Thể Hiện Tinh Thần Yêu Nước Bằng Tinh Thần Tôn Quân


hoặc chiêu trò dụ dỗ tướng sĩ ta nhằm lôi kéo, chỉ điểm cho chúng hoặc khai thác thông tin. Người tướng sĩ vẫn hiên ngang, bất khuất, không đầu hàng, không khai đồng đội và chửi thẳng vào mặt quân thù. Từ giai đoạn kháng Minh, tinh thần bất khuất của Nguyễn Biểu đã được ca ngợi trong bài văn tế Nôm cổ nhất, cũng là duy nhất hiện còn của giai đoạn này là Văn tế Nguyễn Biểu của Trần Trùng Quang. Đầu thế kỷ XV, quân Minh xâm lược nước ta. Nhà Hồ lãnh đạo cuộc kháng chiến, đánh quân Minh nhiều trận rất dữ dội, nhưng cuối cùng cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. Sau đó có nhiều cuộc khởi nghĩa chống quân Minh diễn ra khắp nơi, một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất là của Trần Quý Khoáng (Trần Trùng Quang). Cuối đời Hậu Trần, Trần Quý Khoáng là hậu duệ nhà Trần, xưng vương và xây dựng lực lượng chống quân Minh. Tướng Minh là Trương Phụ kéo binh tới đánh. Nguyễn Biểu được vua cử đến thương thuyết, nhờ Trương Phụ tiến cử sang vua Minh để cầu phong. Trương Phụ rắp tâm cướp nước ta, chẳng những không đồng ý tiến cử mà còn bắt giữ Nguyễn Biểu. Tức giận, Nguyễn Biểu mắng Trương Phụ là quân cướp nước. Trương Phụ cho thả Nguyễn Biểu về nhưng âm thầm cho người theo bắt trói vào cột cầu Lam Kiều cạnh chùa Yên Quốc để thuỷ triều dâng lên ngập chết [21; 20]. Nhà vua viết bài văn tế thương tiếc, ca ngợi một thần tử trung can, trong đó có những câu: “Bất cộng thù, thiên địa chứng cho; Vô cùng hận, quỷ thần thề với. Thói tinh chiên Hồ tặc chỉn hăm; Gan thiết thạch Tô công dễ đổi.” [21; 19] Lời văn ngắn gọn nhưng đã lột tả được rò ràng, đầy đủ chí khí kiên trung thà chết không khuất phục kẻ thù của quan Ngự sử Nguyễn Biểu.

Giai đoạn chống Pháp, văn tế yêu nước còn là tiếng lòng của người yêu nước. Đó là những lời cổ vũ chiến đấu, kêu gọi mọi người đứng lên tiếp bước cha anh đánh đuổi kẻ thù giành tự do độc lập; những lời dặn dò, nhắc nhở đừng vì danh lợi mà phản bội tổ quốc; phê phán, lên án những kẻ bán nước, đầu hàng giặc. Nguyễn Đình Chiểu từng ca ngợi những người hi sinh vì nghĩa, lên án phường bán nước: “Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; Hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc [21; 78]) Chống giặc là phải bước trên con đường đầy chông gai hiểm trở, nhưng sứ mệnh của nó rất vinh quang. Người chiến sĩ phải kiên cường vượt qua sợ hãi, hiểm nguy, cám dỗ để thi hành đại sự. Đây là những lời tâm huyết, thiết tha, kết đọng từ máu tuỷ của tác giả và những người ngã xuống. Những người như Trương


Định, ông Cai Trí… và tấm gương diệt giặc không sợ hi sinh như nghĩa sĩ Cần Giuộc là nỗi khiếp sợ của bọn cướp nước và tay sai, bởi chúng biết rằng nước ta không phải chỉ có một vài người như họ.

Việc xả thân cứu quốc không chỉ là nhiệm vụ của riêng dân chúng, hơn ai hết, người trong hoàng thất phải cùng gánh vác, tổ chức, làm người lãnh đạo nhân dân trong công cuộc vĩ đại này. Trong khi phần lớn giai cấp thống trị tỏ ta sợ sệt đớn hèn trước thế lực của Pháp thì dòng họ Tôn Thất nhiều người đã đứng ra xây dựng cơ sở chiến đấu, trong đó Tôn Thất Thuyết (1835-1913) là nhân vật nổi bật nhất lúc bấy giờ. Tôn Thất Thuyết xuất thân là vò tướng, nhiều lần lãnh đạo quân binh đánh thắng giặc Pháp và tay sai. Sau nhiều lần thất bại dưới tay ông cùng nhiều trận đánh khác, giặc Pháp cay cú ruồng ráp càng dữ dội hơn. Không thể chịu nổi sự o ép, đe doạ của địch, đêm 22/5 năm Ất Dậu (1885), ông truyền lệnh tấn công doanh trại Pháp tạo nên sự kiện binh biến chấn động kinh thành Huế. Việc không thành, ông đưa vua Hàm Nghi chạy ra Quảng Trị, rồi về Hương Khê (Hà Tĩnh) phát động phong trào Cần vương. Một thời gian sau ông sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh, việc cũng không thành vì nhà Thanh lúc đó đang bị các nước tư bản chèn ép. Không lâu sau, phong trào Cần vương bị dập tắt, ông thất chí, đau khổ lánh mình trên một ngọn đồi ở Long Châu cho đến khi qua đời.

Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925) là con rể, cũng là người đồng chí của Tôn Thất Thuyết, đã có những dòng văn tế ca ngợi tinh thần yêu nước của nhạc phụ: “Lĩnh ấn cầm quân, oai vang sấm sét. Dẹp bắc đánh đông, trừ loài hung nghiệt. Ông trị thằng đầu, quân chúng khủng khiếp. Uy tiếng lẫy lừng, bốn phương vang khét.” Con người ấy sau khi thất bại đến lúc hơi tàn vẫn canh cánh bên lòng quyết tâm trả hận: “Chí quyết trả thù, nước ngoài ôm tiết. Ba chục năm trời, một bầu nhiệt huyết. Bệnh bởi lòng buồn, chết vì thế tuyệt. Ôm hận suối vàng, nghìn thu uất kết.” (Văn tế Tôn Thất Thuyết [79, T22; 704]) Gần ba mươi năm ở xứ người, Tôn Thất Thuyết chưa bao giờ nguôi hận. Không hận sao được khi công cuộc đánh Pháp chuẩn bị rất chu đáo không đạt thành kết quả, khi đã quá nhiều người yêu nước hi sinh, quá nhiều dân chúng vô tội bị kẻ thù tàn sát. Ngay trong người thân của ông thì cha ông bị lưu đày, mẹ và vợ mất nơi rừng núi, các em và các con đều anh dũng hi sinh, con rể là Nguyễn Thượng Hiền cũng phải bôn ba ở nước ngoài tìm phương chống Pháp.


Theo Lưu Anh Rô, sau này trong nhiều tài liệu khác nhau, nhiều người quy lỗi cho Tôn Thất Thuyết (hoặc Nguyễn Văn Tường, hoặc cả hai), cho rằng vụ binh biến là nước cờ sai lầm nghiêm trọng, gây tổn thất lớn về người và của, là nguyên nhân khiến quân Pháp càng tức giận đẩy mạnh xâm chiếm đất nước, giết hại nhân dân. Thực ra, chính nhiều tài liệu của Pháp sau này cho thấy, lúc đó Pháp không ngừng o ép, đe doạ triều đình và Tôn Thất Thuyết, thậm chí buộc vua do dân ta bầu lên phải thoái vị, buộc ta phải tiến hành cuộc bầu cử mới do Pháp làm chủ, nếu không thi hành đúng như vậy thì họ sẽ dùng bạo lực. Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết buộc phải ra tay. Nếu ông có im lặng nhịn nhục cỡ nào thì cuộc tấn công này cuối cùng cũng sẽ xảy ra [101; 43].

Chúng tôi tán đồng ý kiến trên. Không riêng gì Tôn Thất Thuyết và đồng chí của ông, tất cả người dân trên mảnh đất này đều có lòng căm thù giặc sâu sắc. Đâu phải chỉ thời điểm đó mới diễn ra cuộc tấn công nhằm vào quân giặc. Thậm chí ngay từ đời Tự Đức đã có Đoàn Hữu Trưng tiến hành cuộc đảo chính (1866) với ý định lật đổ nhà vua vì cho rằng vua không hoàn thành trách nhiệm của người đứng đầu đất nước, để triều định bị phân hoá trầm trọng tạo điều kiện cho giặc mở rộng quy mô xâm lược. Các phong trào kháng Pháp diễn ra mạnh mẽ với khẩu hiệu “đánh cả triều lẫn Tây”, “chẳng nghe thiên tử chiếu”. Đặc biệt đây là thời điểm ngay sau khi triều đình Huế liên tục ký hai hàng ước với Pháp vào năm 1883, 1884. Với hai hàng ước này, nhà nước phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn sụp đổ, đất nước hoàn toàn nằm trong tay giặc. Sự thất vọng, bất bình dâng cao tột đỉnh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến cuộc binh biến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Cuộc binh biến của Tôn Thất Thuyết nằm trong một chuỗi các cuộc tấn công nhằm vào quân giặc, chẳng qua do nó được tổ chức trên quy mô lớn nhất, ảnh hưởng cũng rộng nhất đến thời điểm đó nên thất bại của nó thu hút sự chú ý của nhiều người và tạo nên phản ứng trái chiều là điều dễ hiểu. Đến như việc tổn thất vật lực, nhân lực cũng là điều không thể tránh khỏi trong mọi cuộc chiến đấu, không thể đổ dồn mọi trách nhiệm này lên đầu người lãnh đạo.

Văn tế yêu nước còn đề cao vai trò làm chủ của người nông dân, những người vừa lao động vừa chiến đấu. Lịch sử cho thấy, dân tộc Việt Nam vừa sản xuất vừa đánh giặc, vừa dựng nước vừa giữ nước, phương diện nào cũng giỏi, nhưng mãi đến Nguyễn Đình Chiểu, vai trò của người nông dân mới được đặt lên tầm vóc lịch sử vốn có. Trong văn tế

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 12


của Nguyễn Đình Chiểu, giai cấp nông dân đã ít nhất hai lần thực sự làm chủ. Lần thứ nhất qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Trước sự bạc nhược, thoả hiệp của triều đình Huế, người nông dân đã mạnh mẽ vùng lên chống Pháp, thực sự làm chủ cuộc đấu tranh chống xâm lược. Lần thứ hai qua Văn tế Trương Định: Không còn hi vọng vào triều đình Tự Đức, giai cấp nông dân đã lựa chọn cho mình một thủ lĩnh xứng đáng: Trương Định. Với sự lựa chọn sáng suốt này, người nông dân, chứ không phải triều đình, chính thức trở thành người chủ quyết định vận mệnh đất nước.

Quân triều thua Pháp, phải giảng hoà, mong mỏi của Nguyễn Đình Chiểu và sự hi sinh oanh liệt của nghĩa dân đều trở thành mây khói. Máu lệ chan hoà trên những trang viết của ông, nhưng tinh thần bất khuất của những người con yêu nước mãi trở thành “ngôi đền thiêng” trong lòng người dân Việt.

Cao hơn hết trong văn tế yêu nước là ý thức của các tướng sĩ về bổn phận đối với quốc gia, về sự hi sinh cho đại cuộc. Có hai ý thức rất cao cả luôn hiện diện trong tâm niệm các tướng sĩ. Thứ nhất: Đánh giặc giữ nước là nghĩa vụ thiêng liêng, chết ở sa trường là niềm tự hào của đấng trượng phu, xem chết vì nghĩa là báo đền ơn đất nước. Ý thức này được thể hiện tiêu biểu trong Văn tế Trương Định: “Nào đã đặng mấy hồi nơi thích lý, màn hùm che mặt rằng xuê; Thà chẳng may một giấc chốn sa trường, da ngựa bọc thây mới phải.” Thứ hai: Bị giặc mổ bụng phanh thây là cơ hội “dãi tấm gan vàng, dốc bầu máu đỏ”, “giãi tấm lòng son”. Nói như Lê Khắc Cẩn: “Ấy có phải là quân giặc giết được các ngươi đâu, chỉ biết rò tấm lòng trung liệt của các ngươi đã giãi bày.” (Văn tế tướng sĩ đánh Pháp tử trận [4; 111b] NĐT) Tướng sĩ sẵn sàng bỏ thân nơi sa trường, chứng tỏ cho giặc thấy rằng, tổ quốc trong lòng họ là trên hết. Họ đã ra đi mãi mãi, nhưng chiến tích lẫy lừng muôn đời vẫn còn đó. Sự hi sinh đó không phải là hết, không phải bị kẻ thù sát hại. Dù có bị kẻ thù rạch da mổ bụng cũng xem đó như một cách giãi bày tâm can với đương thời và hậu thế. Tấm lòng của họ với dân với nước được cảm kích và truyền tụng muôn đời. Hai ý thức mang tính sử thi này càng làm cho hình ảnh người tướng sĩ toát ra vẻ hào hùng, lung linh kỳ diệu, chúng là yếu tố quan trọng tô đậm thêm chí khí ngoan cường quật khởi của những “tấm gan vàng”, làm thêm rạng ngời những “tấm lòng son”, “những bầu máu đỏ”. Mặc dù chúng được phát ngôn qua lời của tác giả, nhưng nghĩa cử oai hùng của các tướng sĩ đã trực tiếp chứng minh điều đó.


Văn tế tướng sĩ tử trận không chỉ bó hẹp trong phạm vi ai điếu mà đã ngoạn mục xé toạt cái vỏ đau thương vươn rộng ra không gian khoáng đãng để thấu hiểu, cảm thông với nỗi bất hạnh của nhân dân, bày tỏ sự cảm phục, kính trọng đối với các anh hùng nghĩa sĩ đã hinh sinh vì dân vì nước, kêu gọi mọi người đồng tâm hiệp lực đánh đuổi kẻ thù. Bộ phận văn tế này bao hàm đầy đủ các đặc tính của dòng văn chương yêu nước.

2.2.1.3. Thể hiện tinh thần yêu nước bằng tinh thần tôn quân

Theo tư tưởng trị nước của Nho giáo thời phong kiến, vua gắn liền với nước. Vua thay Trời trị dân, giáo hoá trăm họ. Nghĩa vụ của con dân là trung thành tuyệt đối. Trung với nước đồng nghĩa trung với vua. Hơn nữa, đứng trước bọn ngoại bang xâm lược đương nhiên phải tôn quân và đặt xã tắc làm đầu, vì thế, nội dung yêu nước của văn tế gắn chặt với tinh thần tôn quân. Biểu hiện chủ yếu là thượng tôn nhà vua, thượng tôn quốc gia, thượng tôn chính nghĩa trước quân cướp nước.

Đời Tây Sơn, tinh thần tôn quân được thể hiện trong đối ngoại qua đặc điểm gắn liền với chính nghĩa và nhân đạo. Ta với Trung Quốc là hai nước láng giềng, một mặt phải nêu cao chính nghĩa chống ngoại xâm, mặt khác cần phải thể hiện tinh thần hoà hiếu để giữ mối quan hệ láng giềng. Đây là chiến lược đối ngoại với Trung Quốc của ta từ xưa đến nay. Vũ Huy Tấn đời Tây Sơn có lẽ là tác giả đầu tiên nêu cao tinh thần tôn quân trong văn tế yêu nước theo phương diện này: “Bậc vương giả bốn phương trừ nghịch, lân quốc kia sang tranh lấn há dung; Đấng thánh nhân khắp chốn đều nhân, cô hồn nọ để bơ vơ sao nỡ.” [68; 138] Trong cơn quốc biến, bậc thánh vương ra đời để diệt trừ yêu nghiệt, không dung thứ bất cứ kẻ thù nào. Tuy nhiên, giết giặc là do chúng sang xâm phạm, tàn hại dân tộc ta. Bậc thánh vương đã có đức hiếu sinh tha chết cho đoàn quân bại trận, lại trải rộng lòng từ đến các tướng sĩ giặc bỏ thân nơi xứ lạ quê người. Vũ Huy Tấn với tư cách là người thừa hành quân lệnh, viết bài văn tế này tế các tướng sĩ nhà Thanh tử trận, nêu cao lòng tự hào dân tộc, tôn vinh đất nước, tôn vinh nhà vua, khẳng định một đất nước tự do độc lập hùng cường do chính vua ta làm chủ. Bên cạnh khẳng định sức mạnh vô địch trong chống ngoại xâm, tác giả đã gắn kết tinh thần tôn quân với tinh thần nhân đạo, nâng cao tầm vóc đấng quân chủ, dân tộc và đất nước, có công trong việc xoa dịu kẻ thù, hàn gắn quan hệ hai nước.


Đầu thời Pháp thuộc, tinh thần tôn quân được thể hiện trong đối nội qua đặc điểm gắn liền với nhân trị và vai trò giáo hoá của triều đình. Nguyễn Đình đã nhiều lần nhắc đến “ơn chúa” trong văn tế của mình: “Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta.” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), “Tiền vàng ơn chúa, trót đã rỡ ràng; An bạc mưu binh, nào còn trễ nải.” (Văn tế Trương Định) Thông qua đó, tác giả vừa ca ngợi lòng trung thành của nhân dân, vừa ca ngợi ơn giáo hoá của bậc thánh vương. Nền nhân trị đã đem đến cho mọi người một cuộc sống thoả mãn về vật chất lẫn tinh thần. Từ quan lại, binh sĩ đến mọi tầng lớp nhân dân đều một lòng phụng sự triều đình, nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp. Nhà nhà, người người đều nung nấu lòng cứu quốc, không ngại hi sinh, sẵn sàng vùng lên chiến đấu với kẻ thù giành lại từng tấc đất quê hương.

Đặc điểm trên của tinh thần tôn quân không hoàn toàn sát thực với thực tế cai trị của triều Nguyễn, nhưng không thể “vạch áo cho người xem lưng”. Đây là cách tác giả uyển chuyển mượn một chính sách đối nội lý tưởng để làm “mạnh hoá” vai trò điều hành đất nước của triều đình. Chủ ý cho giặc thấy rằng, đầu tàu hoạt động tốt thì cả đoàn tàu sẽ nhanh chóng về đến đích.

Từ đặc điểm gắn liền với nhân trị và vai trò giáo hoá của triều đình, xuất hiện đặc điểm thứ ba của tinh thần tôn quân là gắn liền với mệnh lệnh tuyệt đối của nhà vua: “Các ngươi chết mà còn có biết, dạ sắt ắt là không chịu nhục. Quyết không hoá làm ma trơi, không chịu tan như cỏ mục. Phải xông lên sao đẩu làm mũi gươm, nhập vào gió thét làm họng súng. Hồn còn luẩn quất đỉnh Trà Sơn, vùng Cần Hải, đợi uy linh của nhà vua mà giết hết lũ giặc hung tàn.” (Văn tế các tướng sĩ đánh Pháp bị tử trận [4; 111b] NĐT) Các tướng sĩ xả thân cứu quốc, đó là tinh thần trung quân của tướng sĩ. Sau khi hi sinh, hồn thiêng vẫn còn “đợi uy linh của nhà vua” để giết giặc, đó là tinh thần tôn quân của tác giả. Với Lê Khắc Cẩn, tuy tinh thần tôn quân có vẻ ảnh hưởng thuyết thần quyền, nhưng nó vẫn gắn liền một cách kỳ diệu với tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm của dân tộc ta: Linh hồn của các tướng sĩ yêu nước đã hi sinh sẽ hiển hiện thành các thế hệ đi sau tiếp tục công cuộc cứu quốc, khi nào còn bóng dáng quân thù, khi đó vẫn có người dũng cảm nối gót cha anh đứng lên đánh giặc.

Đến Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần tôn quân đạt đến một tầm vóc mới. Ông là một nhà Nho trung quân ái quốc, tinh thần tôn quân vì thế cũng xuất hiện trong nhiều tác


phẩm của ông, kể cả các bài văn tế ca ngợi anh hùng nghĩa sĩ dám trái mệnh vua tòng quân đánh giặc. Trong văn tế của ông, tinh thần tôn quân gắn liền với vận mệnh quốc dân, xem việc “vượt rào” đánh giặc chính là giúp vua giữ nước cứu dân.

Không phải lúc nào sự song hành chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa tôn quân cũng xuôi chèo mát mái. Lịch sử triều Nguyễn cho thấy, ngay từ những ngày đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta, hàng ngũ thống trị đã bị phân rẽ về tư tưởng. Cuối cùng, phần vì lo sợ thế lực của giặc, phần vì muốn bảo vệ lợi ích giai cấp, triều đình Huế đứng đầu là Tự Đức đã thoả thiệp cắt đất dâng cho kẻ thù. Một khi giai cấp thống trị đánh mất vai trò lịch sử, đi ngược lại lợi ích toàn dân, nhất là tỏ ra hèn yếu thoả hiệp với quân thù thì nảy sinh mâu thuẫn trong tư tưởng các nhà Nho yêu nước. Một bên là tinh thần dũng cảm, ý chí kiên cường chống giặc giành độc lập; một bên là chủ nghĩa tôn quân lỗi thời, cũng muốn thoát khỏi nhưng tâm hồn còn vướng víu. Rất nhiều sĩ phu yêu nước chống Pháp lâm vào tình trạng ấy, trong đó có Nguyễn Đình Chiểu.

Nguyễn Đình Chiểu luôn nêu cao ơn chúa, xem vua là đấng minh quân gắn liền với dân với nước, cũng vì thế luôn tuyệt đối trung thành với vua. Qua văn tế, ông nói rò, tướng sĩ không chống lại triều đình, họ luôn tuân thủ luật vua phép nước, không dám vượt khỏi phận mình đánh giặc khi chưa có lệnh của vua. Tâm can đang cháy bỏng, nhưng Trương Định vẫn đợi lệnh triều đình vì “phận thần tử há đâu dám cãi”, nghĩa sĩ Cần Giuộc vẫn đợi triều đình ban chiến lệnh. Nhưng đang lúc dầu sôi lửa bỏng mà mãi không thấy động thái gì từ phía triều đình, lại thêm “mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm”, họ mới “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Triều đình bất lực, thoả hiệp thì người dân tự vùng lên chống ngoại xâm.

Xét ra, nghĩa sĩ tự mình ra trận, một phần vì độc lập tự do của đất nước, của nhân dân, một phần cũng chính vì báo đáp ơn vua, giữ vững cơ đồ “giang sơn triều thánh”. Ngay với phong trào khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Đình Chiểu đã khẳng định chắc nịch rằng đó là “cuộc trung nghĩa”. Trong Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục Tỉnh, tác giả cũng đã trực tiếp giải thích cho hành động của nghĩa dân: “Lòng trung nghĩa thảo với ngô quân; Tiếng nghịch đảng lỗi cùng địch vực.” [21; 86] Theo Nguyễn Đình Chiểu, mặc dù nghĩa dân bị triều đình coi là giặc, vì đi ngược chủ trương của triều đình, có lỗi với


Pháp, nhưng ông cho rằng việc nghĩa quân làm là đúng với lòng phò vua giúp nước. Điều đó cho thấy ông vẫn tôn quân không thay lòng đổi dạ.

Giống như nhiều sĩ phu yêu nước khác, tư tưởng “vì vua đánh giặc” vẫn hiện diện trong tâm thức của Nguyễn Đình Chiểu. Tuy nhiên, Nguyễn Đình Chiểu là một nhà Nho dân tộc, nhà Nho của nhân dân, nên tinh thần tôn quân của ông không phải là thứ quan niệm cứng nhắc, một chiều, mà được thể hiện đa chiều, linh hoạt. Không làm quan cho triều đình, không thể trực tiếp ra chiến trường đánh giặc, ông có cách đánh của riêng mình trên mặt trận tư tưởng, tinh thần không kém phần hiệu quả. Ông theo quan niệm đúng đắn tiến bộ của Mạnh Tử: “Dân quan trọng nhất, xã tắc hàng thứ hai, ngôi vua nhẹ hơn hết trong ba điều này.” Dù sau này ông lui về sau chiến tuyến nhưng tấm lòng yêu đất nước yêu đồng bào vẫn không vơi cạn. Tiếc thương, ca ngợi nghĩa sĩ, cổ vũ tinh thần chiến đấu chống giặc ở người đi sau cũng có nghĩa là ca ngợi tinh thần vì chính nghĩa của các nghĩa sĩ. Tinh thần vì chính nghĩa của ông đã vượt qua quan niệm tôn quân lỗi thời.

Có thể thấy, đối với Trung Quốc, tinh thần tôn quân đề cao chính nghĩa và tinh thần nhân đạo để giữ mối quan hệ láng giềng. Đối với Pháp, ngoài quyết tâm đánh cùng đuổi tận, tinh thần tôn quân còn nhấn mạnh yếu tố đối nội của triều đình, chính sách đối nội tốt sẽ tạo được sự ủng hộ, đồng thuận của toàn dân. Vì thế, bên cạnh đề cao tinh thần tôn quân, văn tế yêu nước cũng đặc biệt chú trọng vai trò của nông dân và các tầng lớp nhân dân trong công cuộc vệ quốc. Các bài văn tế ra đời trong thời gian chúng ta vẫn còn chống Pháp, những yếu tố trên đây có vai trò vô cùng quan trọng, vì đó là nền tảng của mọi cuộc đấu tranh chống xâm lược.

2.2.2. Thể hiện tinh thần tôn quân giai đoạn sau nội chiến và sau cuộc chống nội loạn

2.2.2.1. Thể hiện tinh thần tôn quân trong văn tế giai đoạn sau nội chiến

Chiến tranh vệ quốc diễn ra quyết liệt một mất một còn thì các cuộc nội chiến cũng không kém phần ác liệt. Trong lịch sử Việt Nam, cuộc nội chiến dữ đội nhất là giữa Nguyễn vương với Tây Sơn diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XVIII với chiến thắng thuộc về Nguyễn vương.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022