Một Số Vấn Đề Cơ Bản Về Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Của Học Sinh, Sinh Viên Trường Trung Cấp Y Tế

- Cuốn “Sổ tay giáo dục dành cho cán bộ y tế” (1992) của tác giả J.J. Guilbert đã nêu rõ quan điểm thực tập chính là trọng tâm của giáo dục y học, lấy người học làm trung tâm. 16 Tác giả nêu ra những vấn đề cơ bản và cách giải quyết những vấn đề đó như: cách xây dựng một kế hoạch thực tập, quản lý việc lượng giá các kỹ năng thực hành của SV, quản lý phương pháp hướng dẫn thực tập của giảng viên, phương pháp đánh giá cuối đợt thực tập của SV,…

Nghiên cứu của nhóm tác giả Scanlan Judith, Care và Gessler Sandra “Giải pháp cho tình trạng SV chưa đạt yêu cầu trong thực tập lâm sàng” được in trong tập chí Nurse Educatorr (2001) đã nêu ra và phân tích tình trạng SV chưa đạt yêu cầu trong thực tập lâm sàng để từ đó tác giả đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tay nghề cho nhân viên y tế. (dẫn theo34)

- Tác giả Katie Tonarely có bài viết: “Tầm quan trọng của thực tập lâm sàng trong đào tạo điều dưỡng” (2010) đã nêu rõ quá trình đào tạo để trở thành người điều dưỡng chuyên nghiệp, SV điều dưỡng phải tham gia thực tập lâm sàng dưới sự hướng dẫn của GV. Mục đích là chuẩn bị cho SV làm công việc chăm sóc một cách độc lập và thích đáng. Tác giả nêu rõ lợi ích của việc thực tập lâm sàng là giúp cho SV điều dưỡng có thái độ đúng đắn trong việc chăm sóc người bệnh. GV có trách nhiệm hướng dẫn SV cách xử lý tình huống lâm sàng, qua đó đánh giá được kiến thức của SV, đánh giá khả năng ghi nhận, báo cáo những diễn biến của người bệnh, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc, thái độ đối với người bệnh. Khi SV đạt được những yêu cầu nêu trên là SV đó đã đạt về kỹ năng nghề nghiệp. (dẫn theo34)

- “Cẩm nang về phát triển chương trình đào tạo theo năng lực thực hiện” (1982) (Handbook for Developing Competency - Based Training Programs) của nhóm nghiên cứu William E. Blank đã đưa ra được tiêu chuẩn đầu ra của quá trình đào tạo, làm tiền đề cho việc lập các kế hoạch, thực hiện quá trình đáo tạo và vấn đề đánh giá kết quả học tập của HS, SV. 35

1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam

Tại Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều nhằm nâng cao chất lượng thực tập và nâng cao chất lượng đào tạo. Trong những năm gần đây có các Hội nghị chuyên đề, hội thảo về vấn đêg này, như:

- Nguyễn Xuân Khang (2006), “Một số biện pháp quản lý thực tập lâm sàng”, của nhà xuất bản Hà Nội. 24

- “Thực trạng quản lý thực tập ở khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn quản lý giáo dục học của tác giả Nguyễn Doãn Cường. Tác giả nêu ra thực trạng công tác quản lý của nhà trường trong thời gian tác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thực tập của nhà trường và quản lý thực tập lâm sàng cho SV y khoa. 21

- “Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch”, Luận văn quản lý giáo dục học của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa. Tác giả nêu lên những vấn đề đang được đặt ra hiện nay đối với hoạt động thực tập ngành y của SV y khoa và đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho SV y khoa. 27

“Quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên” Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Hồng. Tác giả đã nêu ra thực trạng công tác quản lý hoạt động thực tập nghề của học sinh sinh viên ở trường Cao đẳng Y tế Điện Biên trong thời gian tác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thực tập nghề của nhà trường và quản lý thực tập lâm sàng. 26

“Quản lý hoạt động dạy học thực hành ở trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh”. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Vũ Thị Thùy Dương. Tác giả đã nêu rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học ở trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh, tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học thực hành đối với nhà trường. 34

1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một loại hình lao động quan trọng của con người. Hoạt động quản lý có tác động tới các lĩnh vực trong đời sống phản ánh sự nhận thức của con người với tự nhiên, môi trường, xã hội. Quản lý đúng là có nhận thức đúng về qui luật, vận động theo qui luật tự nhiên phù hợp với điều kiện môi trường.

Khái niệm Quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học.

Do vậy, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý:

- Theo Mary Parker Follet (Mỹ): "Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực hiện thông qua người khác" [8].

- Theo F.W.Taylor: “Quản lý là biết chính xác điều người khác làm và sau đó thấy rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [8].

- Theo Harolk.Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức)” [17].

- Theo các nhà Tâm lý học: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó.

- “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với qui luật khách quan” (dẫn theo [27]).

- “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” (dẫn theo [27]).

- “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động”(dẫn theo [27]).

- Theo Các - Mác thì quản lý có một tầm quan trọng đặc biệt vì mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua hoạt động của con người và thông qua quản lý. Người viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến

hành trên qui mô tương đối lớn, thí ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” (dẫn theo [27]).

- Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý về các mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế,... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [22].

- Theo Henry Fayol: "Quản lý là dự kiến, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp và kiểm tra" [8].

Từ những định nghĩa trên, theo chúng tôi có thể hiểu: quản lý là những tác động có mục đích, tổ chức, kế hoạch của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức làm cho tổ chức vận hành (hoạt động) có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra.

Những đặc trưng của quản lý là:

+ Là thuộc tính bất biến của mọi quá trình hoạt động xã hội - lao động; là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển.

+ Hoạt động quản lý được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội.

+ Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lý và người bị quản lý giữ vai trò trọng tâm trong hoạt động quản lý.

Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có mục đích của người quản lý đến người bị quản lý nhằm đạt mục tiêu chung.

+ Chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức

+ Khách thể quản lý là những con người cụ thể và sự hình thành tự nhiên các mối quan hệ giữa những con người, giữa những nhóm người...

+ Công cụ quản lý là phương tiện tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý như: mệnh lệnh, quyết định, chính sách, luật lệ...

+ Phương pháp quản lý: là cách thức tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý.

+ Chức năng của quản lý: Quản lý có bốn chức năng cơ bản. Đó là: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra... Cả bốn chức năng này có mối liên hệ qua lại khăng khít với nhau được mô tả theo sơ đồ sau:


Lập kế

hoạch



Tổ chức








Chỉ đạo


Kiểm tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 3

Quản lý tốt giúp định hướng sự phát triển của tổ chức qua xác định mục tiêu ban đầu và nỗ lực của mỗi cá nhân trong tổ chức đó với mục tiêu chung. Tổ chức điều phối hợp lý, tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động bằng cách hướng dẫn hoạt động của mỗi cá nhân trong tổ chức, khuyến khích, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cho sự phát triển cá nhân và tổ chức có hiệu quả để đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã xác định.

1.2.2. Thực hành, thực hành lâm sàng

1.2.2.1. Thực hành

- Theo định nghĩa của Đại từ điển tiếng Việt - Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam - của tác giả Như Ý thì: “Thực hành là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế” [28].

- Theo định nghĩa của Oxford Advancel Learmers thì “Thực hành là hoạt động thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao kỹ năng” (dẫn theo [21]).

1.2.2.2. Thực hành lâm sàng

* Lâm sàng:

- Đối với ngành Y thì “lâm sàng” có nghĩa là giường bệnh. Thuộc về những gì trực tiếp quan sát được ở người ốm ở trên giường bệnh.

Đối với tất cả HS, SV y khoa đều phải thực hiện chương trình đào tạo tại các bệnh viện gọi là Thực hành lâm sàng sau khi đã học lý thuyết cơ bản và được thực hành tại các phòng thực hành (labo) trong nhà trường.

* Thực hành lâm sàng

- Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học của tác giả Hoàng Phê thì “Lâm sàng là những gì trực tiếp quan sát được ở người ốm đang nằm trên giường bệnh hay là thực hành tại bệnh viện”. Vì vậy, thực hành lâm sàng chính là thực hành trên người bệnh tại bệnh viện.

- Theo từ điển Tiếng việt (2000) của Viện ngôn ngữ học thì: “THLS là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế. Lý thuyết đi đôi với thực hành. Tập làm trong thực tế để vận dụng và củng cố kiến thức lý thuyết, trau dồi thêm về nghiệp vụ chuyên môn”.

THLS chính là môn học bắt buộc trong chương trình chính khoá, là hoạt động diễn ra ngoài nhà trường. HS, SV y khoa sau phần học lý thuyết là chuyển sang phần học THLS. Học sinh các trường trung cấp y bắt đầu đi lâm sàng tại bệnh viện vào tất cả các buổi sáng từ học kỳ 2 của năm thứ nhất cho đến khi tốt nghiệp ra trường, buổi chiều học lý thuyết tại trường. GV hướng dẫn THLS là GV của nhà trường và các GV thỉnh giảng là các bác sĩ của bệnh viện nới HS THLS. Đây là giai đoạn học tập, nghiên cứu qua thực tế, là yêu cầu bắt buộc đối với HS, SV Y khoa. Tùy theo từng đối tượng học, chuyên ngành học mà có mục tiêu riêng biệt, nhưng mục đích của việc THLS là HS, SV học cách tiếp xúc người bệnh, học kỹ năng giao tiếp với người bệnh, học cách khám bệnh, cách

phát hiện các triệu chứng để chẩn đoán bệnh và THLS các thao tác trong điều trị (bao gồm các phác đồ điều trị, các kỹ thuật, thủ thuật trong điều trị và xử trí diễn biến của người bệnh,…). Đây là một học phần quan trọng đối với tay nghề của HS, SV sau này.

Thực hành lâm sàng giúp HS trau dồi kiến thức nghề nghiệp vừa rèn luyện phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc (Y đức) để trở thành những người thầy thuốc vừa giỏi về chuyên môn, vừa sáng về tâm đức. Chính vì vậy, THLS đóng một vai trò vô cùng quan trọng, đòi hỏi các cán bộ quản lý phải luôn chú trọng công tác này.

1.2.3. Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng

* Hoạt động thực hành lâm sàng

Hoạt động thực hành lâm sàng bản chất là hoạt động thực hành nghề. Ở Pháp, khái niệm nghề được định nghĩa là một loại lao động có thói quen có kỹ năng, kỹ xảo của một người để từ đó tìm được phương tiện sống. Ở Đức thì định nghĩa là hoạt động cần thiết cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở một trình độ nhất định nào đó. Do đó, bất cứ một ngành nghề nào cũng hàm chứa trong nó một hệ thống các giá trị: Kiến thức nghề, kỹ năng nghề, kỹ xảo nghề,… mọi hiệu quả do nghề mang lại. Đòi hỏi một quá trình đào tạo chuyên biệt để có kiến thức chuyên môn nhất định.

Với vai trò của hoạt động thực tập nghề bao giờ cũng phải đảm bảo 2 mặt cơ bản là: Tính chính xác, thao tác nhanh gọn chính là kỹ xảo; Cách tổ chức hoạt động thực hành để hình thành kỹ năng và phát triển tư duy người học. Vai trò cốt lõi là qua quá trình thực hành nghề sẽ hình thành nên các kỹ năng, rèn luyện kỹ xảo nghề và phát triển khả năng ứng dụng trên cơ sở liên hệ hữu cơ giữa tri thức, kỹ năng và kỹ xảo.

* Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng

Quản lý hoạt động THLS là những tác động có mục đích của Hiệu trưởng lên GV, HS, SV các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra để thực hiện, điều hành toàn bộ

các hoạt động có liên quan đến việc THLS của HS, SV nhằm đạt mục tiêu hoạt động thực tập lâm sàng đề ra. `

Quản lý hoạt động THLS là để thực hiện nội dung THLS một cách có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo những điều kiện thuận lợi nhất giúp HS, SV có được môi trường THLS tốt nhất, tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân, củng cố vững vàng những kiến thức đã học. Từ đó, có những nhận thức đúng đắn hơn về nghề Y.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế

1.3.1. Một số đặc điểm của hoạt động THLS của sinh viên trường Trung cấp Y tế

Đối với các trường Y khoa thì thực hành luôn là một yêu cầu bắt buộc với tất cả các môn học chuyên ngành bắt đầu từ năm thứ nhất. Thực hành có 02 giai đoạn cơ bản:

- Thực tập cơ sở: Là thực hành tại phòng thực tập (labo) tại nhà trường được thực hiện ngay từ học kỳ thứ nhất của năm học đầu tiên.

- Thực hành lâm sàng: Là thực tập tại các khoa lâm sàng của bệnh viện, được thực hiện từ học kỳ hai của năm học thứ nhất cho đến khi HS, SV thi tốt nghiệp.

Thực hành lâm sàng được chia ra 02 giai đoạn nhỏ:

+ Thực hành tiền lâm sàng (tại khoa Tiền lâm sàng của nhà trường): Trước khi HS, SV đi thực tập tại các bệnh viện thì HS, SV được thực hành tại khoa tiền lâm sàng, tại đây HS, SV sẽ được thực hành các thao tác kỹ thuật trên mô hình giả định để hình thành các kỹ năng cơ bản trước khi thực hiện các thao tác kỹ thuật trên người bệnh.

+ Thực hành lâm sàng: Là một học phần được qui định mang tính bắt buộc phải thực hiện trong chương trình chính khóa, học phần này được thực hiện tại các khoa lâm sàng của bệnh viện, HS, SV sẽ được rèn luyện các thao tác kỹ thuật, thủ thuật trực tiếp trên người bệnh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022