lịch ưu đãi đầu tư trong nhiều năm gần đây nhưng hiệu quả chưa cao, phần lớn đang trong giai đoạn đầu tư, chưa phát huy hết hiệu quả năng lực nội tại. Quy mô các DN du lịch còn nhỏ bé làm giảm sự cạnh tranh trên TTDL trong thời kỳ hội nhập.
3.2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2000-2016
3.2.1. Thực trạng cầu du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế
3.2.1.1. Thực trạng về khách du lịch
Trong giai đoạn đầu, khi TP mới được chia tách (1997- 1999) và trước khi Việt Nam gia nhập WTO, TTDL của Đà Nẵng gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp, tốc độ trăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2000-2006 đạt 15,02%. Khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (2007) và tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN AEC (2015) lượng khách du lịch đến Đà Nẵng tăng hàng năm với tốc độ tăng trưởng khá cao.
Biểu 3.3: Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2000-2016
Nguồn: [48]
Đặc biệt, năm 2009, trong điều kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu, khách du lịch đến TP vẫn tăng 15% so với năm 2008, đạt hơn 1.350.000 lượt. Năm 2016 tổng lượt khách đến Đà Nẵng đạt 5,51 triệu lượt, tăng 17,7% so với năm 2015, đạt 107,2% kế hoạch và tăng gần 13 lần so với 16 năm trước, năm 2000 (393.718 lượt khách). Như vậy, quá trình hội nhập đã tác động mạnh mẽ đến cầu trên TTDL của TP, chỉ sau 10 năm gia nhập WTO (2007-2016), tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân thời kỳ 2007-2016 là 21,93%, tăng 1,69 lần so với giai đoạn trước hội nhập (2000-2006) [48].
Về khách du lịch nội địa. Những năm gần đây, khách du lịch nội địa đến TP Đà Nẵng luôn chiếm số lượng lớn và có xu hướng tăng dần trong tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng. Nếu năm 2000, lượng khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng chỉ đạt 208.485 lượt, chiếm tỷ trọng 52,95%. Số lượng này đã tăng lên 516.000 lượt, chiếm tỷ trọng 66,67% vào năm 2006. Tốc độ trăng trưởng trung bình giai đoạn 2000-2006 đạt 14,86%. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện, theo đó lượng khách du lịch nội địa của Đà Nẵng không ngừng tăng lên, năm 2007 số lượng khách du lịch nội địa đạt 707.250 lượt, tăng hơn 3,39 lần so với năm 2000. Năm 2016 lượng khách nội địa đã tăng hơn 18 lần so với năm 2000, đạt 3.850.000 lượt chiếm 69,87% tổng lượng du khách đến với Đà Nẵng. Như vậy, từ sau năm 2007, thị trường khách nội địa đến Đà Nẵng tăng trung bình 22,64%, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn giai đoạn 2000-2006. Kết quả này càng khẳng định hội nhập và phát triển đã thúc đẩy thị trường khách nội địa của Đà Nẵng phát triển [48].
Biểu 3.4: Lượng khách nội địa đến Đà Nẵng so với cả nước giai đoạn 2000-2016
Nguồn: [48]; [55]
Mặc dù, thị trường khách nội địa đến với Đà Nẵng tăng hàng năm, đạt và vượt kế hoạch đề ra, chiếm từ 2-7% tổng lượng khách du lịch nội địa của cả nước. Trước hội nhập (2000-2006), lượng khách du lịch nội địa đến Đà Nẵng so với lượng khách du lịch nội địa của cả nước chỉ chiếm 2,6%, con số này đã tăng lên 5,54% giai đoạn (2007-2016). Điều này cho thấy, dưới sự tác động của hội nhập quốc tế, đời sống người dân ngày được nâng cao, cùng với những chủ trương, chính sách kích cầu du
lịch của TP Đà Nẵng đã thúc đẩy khách nội địa phát triển và ngày càng chứng tỏ vị thế của TTDL Đà Nẵng trên phạm vi cả nước [48]; [55]- Bảng 3.3- Phụ lục 1.
Mặt khác, qua khảo sát 250 phiếu, khảo sát một cách ngẫu nhiên ở các điểm du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng, đối tượng khảo sát là công dân Việt Nam, mục tiêu khảo sát là thu thập một số thông tin về chuyến du lịch của du khách khi đến Đà Nẵng. Kết quả khảo sát như sau:
Về thị trường khách khách lựa chọn đến Đà Nẵng: đa số du khách đến từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chiếm 53,2%, trong khi đó du khách đến từ các tỉnh phía Bắc và phía Nam chiếm tỷ lệ thấp, lần lượt là 25,6% và 21,2% [Bảng 3.5- Phụ lục 1].
Tỷ lệ du khách lưu trú chỉ dưới một ngày tại Đà Nẵng chiếm tỷ lệ khá cao 45,6%, từ 1 đến 2 ngày chiếm 34,8%, từ 3 đến 5 ngày chiếm 19,6%. Đặc biệt, du khách miền Bắc và miền Nam có thời gian lưu trú dài ngày hơn các miền còn lại còn lại, du khách miền Bắc có thời gian lưu trú từ 3 đến 5 ngày là 26,25% và tỷ lệ này của du khách miền Nam là 24,5% và miền Trung và Tây Nguyên chỉ 9,77% [Bảng 3.5- Phụ lục1].
Mặt khác, tỷ lệ khách nội địa đến Đà Nẵng lần đầu tiên chiếm tỷ lệ khá cao 70%, số lượt khách quay lại Đà Nẵng lần thứ hai chiếm 13,6%, lần thứ ba chiếm 8,8%, lần thứ tư trở lên chiếm 4,8% và trên 5 lần chiếm 2,8%. Du khách miền Nam và miền Bắc quay trở lại Đà Nẵng lần thứ 2 nhiều hơn các tỉnh khác chiếm trên 20%, miền Trung và Tây Nguyên chiếm 1,5%. Du khách miền Nam có tỷ lệ quay lại Đà Nẵng lần thứ 3 trở lên chiếm tỷ lệ nhiều nhất chiếm trên 20%, khách miền Bắc và miền Trung và Tây Nguyên lần lượt là hơn 19% và 11% [Bảng 3.5- Phụ lục 1].
Về khách du lịch quốc tế.
Cùng với xu hướng tăng trưởng chung của khách du lịch đến Đà Nẵng, trong những năm qua, khách du lịch quốc tế cũng có sự tăng trưởng rõ rệt. Giai đoạn 2000- 2006, tốc độ tăng trưởng bình quân của khách quốc tế đến Đà Nẵng đạt 18,43%. Năm 2009, do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 cộng với dịch cúm A/H1N1 nên ngành du lịch Đà Nẵng đã bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch Việt Nam và thế giới, lượng du khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2009 đã giảm mạnh so với năm 2008, chỉ đạt 300.000 lượt khách, giảm 28,6% so với năm 2008. Tuy nhiên, từ năm 2010, khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng dần phục hồi lượng du khách quốc tế lại tăng nhanh
chóng. Đặc biệt, dịp lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng tăng đột biến (tăng 86,6% so với năm 2009). Năm 2016, khách quốc tế đạt 1,66 triệu lượt, tăng 31,6% so với năm 2015, đạt 126,2% kế hoạch. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế bình quân thời kỳ 2007-2016 là 22,26%, tăng gần 1,4 lần so với thời kỳ trước hội nhập (2000-2006) chỉ 18,43%. Sự tăng trưởng mạnh của du khách quốc tế cho thấy TP Đà Nẵng đã phát huy được lợi thế của quá trình hội nhập, đưa TTDL của TP Đà Nẵng vươn ra TTDL thế giới [48].
Đơn vị tính: %
Biểu 3.5: Lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng so với cả nước giai đoạn 2000-2016
Nguồn: [48]; [55]
Lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng chiếm từ 6-16% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Trước khi Việt Nam gia nhập WTO (2000-2006), lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng so với lượng khách du lịch quốc tế của cả nước chỉ chiếm 7,7%, con số này đã tăng lên 10,45% cho giai đoạn (2007-2016). Điều này cho thấy, dưới sự tác động của hội nhập quốc tế, cùng với những chủ trương, chính sách kích cầu du lịch của TP Đà Nẵng đã thúc đẩy khách quốc tế tăng trưởng mạnh [48]; [55] [Bảng 3.4- Phụ lục 1].
Trong những năm qua, thị trường khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng khách du lịch có nhiều khởi sắc, lượng du khách quốc tế tăng trưởng liên tục qua các năm. Giai đoạn 2000-2006 khách du lịch châu Âu chiếm tỷ trọng lớn với 43,37%, châu Á là 34,99%, châu Mỹ 15,39% và châu Úc 3,85% tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng. Từ năm 2007-2016, thị trường khách du lịch quốc tế có sự thay đổi,
lượng khách du lịch ở khu vực châu Á (trong đó phần lớn là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật và các nước ASEAN) đến nhiều hơn tổng lượng khách ở khu vực khác chiếm 53,35% tổng số khách quốc tế đến Đà Nẵng. Thị trường Châu Âu vẫn tương đối ổn định qua các năm, chiếm 20,19%, nhưng sức cạnh tranh đối với thị trường này rất cao do đây là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam, còn lại là khách châu Mỹ, châu Úc [48]. Qua khảo sát 250 phiếu, khảo sát một cách ngẫu nhiên ở các điểm du lịch trên địa bàn TP Đà Nẵng, đối tượng khảo sát là khách du lịch của các quốc gia trên thế giới trừ Việt Nam, mục tiêu khảo sát là thu thập một số thông tin về chuyến du lịch của du khách khi đến Đà Nẵng. Kết quả khảo sát như sau: có 135 du khách đến từ châu Á, chiếm tỷ lệ 54% (trong đó 45 khách Trung Quốc, 30 khách Hàn Quốc, 29 khách Nhật Bản, còn lại là khách của các nước ASEAN). Có 69 du khách đên từ Châu Âu, chiếm tỷ lệ 27,6%, còn lại 18,4% là khách châu Mỹ, châu Úc [Bảng 3.6- Phụ lục 1]. Như vậy, TTDL du lịch TP Đà Nẵng có sự chuyển biến khác biệt về thị trường khách du lịch quốc tế, nếu như giai đoạn trước hội nhập, Đà Nẵng chủ yếu thu hút khách châu Âu thì giai đoạn 2007-2016, thị trường khách châu Á, đặc biệt Đông Nam Á đến Đà Nẵng tăng trưởng mạnh. Kết quả này phản ánh tất yếu của quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, đặc biệt Việt Nam chính thức tham gia AEC năm 2015, theo AEC, du lịch là một trong 10 ngành được ưu tiên hội nhập, sẽ loại bỏ các rào cản về đầu tư, đi lại cho các nước ASEAN… đã kích thích người dân của những nước trong khối ASEAN đi du lịch. Mặt khác, Đà Nẵng có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế châu Á, việc hình thành các tuyến đường xuyên Á, đặc biệt là tuyến Hành lang Kinh tế Đông Tây mà Đà Nẵng là cửa ngõ mở ra Biển Đông và Thái Bình Dương là nhân tố vô cùng thuận lợi cho việc thu hút khách châu Á hay nối tour với các tuyến du lịch của các nước trong vùng qua Thái Lan và Lào. Đây cũng là cơ hột tốt để hình thành cầu nối đưa khách du lịch đường bộ từ Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng qua các cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Bờ Y và khách Đông Bắc Á (Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc), ASEAN.
Tỷ lệ du khách lưu trú chỉ dưới một ngày tại Đà Nẵng chiếm tỷ lệ khá cao 40,08%; từ 1 đến 2 ngày chiếm 28,8%; từ 3 đến 5 ngày chiếm 24,4%. Đặc biệt, du khách Đông Bắc Á có thời gian lưu trú dài ngày hơn các quốc gia còn lại là 59,2%, du khách Đông Bắc Á có thời gian lưu trú từ 3 đến 5 ngày và tỷ lệ này của du khách Bắc Mỹ là 24,5% và Đông Nam Á là 23,7% [Bảng 3.6- Phụ lục 1].
Mặt khác, tỷ lệ khách quốc tế đến Đà Nẵng lần đầu tiên chiếm tỷ lệ khá cao 76%, số lượt khách quay lại Đà Nẵng lần thứ hai chiếm 16%, lần thứ ba chiếm 4,8%, lần thứ tư trở lên chiếm 3,2%. Du khách Châu Âu và Châu Mỹ-Úc quay trở lại Đà Nẵng lần thứ 2 nhiều hơn các quốc gia khác chiếm hơn 17%, Châu Á chiếm 14,8%. Đặc biệt du khách Châu Mỹ-Úc có tỷ lệ quay lại Đà Nẵng lần thứ 3 chiếm tỷ lệ nhiều nhất chiếm 8,7%, khách Châu Âu và Châu Á lần lượt chiếm 2,96% và 5,8% [Bảng 3.6- Phụ lục 1].
3.2.1.2. Thực trạng cầu về hàng hóa, dịch vụ du lịch
Theo điều tra quốc tế về chi tiêu bình quân của du khách của TCDL (thời gian điều tra từ tháng 10-11/2014). Chi tiêu bình quân một lượt khách du lịch có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch là 1.114,40 USD/lượt khách; chi tiêu bình quân một lượt khách tham quan trong ngày là 125,74 USD/lượt khách.
Bảng 3.1: Chi tiêu khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2014
Cơ cấu chi tiêu bình quân khách quốc tế đi du lịch tại Ðà Nẵng (%) | |||||
Chi lưu trú qua đêm tại cơ sở lưu trú: 1.114,40 USD/khách | Phòng ở | Ăn uống | Mua hàng hóa, đồ lưu niệm | Vui chơi giải trí | Tham quan |
33,14% | 23,74% | 18,34% | 3,56% | 4,08% | |
Chi tiêu bình quân tham quan trong ngày: 125,74 USD/khách | Mua hàng hóa, đồ lưu niệm | Ăn uống | Ði lại | Vui chơi giải trí | Tham quan |
31,18% | 27,36% | 17,45% | 5,86% | 5,16% |
Có thể bạn quan tâm!
- Năng Lực Hoạt Động Của Các Chủ Thể Kinh Doanh Du Lịch
- Kinh Nghiệm Một Số Địa Phương Trong Nước Về Phát Triển Thị Trường Du Lịch Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Những Thuận Lợi Và Khó Khăn Ảnh Hưởng Đến Phát Triển Thị Trường Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Thực Trạng Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật Ngành Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng
- Thực Trạng Về Hàng Hóa Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trong Hội Nhập Quốc Tế
- Cơ Chế Giá Cả Và Cạnh Tranh Trên Thị Trường Du Lịch Thành Phố Đà Nẵng Trong Hội Nhập Quốc Tế
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
Nguồn: [56]
Cơ cấu chi tiêu của khách quốc tế đến Đà Nẵng có sự khác biệt: Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách có nghỉ đêm tại cơ sở lưu trú du lịch: chi cao nhất vẫn là chi thuê phòng lưu trú chiếm 33,14%, đứng thứ hai là chi ăn uống chiếm 23,74%, thứ ba là chi mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 18,34%. Chi phí thấp nhất là: chi phí tham quan, hướng dẫn chiếm 4,08%, chi vui chơi giải trí chiếm 3,56%, chi khác chiếm 3,79%. Trong khi đó, với khách tham quan trong ngày, chi cao nhất là mua hàng hóa, đồ lưu niệm chiếm 31,18%, thứ hai là chi ăn uống chiếm 27,36%, thứ ba là chi phí đi lại chiếm 17,45%, chi phí thấp nhất vẫn là: chi vui chơi giải trí chiếm 5,86%, chi phí tham quan chiếm 5,16%, chi khác chiếm 12,99% [56].
Qua khảo sát của tác giả, mức chi tiêu bình quân của du khách nội địa từ 1 đến 3 triệu cũng chiếm tỷ lệ cao 38,8%. Dưới 1 triệu đồng chiếm tỷ lệ tương đối khá lên đến 30,4% lượng du khách khảo sát. Tỷ lệ du khách chi tiêu từ 3 đến dưới 5 triệu
đồng chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn 19,6%. Từ 5 đến dưới 8 triệu đồng chiếm 6,8% và số lượng du khách chi tiêu trên 8 triệu đồng chỉ chiếm 4,4%. Đặc biệt, tỷ trọng các du khách đến từ miền Bắc và miền Nam chi tiêu trung bình từ 3 đến dưới 5 triệu chiếm tỷ trọng khá lớn, lần lượt là 26,42% và 23,4%, trong khi đó các du khách đến từ miền Trung và Tây Nguyên chỉ chiếm 15,5%. Với thời gian lưu trú dài ngày cộng với mức chi tiêu cao, thì đây là nhóm du khách mục tiêu đầy tiềm năng mà ngành du lịch TP cần tập trung khai thác [Bảng 3.5- Phụ lục 1].
Khách du lịch trong nước đến Đà Nẵng phần lớn có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ du lịch như: thưởng thức đặc sản ẩm thực 56%, tham quan, vui chơi giải trí 51,2%, các dịch vụ mua sắm, hàng lưu niệm 43,6%. Dịch vụ vận chuyển cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của du khách khi đến với Đà Nẵng 36,4%. Nhu cầu phòng lưu trú 34%. Ngoài ra, du khách còn sử dụng các các dịch vụ khác như dịch vụ booking vé máy bay, tàu, xe, massage, tắm hơi, vật lý trị liệu, spa là 17,6%, dịch vụ giặt là và dịch vụ massage, tắm hơi, vật lý trị liệu, spa chỉ chiếm 11,6% [Bảng 3.5- Phụ lục 1].
Với lý do đến Đà Nẵng để khám phá và trải nghiệm là chính nên hoạt động chủ yếu mà du khách tham gia vẫn là tham quan, vui chơi giải trí và thưởng thức đặc sản, ẩm thực. Bên cạnh đó, du khách đến Đà Nẵng thường có xu hướng cầu về phòng ở và mua hàng hóa, đồ lưu niệm, dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra, du khách còn có những nhu cầu về booking vé máy bay, tàu hỏa, xe ô tô, nhu cầu chi tiêu về dịch vụ giặt là, tắm hơi…
Theo khảo sát của tác giả, mức chi tiêu bình quân của du khách quốc tế từ 100 đến dưới 500 USD triệu cũng chiếm tỷ lệ cao 35,2%. Từ 500 đến 900 USD chiếm tỷ lệ tương đối khá lên đến 31,6% lượng du khách khảo sát. Tỷ lệ du khách chi tiêu từ 1000 đến dưới 3000 nghìn USD chiếm tỷ trọng còn khiêm tốn 18,4%. Từ 3000 đến dưới 5000 ghìn USD chiếm 8% và số lượng du khách chi tiêu trên 8000 USD chỉ chiếm 4,4%. Đặc biệt, tỷ trọng các du khách đến từ châu Âu và châu Mỹ-châu Úc có mức chi tiêu cao hơn mức chi tiêu của khách châu Á. Tỷ lệ du khách chi tiêu trung bình từ 1000 đến dưới 3000 nghìn USD chiếm tỷ trọng triệu chiếm tỷ trọng khá lớn, lần lượt là 23,2% và 21,7%, trong khi đó các du khách đến từ miền châu Á chỉ chiếm 14,8%. Như vậy, ngành du lịch Đà Nẵng không chỉ chú trọng thu hút thị trường khách châu Á mà cần tập trung thu hút nhóm du khách mục tiêu đầy tiềm năng của châu Âu và châu Mỹ, châu Úc vì đây là nhóm du khách có thời gian lưu trú dài ngày cộng với mức chi tiêu cao [Bảng 3.6- Phụ lục 1].
Mặt khác, du khách quốc tế đến với Đà Nẵng phần lớn có nhu cầu sử dụng hàng hóa, dịch vụ du lịch như: Tham quan, vui chơi giải trí là 57,6%, thưởng thức đặc sản ẩm thực là 55,2%. Các dịch vụ mua sắm, hàng lưu niệm chiếm 40,8%. Dịch vụ vận chuyển cũng nhận được sự quan tâm đáng kể của du khách khi đến với Đà Nẵng là 34%. Nhu cầu dịch vụ lưu trú là 32,4%. Ngoài ra, du khách còn sử dụng các các dịch vụ khác như dịch vụ giặt và dịch vụ massage, tắm hơi, vật lý trị liệu, spa chiếm 21,2%, dịch vụ booking vé máy bay, tàu, xe là 19,2% [Bảng 3.6- Phụ lục 1].
Với lý do đến Đà Nẵng để khám phá và trải nghiệm là chính nên hoạt động chủ yếu mà du khách tham gia vẫn là tham quan, vui chơi giải trí và thưởng thức đặc sản, ẩm thực. Bên cạnh đó, du khách đến Đà Nẵng thường có xu hướng cầu về phòng ở và mua hàng hóa, đồ lưu niệm, dịch vụ vận chuyển. Ngoài ra, du khách còn có những nhu cầu về booking vé máy bay, tàu hỏa, xe ô tô, nhu cầu chi tiêu về dịch vụ giặt là, tắm hơi…
3.2.2. Thực trạng cung du lịch thành phố Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế
3.2.2.1. Chính sách của thành phố Đà Nẵng về phát triển du lịch
Chính sách chung của TP về phát triển du lịch. Đà Nẵng xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn do vậy, mỗi giai đoạn TP đều có chính sách phù hợp nhằm đưa TTDL phát triển và hội nhập sâu hơn với TTDL quốc tế:
Từ thực tế nhiệm vụ kinh tế của địa phương, Thành ủy, và UBND TP đã quán triệt Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16/10/2003 của Bộ chính trị về việc xây dựng và phát triển TP trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, trong đó phương hướng, nhiệm vụ phát triển của TP Đà Nẵng đến năm 2020 là “Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP, xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XX (năm 2010) đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của TP”.
Ngày 30/6/2011, UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quyết định số 5528/QĐ- UBND về Chương trình phát triển du lịch TP Đà Nẵng giai đoạn 2011-2015 khẳng định phát triển du lịch Đà Nẵng phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH TP và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung- Tây Nguyên và cả nước.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXI (năm 2015) tiếp tục khẳng định du lịch là một trong ba khâu đột phá để phát triển KT-XH “Phát triển