷ lệ không nhỏ đạt gần 50%. Điều này chứng tỏ các khoản chi tiêu của khách quốc tế cao, số ngày lưu trú ngày càng dài, đây là dấu hiệu tốt cho TTDL Đà Nẵng trong thời kỳ hội nhập.

3.3.1.2. Phát triển cung du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Một là, quản lý của thành phố Đà Nẵng đối với thị trường du lịch trong hội nhập quốc tế. Chính thức tham gia vào quá trình hội nhập sâu rộng, toàn diện và nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới và khu vực với tư cách là thành viên WTO năm 2007, AEC năm 2015 đã tạo nhiều cơ hội cho TTDL Việt Nam phát triển bình


đẳng với TTDL các nước trong khu vực và thế giới và điều kiện tiếp cận nhiều thuận lợi cũng như thách thức do quá trình hội nhập và toàn cầu hóa mang lại. Trong xu thế hội nhập đó, TTDL Đà Nẵng đã và đang chịu sự tác động mạnh mẽ, đặc biệt là những thách thức từ quá trình hội nhập kinh tế sâu và toàn diện của TTDL nước nhà. Mặc dù vậy, công tác quản lý nhà nước về TTDL ở Đà Nẵng đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng thúc đẩy TTDL phát triển.

Về công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển TTDL luôn được chú trọng. Mỗi thời kỳ phát triển luôn có những quy hoạch, kế hoạch cụ thể nhằm định hướng hiệu quả đến phát triển du lịch địa phương. Năm 2010, TP đã ban hành Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch TP Đà Nẵng đến năm 2020. Năm 2011, ban hành Chương trình phát triển Du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015”. Năm 2016, đang thực hiện điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch TP Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, đang hoàn chỉnh Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn TP đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch sinh thái phía Tây TP, phối hợp xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia Sơn Trà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Về công tác quản lý đầu tư ngành du lịch. Để mở rộng quy mô, xây dựng môi trường du lịch chuyên nghiệp phù với với việc Việt Nam mở cửa và hội nhập với thế giới rất nhiều các đề án đã được nghiên cứu và thực hiện để khai thác các tuyến du lịch phía Tây, tây Nam TP và khu vực đèo Hải Vân. Mặt khác, TP Đà Nẵng đã tập trung kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các trung tâm du lịch ven biển quốc tế, trọng tâm là các dự án tại bán đảo Sơn Trà, các dự án ven biển đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa, Khu vực Làng Vân, Nam Ô và Trung tâm TP. Hiện nay, TP đã hoàn thành và triển khai kế hoạch xây dựng và nâng cấp nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn để phục vụ khác du lịch. Tính đến năm 2016 đã có 83 dự án du lịch dịch vụ đã và đang triển khai đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 7.300 triệu USD (153.300 tỷ đồng), trong đó có 20 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 1.280 triệu USD (tương đương 26.800 tỷ đồng) và 63 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn 6.020 triệu USD (tương đương 126.420 tỷ đồng). Đồng thời Đà Nẵng đã có chủ trương rà soát lại tiến độ các dự án và xem xét thu hồi các dự án chậm triển khai để tổ chức kêu gọi đầu tư, theo chỉ đạo của TTgCP [48].


Về quản lý nhà nước trên TTDL. Từng bước đi vào chiều sâu trong công tác quản lý, TP đã xây dựng được các Quy chế tổ chức hoạt động du lịch tại khu vực: Bán đảo Sơn Trà, công viên Biển Đông, bãi biển du lịch dọc tuyến đường Nguyễn Tất Thành, cũng như các Quy chế quản lý hoạt động du lịch đường thủy, Quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan thường trực chống chèo kéo, bu bám khách du lịch, Quy chế phối hợp giữa Trung tâm hỗ trợ du khách và các ngành, các đơn vị liên quan. Đồng thời, đã có những Quyết định chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực quản lý môi trường, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch. Bên cạnh đó, cũng đã nhanh chóng triển khai Thông tư số 05/2011/TT-BVHTTDL-BGTVT "Quy đinh về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho ô tô vận chuyển khách du lịch”. Năm 2015 UBND TP ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/7/2015 của TTgCP về việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch có giao nhiệm vụ cụ thể tới các đơn vị liên quan. Ngay khi TP ban hành kế hoạch, Sở VHTTDL rốt ráo đề nghị các khu, điểm tham quan du lịch bố trí lực lượng bảo vệ, an ninh thường xuyên kiểm tra, lắp đặt camera an ninh, theo dõi tình hình các hoạt động trong khu vực của đơn vị để đảm bảo an toàn cho du khách.

Về công tác thanh tra, kiểm tra được TP coi trọng và triển khai thường xuyên nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và an toàn cho du khách. Trong năm 2016, Sở Du lịch đã kiểm tra, xử phạt 03 đơn vị hoạt động KD lữ hành trái phép với 72,5 triệu đồng, trong đó tước giấy phép lữ hành quốc tế 24 tháng đối với 02 đơn vị cho người nước ngoài mượn tư cách pháp nhân để hoạt động lữ hành quốc tế và 01 đơn vị hoạt động KD lữ hành quốc tế không có giấy phép lữ hành quốc tế; phát hiện 36 người nước ngoài vi phạm (28 người Hàn Quốc và 08 người Trung Quốc), trong đó Sở đã xử phạt 16 trường hợp với số tiền 292,5 triệu đồng và chuyển hồ sơ 20 trường hợp cho Công an TP xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

Về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Một trong những yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển TTDL, đưa TTDL hội nhập sâu hơn với TTDL thế giới đó là phát triển chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Đề án giải pháp nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015 để đáp ứng nhu cầu và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch của TP. Quy định về việc đào tạo theo tiêu chuẩn ngành nghề trong lĩnh vực du lịch cũng đã được ban hành. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng


phát triển nguồn nhân lực trên thị trường du lịch được tăng cường và tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo đa dạng hóa chuyên ngành đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, HDV du lịch.... cho người lao động du lịch TP. Việc phối hợp, hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp đã được chú trọng [48].

Về xúc tiến du lịch. Trong những năm qua, công tác xúc tiến quảng bá đã được đầu tư và có sự chuyển biến thông qua việc tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch, Famtrip, quảng bá đến các thị trường quốc tế với qui mô ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, tổ chức nhiều sự kiện lớn: Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế, cuộc thi marathon quốc tế, dù lượn quốc tế... Điểm đến Đà Nẵng đã được nhiều du khách, doanh nghiệp, các tổ chức du lịch, các tạp chí, trang mạng chuyên về du lịch trên thế giới bình chọn và đánh giá cao. Những danh hiệu đạt được đã góp phần định vị hình ảnh và từng bước khẳng định thương hiệu của du lịch thành phố đến thị trường trong nước và quốc tế. Thành phố đã xúc tiến mở và duy trì nhiều đường bay trực tiếp đến với Đà Nẵng. Tính đến nay, thành phố có 20 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng; trong đó có 11 đường bay trực tiếp thường kỳ và 09 đường bay trực tiếp thuê chuyến. Hiện nay các đường bay hoạt động thuê chuyến và trực tiếp đang hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó TP cũng đẩy mạnh xúc tiến du lịch đường biển và đường bộ. Nhờ thế, khách du lịch đến Đà Nẵng ngày càng tăng, năm 2016 tổng lượng khách đến Đà Nẵng đạt 5.510.000 lượt, trong đó khách quốc tế 1.660.000 lượt [48].

Hai là, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế. Nguồn ngân sách để phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015 đã được TP ưu tiên hơn so với giai đoạn 2006-2010. Tổng kinh phí ngân sách cấp giai đoạn 2011- 2015 là 18,78 tỷ đồng, tăng 177% so với giai đoạn 2006-2010 (6,78 tỷ đổng). Năm 2016. Bên cạnh đó, TTDL phát triển thu hút nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Năm 2016 đã thu hút vốn đầu tư ngoài nhà nước 153.300 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư nước ngoài 26.800 tỷ đồng [48].

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất chuyên ngành không ngừng được đầu tư nâng cấp cả về số lượng và chất lượng: Về hệ thống cơ sở cơ sở lưu trú không ngừng được bổ sung về số lượng và gia tăng về chất lượng. Số lượng phòng giai đoạn 2007-2016 tăng gần 8 lần so với giai đoạn trước đó. Tương ứng với đó, chất lượng các cơ sở lưu trú không ngừng được tăng lên, đặc biệt, với chuỗi khách sạn và resort 5 sao


mới hình thành trong 10 năm qua của nhiều thương hiệu lớn trên thế giới xuất hiện tại Đà Nẵng đã đáp ứng nhu cầu du khách có nhu cầu ngày càng cao của du khách, đồng thời đã định vị nên hình ảnh và thương hiệu cho du lịch Đà Nẵng trên TTDL. Về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong hơn 10 năm qua trên TTDL TP Đà Nẵng đã có thêm nhiều tổ chức, DN trong nước và quốc tế KD lĩnh vực lữ hành. Vì thế, tốc độ tăng trưởng của các công ty lữ hành giai đoạn 2007-2016 tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước. Nhiều DN đã thể rõ tính chuyên nghiệp, có uy tín đã tạo nên thương hiệu du lịch TP. Tham gia cung ứng và làm dịch vụ trên TTDL TP, không chỉ có thành phần kinh tế nhà nước mà còn thu hút nhiều thành phần kinh tế khác tham gia, đặc biệt là kinh tế tư nhân ngày càng thể hiện rõ vai trò trong việc cung ứng và làm dịch vụ du lịch. Về dịch vụ ăn uống, sự phát triển của TTDL đã kích thích các DNKD dịch vụ ăn uống phát triển. Hệ thống nhà hàng tại Đà Nẵng phát triển khá nhanh, đa dạng và phong phú. Tốc độ tăng trưởng của các công ty KD dịch vụ ăn uống giai đoạn 2007-2016 tăng gấp 3 lần so với giai đoạn trước. Các nhà hàng, cơ sở KD dịch vụ ăn uống trên địa bàn là những “đại sứ ẩm thực”, không ngừng hoàn thiện và gia tăng chất lượng dịch vụ nhằm góp phần xây dựng thương hiệu ẩm thực, hình ảnh môi trường du lịch của Đà Nẵng và cũng là cho chính nhà hàng, cơ sở đó [13].

Ba là, thu hút lực lượng lao động vào thị trường du lịch. TTDL TP hội nhập ngày càng sâu, rộng với TTDL khu vực và thế giới, đã thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực du lịch, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú, nhiều dự án quy mô, đẳng cấp nghỉ dưỡng, giải trí với chất lượng vượt trội trong thời gian gần đây là điều kiện thuận lợi thu hút số lượng lớn lao động trong cả nước vào làm việc trong ngành du lịch, theo đó yêu cầu chất lượng lao động ngày càng tăng lên. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, năm 2006, Đà Nẵng có trên 3.200 lao động làm việc trong ngành du lịch, đến năm 2016 tổng số người làm việc trong ngành du lịch đã tăng lên là 27.000 người (cho 270 DN lữ hành, 573 cơ sở lưu trú, 454 DNKD dịch vụ ăn uống), gấp hơn 8 lần so với thời điểm gia nhập WTO năm 2007. Chất lượng nhân lực du lịch trên địa bàn TP không ngừng được cải thiện cả về trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Năm 2016 lao động qua đào tạo chuyên ngành du lịch khá cao chiếm tỷ lệ 60,04% và 64,575 lao động có trình độ ngoại ngữ [48]. Như vậy, TTDL phát triển đã tạo công ăn việc cho người lao động,


không chỉ người dân địa phương mà còn tạo việc làm cho lao động của các tỉnh thành trong cả nước, góp phần đóng góp vào sự phát triển KT-XH của TP nói riêng và của cả nước nói chung.

3.3.1.3. Phát triển hàng hóa du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Thị trường du lịch TP đã thu hút được nhiều nguồn lực cho xây dựng và phát triển hàng hóa, dịch vụ du lịch. Hàng hóa, dịch vụ du lịch (sản phẩm du lịch) tăng cả về chất lượng, số lượng và đa dạng về loại hình. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng hóa và có sức hấp dẫn, trở thành điểm đến thu hút khách như: KDL Bà Nà Hills, Công viên Châu Á, các khu vui chơi, giải trí, mua sắm, các khu nghỉ dưỡng biển... cùng với một số sự kiện đã trở thành những sản phẩm du lịch có giá trị nổi bật và thực sự hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế... Bên cạnh duy trì các sản phẩm hiện có và thế mạnh của mình, đến nay TTDL TP đã nẵng đã có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới, sản phẩm độc và lạ như “lặn biển ngắm san hô”, “lên rừng xuống biển”, “vòng quanh bán đảo Sơn Trà”, “ngằm TP trên cao bằng trực thăng” hay “tàu hỏa leo núi”, KDL Suối khoáng nóng Núi Thần Tài... đã tạo được tiếng vang và tiếp tục là sản phẩm du lịch ấn tượng của TP. Ngoài ra, du lịch Đà Nẵng còn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn, đó là du lịch văn hóa-tâm linh, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng. TP cũng đang tiến hành các hoạt động nâng cấp bảo tàng điêu khắc Chăm, phát triển lễ hội Quán Thế Âm, nhằm đa dạng hóa cũng như tạo thêm sự hấp dẫn cho các sản phẩm du lịch hiện có. Như vậy, việc gia tăng nguồn cung sản phẩm du lịch là điều kiện để TTDL TP có thêm nhiều KDL, nhiều điểm du lịch hấp dẫn, không gian du lịch được mở rộng.

3.3.1.4. Các chủ thể trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Trong những năm qua, TTDL TP Đà Nẵng hội nhập và phát triển đã thu hút các chủ thể kinh tế trong nước và quốc tế tham gia KD tập trung trên các lĩnh vực dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành và dịch vụ ăn uống. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO và AEC (2000-2006) thì số DNKD dịch vụ lưu trú ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng còn thấp 77,08%, thế nhưng trong vòng 10 năm trở lại đây đã kích thích các thành phần kinh tế tham gia, trong đó các DN ngoài nhà nước chiếm 92,43%. Các DN tập trung KD hệ thống cơ sở lưu trú chất lượng cao là điểm sáng nỗi trội trên TTDL TP.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí