Văn Viếng Hoàng Diệu ([4; 138A] Nđt). Bài Này Vốn Tên Là Tỉnh Quan Vãn Cố Đốc Đường Hoàng Tướng Công Trướng Văn .


Đoàn Thị Điểm (1705-1746) cũng có vị trí như vậy trong mắt Nguyễn Kiều: “Cư xử có lỡ lầm, ai người ngăn bảo? Thơ muốn làm cùng ai bình phẩm? Sách muốn xem cùng ai bạn bầy? Mùa thu có trăng cùng ai chơi? Mùa xuân có cảnh cùng ai ngắm?” (Văn tế Đoàn Thị Điểm [21; 11]) Theo luân lý Nho giáo về giềng mối vợ chồng, vợ không được quyền bình đẳng mà phải hoàn toàn phục tùng chồng, chồng là người chủ gia đình có quyền quyết định mọi việc. Tuy nhiên, bên cạnh những bổn phận chung của người vợ như các bài văn tế khác ca ngợi, Nguyễn Bích Châu và Đoàn Thị Điểm toả ra một điểm sáng với ý thức răn sửa khi chồng phạm lỡ lầm, nhất là Nguyễn Bích Châu đối với chồng là một vị vua.

Câu hỏi của Nguyễn Kiều “cư xử có lỡ lầm, ai người ngăn bảo” cho thấy trước kia ông vốn đã từng được vợ “ngăn bảo” như thế. Trước sự răn sửa của vợ, người chồng chẳng những không tỏ vẻ khó chịu mà còn xem mình là người may mắn khi có được người vợ như thế. Đối với Nguyễn Kiều, vợ ông còn là người bạn tri âm cùng xướng hoạ thơ văn, cùng dạo chơi, sẻ chia sở đắc. Bài văn tế ngoài ngợi ca, tiếc nhớ người vợ đã qua đời còn thể hiện tinh thần bình đẳng, tiến bộ về vị trí, vai trò của người phụ nữ.

Theo chúng tôi, riêng tác giả Văn tế Nguyễn Bích Châu là điều cần xem lại. Văn bản bài văn tế được tìm thấy duy nhất trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Truyền kỳ tân phả không phải là một bộ sử hay tuyển tập văn thơ mà là một tập truyện truyền kỳ “được thể hiện dưới màu sắc hoang đường, quái đản” [58; 1833], nội dung của nó mang nhiều yếu tố hư cấu, không hoàn toàn là sự thật lịch sử. Vả lại, Trần Duệ Tông sống vào thế kỷ XIV, trước Đoàn Thị Điểm gần 4 thế kỷ, tại sao bài này không được chép vào tập thơ văn nào mà phải đợi đến nữ sĩ họ Đoàn ghi chép lại? Vì vậy, rất có thể khi viết Truyền kỳ tân phả, Đoàn Thị Điểm đã giả thác lời Trần Duệ Tông viết bài văn tế này tỏ lòng tiếc thương, ca ngợi Nguyễn Bích Châu. Nếu đúng vậy thì đây là tác phẩm thuộc trường hợp “nghĩ chế”, tác giả không phải Trần Duệ Tông mà là Đoàn Thị Điểm. Hơn nữa, sự việc liên quan đến Nguyễn Bích Châu, nếu có thật, là một sự kiện lớn, sách sử chắc chắn phải ghi chép, nhưng ngoài Truyền kỳ tân phả, không có bộ sử nào chép về bà, cho nên thậm chí chưa chắc bà là một nhân vật lịch sử(?).

Về phía các ông chồng, có được người vợ hiền thục, đảm đang như thế phải biết thương yêu, quý trọng vợ, phải gắng lập thân để vợ con được vẻ vang. Không ít ông chồng thành danh đều nhờ công lao của vợ gánh vác việc nhà, báo hiếu mẹ cha, nuôi dạy


con cái, tần tảo việc ruộng nương, trăm nghề buôn bán lo tiền ăn học. Các ông chồng tác giả văn tế ít nhiều đều yêu vợ thương con, có trách nhiệm với gia đình. Khi vợ chẳng may mất sớm, nhiều người bày tỏ lòng xót thương bằng những bài văn tế rất lâm ly cảm động, Tế Lê phu nhân Chất Khanh văn của Nguyễn Cao có lẽ là bài văn tế vợ đặc sắc nhất, với những câu thể hiện tình cảm vợ chồng và lòng xót thương sâu sắc: “Tháng trước, ta nghe tang bà thím với nhà thân gia, nay lại nghe tang khanh, chưa thể về ngay làng cũ, khóc khanh trước mộ, cúng ở giường thờ, trong đó có điều đại bất đắc dĩ, dám đâu bày tỏ cùng ai! Than ôi! Khanh lâm bệnh, ta không kịp chăm thuốc men, khanh nhập quan, ta không kịp lo khâm liệm, lại không kịp nói lời vĩnh quyết lúc phân ly. Tình chẳng thể nguôi, xa xôi nghìn dặm, luống những đọc văn than thở, gạt lệ ngậm ngùi. Này thời, này cảnh, trăm mối bời bời.” [20; 69] Thậm chí như Phạm Nguyễn Du cho rằng vì mình là người bạc mệnh, khiến cho vợ ông trở thành “số đoản”, tức là ông tự nhận tội về cái chết của vợ.

Trong văn tế, hình ảnh, vai trò của người vợ nói riêng và người phụ nữ nói chung trong xã hội xưa được chú ý, trân trọng hơn so với thực tế. Nhưng xét cho cùng, những đức tính được ca ngợi ở đây vẫn nghiêng về khuynh hướng phục tùng, phục vụ nam giới, chưa có nhiều bước đột phá trong việc giải phóng thân phận người phụ nữ, ít nhất như thái độ trân trọng của Nguyễn Kiều dành cho Đoàn Thị Điểm (và Đoàn Thị Điểm(?) dành cho Nguyễn Bích Châu), mà thậm chí còn bảo lưu tư tưởng cổ hủ, như lời khen ngợi của Phan Huy Ích dành cho Lê Ngọc Hân. Tuy nhiên, có thể cảm thông cho các tác giả, vì điều này chịu sự chi phối của hệ tư tưởng, ý thức hệ phong kiến và quan niệm chung của thời đại.

2/ Giềng mối cha mẹ - con cái

Khổng giáo đề ra giềng mối cha - con là “phụ từ tử hiếu”. Vai trò của người cha trong gia đình rất quan trọng vì đấy là tấm gương cho con cháu noi theo. Trong văn tế, giềng mối cha - con của Nho giáo được thể hiện thành giềng mối cha mẹ - con cái, trong đó bổn phận “chỉ ư hiếu” của con đối với cha mẹ rất được đề cao, cho dù là đấng anh hùng đầu đội trời chân đạp đất vẫn là những người con rất mực hiếu thảo. Chữ hiếu được xem là rường cột của mọi đức hạnh, đạo làm con không gì hơn chữ hiếu. Luận ngữ - “Vi chính” nói, đạo làm con đối với cha mẹ, phụng sự khi còn sống, chôn cất đúng lễ khi mãn phần, nghiêm trang khi cúng tế; làm con giữ đạo hiếu là không nên làm điều trái ngược

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.


[25; 16]. Thiên “Học nhi” nói, hiếu và đễ là gốc của lòng nhân [25; 4]. Từ đó thấy rằng hiếu hạnh là đạo thường của trời đất, thánh hiền rất coi trọng, là đạo lý căn bản trong cách đối nhân xử thế của mỗi con người.

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 9

Biểu hiện cụ thể nhất của chữ hiếu là phụng dưỡng, tôn kính cha mẹ. Bổn phận làm con không chỉ phải lo cho cha mẹ ăn no mặc ấm mà còn phải tôn kính. Đào Phan Duân tỏ rò tấm lòng hiếu dưỡng của mình: “Khi nghinh dưỡng bôi thương vũ khúc, cũng theo đòi múa áo giỡn sân; Lúc hạ diên hiến quả cung hoa, đâu đã có miếng ngon vật lạ.” (Văn tế mẹ [32; 83]) Làm vui lòng mẹ giống như Lão Lai Tử mặc áo hoa múa hát, mừng thọ mẹ có trái hiến có hoa dâng, nhưng như thế vẫn chưa thoả lòng hiếu của mình dành cho mẹ. Đối với người con chí hiếu, công ơn cha mẹ trả đến trọn đời không hết được. Đến khi cha mẹ qua đời, cảm giác nuối tiếc, ân hận vẫn mãi khôn nguôi. Chúng tử tế mẫu văn của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rò điều đó: “Đội mũ mẫn than thân là gái, lấy chi đền chín chữ cù lao; Chống gậy vông tủi phận là trai, lấy chi trả một câu vòng cực.” [116; 67]

Chữ hiếu không chỉ được người làm con tự nhận thức thực hiện mà còn được nhìn nhận, khen ngợi từ phía cha mẹ. Một người mẹ kể lại đức tính của con gái: “Thảo với cha, lành với mẹ, như bát nước ỷ không xao.” (Văn mẹ tế con gái [106; 98]) Có thể thấy, trong văn tế, chữ hiếu được thể hiện từ cả hai phía: người làm con tự nhận thấy bổn phận của mình; cha mẹ nhìn nhận và khen ngợi bổn phận của con.

Bổn phận làm trai vừa phải vẹn chữ trung, vừa phải tròn chữ hiếu. Lắm lúc không phải ai cũng có thể chu toàn nợ nước tình nhà. Khi không được cận kề báo hiếu cha mẹ, nhiều người tự nhận đấy là một đại tội. Ngô Thì Nhậm bày tỏ nỗi ân hận trong Bôn tang cáo văn (văn tế cha) thật là thống thiết. Ngô Thì Sĩ mất khi Ngô Thì Nhậm bận việc quan ở kinh đô. Trong bài văn tế, Ngô Thì Nhậm thể hiện nỗi day dứt khôn nguôi vì khi cha còn sống, mình phận làm con không cận kề chăm sóc sớm hôm, khi cha qua đời không được trông thấy mặt, giọt nước mắt suông không thể gột hết tội lỗi này. Ngô Thì Nhậm khóc thương cha, cũng là tự nhận tội với cha. Bản thân là một nhà Nho thấm nhuần đạo lý thánh hiền, lại là một vị “dân chi phụ mẫu” giúp vua gánh vác việc dạy dân, nhưng trọng trách đầu tiên người làm con phải hoàn thành đối với cha mẹ là đạo dưỡng sinh, tác giả tự thấy mình chưa làm được. Tâm trạng dằn vặt, hối lỗi không lúc nào nguôi. Theo ông, mặc dù do bận việc quốc gia nhưng không tròn đạo làm con là tội lỗi không thể tha thứ được.


Tấm gương hiếu hạnh đáng thương, đáng nể phục nhất có thể nói là Hầu Tạo và Nguỵ Khắc Kiều. Hầu Tạo tên là Nguyễn Hữu Tạo, là lãnh tụ phong trào nông dân khởi nghĩa trừ tham quan ô lại, cướp của nhà giàu chia cho dân nghèo thời Nguyễn sơ. Lê Văn Duyệt bắt mẹ ông rồi giả lời mẹ viết thư dụ ông, nói rằng nếu ra hàng sẽ được tha tội cho về quê phụng dưỡng mẹ già. Tưởng thật, ông ra hàng thì bị bắt xử tử. Mẹ ông sau đó cũng tự tử(1). Nguỵ Khắc Kiều là cháu nội Nguỵ Khắc Tuần (1799-1854, danh sĩ đời Minh Mạng). Ông hoạt động chống Pháp đời vua Hàm Nghi. Năm 1885, khi Hàm Nghi xuất

bôn với Tôn Thất Thuyết, ông được phong Phó sứ sơn phòng Quảng Trị, sau đó theo vua sang biên giới Lào. Đến khi Hàm Nghi bị bắt (1888), ông vào rừng hoạt động cùng nhóm văn thân cung cấp vũ khí cho phong trào Cần vương. Ông là người con chí hiếu, khi hay tin mẹ bệnh nặng, tuy biết nguy hiểm nhưng ông vẫn bí mật về thăm. Dọc đường bị tay sai phục kích bắt được. Hoàng Cao Khải lấy tình thân dụ ông ra làm quan, nhưng ông một mực từ chối. Ông bị quản thúc cho đến chết.

Văn tế Hầu Tạo ca ngợi lòng hiếu thảo của Nguyễn Hữu Tạo: “Đạo hiếu ngùi ngùi; Lòng nhân thăm thẳm. Vàng vua Hán dễ tìm ra Quý Bố, những Nam Hồ Bắc Việt thiếu chi mà; Ngọc chàng Từ sang gửi lại Tào quân, vì địa nghĩa thiên kinh là trọng lắm.” ([21; 58]) Dù biết việc mình đang làm là vì chính nghĩa, nhưng chữ hiếu cũng là một đại nghĩa. Ông ra hàng hoàn toàn không phải vì quan tước bổng lộc, mà chỉ với ước nguyện đơn giản là cứu mẹ đưa về mái lều tranh chăm lo phụng dưỡng. Ước nguyện ấy đã bị quan triều tước bỏ cùng với cái chết thảm thương của hai người từ hiếu. Tuy không được ca ngợi như Nguỵ Khắc Kiều “sống vì vua, thác là vì mẹ, hiếu trung đà hai chữ vẹn toàn” (Văn tế Nguỵ Khắc Kiều [75; 384]) nhưng Hầu Tạo cũng đã thể hiện trọn vẹn chữ hiếu của kẻ làm con.

Chữ hiếu trong văn tế có điểm đặc biệt rất đáng lưu ý, đó là “lấy trung làm hiếu”. Người tiêu biểu cho quan niệm này là Bùi Viện (1841-1878) (trong Văn tế lão mẫu, Bùi Viện nói nhầm thành “lấy hiếu làm trung” [152; 514]). Bùi Viện là chí sĩ triều Tự Đức, từng hai lần phụng mệnh sang Mỹ vận động bang giao. Ông là người con chí hiếu, trên


1 Theo Phong Châu và Nguyễn Văn Phú, Hầu Tạo tên là Nguyễn Hữu Tạo [21; 59]. Theo một thông tin khác trên http//:ditichlichsuvanhoa.com/dttc/MO-VA-NHA-THO-LE-HAU-TAO-a171 về một nhân vật có tên Lê Hầu Tạo với chi tiết tương tự: Lê Hầu Tạo là người khởi xướng và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Nghệ Tĩnh nửa đầu thế kỷ XIX chống lại chế độ bóc lột hà khắc của triều Nguyễn. Mộ và nhà thờ ông được công nhận di tích lịch sử năm 1995. Nguyễn Hữu Tạo cũng là Lê Hầu Tạo chăng?


đường đi vận động lần thứ hai trở về, đến Hoành Tân (Nhật) thì được tin mẹ qua đời, ông làm bài văn tế vô cùng thống thiết, trong đó có lời bày giãi: “Ngày xuất cáo chưa kịp lời thưa nói, những là tưởng dưới nhà trên nước, khắc xương chép dạ, biết đâu mà gửi dạ can tràng; Bước viễn du không kịp tính gần xa, những là toan lấy hiếu làm trung, nhắm mắt đưa chân, phận nào có tưởng gì vui vẻ.” (Văn tế lão mẫu [152; 514]) Nhiều tác giả là mệnh quan triều đình nhậm chức nơi xa, đi công cán nước ngoài hoặc lo dẹp loạn can qua không vuông tròn hiếu đạo. Không phải họ xao nhãng đạo làm con mà vì trách nhiệm thần tử nặng nề, đành bỏ tư tình thực thi công vụ, ngò hầu không làm xấu hổ song thân, đó cũng là một cách báo đền ơn dưỡng dục.

Quan niệm “lấy trung làm hiếu” của Bùi Viện phần nào giống với quan niệm “chuyển hiếu thành trung” của Hoàng Diệu. Văn viếng Hoàng Diệu có đoạn nói rất cụ thể về việc chuyển hiếu thành trung: “Mọi người đều bảo ông hi sinh là giữ vẹn lòng trung. Nhưng mấy ai hiểu được rằng, lòng trung của ông bắt nguồn từ chữ hiếu. Xem tờ tạ biểu gần đây của ông, thấy có câu: Không trung với vua là không tròn chữ hiếu.”(1) Trước đó, mẹ Hoàng Diệu (1828-1882) được vua ban tứ một số ngân lụa và ba cây quế, ông viết tờ

tạ biểu dâng vua, câu cuối nói rằng: “Không trung với vua là không tròn chữ hiếu, dám đâu để mẹ phải mang lòng hổ thẹn. Việc gì hữu ích cho quốc gia thì chẳng từ nan. Chỉ là một chút đáp đền những gì nhà vua ban tứ.”(2) Qua đó thấy rằng, Hoàng Diệu đã chuyển chữ hiếu thành lòng trung, tận tâm tận lực với quốc gia đến khi tử tiết, vừa để đáp đền ơn vua vừa để mẹ không phải mang lòng hổ thẹn, đó cũng là cách giữ tròn chữ hiếu.

Chữ hiếu trong văn tế được thể hiện khá phong phú, cụ thể. Ngoài phụng dưỡng cha mẹ ruột, người làm rể làm dâu cũng phải kính hiếu cha mẹ vợ, cha mẹ chồng theo quan niệm tứ thân phụ mẫu. Chữ hiếu còn thể hiện qua nhiều cách thức khác nhau như nhớ lại hành vi, cử chỉ, lời giáo huấn thường ngày; ca ngợi đức độ, tài năng, tính cách; thái độ trang nghiêm, kính cẩn khi đứng tế; ước nguyện người quá cố được siêu thăng về còi an lạc… Trong đó “lấy trung làm hiếu” như là một “giải pháp” cho những người con chí hiếu vì bận việc quốc gia không thể vẹn toàn đạo phụng dưỡng. Nhớ lại Ngô Thì Nhậm, nếu ông sớm nhận ra đạo lý này chắc sẽ đỡ phần nào cảm giác tội lỗi với cha.


1 Văn viếng Hoàng Diệu ([4; 138a] NĐT). Bài này vốn tên là Tỉnh quan vãn cố Đốc đường Hoàng tướng công trướng văn.

2 Văn viếng Hoàng Diệu [4; 138a].


3/ Giềng mối anh chị em

Trong “thập nghĩa” của Nho giáo có hai điều nói về anh em là “làm anh phải thân ái em, làm em phải kính trọng anh”. Người xưa nói, anh chị em là hòn máu sẻ đôi, tình cảm thân thiết hơn tất cả người khác, nên đối xử với nhau phải lấy tình thân ái làm đầu. Anh hoà em nhẫn, tiền tài vật chất để ra bên ngoài, tình máu mủ mới là điều quan trọng. Bổn phận của anh là hành xử sáng suốt, giữ đúng vai trò của bậc đàn anh. Bổn phận của em là cung kính anh, coi anh như cha, cùng chia ngọt xẻ bùi.

Tình cảm thương yêu càng dâng trào thảm thiết trước cảnh kẻ mất người còn. Thương yêu tha thiết nhưng không biết làm sao được, vì thế, văn tế trở thành phương tiện để người còn sống bộc bạch hết nỗi lòng: “Than ôi giới đệ, sinh ra anh hiền. Tuy bởi tú khí, cũng nhờ thiên nhiên. Nhớ ngày ra các, con trẻ biết gì. Em chưa tập đối, anh mới học thi. Muốn gì lo gì, biết đâu thú vị. Đập chò tung cầu, nô đùa thoả chí. Bắc tuần hộ giá, tuân mệnh theo anh (…) Trăm năm đồng địch, cùng ai dũa mài. Cỏ tươi một bó, nên thấu chân thành. Nhân xưa chưa hết, xin hẹn lai sinh.” (Văn tế người em thứ tư là Kiến Thuỵ Quận vương) [31; 250, 251] Đây là bài văn Nguyễn Phúc Thì (vua Tự Đức) làm để tế người em thứ tư. Lời văn thuật lại những ngày hai anh em còn sống bên nhau, thuật lại niềm vui và tình yêu thương giữa hai người từ thời thơ ấu đến lúc trưởng thành với một tình cảm chân thành và nỗi nhớ thương da diết. Không dừng lại ở đó, tác giả còn mong rằng nếu nhân xưa chưa hết thì kiếp lai sinh lại tiếp tục làm anh em cho thoả tấm lòng.

Văn tế hay nói đến giềng mối anh chị em qua tình yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bình thường đã vậy, khi cấp bách càng phải như vậy. Có câu “anh em như tay với chân”, ngoài ý nói tình cảm khắng khít, còn có ý lá lành đùm lá rách, anh em phải nương tựa, bênh vực, giúp đỡ lẫn nhau, không ganh tị ghét bỏ nhau để cha mẹ khỏi đau buồn. Vì vậy, anh chị em thương yêu nhau vừa là bổn phận với nhau, vừa là biểu hiện của chữ hiếu.

Bổn phận anh chị em với nhau còn được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác. Trường hợp anh chị đã lớn tuổi, con cháu làm quan hoặc đi đánh giặc ở xa, em ở nhà phải có bổn phận chăm sóc chu toàn (Văn tế cậu [79, T17; 566]). Anh chị qua đời, em phải thay anh chị tận tình nuôi dạy các cháu (Văn tế dì cả [9; 6b])… Nếu tất cả anh chị em đều lo tròn bổn phận với nhau thì gia đình hoà thuận, cha mẹ vui lòng, láng giềng kính nể, phong tục thuần hậu, tốt đẹp biết bao. Chính vì thấy tầm quan trọng như thế, ông bà cha mẹ không


quên dạy dỗ con cháu giữ vững giềng mối này ngay từ hồi còn bé: “Cháu bé thơ luyện tập lễ nghi, bà dạy câu đệ huynh cung hựu.” (Cháu tế bà ngoại văn [15; 43b] NĐT)

2.1.2.2. Giềng mối ngoài xã hội

1/ Giềng mối vua - tôi

Giềng mối này nói về tương quan, cách đối xử giữa vua tôi với nhau. Luận ngữ có câu: “Vua sai khiến bề tôi phải hợp lễ, bề tôi phụng sự vua phải tận trung.” Khổng Tử cho rằng quan hệ vua tôi có tính hai chiều bổ trợ cho nhau không thể thiếu, vua phải theo đúng lễ tiết đối đãi bề tôi, bề tôi phải tận trung với vua, cố gắng hoàn thành chức trách mà mình được giao phó. Tuy nhiên, văn tế không nói đến bổn phận cụ thể của vua đối với bề tôi mà chỉ nói đến bổn phận của bề tôi đối với vua. Một trong những nguyên nhân là cho đến nay chưa tìm được bài văn tế nào do bề tôi làm để tế vua đã qua đời, có chăng chỉ là Lê Ngọc Hân tế vua Quang Trung nhưng đứng ở vị trí vợ tế chồng, Trần Đình Tân tế vua Quang Trung nhưng đứng ở vị trí người đời sau tế người đời trước với mục đích kỷ niệm. Có lẽ vua là nhân vật nằm ngoài đối tượng của văn tế, hay có một quy ước “ngầm” bề tôi không được phép tế vua?

Bổn phận thứ nhất của bề tôi là phải tận trung. Lòng trung là yếu tố chủ đạo trong quan hệ của bề tôi với vua, như Văn tế Cả Cống nói: “Đạo hiếu trung là trọng, miễn tua gìn thần tử cương thường.” [140; 239] Trong văn tế, chữ trung được biểu hiện ở hai phương diện chính: phục tùng mệnh lệnh và dám can gián.

Biểu hiện đầu tiên là phục tùng mệnh lệnh, tận tâm tận lực với chức trách của mình, có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hoàn thành công việc được giao; dù có người bị vua hiểu lầm giáng chức vẫn giữ trọn lòng trung, không hề oán trách. Trong Tế Vũ tướng công văn, Lê Quý Đôn nói rò về Vũ tướng công: Hanh thông hay cùng khốn, giàu sang hay nghèo hèn không làm lay đảo tấm lòng trung quân ái quốc. Từng hai lần vào hoàng cung giúp vua chế định luật lệ, làm rò đạo trị nước. Nhiều lần làm quan ở phủ Ngự sử, giữ việc văn thư cả nước, giám sát trăm quan, thẩm phán án kiện, giữ vững phép độ trong triều, thiết lập công bằng cho dân chúng. Dù ở bất kỳ vị trí nào, làm nhiệm vụ gì, ông đều tận tâm tận lực hoàn thành chức trách, tỏ rò là một thần tử trung thành, một vị quan mực thước khiến cho không chỉ Lê Quý Đôn mà khắp trong triều ngoài nội, khắp từ xưa đến


nay đều xưng tụng: “Nhiều năm khen ngợi khắp trong ngoài; Khí tiết xưa nay đều ngưỡng mộ.” ([5; 9a] NĐT)

Trong văn tế, bề tôi tử tiết vì không thể hoàn thành nhiệm vụ do nghịch cảnh, ở một chừng mực nào đó, cũng được ngợi khen. Phan Thanh Giản, Nguyễn Tri Phương đều được người đời làm văn tế bày tỏ sự thấu hiểu, cảm thông, tiếc thương và ca ngợi. Đặc biệt, với một bậc đại thần bị chính sử xem là có tội với đất nước như Phan Thanh Giản, có thể qua văn tế mà nhìn nhận lại phần nào. Văn tế Phan Thanh Giản của Nguyễn Trọng Tổn ca ngợi tài đức và khí tiết của ông: “Công dựng cả triều Nam, danh cao tày sao Bắc (…) Giữ đạo làm tôi đến bỏ mình liều thác, lòng trung thành chói thể nhật tinh, việc đạo đức chẳng ai bì kịp.” [93; 293, 294] Phan Quốc Quang cũng có bài văn tế Phan Thanh Giản, trong đó nói về tình cảnh và cái chết của đại thần họ Phan: “Mang gánh trên vai ngay thảo (…), giữ tay chèo giữa lúc ngửa nghiêng (…). Bỗng đất bằng giông tố nổi, nào thành trì, nào phủ khố, giao cho rồi khỏi liên luỵ mạng thương sanh (…). Xót tàn niên bảy chục già nua, lòng khăng khăng phận tôi đành một thác.” [93; 344] Hai bài văn tế đều khẳng định Phan Thanh Giản là người “hết lòng mưu quốc”, không phải kẻ hèn hạ hay phản bội quốc gia, chỉ đến khi sức cùng lực kiệt, thấy mình không còn khả năng chống chọi trước sức mạnh tấn công như vũ bão của giặc, ông thảo tờ di sớ dâng vua rồi uống thuốc độc tự tử để giữ tròn khí tiết. Ý nghĩa quan trọng của hành vi tử tiết giao thành là “khỏi liên luỵ mạng thương sanh”. Tác giả văn tế ca ngợi hành vi tử tiết của ông là “thành nhân thủ nghĩa”, đáng sánh với Gia Định Vò Di Nguy “chết với quê hương chết danh dự”, “chết vì việc nước chết càng thương.” Tuy Phan Thanh Giản và Vò Di Nguy ở hai tình cảnh khác nhau, nhưng sự so sánh này cho thấy tác giả thấu hiểu, cảm thông cho bước đường cùng của Phan Thanh Giản. Theo tác giả văn tế, tử tiết là phương án duy nhất trong hoàn cảnh ấy để giữ tròn khí tiết, giữ vẹn lòng trung.

Biểu hiện thứ hai của lòng trung là dám can gián. Bản chất ý nghĩa của chữ “trung” không phải là chỉ biết phục tùng, tuân mệnh. Bề tôi phải dám can gián khi bề trên vi phạm quy tắc đạo đức, trách nhiệm. “Trung” tức là “trung dĩ trì kỷ”, lấy sự trung thành để giữ mình, kiềm chế mình, làm bất cứ việc gì cũng phải trung thành tận tụy, đó là điều kiện cơ bản trong việc bồi dưỡng phẩm đức của con người nói chung và người bề tôi nói riêng. Bề

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022