Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Ngành Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng


mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch, thương mại; tập trung thu hút đầu tư vào công nghiệp cao, công nghệ thông tin”.

Bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động về kinh tế, chính trị, môi trường, khí hậu. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các điểm đến, giữa các DNKD du lịch trong và ngoài nước ngày càng cao, để đưa TTDL của TP hội nhập sâu hơn với thị trường du lịch quốc tế. Ngày 9/11/2015 UBND TP Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 8373/QĐ-UBND về Đề án phát triển du lịch TP Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, tạo điều kiện cho việc khai thác có hiệu quả những tiềm năng, lợi thế du lịch để tạo bước đột phá đối với ngành du lịch TP.

Đồng thời, TP đã thúc đẩy mạnh mẽ chính sách xúc tiến du lịch.

Nhận thức rõ quá trình hội nhập quốc tế có tác động to lớn đến sự phát triển của TTDL, trong những năm qua công tác xúc tiến du lịch đã được TP chú trọng đầu tư. Phát huy vai trò cửa ngõ quốc tế thứ 3 của cả nước, là điểm đến các di sản thế giới tại miền Trung, xây dựng thương hiệu Đà Nẵng là TP nghỉ biển quốc tế. Bên cạnh đó, để kích cầu và phát triển TTDL, chính quyền TP Đà Nẵng đã phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng và các phương tiện truyền thông đại chúng tập trung quảng bá du lịch đến trong và ngoài nước, các hình thức quảng bá được TP áp dụng đó là:

Tổ chức các đoàn Famtrip, các nhà báo từ các nước Nhật, Pháp, Hồng Kông, Thái Lan, Mỹ, Hàn Quốc, Nga, Lào và các hãng lữ hành quốc tế đến khảo sát sản phẩm, giao lưu hợp tác với các hãng lữ hành của TP đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch TP các phương tiện truyền hình, báo chí của Trung ương và địa phương.

Tổ chức thành công các chương trình hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đà Nẵng đến các thị trường trong nước như roadshow tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Cần Thơ, Hải Phòng, các hội cợ thương mại quốc tế tại các địa phương trong cả nước. Song song với công tác xúc tiến và phát triển thị trường trong nước, thành phố đẩy mạnh công tác xúc tiến một số thị trường ở nước ngoài như: Hội chợ năm du lịch quốc gia Lào, hội chợ Leisere Nga, hội chợ ITE Hồng Kông, hội chợ Thượng Hải, triển lãm Style Ma Cao...Thường xuyên quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng thông qua các ấn phẩm tập gấp, brochure, bản đồ du lịch, đĩa phim tại các quầy thông tin du lịch tại nhà ga sân bay, bến xe, bến tàu và đăng tải trên các máy tra cứu thông tin, trên các website, cổng thông tin du lịch và các kênh truyền hình...


Sở VHTT&DL kết hợp với các Sở, Ban, Ngành của TP tổ chức thành công các sự kiện định kỳ hàng năm như: cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế từ 2008 đến nay. Cuộc thi Maraton quốc tế, Điểm hẹn mùa hè, Lễ hội Quan Thế Âm, cuộc thi đầu bếp giỏi, đua thuyền buồm... Ngoài các sự kiện định kỳ hàng năm, TP cũng đã đăng cai tổ chức một số sự kiện trong nước và quốc tế như các hội nghị, hội thảo gia và quốc tế, cuộc thi người đẹp, hoa hậu, dù bay... góp phần quan trọng thúc đẩy công tác tuyên truyền quảng bá về những thành tựu và hình ảnh của TP nói chung và ngành du lịch nói riêng trên TTDL trong và ngoài nước.

3.2.2.2. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch thành phố Đà Nẵng

Nhằm tạo điều kiện cho TTDL phát triển, trong những năm qua Đà Nẵng không ngừng nỗ lực đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, vì vậy cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của TP phát triển cả về số lượng và chất lượng:

Về hệ thống cơ sở lưu trú.

Trong những năm qua, hoạt động KD cơ sở lưu trú của TP có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng.

Biểu 3 6 Hệ thống lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000 2016 Nguồn 1


Biểu 3.6: Hệ thống lưu trú tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2000-2016

Nguồn: [48]

Về số lượng, nếu như giai đoạn từ 2000-2006, bình quân số khách sạn tăng 8,38% và số phòng tăng 4,29% (năm 2000 có 60 khách sạn với 2.121 phòng, đến năm 2006 là 105 khách sạn và 3244 phòng). Giai đoạn từ 2007-2016, bình quân số khách sạn tăng hơn 2 lần so với giai đoạn trước đó, đạt 19,28% (từ 137 khách sạn


năm 2007 lên 572 khách sạn năm 2016), và số phòng tăng bình quân hơn gần 6 lần so với giai đoạn trước, đạt 23,1% (năm 2007: 4.134 phòng, năm 2016: 21.197 phòng).

Về chất lượng, giai đoạn từ năm 2000-2006, toàn TP chỉ có 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao, tương ứng với 725 phòng. Đến giai đoạn 2007-2016, có sự phát triển mạnh mẽ đối với hệ thống cơ sở có chất lượng cao. Đặc biệt, các khách sạn, resort cao cấp đạt tiêu chuẩn 4-5 sao tăng nhanh trong những năm trở lại đây. Nếu như năm 2008, Đà Nẵng chỉ có 1 khách sạn 5 sao là Furama và 1 khách sạn 4 sao Sandy Beach với tổng số 321 phòng. Đến cuối năm 2016 đã có 113 khách sạn được xét đạt tiêu chuẩn từ 3-5 sao, tăng gấp 11 lần so với giai đoạn trước, tương đương với 11.332 phòng.[48]. Sự tăng trưởng của cơ sở lưu trú chất lượng cao của TP cùng với sự xuất hiện của các khách sạn 5 sao, các KDL tổng hợp ven biển, các khu resort nghỉ dưỡng biển cao cấp đã đáp ứng nhu cầu từ khách du lịch nghỉ dưỡng cao cấp đến khách công vụ, khách du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị (MICE), khách vãng lai trong và ngoài nước, đồng thời đưa Đà Nẵng trở thành một trung tâm du lịch lớn của miền Trung và cả nước.

Về hoạt động KD lữ hành. Hoạt động KD lữ hành của TP Đà Nẵng trong những năm qua tiếp tục phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, phần nào đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của TTDL trong thời kỳ hội nhập.

Biểu 3 7 Các đơn vị kinh doanh lữ hành tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ 2

Biểu 3.7: Các đơn vị kinh doanh lữ hành tại thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ 2000-2016

Nguồn: [48]

Số lượng các DN lữ hành liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2000-2006, tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,39% (năm 2000 có 52 đơn vị KD lữ hành, đến năm 2006 có 72 đơn vị KD lữ hành). Giai đoạn 2007-2016, tốc độ tăng trưởng DN lữ


hành trung bình năm là 14,55%, cao gấp gần 3 lần so với giai đoạn trước hội nhập (năm 2007 có 74 đơn vị KD lữ hành và lên đến 270 đơn vị KD lữ hành vào năm 2016) [48].

Về chất lượng, nhìn chung các đơn vị đã tổ chức được nhiều chương trình tham quan trong nước và nước ngoài khá hấp dẫn, tạo được ấn tượng tốt về chất lượng, chương trình tham quan và chất lượng phục vụ của đội ngũ hướng dẫn viên, lái xe du lịch đối với du khách trong và ngoài nước.

Về dịch vụ ăn uống. Hội nhập quốc tế thúc đẩy các cơ sở vật chất của ngành du lịch phát triển, cùng với sự phát triển của hệ thống cơ cở lưu trú, lữ hành, các cơ sở KD dịch vụ ăn uống liên tục phát triển.

Về số lượng, các DNKD dịch vụ ăn uống liên tục tăng qua các năm. Giai đoạn 2000-2006, tốc độ tăng trưởng bình quân là 9,78%. Năm 2000 có 38 đơn vị KD dịch vụ ăn uống, đến năm 2006 có 69 đơn vị KD dịch vụ ăn uống. Giai đoạn 2007- 2016, tốc độ tăng trưởng DNKD dịch vụ ăn uống bình năm là 23,80%, cao gấp gần 3 lần so với giai đoạn 2000-2006. Năm 2007 có 131 đơn vị KD dịch vụ ăn uống và lên đến 454 đơn vị KD dịch vụ ăn uống vào năm 2016 [15].

Về chất lượng, trước đây, các nhà hàng trên địa bàn TP có quy mô nhỏ, phục vụ chủ yếu dân cư địa phương và khách du lịch nội địa. Đến nay, các cơ sở KD dịch vụ ăn uống đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa các sản phẩm ăn uống, mua sắm để phục vụ khách ngày càng tốt hơn. Nhiều cơ sở đã tạo được thương hiệu riêng và được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến như: chuỗi nhà hàng đặc sản Trần, Apsara, For You, Phì Lũ, Trúc Lâm Viên, San Hô, Không Gian Xưa, Mỹ Hạnh...

Về kết cấu hạ tầng giao thông. Trong những năm qua, kết cấu cơ sở hạ tầng KT-XH của TP không ngừng được đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là lĩnh vực giao thông vận tải. Phương tiện vận tải của TP tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, theo đó năng lực vận chuyển khách du lịch được tăng lên. Đến cuối năm 2016, toàn TP có trên 300 đầu xe đời mới và hệ thống taxi hơn 1000 xe, từ 4-7 chỗ như: Mai Linh Taxi, Airport Taxi, Taxi Vina Sun, Taxi Tiên Sa, Taxi Đà Nẵng, Taxi Hải Vân. Ngoài ra TP còn có khoảng 500 xe ô tô vận chuyển du khách. Điểm khác biệt khi du lịch tại Đà Nẵng là đội xích lô du lịch gồm 70 chiếc, sẵn sàng phục vụ du khách khi có nhu cầu tham quan.


Về phương tiện vận chuyển khách du lịch bằng đường hàng không luôn được TP chú trọng. Năm 2016, TP có 20 đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng đang hoạt động, trong đó có 11 đường bay trực tiếp thường kỳ và 09 đường bay trực tiếp thuê chuyến. Tiếp tục thu hút và mở thêm nhiều đường bay quốc tế đến Đà Nẵng, trong đó sẽ ưu tiên các đường bay từ Châu Âu và các thị trường gần như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore. Bên cạnh đó các đường bay nội địa kết nối Đà Nẵng với các vùng trong cả nước cũng tiếp tục mở rộng như Đà Nẵng-Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Vinh... Việc mở thêm các đường bay mới đến Đà Nẵng đã tạo điều kiện khai thác khách du lịch bằng đường không tăng cao [48].

Nhìn chung, phương tiện giao thông vận tải đầy đủ tiện nghi, đạt tiêu chuẩn về thẩm mỹ cũng như về kỹ thuật. Hệ thống xe taxi luôn sẵn sàng phục vụ du lịch hoạt động 24/24 giờ với. Hiện nay trên địa bàn TP đã hình thành đội xe điện bốn bánh để phục vụ khách du lịch được nhân dân và du khách đánh giá cao. Đối với phương tiện vận chuyển đường hàng không thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, máy bay đời mới, tiện nghi, chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách [72].

Cùng với hệ thống kết cấu giao thông, TP đã hoàn thành đầu tư mạng lưới điện phục vụ cho các dự án đầu tư tại bán đảo Sơn Trà. Hoàn thành hệ thống cấp nước giai đoạn 1 từ nhà máy cấp nước Sơn Trà đến Bãi Bắc và đang xúc tiến giai đoạn 2. Hệ thống thông tin liên lạc cơ bản đã hoàn thành và đưa vào phục vụ cho các dự án tại bán đảo Sơn Trà. TP cũng đã triển khai lắp đặt mạng lưới internet miễn phí tại một số vị trí trung tâm TP để phục vụ khách đến tham quan và du lịch tại Đà Nẵng. Ngoài ra, TP còn chỉnh trang đô thị, trồng cây xanh, điện chiếu sáng, vệ sinh môi trường, đảm bảo môi trường xã hội góp phần làm hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng.

Về cơ sở vui chơi giải trí-thể thao. Trong những năm qua, cơ sở vui chơi giải trí-thể thao Đà Nẵng có những bước phát triển nhanh chóng nhất là từ sau năm 2003, ngành du lịch được định hướng phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP.

Giai đoạn từ 2000- 2006, TP mới có một số điểm vui chơi giải trí như công viên 29/3, siêu thị Bài Thơ, siêu thị Big C, các bãi biển, một số vũ trường (như Phương Đông, Một thoáng Sài gòn), các cơ sở karaoke, các địa điểm văn hoá nghệ


thuật như nhà hát tuồng Nguyễn Hiễn Dĩnh, nhà hát Trưng Vương. Trong giai đoạn này, TP mới đi vào giai đoạn đầu tư xây dựng một số cơ sở vui chơi thể thao, giải trí quan trọng, như bán đảo Sơn Trà, Công viên biển Phạm Văn Đồng (nay là Công viên Biển Đông) hay bãi tắm du lịch kiểu mẫu Mỹ Khê và T18. Về dịch vụ vui chơi giải trí, ẩm thực về đêm phục vụ khách du lịch cũng mới chỉ hình thành và đưa vào hoạt động các điểm như tại khu siêu thị Bài Thơ, Big C.

Giai đoạn 2007-2016 các khu vui chơi, thể thao giải trí của TP có sự phát triển mạnh mẽ. Hàng loạt công trình lớn, hiện đại về du lịch được hoàn thành, đưa vào hoạt động như cáp treo Bà Nà, khu giải trí Fantasy Park, vòng quay Mặt trời (Sun Wheel), công viên Châu Á, khu giải trí Helio Center, khu giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores, sân golf The Dunes Hòa Hải, khu công viên giải trí thể thao biển Dana Beach Club, các KDL Hòa Phú Thành, Phước Nhơn, công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài, chương trình citytour khám phá phố biển Đà Nẵng, các show diễn phục vụ du khách định kỳ tại nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vào các tối thứ 4 và thứ 7 hàng tuần, các bãi tắm du lịch sạch đẹp kiểu mẫu ở Mỹ Khê và T18, an toàn cùng hệ thống phát thanh, nhạc nhẹ rất riêng của Đà Nẵng…

3.2.2.3. Thực trạng nhân lực trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Quy mô nhân lực du lịch TP Đà Nẵng thể hiện ở số lượng nhân lực du lịch và về độ tuổi lao động:

Về số lượng nhân lực du lịch. Nhân lực trực tiếp KD du lịch của TP thời gian qua có sự phát triển nhanh về số lượng. Giai đoạn 2000-2006, số lượng lao động du lịch phát triển chậm, tốc độ tăng trưởng bình quân 10,66%. Năm 2000 có 1.489 lao động trên lĩnh vực du lịch. Đến năm 2006 có 2.815 lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Thời kỳ Việt Nam gia nhập WTO và AEC (2007-2016), trong giai đoạn này số lượng lao động tăng lên nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 26,6%. Năm 2007 có 3.254 lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Đến cuối năm 2016, tổng số lao động trong lĩnh vực này là 27.000 người (tăng 81% so với năm 2015), gấp hơn 8 lần so với thời điểm mới gia nhập WTO năm 2007). Trong đó tập trung chủ yếu lao động trên lĩnh vực lưu trú (khách sạn) chiếm 56,19%, nhà hàng chiếm 23,46%, còn lại là lao động ở lĩnh vực lữ hành và khác.


Bảng 3.2: Quy mô nhân lực ở thành phố Đà Nẵng năm 2016

Đơn vị tính: Người, %


Nhân lực đang làm việc trong ngành du lịch

Số lượng

Tỷ lệ

1. Khách sạn

15.171

56,19

2. Nhà hàng

6.334

23,46

3. Các khu điểm du lịch

819

3,03

4. Lữ hành

1.113

4,12

5. HDV du lịch

2.598

9,62

6. Khác

965

3,57

Tổng

27.000

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Nguồn: [48]; [15]

Về độ tuổi lao động, theo kết quả điều tra của tác giả cho thấy cơ cấu nhân lực du lịch theo độ tuổi lao động của các DNKD du lịch trên địa bàn TP khá trẻ. Dưới 45 tuổi chiếm 89,79%, trong đó, nhóm dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 36,62%, nhóm từ 30-45 chiếm 53,17%, nhóm tuổi từ 45 trở lên chỉ chiếm 10,2%. Với lực lượng lao động trẻ, khỏe, nhanh nhẹn là điều kiện thuận lợi cho TTDL TP, tuy vậy trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng cũng đặt ra những thách thức cho lực lượng lao động về kỹ năng chuyên môn, ngoại ngữ buộc lao động trên lĩnh vực du lịch cần phải hoàn thiện. Do đặc thù khéo léo của lao động dịch vụ du lịch nên tỷ lệ lao động nữ khá cao 71,92%, trong khi đó lao động là nam chỉ chiếm 28,08% [Bảng 3.7- Phụ lục 1]

Chất lượng nhân lực du lịch TP Đà Nẵng. Đến nay, chất lượng nhân lực ngành du lịch đã từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của TTDL trong thời kỳ hội nhập:

Về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành du lịch. Qua kết quả điều tra của tác giả về nhân lực du lịch Đà Nẵng năm 2016, lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ khá cao 60,04%, trong đó lao động có trình độ đại học cao đẳng chiếm 12,5%, lao động có trình độ trung cấp, nghề lần lượt là 13,32% và 34,11%. Nếu xét theo từng lĩnh vực, lao động trong lĩnh vực lữ hành có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất chiếm 82%, trong đó đại học, cao đẳng chiếm 42%. Thứ hai, là lao động trong lĩnh vực khách sạn, lao động qua đào tạo chuyên môn chiếm 68,64%. Thấp nhất là lao động trong lĩnh vực ăn uống, lao động qua đào tạo chỉ chiếm 37,2%. Đối với TP như Đà nẵng coi ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của TP thì việc nhân lực đào tạo đưa vào sử dụng khá cao, cho thấy sự nỗ lực của Đà Nẵng trong thời gian qua về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của TP. Tuy vậy, số


lượng nhân lực chưa qua đào tạo cũng chiếm tỷ lệ khá cao chiếm 31,36%, điều này đồi hỏi chính quyền TP cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng nhân lực du lịch trong thời kỳ TTDL của Đà Nẵng hội nhập quốc tế ngày sâu rộng [70].


Biểu 3 8 Trình độ nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng 2016 Nguồn Kết quả 3


Biểu 3.8: Trình độ nhân lực du lịch thành phố Đà Nẵng 2016

Nguồn: Kết quả tác giả điều tra 2016


Về trình độ ngoại ngữ, lao động của ngành du lịch trên địa bàn thành có trình độ ngoại ngữ tương đối cao 64,57%, trong khi đó cả nước chiếm 60%. Tập trung chủ yếu là ngoại ngữ tiếng anh chiếm hơn 81% trong tổng số lao động có đào tạo ngoại ngữ. Lĩnh vực có trình độ ngoại ngữ được đào tạo cao nhất là lao động của các DN lữ hành, chiếm 78,2%, trong đó lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 61,54%. Xếp thứ hai là lĩnh vực dịch vụ lưu trú, chiếm 66,96%, trong khi đó lĩnh vực dịch vụ ăn uống chỉ chiếm 56,32%. Với tỷ lệ lao động được đào tạo ngoại ngữ toàn ngành khá cao là tín hiệu khả quan cho TTDL Đà Nẵng hội nhập với TTDL thế giới [Bảng 3.7- Phụ lục 1] và [48]

Hiện nay toàn TP có 26 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch, trong đó có 04 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch trình độ đại học và 6 cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở trình độ cao đẳng và các cơ sở đạo tào ở trình độ trung cấp, nghề hoặc bồi dưỡng ngắn hạn. Theo Sở VHTTDL TP Đà Nẵng thì năm 2016 cả TP đào tạo nhân lực du lịch có trình độ từ trung cấp trở lên khoảng gần 1600, từ đó đến nay số lượng này không ngừng tăng lên. Số lượng nhân lực này đã đáp ứng phần nào nhu cầu nhân lực chất lượng cao cho TTDL của TP [48]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/03/2023