Thực Trạng Về Hàng Hóa Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trong Hội Nhập Quốc Tế


Mặt khác, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch TP luôn gắn với đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình đào tạo và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Đến nay, hầu hết các giảng viên đều có học lực khá, giỏi có trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên ngành giảng dạy. Tính đến năm 2016, toàn TP có 232 giảng viên có tham gia giảng dạy chuyên ngành du lịch. Trong đó, giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 56,4%, còn lại có trình độ đại học và đang theo học thạc sĩ. Thâm niên giảng dạy của các giáo viên trẻ dưới 10 năm chiếm hơn 70%. Mặt khác, các cơ cở đào tạo du lịch trên địa bàn TP rất chú trọng đến nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho giảng viên trong và ngoài nước. Theo tìm hiểu của tác giả, tại Trường Cao đẳng Nghề du lịch Đà Nẵng, đến năm 2016 trường đã cử 7 giảng viên thuộc các chuyên ngành lữ hành, hướng dẫn viên, lễ tân khách sạn, chế biến món ăn sang tu nghiệp tại nước ngoài như Malaysia, Australia, Áo…, thời gian đào tạo từ 3-10 tháng. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao tay nghề thực hành cho đội ngủ giảng viên, các cơ sở đào tạo đã cử giảng viên đi thực tế tại các DNKD du lịch có uy tín, thương hiệu trên địa bàn như Vitours, Furama, Novotel…. Về nội dung và chương trình đào tạo, hầu hết các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch đều thực hiện theo chương trình khung do các bộ chủ quản ban hành, kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm thực tế của giảng viên vì thế chất lượng đào tạo luôn đảm bảo chuẩn chung của cả nước. Bên cạnh đó, hầu hết các cơ sở đào tạo trên địa bàn luôn chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ gảng dạy như thư viện, hệ thống internet, phòng lab thực hành ngôn ngữ, phòng thực hành buồng, bàn, khách sạn, nhà hàng, lễ tân. Nhờ thế, góp phần nâng cao tay nghề cho người học [48].

3.2.3. Thực trạng về hàng hóa du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

Đà Nẵng là địa phương có tiềm năng du lịch và có điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng những hàng hóa du lịch đa dạng, hấp dẫn du khách. Các hàng hóa dịch vụ, du lịch chủ yếu, thế mạnh như du lịch biển, du lịch đường sông, du lịch văn hóa... đang được chú ý khai thác, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng trên TTDL:

Du lịch biển, là thế mạnh của ngành du lịch TP Đà Nẵng, với bờ biển dài khoảng 70 km, và được Tạp chí Forbes (Mỹ) bầu chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh. Du lịch nghỉ dưỡng biển và các dịch vụ giải trí biển luôn được TP chú trọng phát triển. TP đã đưa vào hoạt động và khai thác có hiệu quả, đảm bảo


an toàn và sạch sẽ 09 bãi tắm công cộng: khu nhà tắm nước ngọt số 1 và số 2 đường Phạm Văn Đồng, Bãi tắm công cộng Tân Trà, Non Nước, Sơn Thủy, Sao Biển, Mân Thái, Thanh Khê, Liên Chiểu. TP Đà Nẵng đã đầu tư xây dựng khu công viên biển Phạm Văn Đồng và đang xây dựng Khu bãi tắm Sao Biển. Hàng năm Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều tổ chức Chương trình Liên hoan biển “Đà Nẵng-Điểm hẹn mùa hè” với các hoạt động du lịch biển sôi động. Bên cạnh đó, sự ra đời của nhiều khách sạn, KDL, resort ven biển như hiện nay cho thấy du lịch biển Đà Nẵng đang ngày càng phát triển. Cùng với nghỉ dưỡng, các loại hình thể thao, giải trí biển cũng bước đầu được các đơn vị quan tâm khai thác. Các dịch vụ giải trí biển như dù lượn, lướt sóng, môtô nước, lặn biển tại bãi biển Phạm Văn Đồng và khu vực Sơn Trà đã đưa vào khai thác. Ngoài ra KDL Xuân Thiều, KDL Biển Đông đang khai thác các loại hình thể thao, giải trí biển như: cano, môtô nước, lướt ván, thuyền thể thao, lặn… Các khách sạn 4-5 sao cũng có nhiều loại hình du lịch biển dành cho du khách. Khách sạn Green Plaza có các chương trình du ngoạn sông - biển, kết hợp lặn nông, đi bằng canô từ sông Hàn ra vịnh Đà Nẵng... Sự phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch biển đã phần nào đáp ứng nhu cầu của du khách, đồng thời góp phần tạo nên thương hiệu du lịch của TTDL TP Đà Nẵng.

Du lịch đường sông, Đà Nẵng rất chú trọng phát triển du lịch đường sông, hiện tại TP đã khai thác các tour du lịch đường sông bằng du thuyền, thưởng ngoạn cảnh quan hai bên bờ sông Hàn hay khám phá các hòn đảo xinh đẹp đến với du khách trong và ngoài nước. Hiện tổng số tàu du lịch trên sông Hàn là 25 tàu; trong đó nổi bật có các tàu được đầu tư chất lượng cao, chuyên về du lịch như Tàu Rồng sông Hàn (250 chỗ), 3 tàu du thuyền sông Hàn của 4U (42-48 chỗ), du thuyền Seahores (30 chỗ) và Du thuyền Harems. Du lịch đường thủy nội địa trên địa bàn TP chủ yếu hoạt động theo các tuyến chính: Tuyến sông Hàn-Cửa biển có tour du ngoạn Bãi Cát Vàng-Bán đảo Sơn Trà 2 ngày 1 đêm, tour câu cá-lặn ngắm san hô tại Bán đảo Sơn Trà đi về trong ngày, tour khám phá Hòn Chảo-Đảo Ngọc đi về trong ngày. Đặc biệt, ở tuyến dọc sông Hàn, tập trung khai thác các tour cung cấp nhiều dịch vụ phong phú cả ban ngày và ban đêm có tour ngắm bình minh/ hoàng hôn, tour thưởng ngoạn sông Hàn về đêm, tour chèo thuyền kayak trên sông Hàn. Các dịch vụ du lịch đường sông đã góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của TTDL TP Đà Nẵng.

Du lịch văn hóa- lịch sử, đây là loại hình du lịch đang phát triển mạnh ở Đà Nẵng. Với các di tích lịch sử, văn hóa và các lễ hội đặc trưng như khu danh thắng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Ngũ Hành Sơn, Thành Điện Hải, Hải Vân Quan, Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Đà Nẵng, lễ hội pháo hoa quốc tế, lễ hội Quán Thế Âm, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội đình làng Túy Loan, Âm nhạc đường phố, biểu diễn tuồng trên phố... đã có những lợi thế trong việc thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế khi đến du lịch.

Trong những năm qua TP đã khai thác thông qua các tour tham quan các di tích lịch sử đã được trùng tu, tôn tạo tại các bảo tàng, di tích lịch sử, hệ thống các cơ sở tôn giáo phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện có gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó TP đã khai thác trưng bày gần 500 hiện vật bên trong nhà Bảo tàng và trong khuôn viên nhằm phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó TP đã tiến hành tổ chức biểu diễn múa chăm tại bảo tàng được du khách đánh giá cao. Có thể nói rằng, bảo tàng Điêu khắc Chăm là điểm đến của hầu hết các tour của du khách quốc tế khi đến Đà Nẵng để có thể cảm nhận đầy đủ sự phát triển văn hoá phong phú của người Chăm.

Thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế - 12

Hàng năm, từ năm 2008 TP đã tổ chức Cuộc thi trình trình diễn pháo hoa quốc tế, đây là Hội thi bắn pháo hoa được tổ chức định kỳ với sự tham gia của nhiều nước có nhiều bề dày về kinh ngiệm bắn pháo hoa như Anh, Hàn Quốc, Ý, Trung Quốc, Mỹ, Canada, Úc. Thời gian diễn ra lễ hội trong hai ngày Lễ Chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 01/5 nên đã thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là du khách nội địa. Từ năm 2009, TP đã xây dựng các chương trình nghệ thuật đặc sắc đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch tạ nhà Nhà hát tuồng Nguyễn Hiễn Dĩnh với tần suất 02 đêm/tuần vào thứ 4 và thứ 7, đã góp phần tạo nên sản phẩm hấp dẫn du khách. Bên cạnh đó, còn có Lễ hội Quan thế âm được tổ chức vào ngày 19-2 âm lịch hàng năm cũng thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến với TP Đà Nẵng. Nội dung hoạt động của lễ hội này đã chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của TP như hội thi cờ, hát dân ca, hát tuồng, nghệ thuật sắp đặt đá Non Nước… Tuy nhiên, những nét văn hóa truyền thống này chưa thực sự trở thành sản phẩm đặc trưng thu hút du khách, mà chỉ là những sản phẩm phụ, hỗ trợ cho hoạt động chính của lễ hội.

Ngoài ra, các lễ hội, di tích văn hóa khác, TP đã khánh thành và đưa vào sử dụng các cây cầu như Cầu Trần Thị Lý đặc biệt là Cầu Rồng với hình ảnh Rồng phun lửa, phun nước vào cuối tuần cũng đã tạo sự thích thú và thu hút du khách trong và ngoài nước.


Du lịch công vụ (MICE), trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO và AEC đã tạo điều kiện thuận lợi cho Đà Nẵng trong việc đăng cai, tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế có quy mô lớn… thông qua du lịch MICE đã góp phần khắc phục tính thời vụ (từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm) trong du lịch của TP. Trung bình mỗi năm Đà Nẵng đã đón tiếp khoảng 100 đoàn khách quốc tế dưới hình thức du lịch MICE. Hội nghị Bộ trưởng trong khuôn khổ năm APEC Việt Nam (2006), tuần lễ hành lang kinh tế Đông-Tây (2007), Hội nghị Bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng ASEAN và ASEAN+3 lần thứ 12 (2008), các hội nghị ASEAN (2009-2010) rất thành công. Cuộc thi Người đẹp Đà Nẵng 2012, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2012, hội thi “Tài năng trẻ học sinh, sinh viên các trường Văn hóa Nghệ thuật, Thể dục, Thể thao và Du lịch”, Năm 2013, TP phối hợp với công ty World Marathon (Mỹ), công ty Pulse Active (Việt Nam) tổ chức cuộc thi marathon quốc tế và từ đó đến nay đã trở thành một sự kiện thể thao mang tầm quốc tế. Hội chợ cấp quốc gia về về nghỉ dưỡng biển và MICE năm 2015. Đặc biệt, trong năm 2016, cùng với nhiều sự kiện quan trọng mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế lớn được tổ chức tại Đà Nẵng như cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper Race 2015-2016 (tháng 2/2016); Hội chợ Du lịch quốc tế về nghỉ dưỡng biển và MICE (tháng 6/2016), Đại hội Thể thao Bãi biển Châu Á (tháng 9/2016); Color Me Run 2016, Danang International Marthon 2016... và Tuần lễ cấp cao APEC 2017 diễn ra từ ngày 6 đến 11/11, với sự tham gia của 12.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC [48]

Hiện nay, các bộ ngành, các công ty trên khắp cả nước cũng chọn Đà Nẵng là nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết, khen thưởng, các hội nghị quán triệt nhiệm vụ và triển khai công tác như: Hội nghị triển khai công tác 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội nghị khách hàng của các DN như VNPT, Panasonic, Nutifood... Mặt khác, các hãng lữ hành phối hợp với các khách sạn, khu nghỉ dưỡng bên cạnh tổ chức các hội nghị, hội thảo, tổng kết, khen thưởng còn kết hợp tham quan các di tích, danh lam thắng cảnh tại Đà Nẵng và miền Trung theo đơn đặt hàng của các DN. Phổ biến nhất là các chương trình tham quan du lịch trong thời gian ngắn do các DN lữ hành như Saigontourist, Vitour Đà Nẵng, Đà Nẵng Beach travel, Mai Linh tourism, Danatour.. phối hợp với các khách sạn Furama, Hoàng Anh Gia Lai Plaza, Green Plaza, khu nghỉ dưỡng InterContinental Danang... tổ chức đưa du


khách đến các điểm du lịch hấp dẫn tại TP Đà Nẵng hoặc các điểm du lịch ở các tỉnh lân cận như: đô thị cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn, cố đô Huế... Ngoài ra, để tăng phần hấp dẫn, các DN du lịch cũng đưa ra nhiều chương trình như trò chơi team building, những buổi gala dinner, spa cao cấp rất hấp dẫn phục vụ nhu cầu thư giãn của du khách sau những giờ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng là địa điểm tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại thường niên của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giải thi đấu thể dục - thể thao, các lễ hội văn hóa truyền thống và những lễ hội hiện đại không chỉ mang tầm vóc quốc gia mà còn vươn xa ra tầm cỡ quốc tế như lễ hội pháo hoa quốc tế. [48].

Du lịch làng quê, làng nghề, hiện tại, Đà Nẵng có khá nhiều làng nghề truyền thống có khả năng phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong và ngoài nước như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê, nghề làm guốc mộc Xuân Dương, Làng nghề bánh tráng Túy Loan, Làng nghề bánh khô mè Cẩm Lệ… Thực chất đi vào khai thác và sử dụng có hiệu quả phục vụ du khách trong nước và quốc tế đó là sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng đá mỹ nghệ Non Nước, việc khai thác sản phẩm du lịch này thông qua nối tour của và các DN lữ hành. Hiện nay, làng đá mỹ nghệ Non Nước có hơn 500 hộ sản xuất và KD đá, có gần 3000 lao động làng nghề tập trung xum quanh khu danh thăng Ngũ Hành Sơn, các sản phẩm chủ yếu thu hút khách du lịch như cối, cốc, chén, ấm trà, các tượng Phật, Quan Âm, Sư tử, Hổ, Báo... Doanh thu hàng năm đạt từ 100-120 tỷ đồng. Năm 2016, thu hút hơn 1.204.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trong đó hơn

512.000 lượt khách quốc tế [48]. Một số làng nghề còn lại trong những năm gần đây được chính quyền TP kêu gọi các DNKD du lịch nối tour du lịch nhằm khôi phục làng nghề truyền thống của TP, thu hút khách du lịch, tạo công ăn việc làm cho người lao động nhưng hiệu quả mang lại chưa cao như: Làng nước mắm Nam Ô, thu mình bên cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân, quận Liên Chiểu.

Hàng lưu niệm, hiện trên địa bàn TP đã có 12 DN được công nhận là có sản phẩm tham gia vào Chương trình phát triển hàng lưu niệm du lịch của TP, các DN này đã được hỗ trợ vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của TP và các nguồn ưu đãi, Hỗ trợ đăng ký sở hữu nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, miễn phí thuê mặt bằng 01 gian hàng chuẩn trong trường hợp tham gia các hội chợ, triển lãm do TP tổ chức; hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/gian hàng khi tham gia các hội chợ chuyên ngành du lịch, quà


tặng, hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề, công nghiệp nông thôn tại các tỉnh, TP. Hiện nay, các DN đã đưa nhiều loại sản phẩm, nhiều chất liệu khác nhau đến với khách du lịch. Các sản phẩm thường được bày bán tại các trung tâm, cửa hàng trưng bày, giới thiệu, mua bán sản phẩm đặt tại các địa điểm cố định, lâu dài thu hút khách du lịch bao gồm: sân bay, nhà ga xe lửa, các điểm tham quan du lịch của TP (Bà Nà, Bảo tàng Chăm, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Đà Nẵng, Trạm dừng Hải Vân) và các địa điểm khác… Nhìn chung sản phẩm hàng lưu niệm thể hiện đặc trưng văn hóa cốt lõi của miền Trung nói chung, TP Đà Nẵng nói riêng [44].

3.2.4. Thực trạng các chủ thể tham gia trên thị trường du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế

DNKD du lịch bao gồm: DNKD dịch vụ lưu trú, DNKD dịch vụ lữ hành và DNKD dịch vụ ăn uống. Ngày 23/11/2001, khi luật DN ra đời, các DNKD du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng có sự phát triển đáng kể, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO và AEC thì số lượng lượng DNKD du lịch tăng hàng năm. Giai đoạn 2000-2006 bình quân mỗi năm có 14,85 DN đăng ký mới, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 7,66% (năm 2000 có 150 DN, đến năm 2006, tăng lên 246 DN). Giai đoạn 2007-2016 bình quân mỗi năm có 93,4 DN đăng ký mới, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 18,78%. (năm 2007 có 342 DN, đến năm 2016, tăng lên 1.297 DN).

Đối với DNKD dịch vụ lưu trú, các DNKD cơ sở lưu trú trên địa bàn TP có sự gia tăng liên tục. Nếu như giai đoạn 2000-2006, số lượng DN KD dịch vụ lưu trú tăng bình quân là 8,38%. Trong đó, loại hình DN ngoài nhà nước (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân) có tốc độ phát triển nhanh nhất, nếu năm 2000, chỉ có 35 DN, chiếm 58,33%, đến năm 2006 con số này tăng lên 99 DN, chiếm 94,29%. DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhưng chưa nhiều, năm 2000 có 3 DN, chỉ tăng lên 4 DN năm 2006. DN nhà nước có xu hướng ngày càng giảm, nếu như năm 2000 có đến 22 DN, chiếm 36,67%, đến năm 2006 giảm xuống còn 5 DN, chiếm 4,67%.

Giai đoạn 2007-2016, số lượng DN KD dịch vụ lưu trú tăng bình quân là 19,28% (từ 137 DN năm 2007 lên 573 DN năm 2016). Loại hình DN ngoài nhà nước có tốc độ phát triển nhanh nhất, năm 2007, có 130 DN, chiếm 94,29%, đến năm 2016 tăng lên 522 DN, chiếm 91,1%. Thứ hai là DN có vốn đầu tư nước ngoài,


năm 2007 có 5 DN chiếm 3,66%, năm 2016 tăng lên 50 DN, chiếm 8,73. Năm 2016 chỉ còn 1 DN nhà nước.

Đáng lưu ý đến cuối năm 2016, trong số 15 khách sạn 5 sao thì 13 trong số đó là do các tập đoàn, công ty có vốn nước ngoài đầu tư (80%), 2 khách sạn là vốn đầu tư trong nước. Trong số 113 khách sạn 3-5 sao, có 9 khách sạn là đầu tư của nhà nước, chiếm 7,96%, còn lại là do các công ty nước ngoài, liên doanh, cổ phần và tư nhân chiếm 92,04%. Tổng số 449 khách sạn 1-2 sao, chủ yếu là các khách sạn ngoài nhà nước [15]; [48].

Ngoài chức năng chính là cung cấp nơi lưu trú cho du khách, DN còn KD thêm một số dịch vụ khác. Tuy nhiên, các dịch vụ cũng chỉ phục vụ cho những nhu cầu thiết yếu cho việc lưu trú, đi lại. Kết quả khảo sát của tác giả cho thấy, chỉ có 2 dịch vụ giặt là, booking vé máy bay, tàu, xe... là trên 50% các DN có cung cấp. Các dịch vụ khác như nhà hàng, quán bar, tổ chức sự kiện, massage, tắm hơi, vật lý trị liệu, tổ chức tour du lịch, vận chuyển, giải trí; spa chỉ được một số các khách sạn và resorts lớn cung cấp.

Đối với DNKD dịch vụ lữ hành, số lượng các DN lữ hành liên tục tăng qua các năm. Nếu như giai đoạn 2000-2006, số lượng DN KD dịch vụ lữ hành tăng bình quân là 5,39%. Trong đó, DN ngoài nhà nước có tốc độ phát triển nhanh nhất. Nếu năm 2000, mới chỉ 45 DN, chiếm 86,54%, năm 2006 tăng lên 59 DN, chiếm 81,94%. DN có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhưng chưa nhiều, năm 2000 có 3 DN, chỉ tăng lên 9 DN năm 2006. Giai đoạn 2007-2016, số lượng DN KD dịch vụ lữ hành tăng bình quân là 14,55%, cao gấp gần 3 lần so với giai đoạn 2000- 2006 (từ 74 DN năm 2007 lên 270 DN năm 2016). Trong giai đoạn này, loại hình DN có tốc độ phát triển nhanh nhất là DN ngoài nhà nước. Năm 2007, số lượng DN của DN ngoài nhà nước là 62 DN, chiếm 83.78%. Năm 2016 tăng lên 128 DN, chiếm 47,41%. DN có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2007 có 9 DN chiếm 12,68%, năm 2016 tăng lên 139 DN, chiếm 51,48% và chỉ còn 1 DN nhà nước [15].

DNKD dịch vụ ăn uống, cũng như các DNKD cơ sở lưu trú và lữ hành, các DNKD dịch vụ ăn uống trên địa bàn TP có sự phát triển mạnh mẽ, số lượng các DN tăng hàng năm. Nếu như giai đoạn 2000-2006, số lượng DN KD dịch vụ ăn uống tăng bình quân là 7,66%. Loại hình DN có tốc độ phát triển nhanh nhất là DN ngoài nhà nước (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân). Năm 2000, số


lượng DN của DN ngoài nhà nước là 31 DN, chiếm 81,58%. Năm 2006 tăng lên 65 DN, chiếm 94,2%. DN có vốn đầu tư nước ngoài không tăng, năm 2006 có 3 DN, chiếm 4,35%. DN nhà nước có xu hướng ngày càng giảm, nếu như năm 2000 có 4 DN, chiếm 10,53%, đến năm 2006 giảm xuống còn 1 DN, chiếm tỷ trọng 1,45%. Giai đoạn 2007-2016, số lượng DN KD dịch vụ ăn uống tăng bình quân là 18,78% (từ 131 DN năm 2007 lên 454 DN năm 2016). Loại hình DN có tốc độ phát triển nhanh nhất là DN ngoài nhà nước. Năm 2007, số lượng DN của DN ngoài nhà nước là 65 DN, chiếm tỷ trọng 94,2%. Năm 2016 tăng lên 454 DN, chiếm 97,36%. Tăng thứ hai là DN có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2007 có 3 DN chiếm 2,29%, năm 2016 tăng lên 12 DN, chiếm 2,64%. Và không còn DN nhà nước.

Như vậy, qua phân tích sự phát triển của các DN KD du lịch, cho thấy lĩnh vực du lịch của TP Đà Nẵng đã thật sự hấp dẫn thu hút đầu tư, KD của các DN trong và ngoài nước. Phát triển nhất là loại hình DN ngoài nhà nước, bởi loại hình DN này có bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiệu quả, linh hoạt, mềm dẻo trong KD cũng như tìm kiếm thị trường, phù hợp với xu hướng hiện nay. Còn đối với DN nhà nước có xu hướng ngày càng giảm, chứng tỏ khả năng KD thiếu hiệu quả, bộ máy quản lý cồng kềnh, kém linh hoạt, sức cạnh tranh chưa cao, làm ăn thua lỗ. Điều này không chỉ diễn ra ở Đà Nẵng mà còn là xu hướng chung của cả nước hiện nay. Đối với DN có vốn đầu tư nước ngoài, là những DN có quy mô lớn, loại hình DN này ngày càng tăng lên nhanh chóng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia nhập AEC, những thương hiệu mang tầm cỡ quốc tế đã chọn Đà Nẵng để đầu tư, KD làm cho TTDL Đà Nẵng trở nên sôi động hơn, nhưng bên cạnh đó cũng đặt ra sự thách thức là cạnh canh gay gắt đối với các DN trong nước trên thị trường này.

Qua khảo sát của tác giả, đa số các DNKD du lịch trên địa bàn chủ yếu phục vụ khách nội địa. Số liệu cho thấy khoảng 81,8% các DN có thể đáp ứng khách nội địa, khoảng 50,9% đơn vị KD du lịch có thể phục vụ khách quốc tế. Trong số các công ty du lịch phục vụ khách quốc tế thì có 32,7% chủ yếu phục vụ khách nội địa và một ít khách quốc tế, 18,2% DN chuyên phục vụ khách du lịch khách quốc tế.

Hộ cá thể KD du lịch. Tính đến nay trên địa bàn TP có 15.286 hộ cá thể KD dịch vụ du lịch. Các hộ cá thể KD du lịch trên địa bàn TP chủ yếu KD trên các lĩnh vực dịch vụ lưu trú (các khách sạn mini, hay các nhà nghỉ) và dịch vụ ăn uống. Số ít

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí