Thể Hiện Tinh Thần Nhân Đạo Dành Cho Cô Hồn U Uất


thân nơi đất khách quê người trở thành cô hồn không nơi nương tựa, nên thường lập tế đàn an ủi. Văn tế tướng sĩ Trung Quốc tử trận nói rò nghĩa cử của vua Quang Trung: “Lòng ta rộng thương người còi Bắc, xuất của kho mà đắp mảnh xương tàn; Hồn bay đừng vơ vẩn trời Nam, rời đất khách hãy mau về quê cũ.” [68; 139]

Văn tế quân Thiên triều cũng có đoạn thương xót như sau: “Con con cháu cháu hằng hà,/ Mừng lấy được xác Điền Châu đem về./ Tướng tài can đảm cũng ghê,/ Làm đền phụng sự tức thì Đống Đa./ Các chú thác xuống Diêm La,/ Bắc nam đôi ngả trẻ già cùng thương./ Cơm dày áo nặng nhà vương,/ Bò công gối đất nằm sương bao đành./ Thác ở chiến trận nên danh,/ Về thời vua giết chẳng lành được đâu./ […] Ai ai trông thấy thương sao,/ Lập đàn chẩn tế mà kêu cô hồn./ Gọi là mảnh áo thoi vàng,/ Ít nhiều làm của ăn đường sinh thiên.” [66; 373]

Tướng Điền Châu là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, ta lập đền thờ ở Đống Đa. Đối với tướng sĩ tử trận, dân ta cảm thông đến độ hiểu rằng “thác ở chiến trận nên danh, về thời vua giết chẳng lành được đâu”. Sinh mạng con người là quý nhất, hơn nữa ở nhà còn cha mẹ già, vợ yếu, con thơ, ai lại cam tâm liều mình vì cuộc chiến tranh phi nghĩa. Họ chẳng qua bị buộc tham chiến. Ở vị trí và trách nhiệm của mỗi người trong cuộc chiến, họ không thể lựa chọn con đường nào khác ngoài con đường phải hoàn thành sứ mạng, phải chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, tức là hoặc đem chiến thắng về cho giai cấp thống trị, hoặc bỏ thân nơi đất lạ quê người. Thấu hiểu và xót thương cho cái chết bất đắc dĩ của họ, tác giả bài văn tế nguyện cầu cho u hồn họ được “sinh thiên”, được “Di Đà tiếp dẫn” về miền an vui. Tinh thần trượng nghĩa của dân ta đáng để hậu duệ của đức Thánh Khổng Tử phải học lại bài học nhân, lễ, nghĩa, trí, tín của ông cha họ.

Chắc chắn bọn thống trị phương Bắc chưa từng có chút thương xót khi đưa quân chinh phạt, chém giết dã man đồng loại nước phương Nam. Thế nên, bọn chúng sau khi trải qua một phen kinh hoàng trước sức mạnh vũ bão của Tây Sơn, ắt phải một phen kinh ngạc khi chứng kiến hành động nhân đạo cao cả của một dân tộc vừa chiến thắng đối với đội quân cướp nước bại trận. Có lẽ vì thế mà từ đấy về sau, nhà Thanh không còn dám lăm le xâm lược đất nước nhỏ bé mà kiên cường ở phương Nam nữa.

Qua hai bài văn tế trên có thể thấy, dù quan phương hay đại chúng, từ triều đình đến dân dã đều sẵn lòng trải rộng tình yêu thương với đồng bào đồng loại. Đặc biệt, việc


tế tướng sĩ Trung Quốc tử trận còn thể hiện ý nghĩa tâm linh là tế để linh hồn họ không còn uất hận, rời khỏi nước ta trở về đất cũ, không còn ở lại quấy phá. Về phía nhân dân, nghĩa cử tế giặc còn thể hiện một điều quan trọng: Nhân dân ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang, hiểu được tội ác của chiến tranh phi nghĩa, cảm thông với quân lính vô tội; đồng thời có lẽ nhân dân noi theo nghĩa cử của nhà vua, cho thấy chính sách của vua được toàn dân đồng thuận, vua dân đồng lòng.

Những nghĩa cử trên không chỉ thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả mà còn là truyền thống ngàn đời của dân tộc ta. Sử triều Nguyễn có chép việc Đặng Văn Hoà (1791-1856, một đại thần đầu triều Nguyễn) khi trấn nhậm Bắc Thành, đã thu thập hài cốt hàng vạn quân Thanh bị nhà Tây Sơn diệt để chôn đắp thành 12 đống, lập nghĩa trang, lập đàn cúng tế [148; 27]. Đến như việc vua tôi nhà Lê lập đền thờ và tế riêng tướng lĩnh cao cấp của nhà Thanh cũng phần nào thể hiện tấm lòng thương cảm. Những bài như Đại nghĩ Thiên triều tế Điền Châu tam tướng văn, bên cạnh nội dung “mang ơn” của vua tôi bán nước nhà Lê và ca ngợi tướng lĩnh Thiên triều đều ít nhiều thể hiện tấm lòng ấy.

2.3.3. Thể hiện tinh thần nhân đạo dành cho cô hồn u uất

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Trong văn tế trung đại Việt Nam, tinh thần nhân đạo không chỉ giới hạn dành cho con người. Ngay cả các cô hồn đói khát vất vơ vất vưởng cũng là đối tượng đáng được xót thương. Một số tác gia trung cận đại như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Bá Xuyến, Nguyễn Du, Phan Bội Châu, Trần Đình Tân… đều có viết văn tế cô hồn. Xét đối tượng cụ thể, cô hồn được nói đến trong văn tế cũng là nạn dân, nhưng xét về nội dung, ý nghĩa thì tinh thần nhân đạo của các tác giả, đặc biệt là Nguyễn Du và Nguyễn Bá Xuyến, dành cho cô hồn vượt khỏi lòng bi thương cá nhân, vươn đến tầm tư tưởng rộng lớn hơn nhiều.

Theo quan niệm Phật giáo, con người sau khi chết đi sẽ tuỳ nghiệp nhân thiện ác sinh thời dẫn dắt vào cảnh giới lành dữ tương ứng mà thọ quả. Ngay khi còn sống, những gì chúng ta lãnh thọ hiện giờ chính là quả báo từ nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ hoặc đời trước. Sau khi chết, chỉ riêng chúng sanh tạo nghiệp cực thiện sẽ hoá sanh ngay, chúng sanh tạo nghiệp cực ác sẽ đầu thai vào cảnh giới thọ khổ hoặc bị đày vào địa ngục vô gián ngay, còn đối với những chúng sanh tạo ác nghiệp khác phải mang kiếp cô hồn. Như vậy, cô hồn cũng là những chúng sanh thọ khổ.

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 15


Theo kinh Phật, nếu cô hồn biết ăn năn hối cải, biết niệm danh hiệu Phật, hoặc cô hồn có người thân ở thế gian làm việc công đức cầu siêu, thì có thể sanh lên làm người, hoặc sanh hoá lên cảnh thần, cảnh tiên. Tức là cô hồn có cơ hội siêu thoát khỏi nơi đoạ đày bằng tự lực hoặc tha lực. Không như con người bằng xương bằng thịt, cô hồn chủ yếu nhờ vào tha lực, rất khó dựa vào tự lực để giải thoát. Vì vậy, từ xưa người ta hay lập đàn chẩn tế cô hồn.

Văn tế cô hồn có hai dạng. Một dạng tế cô hồn trong phạm vi hẹp như Cáo Sàng Đồng trại cô hồn văn của Ngô Thì Nhậm tế cô hồn ở trại Sàng Đồng, Văn tế chúng sinh của Nguyễn Bá Xuyến tế cô hồn ở phủ Hoài Đức nơi tác giả vừa đến nhậm chức An phủ sứ, Văn tế cô hồn ngày 23/5 ở kinh thành Huế tế cô hồn trong vụ chính biến diễn ra ngày 23/5/1885 tại Huế. Một dạng tế chung các loại cô hồn như Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, Văn tế cô hồn của Trần Đình Tân. “Chúng sanh” là thuật ngữ Phật giáo, còn gọi là “hữu tình”, về mặt ý nghĩa chỉ một phạm vi rất rộng là tất cả các loài vật có tình thức. Trong văn tế, thuật ngữ này dùng như một danh từ với nghĩa hẹp là linh hồn con người sau khi chết, giống như cô hồn.

Xuất phát từ quan niệm này, các tác giả văn tế đều thực hiện những cách thức khác nhau để cứu độ cô hồn, giúp cô hồn sớm được giải thoát. Ngô Thì Nhậm gom thi hài ở các nấm mồ hoang lập trại Sàng Đồng mà thờ để cô hồn có nơi nương tựa. Nguyễn Bá Xuyến lập nghĩa trủng cất hài cốt cô hồn ở phủ Hoài Đức. Nguyễn Du lập đàn chẩn tế nhân ngày rằm tháng 7. Trần Đình Tân dự vào lễ tế cô hồn tại chùa Thanh Minh thôn Cảnh Vân (Bình Định)… Các tác giả đều có viết văn tế bày tỏ lòng xót thương, khuyến thỉnh cô hồn nương theo tiếng kệ lời kinh tìm đường giải thoát.

Với Nguyễn Bá Xuyến, văn tế cô hồn phần nào nói lên quan niệm và phương pháp trị dân của ông. Theo lời giãi bày trong tác phẩm, việc làm này ngoài vì lòng thương xót cô hồn còn một ý nghĩa rất nhân bản: “Đã hay sinh chưa độ có vội gì độ tử, lẽ chia khinh trọng tự ngàn xưa; Song le quỷ có yên rồi sau mới yên người, đạo vốn u minh là một lẽ. Vậy nên: Xây nền phổ tế, mở lối siêu sinh.” [95, S117; 475] Vế đầu cho thấy, theo quan niệm và cách trị dân của Nguyễn Bá Xuyến, vấn đề “độ sinh” được đặt lên hàng đầu, trách nhiệm của người trị dân là phải làm sao cho người dân có một cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc. Vế sau ý nói, việc ông lập nghĩa trủng, tổ chức tế đàn, thỉnh tăng đọc


kinh siêu độ cô hồn không phải là việc làm mê tín, hư huyễn, mà vì “quỷ có yên rồi sau mới yên người”. Ý nghĩa của việc ông làm cũng chính vì con người, đúng như lời khuyên bảo cô hồn ở cuối bài văn tế “hộ trì thử thổ thử dân, chớ làm yêu lệ”.

Trong số các tác gia trung đại viết văn tế, Nguyễn Du tuy viết ít nhưng tác phẩm của ông được xem là xuất sắc vô tiền khoáng hậu. Văn chiêu hồn của Nguyễn Du có giá trị nội dung đặc biệt quan trọng, điển hình. Nếu nói văn tế trong văn học trung đại Việt Nam chứa đựng tinh thần nhân đạo cao cả, rộng lớn của người Việt Nam đối với mọi hạng người thì chỉ riêng văn tế của Nguyễn Du đã có thể bao gồm đủ nội dung ấy. Qua văn tế, Nguyễn Du thể hiện rò là một người luôn dành nhiều tình thương cho đồng loại, cho tất cả mọi người bị hoạn nạn, cô đơn, không kể sinh thời họ vốn là người giàu nghèo quý tiện. Đối tượng được tế là những cô hồn tội nghiệp không chốn gá thân, “dãi dầu trong mấy muôn năm, thở than dưới đất ăn nằm trong sương”. Dẫu biết rằng, họ chết oan, bất đắc kỳ tử là do nghiệp chướng mà họ đã gây tạo quá nặng nề, nhưng đọc những dòng này, người hữu tình ai cũng động lòng trắc ẩn.

Đặc biệt, theo chúng tôi, tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du không phải chỉ thể hiện đơn thuần bằng một đàn tế, bằng những lời khóc thương thống thiết hay những lời khẩn cầu Phật lực từ bi cứu độ cô hồn, mà nó nằm ở hai tầng nội dung sâu sắc hơn, đúng bản chất hơn. Tầng nội dung thứ nhất: Nhấn mạnh yếu tố bình đẳng giữa tất cả mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội. Dù là vua chúa quyền cao tột đỉnh, đại tướng “thét rống đùng đùng”, tể thần “mão cao áo rộng” hay kẻ bần cùng lang thang “nằm cầu gối đất” cuối cùng đều có chung một kết cục: cái chết. Một khi đã chết thì “còn chi ai khá ai hèn, còn chi mà nói ai hiền ai ngu” [47; 128]. Nội dung này có ý nghĩa hướng người đời đến cách đối xử bình đẳng, yêu thương nhau hơn, giống như tấm lòng và mong ước của chính tác giả. Tầng nội dung thứ hai: Cho thấy nguyên nhân dẫn tới đau khổ để tránh. Những cô hồn đang “lạc loài nheo nhóc”, “thất thưởng dọc ngang” ở “nội rộc đồng chiêm”, “ngang bờ dọc bụi” chỉ là những cảnh huống được tác giả hình dung một cách chọn lọc cho chúng ta thấy được cảnh giới đau khổ của còi âm. Cảnh giới ấy xem như một dạng “thực tại” trên thế gian. Nhưng từ đâu dẫn tới thực tại ấy? Nguyễn Du đã chỉ rò nguyên nhân:

Đối với vua chúa bị giết: “Cả giàu sang, nặng oán thù.” [câu 27]

Đối với quý nữ liều thân: “Những cậy mình Cung Quế Hằng Nga.” [câu 34]


Đối với tể thần thất thế: “Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm.” [câu 49]

Đối với tướng bại trận: “Phơi thây trăm họ làm công một người.” [câu 60]… Dẫn một đoạn trong Văn chiêu hồn để minh hoạ:

“Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm, Trăm loài ma xắm nắm chung quanh. Nghìn vàng khôn chuộc được mình,

Lầu ca viện xướng tan tành còn đâu.” [47; 128]

Nhân tích phước được quả giàu sang. Có được “thịnh mãn” hiện tiền là nhờ phước đức tích tụ từ quá khứ hoặc đời trước. Nhưng những kẻ vô minh đời này cứ say sưa thụ hưởng, lại còn ỷ vào quyền thế, tiền tài, tác oai tác quái, hoành hành ngang dọc, gây chuyện thị phi, làm điều hung hiểm, hãm hại người ngay. Cho nên, càng thịnh mãn càng dễ tạo oán thù, càng thịnh mãn oán thù càng nhiều, càng lớn. Đó là nhân ác khiến sau này thọ khổ. Ngay khi họ còn sống thì oan hồn những người bị họ hãm hại đã bu xung quanh hăm he chờ đợi lúc họ chết để trả thù. Lúc chết thì “nghìn vàng khôn chuộc được mình”, gia tài sự sản, quyền thế danh vọng, những cuộc chè chén hát ca cũng “tan tành còn đâu”, chỉ còn lại “cô hồn thất thểu dọc ngang” với oán thù chồng chất một mình phải trả.

Không gì đúng hơn cách nói “tự làm tự chịu”. Quán xét thực tại các cô hồn đang lãnh thọ từ nghiệp nhân quá khứ, người còn sống sẽ nhìn lại hiện tại của mình để nhận biết tương lai. Con người sẽ tự chọn tương lai cho mình từ chính những nghiệp nhân hiện tại. Sự quán xét này giúp con người tự biết điều chỉnh suy nghĩ, lời nói, hành vi theo chiều hướng tốt đẹp hơn, để từ từ đoạn ác diệt khổ, hướng tới cuộc sống tốt đẹp an vui. Đó cũng chính là tầng ý nghĩa “cứu độ” sâu xa của tác giả dành cho người đời đúng theo tinh thần Phật giáo. Chúng ta lại được thấy giá trị hết sức nhân bản trong văn tế của Nguyễn Bá Xuyến xuất hiện trong văn tế của Nguyễn Du với một tầm cao mới. Mục đích rốt ráo của hai tác giả là cùng hướng về người đang sống, nhưng nếu Nguyễn Bá Xuyến chỉ mong muốn người dân được sống hạnh phúc, ấm no, tức là đạt được thoả mãn về mặt vật chất, thì Nguyễn Du mong muốn mọi người hiểu rò quy luật nhân quả mà xây dựng cuộc sống yên vui, giải thoát về mặt tinh thần, hướng tới giải thoát khỏi khổ đau, phiền não trong cuộc sống. Liên quan đến ý nghĩa này, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Du đã nói ngay ở phần đầu của bài văn tế, đặc biệt là câu “Còi dương còn thế, nữa là còi âm”. Phần


này ngoài nghĩa đen là so sánh với còi dương để làm nổi bật cảnh tối tăm, đau khổ của còi âm, còn hai tầng ý nghĩa. Thứ nhất: Mượn còi âm để nói lên hiện thực xã hội đen tối; Thứ hai: Còi dương sống như thế nên còi âm phải chịu như thế (nhân quả). Vừa xót thương cô hồn vừa nêu lên quy luật nhân quả để cảnh tỉnh người đời. Việc nêu lên nhân quả chính là yếu tố mang ý nghĩa nhân văn, nhân đạo cao cả dành cho người sống. Không thể chối cãi, người sống cũng là một dạng đối tượng chúng sinh của Văn tế thập loại chúng sinh. Mọi ý nghĩa nhân đạo đều phải vì con người, hướng tới con người. Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du tuy khóc thương các vong hồn u uất nhưng đã đạt đến đỉnh cao về phương diện này.


2.4. VĂN TẾ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THỂ HIỆN Ý NGHĨA TRÀO TIẾU SÂU SẮC

Không đâu thể hiện được nỗi đau tột cùng như văn tế. Nhưng, trong đau thương, gian khổ không chỉ có nước mắt mà còn có cả tiếng cười. Bên cạnh các tác phẩm đại diện cho lối văn trang nhã, nghiêm chính như đã xét ở các phần trên, còn một bộ phận văn tế trào phúng đại diện cho cái dí dỏm, nghịch ngợm của dân dã. Các tác phẩm này “hoặc lấy bông đùa làm hay, hoặc lấy đối chọi làm hay” [151]. Mặc dù vậy, ý nghĩa của chúng không kém phần sâu sắc.

Theo Văn tế cổ và kim, tiếng cười trong văn tế rất phong phú, đa dạng và nhiều tầng ý nghĩa: “Tiếng cười này chua chát ngậm ngùi có (…), mỉa mai riễu cợt có (…). Tới một mức cao hơn, nó là tiếng cười đả kích, có một lập trường chính trị rò rệt (…). Nó đã trở thành một vũ khí chiến đấu có nhiều hiệu lực. Khóc trong tiếng cười, cười trong tiếng khóc, về phương diện này, có thể nói văn tế là một thể văn có nhiều khả năng nhất.” [21; 4] Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy, văn tế còn có cả tiếng cười hài hước, bông đùa thể hiện tinh thần lạc quan, tính cách dí dỏm của người Việt Nam.

Trong đó một số bài dựa vào người thật việc thật, nhưng cũng có vài bài làm theo kiểu “nghĩ chế”, tức tự đặt ra trường hợp đó mà làm chứ không có thật. Mục đích chủ yếu là nhằm nói lên thái độ không hài lòng của tác giả về một vấn đề nào đó. Tiếng cười trong văn tế thể hiện theo ba tầng bậc sau: 1/ Tiếng cười hài hước; 2/ Tiếng cười phê phán; 3/ Tiếng cười đả kích.


2.4.1. Thể hiện tiếng cười hài hước

Hài hước là gây cười, đùa vui. Hai bài tiêu biểu cho dạng này là Văn mụ Quýnh tế lão Cướng, Văn vợ tế chồng thợ rèn (đều khuyết danh).

Cả hai bài đều lấy bối cảnh vợ tế chồng. Bài thứ nhất không biết hai vợ chồng (mụ Quýnh và lão Cướng) làm nghề chi, chỉ biết “gia sự nhiều bề khốn khổ”, chồng là một người tử tế và phóng khoáng, học hành tạm tạm với người. Vợ chồng sống với nhau đã lâu, sanh tất cả mười đứa con cả choi lẫn bé. Người chồng qua đời sau một cơn bệnh nặng, người vợ làm bài văn này tế chồng.

Bài này là văn khôi hài, chắc chắn làm theo lối “nghĩ chế”. Ngay đầu đề đã nói lên điều đó. Quýnh cướng ý nói là bông lông. Ở đây, quýnh đúng ra phải đọc là vính (hoặc vếnh). Đại Nam Quấc âm tự vị giải thích vính cướng là “đánh phách, khoe khoang”; nói vính cướng là “nói phách, nói lớn lối, nói khoe khoang” [27, T1; 210, 548]. Từ điển tiếng Việt hiện nay cũng giải thích vính cướng là “phách lối, ngang ngược” [160; 1810]. Có lẽ vính bị đọc sai thành quýnh hoặc đọc trại đi theo ngữ âm Nam Bộ. Cách thể hiện của bài văn tế phù hợp với từ này, nhưng ta không hiểu theo ý “phách lối, ngang ngược” mà hiểu theo ý “nói ngược”, tức là nội dung tế người chết mà ý tứ tỏ ra bông đùa. Nói về tính cách, học vấn, căn bệnh trầm trọng… của chồng tất cả đều “vính cướng” và “bông lông”. Dẫn một ví dụ vợ mong chồng chết sớm để được “khoẻ ma”: “Mới hồi hôm còn sống, nước da lạnh tợ đồng đen; Nghe chết trẻ khoẻ ma, bụng muốn nóng như lửa đốt.” Toàn bài văn với lời lẽ và những lối suy nghĩ không giống ai khiến ai đọc đến hay nghe thấy cũng không khỏi bật cười, nhưng gieo được nhiều vần hiểm, đối đăng nghiêm chỉnh, cho thấy tác giả là người hay chữ, đồng thời thể hiện tính cách “thẳng ruột ngựa” và tình thương chồng một cách chân thành, giản dị của nhân vật người vợ.

Ở bài thứ hai, hai vợ chồng làm nghề rèn, ngoài thì giúp người dồi mài, rèn thổi; trong thì giữ tánh thật thà, lương thiện, tiện tặn, chắt chiu lo cho cuộc sống. Người chồng qua đời đột ngột, theo nội dung bài văn tế có lẽ bị hoả nạn trong khi làm nghề, bỏ lại lời hẹn ước trăm năm, bỏ lại con thơ không ai dạy dỗ.

Về xuất xứ, người giới thiệu bài văn tế này trên Phụ nữ tân văn cho rằng tác giả là người Quảng Nam, vì hai lẽ: 1/ Bài văn này được nhiều người Quảng Nam truyền tụng


mà người ở các nơi khác hầu như không biết tới; 2/ Có một số tiếng phát âm sai trong bài là phương ngữ Quảng Nam [151].

Bài văn tế này lời lẽ có vẻ nghiêm chỉnh hơn bài trên và có chỗ rất đặc sắc là câu nào cũng dùng từ ngữ nghề rèn, đồng thời tác giả vận dụng thủ pháp đối trong từng câu cho đến từng chữ. Có thể thấy người vợ chẳng những là người hay chữ mà còn thạo việc, cùng gắn bó, chăm chỉ giúp chồng trong công việc để xây dựng gia đình no ấm. Cũng chính vì thế, cái chết của người chồng càng gây ra tâm trạng não nùng và để lại nỗi xót thương khôn xiết trong lòng người vợ. Bài văn tuy khôi hài nhưng không đến nỗi phiếm.

Xét về phương diện hài hước bông đùa, đây là hai bài văn tế xuất sắc. Nếu không có tế thật đã rất hay, vì đây là sự sáng tạo dí dỏm, thông minh; nếu có tế thật lại càng hay, vì chẳng những thể hiện được nét thông minh, dí dỏm mà còn cho thấy tinh thần lạc quan, biết vượt lên trên nỗi đau mất mát để tiếp tục sống và làm việc.

2.4.2. Thể hiện tiếng cười phê phán

Tiếng cười phê phán trong văn tế là tiếng cười nhằm phơi bày, phản đối cái xấu xa của con người, của xã hội. Có khi thể hiện mối quan hệ có thật như Văn tế sống vợ của Trần Tế Xương (1869-1907), Văn tế sống [tình nương] của Phan Kính (?) (1715-1761), Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ của Nguyễn Du; có khi do tác giả tự đặt ra như Văn tế sống thầy đồ hủ (khuyết danh), Văn bà xã tế ông xã của Nguyễn Trọng Trì (1851-1922). Thái độ của các tác giả được thể hiện thông qua ba phương thức: 1/ Mối quan hệ tình nhân; 2/ Mối quan hệ vợ chồng; 3/ Các mối quan hệ khác. Đối tượng phê phán rất phong phú: lòng đen bạc của con người, sự xuống cấp về luân lý đạo đức của xã hội, những quan niệm cổ hủ, tệ cường hào ác bá trong xã hội cũ, tệ nạn xã hội…

2.4.2.1. Phê phán thói đời đen bạc

Ở mối quan hệ tình nhân, các tác giả vì động cơ thất tình hay tức tối vì bị người tình phụ bạc mà viết văn tế sống. Tiêu biểu có hai danh sĩ Phan Kính (1715-1761) và Nguyễn Du (1765-1820). Phan Kính yêu một cô gái trẻ đẹp con nhà giàu có chốn thị thành, đang ấp ủ nhiều mơ mộng thì bất ngờ cô gái đi lấy một anh thuyền chài làng biển theo miêu tả của Phan Kính là già và xấu; Nguyễn Du và người bạn là Nguyễn Huy có dan díu với hai cô Uy, Sạ ở làng Trường Lưu, đã nặng lời thệ ước, đi lại với nhau được hai năm thì hai cô đi lấy chồng, một cô lấy lính, một cô lấy người làm ruộng. Hai ông vừa

Xem tất cả 335 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí