Văn Tế Trong Văn Học Trung Đại Việt Nam Ca Ngợi Tinh Thần Yêu Nước, Tinh Thần Tôn Quân Và Tinh Thần Vì Nhân Dân


Qua đó cho thấy, sự thật và tình cảm chân thành trong văn tế có ý nghĩa rất lớn trong việc dẫn dắt người đọc, người nghe nói riêng và người đời nói chung theo chiều hướng tích cực, từ đó vai trò giáo dục của văn tế được phát huy rất hiệu quả trong cuộc sống thường ngày.

Cuộc sống cá nhân không thể tách khỏi cộng đồng. Con người sở dĩ tồn tại và ngày càng hoàn thiện là nhờ được gắn kết trong các mối quan hệ xã hội. Nhờ những mối quan hệ ấy, người ta soi rọi lẫn nhau, sống vì nhau, tự điều chỉnh bản thân sao cho phù hợp với các vị thế mà mình đang là một mắc xích. Con người một mặt phải có ý chí tự lực vươn lên, mặt khác phải biết nương tựa vào nhau để tồn tại. Nửa đầu thế kỷ XX vẫn xuất hiện nhiều bài văn tế đề cao đạo đức luân lý của con người, cho thấy những vấn đề này bao giờ cũng được coi trọng.


2.2. VĂN TẾ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM CA NGỢI TINH THẦN YÊU NƯỚC, TINH THẦN TÔN QUÂN VÀ TINH THẦN VÌ NHÂN DÂN

2.2.1. Ca ngợi tinh thần yêu nước, tinh thần tôn quân giai đoạn chống ngoại

xâm

Việc sử dụng văn tế không chỉ dừng lại ở mức độ thể hiện tình cảm cá nhân. Song

hành cùng lịch sử và sự biến thiên của xã hội, văn tế cũng phát triển phong phú thêm lên về nội dung tư tưởng. Đứng trước ách xâm lược của ngoại bang, chứng kiến sự hi sinh của nhiều tấm gương ái quốc, nhìn thấy cảnh sống cơ cực của nhân dân, tác giả văn tế đã kịp thời lồng ghép vào đó tâm trạng của mình trước thời cuộc, đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thời đại. Cũng có khóc, nhưng cái khóc ở đây là vì cộng đồng, vì dân tộc, vì quốc gia, vì chính nghĩa. Cái khóc ở đây là “cái khóc uất ức về nỗi nước mất nhà tan, nhân dân đồ thán, khóc tiếc thương người hi sinh vì nghĩa lớn, đồng thời cũng nguyền rủa sự bóc lột hà khắc, đàn áp tàn bạo của giai cấp thống trị, của kẻ thù” [21; 3]. Đây là tiếng khóc thể hiện tinh thần yêu nước cao độ, cũng là một trong những nội dung có giá trị cao nhất của văn tế.

Nước Việt Nam ta nằm ở vị trí đắc địa, khí hậu thuần hoà, tài nguyên khoáng sản phong phú, giao thông thuận tiện. Theo Gia Định thành thông chí, nước ta nhân dân có đời sống ấm no, muôn vật dồi dào, của cải có nhiều trong đất, trong rừng, trên núi, dưới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.


biển. Được như vậy là “do sự ngưng tụ khí thiêng của trời đất, hoà hợp gom góp mà sinh ra” [34; 15]. Chính vì có nhiều ưu thế như vậy nên không lúc nào tránh khỏi sự dòm ngó, xâm chiếm của nước láng giềng phương Bắc và sau này là các nước phương Tây xa xôi. Hầu như không triều đại nào không phải lo đối phó với nạn ngoại xâm. Tráng sĩ tòng quân giết giặc, người chân yếu tay mềm góp phần giữ vững hậu phương tiếp tế cho tiền tuyến, văn nhân thi sĩ chiến đấu trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Thơ văn nước ta đời nào cũng có một bộ phận rất lớn mang nội dung yêu nước là vì thế. Trong thơ văn yêu nước lại có một bộ phận đặc thù là văn tế. Văn tế yêu nước về nguồn gốc xuất phát từ lịch sử; về chủ đề gắn liền với các nhân vật và sự kiện lịch sử lớn hoặc mang tầm vóc thời đại; về nội dung vừa gắn liền với tiếng khóc trước sự hi sinh vừa thể hiện niềm lạc quan vào kết quả cuộc chiến đấu, vừa bi ai vừa hào hùng, vừa gắn liền với sự hi sinh vừa hướng tới mầm sống mãnh liệt. Ưu thế của văn tế nhờ đó khó có thể văn nào sánh được.

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 11

Văn tế yêu nước ra đời gắn liền với các cuộc xâm lược của ngoại bang và quá trình chiến đấu gian khổ của quân dân ta. Trong cuộc xâm lược của giặc Minh, bộ phận văn tế yêu nước hiện còn cho thấy muộn nhất đời Hậu Trần, dạng văn tế này đã xuất hiện với Văn tế Nguyễn Biểu. Đời Tây Sơn, sau khi đánh tan quân Thanh, Vũ Huy Tấn (1749- 1800) tuân lệnh vua Quang Trung viết Phụng soạn tôn tế Bắc lai trận vong chư tướng văn (Văn tế tướng sĩ nhà Thanh tử trận). Trong dân gian cũng còn lưu truyền Thiên triều văn (Văn tế quân Thiên triều) cùng chủ đề với bài văn tế của Vũ Huy Tấn...

Tuy nhiên, các bài văn tế trên hoặc chỉ bày tỏ lòng tiếc thương đối với người yêu nước và ca ngợi tinh thần cảm tử của họ, hoặc chỉ gián tiếp ca ngợi tinh thần chiến đấu của người yêu nước sau chiến thắng chứ chưa trực tiếp đối mặt với quân thù. Đến cuộc kháng chiến chống Pháp, văn tế yêu nước xuất hiện nhiều hơn, bước lên một tầm cao mới về phương diện tư tưởng và đấu tranh, ra đời suốt từ nửa sau thế kỷ XIX đến giai đoạn kháng chiến (1945-1975), trở thành vũ khí chiến đấu có nhiều hiệu lực. Văn tế yêu nước thời kỳ này cực lực kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân chống giặc, hơn nữa đã trực tiếp đương đầu với giặc, theo bước quân dân ra mặt trận tiêu diệt kẻ thù. Thời kỳ này có nhiều tác phẩm rất xuất sắc, tiêu biểu như Văn tế tướng sĩ đánh Pháp bị tử trận của Lê Khắc Cẩn, Văn tế ông Cai Trí (khuyết danh), Điếu Tôn Thất Thuyết thượng tướng tế văn (Văn tế Tôn


Thất Thuyết) của Nguyễn Thượng Hiền (1868-1925)… Đặc biệt nhất là chùm văn tế Nôm của tác giả Nam Bộ Nguyễn Đình Chiểu.

Văn tế yêu nước ngoài thể hiện quyết tâm đánh giặc còn gắn liền với tình cảm tiếc thương, thái độ ngưỡng mộ anh hùng nghĩa sĩ, gắn liền với tinh thần tôn quân. Xét văn tế yêu nước các thời kỳ, chúng tôi nhận thấy có ba cách thể hiện tinh thần yêu nước: 1/ Tế tướng sĩ giặc tử trận gián tiếp thể hiện quyết tâm đánh giặc; 2/ Tế tướng sĩ ta hi sinh trực tiếp ca ngợi tinh thần yêu nước; 3/ Thể hiện tinh thần yêu nước bằng tinh thần tôn quân.

2.2.1.1. Tế tướng sĩ giặc tử trận gián tiếp thể hiện quyết tâm đánh giặc

Trường hợp này chỉ xuất hiện trong hai bài văn tế ra đời sau khi cuộc kháng chiến chống quân Thanh hoàn toàn thắng lợi.

Năm 1788, theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống, quân Thanh lấy cớ “phò Lê diệt Tây” ồ ạt kéo sang xâm chiếm nước ta. Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xưng đế, đặt niên hiệu Quang Trung, hạ lệnh xuất quân và trực tiếp dẫn quân cự địch. Khí thế Tây Sơn vô cùng mạnh mẽ, chẳng mấy chốc đánh tan quân cướp nước ở các trận Ngọc Hồi, Đống Đa. Tướng giặc kẻ thắt cổ tự tử, kẻ chạy trối chết về hướng bắc tìm đường sống. Mấy chục vạn quân Thanh không còn chỗ dung thân, bị giết chết vô số kể, thây nằm đầy đường, máu chảy thành suối. Chiến dịch Ngọc Hồi - Đống Đa kết thúc thắng lợi, Tây Sơn tiến vào giải phóng Thăng Long. Quang Trung hạ lệnh chiêu an, phát lương thực quần áo cho mấy vạn quân đầu thú đưa hết về nước Bắc, lập đàn tế và sai Vũ Huy Tấn viết văn tế bày tỏ lòng xót thương và an ủi vong linh tướng sĩ nhà Thanh tử trận.

Vũ Huy Tấn xuất thân gia đình khoa bảng nhà Lê nhưng đã thức thời chuyển sang phục vụ đắc lực cho công cuộc chính nghĩa của nhà Tây Sơn, cũng là của cả dân tộc. Quyết định của ông là đúng đắn, vì hai lý do: 1/ Vua Lê rước giặc Thanh về giầy mả tổ, trở thành kẻ bán nước đáng bị trừ bỏ; 2/ Trong hoàn cảnh ấy chỉ có Tây Sơn mới đủ sức đánh thắng giặc Thanh.

Bài văn tế của Vũ Huy Tấn có những câu thật hào hùng: “Bậc vương giả bốn phương trừ nghịch, lân quốc kia sang tranh lấn há dung”, “Quân ta đã ngọn cờ thẳng trỏ, đàn kiến kia quét tận hang cùng” [68; 138]. Thay mặt nhà vua, tác giả tuyên bố một vương triều mới đã được thành lập, vững mạnh đủ sức bảo vệ đất nước, đồng thời khẳng định sức mạnh chính nghĩa luôn chiến thắng, hành động phi nghĩa ắt thất bại. Tuy là viết


tế tướng sĩ nhà Thanh, nhưng thông qua đó, tác phẩm đã nêu cao lòng yêu nước, quyết tâm diệt thù và niềm tự hào trước thắng lợi oanh liệt của quân dân ta.

Văn tế quân Thiên triều của tác giả khuyết danh cũng bày tỏ lòng thương xót quân Thanh tử trận, đồng thời nêu cao ý chí chống giặc, khẳng định một cách tuyệt đối chiến thắng hào hùng của quân dân ta bằng cách phô bày cảnh thảm bại của giặc: “Một chi đánh ở Đống Đa, Cầu Duệ kéo xuống tốt xa muôn phần. Khiếp voi bại trận tiên phong, Cầu nhương sụt cả xuống sông Bồ Đề. (…) Chú thì thắt cổ trên cây, Chú thì tự vẫn ở nay trong nhà. Chú thì thác xuống Diêm La, Chú nào còn sống về nhà Đại Thanh.” [66; 373]

Hai bài văn tế trên đại diện cho hai phương diện quan phương và đại chúng. Điểm chung về thủ pháp của hai tác giả là dựng lại cảnh thảm bại của giặc để ca ngợi quân ta. Những hình ảnh “biển máu núi xương”, “mả kình”, “thây vun thành góc bãi ngổn ngang”, “xác vùi nước sông Hồng nghẹn ứ” trong Văn tế tướng sĩ nhà Thanh tử trận hay hành động “thắt cổ”, “tự vẫn” trong Văn tế quân Thiên triều không chỉ cho thấy cảnh thảm bại cùng đường của giặc, mà thông qua đó còn nói lên tinh thần anh dũng, quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng của quân dân ta trong công cuộc bảo vệ đất nước. Mấy chục vạn quân Thanh hùng hổ, sát khí ngút trời, quyết nuốt trọn nước Nam vào bụng kình ngư lại trở thành đàn kiến bé nhỏ bị quân ta đánh tan tành trong phút chốc, chứng tỏ sức mạnh, ý chí của ta là vô địch.

Cần nói thêm rằng, cách gọi quân giặc trong Văn tế quân Thiên triều có nét rất đặc biệt: “Thương thay hỡi các chú ơi!” Ngay câu đầu tiên, tác giả dùng từ “chú” để gọi tướng sĩ nhà Thanh tử trận. Rất nhiều câu sau đại từ xưng hô này lặp đi lặp lại nhiều lần khi nói đến họ. Tác giả muốn biểu thị lòng thương xót chân thành khi xem họ như người thân, như em cháu. Điều này cũng thể hiện tinh thần hoà hiếu ngàn đời của ta với nước láng giềng phương bắc. Tuy nhiên khẩu khí trong bài rất “nặng cân”, không hề tỏ ra khoan nhượng. Bởi vì, với Trung Quốc, hai nước có thể là láng giềng, là anh em, có thể qua lại, thông thương, giao lưu văn hoá… nhưng tuyệt đối không được ỷ mạnh hiếp yếu, không được xâm phạm lẫn nhau, dù chỉ là một tấc đất.

2.2.1.2. Tế tướng sĩ ta hi sinh trực tiếp ca ngợi tinh thần yêu nước

Trường hợp này xuất hiện rất nhiều trong văn tế yêu nước giai đoạn chống Minh và giai đoạn chống Pháp. Nhiều nhất, tiêu biểu nhất là ở giai đoạn thứ hai.


Tinh thần yêu nước được thể hiện rất đa dạng trong văn tế dạng này. Đầu tiên là phản ánh hiện thực bằng cách lên án, tố cáo tội ác của kẻ thù. Tiếp đến là thể hiện ý thức trách nhiệm tự thân, sẵn sàng gác lại mọi thứ thuộc về cá nhân xông ra chiến trường đánh giặc. Ra chiến trường đối mặt với sinh tử, tinh thần quyết tử cho sự sinh tồn của quốc dân là biểu hiện cao độ của tinh thần yêu nước. Cổ vũ tinh thần chiến đấu, kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân chung tay đánh đuổi kẻ thù, giành lại độc lập tự do cũng là cách làm lan toả tinh thần yêu nước.

Vai trò quan trọng đầu tiên của văn tế là tố cáo tội ác của giặc. Dưới gót giày xâm lược của ngoại bang, nhân dân ta đã hứng chịu biết bao khổ nhục vì tội ác dã man của chúng. Từ giặc phương Bắc láng giềng đến giặc phương Tây xa xôi đều xem nước ta dân ta là miếng mồi ngon, thi nhau “ép mở dầu hết sức”. Không chỉ riêng văn tế, các thể loại văn học đều có nhiều tác phẩm khắc hoạ một cách chân thực cuộc sống bần cùng của nhân dân lao động, cảnh tiêu điều khắp ngò xóm đường quê. Những dòng văn tế sau đây là hiện thực những gì nhân dân ta gánh chịu trong cuộc xâm lược của Pháp: “Sức giặc Lang Sa, nhiều phương quỷ quái. Giăng dưới nước tàu đồng tàu sắt, súng nổ quá bắp rang; Kéo trên bờ Ma-Ní Ma-Tà, đạn bắn như mưa vãi.” (Văn tế Trương Định [21; 81]), “Đời vua Dực Tông, giặc Pháp uy hiếp. Cướp đất Bắc Kỳ, hung hăng chém giết.” (Văn tế Tôn Thất Thuyết [21; 13]) Đây là những lời tố cáo đanh thép, lột trần bản chất tham lam, tàn ác của bọn cướp nước, cho thấy không hành động dã man nào mà chúng không thẳng tay thực hiện. Tội ác của chúng đầy trời, khiến cho “trời xanh cũng giận, con đỏ cũng thù” [21; 16], không cần phải tố cáo mọi người mới nhận ra. Cho nên lời tố cáo trên không phải là lời tố cáo đơn thuần mà xuất phát từ lòng căm thù tột độ, cũng là dấu hiệu cho những cuộc vùng lên dữ dội tiếp theo.

Không chỉ dừng lại ở lời tố cáo, văn tế còn biểu dương những tấm gương dũng cảm trực tiếp xông pha chiến trường. Chứng kiến cảnh giặc xa vô cớ tràn sang chiếm đất, giết người, cướp của, đẩy dân ta vào vòng tai hoạ, không ai có thể dửng dưng ngồi nhìn. “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, huống chi những người “nặng nợ áo cơm”, “sâu dày ơn quốc thổ”. Vì sự an nguy của nhân dân, vì sự tồn vong của đất nước, người nôn nóng đợi triều đình ban lệnh xuất chiến, người đứng lên hô hào, lãnh đạo khởi nghĩa, người hăm hở tòng chinh. Dù đánh giặc nào thì tất cả mọi người đều chung trách nhiệm,


từ những nhà Nho, nhà thế phiệt trong văn tế của Lê Khắc Cẩn đến những người nông dân thuần tuý trong văn tế của Nguyễn Đình Chiểu. Họ tình nguyện làm chiến binh vì “sống chung đất nước, cùng một vương thần”, cũng vì “người trượng phu không sống chung với kẻ thù mình”, không chịu “cúi đầu sấp mặt, im tiếng lặng thinh, phũ phàng gươm mũ mà chịu nhục với giống hôi tanh” (Văn tế các tướng sĩ đánh Pháp bị tử trận [21; 15] NĐT).

Dũng cảm ra trận đương đầu với giặc là không sợ hi sinh, dù chỉ một thân một mình vẫn không lùi bước. Xả thân vì nước vì dân, vì lý tưởng “thành nhân thủ nghĩa” là biểu hiện cao đẹp nhất bổn phận của con người đối với quốc gia. Văn tế ông Cai Trí ca ngợi lòng dũng cảm của ông Cai Trí khi vùng đất Thọ Xương ông đang sống và làm việc bị giặc càn quét: “Dân chúng căm gan, quan nha sốt vó. Dìu vợ dắt con, phá rào chui ngò. Quyền vị đành thôi, chức trách cũng bỏ. Còn một mình ông, không như chúng nó. Trước kẻ thù chung, dù mình phận nhỏ. Dãi tấm gan vàng, dốc bầu máu đỏ. Mệnh lông hồng bay, xác da ngựa bó. Sức cùng thế kiệt, gỗ một cây khôn chống nhà xiêu, Sống đục thác trong, đường hai ngả ta theo hướng rò.” [79, T17; 1001] Khi nguy biến mới biết rò khí tiết trượng phu, kể cả khi đầu bị giặc cắt đứt thì “giáo vẫn nằm trong tay”. Hơn thế nữa, dẫu có hi sinh thì linh hồn sẽ biến thành vũ khí diệt giặc, sẽ “xông lên sao Đẩu làm mũi gươm, nhập vào gió thét làm họng súng” (Văn tế các tướng sĩ đánh Pháp tử trận [4; 111b] NĐT) Những câu này nói rò, dù bị giết chết, lòng yêu nước vẫn không hề mất đi, linh hồn nguyện hoá thành súng nỏ tiếp tục xông ra tiền tuyến, trợ giúp các đoàn quân tiêu diệt kẻ thù. Điều này ngoài thể hiện tinh thần yêu nước còn nêu lên một ý nghĩa cảnh báo nghiêm khắc với giặc: Dân ta không hề khiếp sợ kẻ thù, một người bị giết sẽ có nhiều người khác tiếp bước vùng lên cầm vũ khí chống lại chúng.

Trong khi triều đình bạc nhược hết thoả hiệp này đến nhân nhượng khác với giặc, thì các phong trào khởi nghĩa của dân ta diễn ra khắp nơi, tập hợp lực lượng ngày càng lớn mạnh. Giặc rất lo sợ, thẳng tay đàn áp. Chúng còn thường xuyên kéo quân đi càn quét khắp hang cùng ngò hẻm hòng tìm kiếm, tiêu diệt các phong trào này từ trong trứng nước. Đi tới đâu chúng cũng thẳng tay giết người, cướp của. Người người đều oán thán, chỉ mong có dịp ra tay rửa hận. Một ngày tháng 4 năm 1882, Pháp đánh Thọ Xương. Trong khi các quan lại tại đây hoảng sợ bỏ chạy tìm đường thoát thân thì ông Cai Trí cùng một


số lính quyết tâm ở lại chống giặc và hi sinh trong trận. Hình ảnh ông Cai Trí dù “phận nhỏ” nhưng đã trở nên nổi bật trong mắt mọi người.

Chúng tôi nhận thấy, bài Văn tế ông Cai Trí còn nêu lên một thực trạng đau lòng. Đó là thái độ sợ sệt, thoả hiệp, cuối cùng là hành vi bán nước của vua quan nhà Nguyễn. Chi tiết “quan nha sốt vó” và hình ảnh “nhà xiêu” đã phản ánh đúng thực trạng nhà dột từ nóc. Triều đình nhà Nguyễn, đứng đầu là vua Tự Đức chịu trách nhiệm chính trước thực trạng này. Ngay từ khi thiết lập nền thống trị, triều Nguyễn đã đưa ra và thực hiện những chính sách ích kỷ giai cấp và phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Từ Gia Long đến Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ngày càng đi ngược lại lợi ích nhân dân, “mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn” [100; 480]. Trên thì vua là đại địa chủ lớn nhất nước, quyền uy tột đỉnh, tiêu xài phung phí trên xương máu nhân dân; dưới thì bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá hủ bại, nhũng nhiễu, bóc lột tận xương tuỷ dân lành. Đời sống người dân cực kỳ khổ sở, phải phiêu dạt kiếm ăn, chết đói đầy đường. Vậy mà triều đình mắt nhắm tai lơ, từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại, xem trật tư phong kiến và học thuyết Nho giáo là bất di bất dịch. Đến khi tiếng súng của kẻ xâm lược nổ dồn bên tai mới giật mình tỉnh giấc. Gặp cơn nguy biến trước họng súng đen ngòm của giặc, giai cấp thống trị đã quen lối sống hưởng thụ lộ rò tính bạc nhược, chẳng biết đường tìm phương ứng phó. Trong khi giai cấp thống trị còn đang lúng túng nghị luận chủ chiến chủ hoà, lo được lo mất vì lợi ích giai cấp thì giặc ngày càng tiến sâu vào lãnh thổ, vận mệnh đất nước và cuộc sống người dân dần lâm vào ngò cụt. Đúng như lời của Nguyễn Đình Chiểu kết tội bọn thống trị và thương xót dân nghèo cùng nghĩa sĩ: “Bọn Tam giáo quen theo đường cũ, riêng thân bất hạnh lâm nghèo; Bầy Cửu lưu cứ giữ nghề xưa, thầm tủi vô cô chịu cực.” (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục Tỉnh [21; 85])

Giữa hai ý kiến chủ hoà và chủ chiến, tựu trung ý kiến chủ hoà được đa số tán đồng. Điều đó khẳng định một thực tế là đại bộ phận giai cấp cầm quyền đã mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa và sợ giặc. Thời kỳ đầu, hàng ngũ phong kiến cũng có một số phản ứng nhất định vì quyền lợi giai cấp bị trực tiếp đụng chạm, nhưng phản ứng không quyết liệt, để rồi tư tưởng thất bại chủ nghĩa đã khiến họ dần lùi bước trước quân thù, cuối cùng dâng toàn bộ đất nước cho chúng.


Cần phải nói rằng, lúc ấy không phải ta hoàn toàn không có điều kiện phòng thủ, tấn công giặc. Thế nhưng triều đình phong kiến và đa số quan lại không quyết tâm tiêu diệt giặc đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng giặc, ngược lại còn vô tình tạo thuận lợi cho giặc hoàn thành cuộc xâm lược. Trước tình hình đó, nhiều chí sĩ yêu nước không thể bó gối ngồi yên nhìn triều đình bạc nhược, không thể trơ mắt nhìn kẻ thù ngang nhiên chiếm nước. Họ đã tập hợp nghĩa quân, xây dựng căn cứ, ra tuyến đầu đánh giặc cứu dân. Nhiều chiến công được lập làm quân thù khiếp đảm, nhưng cũng nhiều tấm gương anh dũng ngã xuống hàng ngày. Ông Cai Trí chỉ là một trong số những vị anh hùng đích thực dám đứng lên chống lại kẻ thù và anh dũng hi sinh. Họ đã đảm đương trách nhiệm đáng lẽ do triều đình gánh vác. Dù sự hi sinh của họ được triều đình tán dương, nhưng không thể nói triều đình đứng ngoài vòng trách nhiệm.

Có thể thấy, tác giả Văn tế ông Cai Trí vừa ca ngợi tinh thần chống giặc của ông Cai Trí vừa bày tỏ thái độ bất mãn với triều đình. Thông qua đó, tác giả kêu gọi những người lãnh đạo đất nước sớm thức tỉnh trách nhiệm của mình, dựng lại những cây cột vững chắc cho “ngôi nhà đã xiêu”, nếu không muốn nó hoàn toàn sụp đổ.

Với tinh thần dũng cảm và nhiệt huyết chiến đấu sục sôi, vũ khí của kẻ thù không thể uy hiếp những người có tấm lòng yêu nước. Nền khoa học kỹ thuật phương Tây, trong đó có Pháp, phát triển từ rất sớm. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, nền quân sự của Pháp đã được trang bị với trình độ đáng gờm. Chúng đem “đạn nhỏ đạn to”, “tàu thiết tàu đồng” giương oai diễu vò, rầm rộ đi xâm chiếm nước người. Trước cơn khát máu và vũ khí tối tân của giặc, dân ta dù chỉ có “ngọn tầm vông”, “lưỡi dao phay” vẫn kiên cường xông ra đánh giặc. Đã ra trận là không sợ bị kẻ thù sát hại. Thủ đoạn giết người tàn độc của chúng không làm chùn bước người chiến sĩ, ngược lại càng làm tăng thêm lòng căm hờn trong lòng họ và mọi người dân. Đến đây, chúng ta thấy trạng thái trái ngược về vũ khí giữa hai bên được miêu tả trong văn tế dẫn đến hai hiệu quả đối với ta đều có lợi. Thứ nhất: Vũ khí tối tân của giặc hoàn toàn vô dụng, cũng có nghĩa là ý đồ xâm lược của chúng sẽ thất bại trong tương lai; Thứ hai: Làm hình ảnh người chiến sĩ tăng thêm vẻ hùng tráng, sự hi sinh của họ vì thế thật vĩ đại, từ đó càng nung nấu ý chí đấu tranh của những người tiếp bước.

Tinh thần yêu nước cũng được thể hiện rò khi chẳng may rơi vào vòng vây của giặc. Bọn giặc khi thấy mình chiếm thế thượng phong đã giở nhiều thủ đoạn hăm doạ

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí