Thể Hiện Tinh Thần Tôn Quân Trong Văn Tế Sau Cuộc Chống Nội Loạn


Không phải chống ngoại xâm, nhưng cuộc chiến nào cũng có hai chiến tuyến. Phe giành chiến thắng có quyền ngẩng cao đầu, tự hào với thắng lợi mà mình vừa giành được. Tinh thần tôn quân vì thế cũng được thể hiện ở mức độ rất cao.

Tinh thần tôn quân trong nội chiến chỉ được thể hiện trong những bài văn tế Nôm của các tác giả thuộc phe Nguyễn vương. Những bài này chủ yếu được viết sau khi Nguyễn Ánh thắng Tây Sơn để nhìn lại chặng đường gian khổ đã trải qua và tưởng nhớ công ơn của các tướng sĩ bỏ mình vì đại cuộc. Về hoàn cảnh sáng tác, chủ yếu do Nguyễn Gia Long sai bề tôi viết, như Văn tế Vò Tánh và Ngô Tùng Châu, Văn tế Châu Văn Tiếp (đều của Đặng Đức Siêu); Văn tế trận vong tướng sĩ (của Nguyễn Bá Xuyến); Tế trận vong tướng sĩ văn (của Nguyễn Văn Thành?). Ngoài ra còn hai bài văn tế Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine) do Đặng Đức Siêu viết thay vua Gia Long và Hoàng tử Cảnh. Trong những bài văn tế này, tinh thần tôn quân thể hiện rất rò ràng, một phần tỏ lòng trung với vua, một phần khẳng định đại cơ đồ vừa giành được, đồng thời nhắc nhở người dân về một đấng minh quân, một nền thống trị mới mà mọi người phải hết lòng phụng sự.

Đặc điểm thời cuộc như trên dẫn đến một số đặc điểm của tinh thần tôn quân trong văn tế giai đoạn sau nội chiến. Đầu tiên và đương nhiên là tinh thần tôn quân gắn liền với việc đề cao uy quyền, chính nghĩa của Nguyễn vương. Các tác giả đều đứng ở chiến tuyến của mình ủng hộ, ca ngợi người lãnh đạo cao nhất vì Nguyễn vương là hậu duệ chính thống của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, xem đối phương là “đảng nguỵ”, “loài gian”, “tặc tử”. Từ đó quyết tâm bảo vệ giềng trời mối nước, dù có phải hi sinh: “Trong khuông cứu nắm quyền ngoại tả, chống giềng trời, cầm mối nước, son nhuộm tấm lòng; Ngoài chiến chinh đeo ấn tướng quân, tru đảng nguỵ, diệt loài gian, máu dầm mũi bạc.” (Văn tế Châu Văn Tiếp [178]) Đề cao chính nghĩa của Nguyễn vương, kết hợp với ngợi ca tướng sĩ hi sinh vì chúa, các bài văn tế có ý nghĩa góp phần khẳng định chế độ mới, trong đó nhà vua có vai trò thống trị tuyệt đối, thần tử cũng phải tuyệt đối trung thành.

Ngay sau khi lên ngôi, Gia Long đã bắt tay vào xây dựng, củng cố nền thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến trong bối cảnh khủng hoảng, suy vong. Trong đời Gia Long, đến cả các đời Minh Mạng (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Đức (1848-1883) đất nước ta chẳng những không phát triển được theo chiều hướng tiến bộ của thời đại, thậm chí không sánh được đời Tây Sơn, mà còn xuất hiện nhiều mâu thuẫn xã hội sâu sắc


và nhiều hệ luỵ khác, nhưng hiện tại người dân, nhất là những người vừa bước ra từ cuộc chiến đều mong mỏi một cuộc sống bình yên, một nền nhân trị thực sự mà ở đó “Hồn phách đâu đều ngày tháng Thuấn Nghiêu; Hài cốt đó cũng nước non Thang Vũ” [21; 54]. Sánh với thời đại thái bình thịnh trị Thuấn Nghiêu Thang Vũ, ẩn sâu trong tinh thần tôn quân ở đây là ước nguyện chế độ trường tồn, đất nước mãi bình yên, cuộc sống người dân luôn được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, đặc điểm thứ hai của tinh thần tôn quân là gắn liền với sự ca ngợi một đấng minh quân, vui mừng vì có cuộc sống bình yên hạnh phúc.

Chính quyền mới đã được thiết lập, ước nguyện trên là chính đáng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu. Muốn nó trở thành hiện thực cần phải có thời gian dài, có sự chung tay xây dựng của mọi người, từ vua quan đến trăm họ. Vẫn trung thành với tư tưởng Nho giáo và ý thức hệ phong kiến muôn thuở, trước mục tiêu này, bổn phận của người dân lại được các tác giả đặt ra hơn bao giờ hết: “Cơ huyền diệu hoặc thăng trầm chưa rò, thiêng thời về cố quận để hương thơm lửa sáng, kiếp tái sinh lại nhận cửa Tiền quân; Niềm tôn thân dù sinh tử chớ nề, linh thời hộ hoàng triều cho bể lặng sông trong, duy vạn kỷ chẳng dời ngôi bảo tộ.” [21; 54] Tinh thần tôn quân ở đây đồng thời gắn liền với bổn phận “dốc chí làm tôi” của người dân đối với tân triều, không chỉ hiện tại mà cả tương lai.

Các bài văn tế này ra đời sau khi nội chiến kết thúc, thắng lợi hoàn toàn thuộc về phía Nguyễn vương. Xét về bản chất, nội chiến là cảnh nồi da xáo thịt, hơn nữa, những tác phẩm này ra đời từ mệnh lệnh của vua chứ không xuất phát từ chính tấm lòng của tác giả, nên chúng không có giá trị tư tưởng cao như văn tế giai đoạn chống ngoại xâm. Có lẽ các tác giả cũng nhận ra điều đó nên bên cạnh đề cao Gia Long, cũng nói lên cảnh đau khổ, mất mát do chiến tranh gây ra. Dù sao đi nữa, về nội dung ý nghĩa những bài văn tế này, bên cạnh lòng nhớ ơn, an ủi tướng sĩ và người thân của họ, yếu tố quan trọng hàng đầu là bảo vệ chế độ mới, khiến người dân phải phục tùng, hết lòng phụng sự minh quân, cùng nhau xây dựng đất nước.

2.2.2.2. Thể hiện tinh thần tôn quân trong văn tế sau cuộc chống nội loạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Dưới chế độ cai trị chuyên chế, phản động của triều Nguyễn, đất nước ngày càng suy thoái về mọi mặt, nền tài chính ngày một kiệt quệ, giai cấp thống trị gia tăng sưu thuế, bóc lột nhân dân khiến đời sống nhân dân ngày thêm cực khổ. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị với nhân dân, chủ yếu là nông dân, trở nên vô cùng gay gắt. Đó là lý do nông


Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 13

dân khắp nơi nổi dậy chống lại triều đình trong nhiều năm. Không nhìn thấy căn nguyên của khởi nghĩa nông dân mà chỉ nhằm duy trì chế độ xã hội thối nát, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của mình, giai cấp thống trị thẳng tay đàn áp các phong trào quần chúng, dập tắt các cuộc khởi nghĩa nông dân trong biển máu.

Lê Văn Đức (1793-1842) được vua Minh Mạng sai dẹp loạn Nông Văn Vân (?- 1835). Tuy cuộc bình loạn đại thắng, nhưng phía triều đình cũng tổn thất nhiều tướng sĩ, người tử trận, kẻ bệnh chết trong quân. Vua sai Lê Văn Đức viết một bài văn tế tỏ lòng tưởng nhớ, thương tiếc và ghi khắc công lao các tướng sĩ đã anh dũng hi sinh vì đại cuộc.

Mọi việc đều có nguyên do. Nhưng dưới chế độ quân chủ chuyên chế, người nào vùng lên chống lại triều đình đều bị khép vào đại tội phản nghịch, hình phạt là tử hình. Lê Văn Đức thân là mệnh quan triều đình, lãnh đạo tướng sĩ dẹp loạn, lập nên công lao to lớn, được vua khen thưởng. Hơn ai hết, tác giả đã thể hiện rò nét tinh thần tôn quân của những thần tử trung thành: “Lòng địch khái nơi chiến địa, thà tử tiết để vẹn giữ lòng trung; Ân phú tái đấng hiền minh, dù đại tiểu cũng dày ban ân phúc.” (Văn tế tướng sĩ trận vong bệnh cố [13; 2b] NĐT) Ở đây không có giặc ngoại xâm, cũng không diễn ra cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến, nhưng các tướng sĩ phải chịu hi sinh vì sự nổi dậy của một Thổ ty vùng cao Tuyên Quang chống lại ách cai trị của triều đình. Bài văn tế một mặt nêu cao lòng trung nghĩa của các tướng sĩ, mặt khác, do tính chất và hoàn cảnh ra đời, nó còn ca ngợi triều đình, ca ngợi nền thống trị nhân hòa đức độ của người đứng đầu đất nước.

Về nguyên nhân những cuộc nổi dậy ở miền núi phía bắc, Nguyễn Phan Quang cho biết: “Vào đời vua Minh Mạng, ở một số tỉnh miền núi như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng..., nhà vua đặt chức Lưu quan do người Kinh nắm giữ bên cạnh các quan đứng đầu là người dân tộc. Do họ (Lưu quan người Kinh - NĐT) thường hay ức hiếp, nhũng nhiễu, nên các thổ quan và người dân rất căm ghét, chỉ chờ dịp nổi lên đánh đuổi.” [98; 180]. Sau khi cuộc khởi binh của em rể Nông Văn Vân là Lê Văn Khôi (tháng 5 âm lịch năm Quý Tỵ, 1833) bị đánh dẹp, vua Minh Mạng sai quan lính truy nã vợ con và họ hàng Lê Văn Khôi đang cư ngụ ở đó. Viên Án sát Cao Bằng là Phạm Đình Trạc liền ra lệnh bắt 2 con, 1 người em ruột và 14 người thân của Lê Văn Khôi. Lại sai đào mả ông nội (Bế Văn Sĩ) và cha đẻ (Bế Văn Kiện/ Viên) của Lê Văn Khôi, đốt hài cốt ra tro. Nông


Văn Vân lúc bấy giờ đang làm Tri châu Bảo Lạc cũng bị truy nã vì là anh vợ Khôi [29; 84]. Sẵn lòng căm ghét, Nông Văn Vân liền vận động các Tù trưởng bất mãn và người dân bị áp bức cùng đứng lên chống lại triều đình. Xét ra sự việc có một phần lỗi của quan lại người Kinh và triều đình. Có lẽ nhận ra điều đó nên đến đời Tự Đức, nhà vua bãi bỏ chế độ Lưu quan.

2.2.3. Ca ngợi tinh thần vì nhân dân

Tinh thần vì nhân dân là tinh thần dám nghĩ và làm mọi việc có lợi ích cho nhân dân, không cần so tính thiệt hơn, bất chấp khó khăn thử thách, thậm chí hi sinh tánh mạng. Tinh thần này được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn tế, tiêu biểu ở bốn nhóm sau: 1/ Văn tế các bậc nhân nhân chí sĩ; 2/ Văn tế anh hùng nghĩa sĩ chống ngoại xâm; 3/ Văn tế người chết vì bọn giết người cướp của; 4/ Văn tế lãnh tụ khởi nghĩa nông dân.

Các bậc nhân nhân chí sĩ và anh hùng nghĩa sĩ thể hiện tinh thần vì dân bằng nhiều cách khác nhau. Có người làm quan trị dân bằng tất cả tài năng, trí lực, tâm lực của mình; có người từ quan, từ bỏ danh lợi, dấn thân vào con đường cứu dân cứu nước; có người dám lăn xả vào đường tên mũi đạn giữa chiến trường vì sự bình yên của nhân dân. Tinh thần lấy dân làm gốc trình bày ở trên cũng là một trong những biểu hiện cao độ của tinh thần vì dân trong văn tế.

Tinh thần vì dân trong hai nhóm đầu ít nhiều đã được nhắc qua khi nói về các giá trị đạo đức luân lý (mục 2.1) và tinh thần yêu nước (mục 2.2.1). Ở đây nói thêm về hai nhóm sau. Tiêu biểu cho hai nhóm này là Văn tế u hồn ở Đa Giá Thượng Văn tế Hầu Tạo (đều khuyết danh). Ở nhóm thứ nhất, vì nhân dân là nhanh chóng tiễu trừ bọn phiến loạn giết người cướp của, tái lập cuộc sống yên bình cho nhân dân. Ở nhóm thứ hai, vì nhân dân là dám đứng lên chống lại chế độ thống trị phản động của triều đình, mưu cầu cuộc sống ấm no cho bá tánh.

Vào đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XVII, xã Đa Giá Thượng huyện Gia Viễn phủ Trường Yên nổi lên một nhóm hung đồ đông đúc. Chúng lập điếm canh, quán xá đón người qua lại hoặc trú đêm tại xã, đợi đêm đến bắt giết quăng xác xuống vực, cướp lấy toàn bộ của cải. Nạn nhân của chúng phần nhiều là lái buôn, nghệ sĩ do công việc cần thiết phải qua lại vùng này, người đi hành dịch và cả khách đi thưởng ngoạn thắng cảnh nước non [90; 15].


Khi phát giác sự việc này, triều đình đã tức tốc sai Quận công Lê Hải dẫn binh tiễu trừ bọn chúng. Văn tế u hồn ở Đa Giá Thượng (khuyết danh) có câu ca ngợi việc này như sau: “Mừng nay: Trên có thánh minh, ban ra nhân chính. Khắp nơi nhật chiếu nguyệt soi, tấu đàn hặc vừa được vua xem; Uy đức sấm vang chớp giật, lệnh tiễu trừ ban ngay lập tức.” [90; 15]

Sự việc xảy ra vào đời vua Hy Tông (1675-1705) nhà Lê trung hưng. Chính sự triều đình lúc này đều nằm trong tay chúa Trịnh, nhưng khoảng thời gian Lê Hy Tông làm vua được đánh giá là thịnh trị nhất thời kỳ này. Trịnh Tạc (1657-1682) và người kế nghiệp là Trịnh Căn (1682-1709) tập trung xây dựng Bắc Hà, dùng người đúng năng lực nên kinh tế được chấn hưng, đời sống người dân được quan tâm, xã hội dần dần ổn định. Cũng nhờ triều đình hành động nhanh chóng và nhờ uy linh của nhà vua mà “theo phép xử nghiêm diệt lũ ác, trừ bỏ bọn độc dữ gian hung”. Trừng trị bọn gian hung là trách nhiệm đương nhiên của triều đình, nhưng thái độ sốt sắng của triều đình cho thấy giai cấp thống trị có ý thức trách nhiệm cao đối với sự an nguy của dân chúng. Bài văn tế một mặt ca ngợi trách nhiệm trị dân của triều đình, mặt khác thể hiện sự hài lòng, tin tưởng của người dân vào năng lực của những người điều hành đất nước.

Trái lại, nhà Nguyễn mới giành được chính quyền từ nhà Tây Sơn nhưng đi ngược lại lợi ích của nhân dân, không ít lần bị nhân dân nổi dậy chống đối. Thời Nguyễn sơ, Hầu Tạo vì oán giận triều đình không nghĩ đến dân nên quyết ra tay chống lại triều đình, thực thi chí cả: “Cắp gươm kiếm phanh thây nhà phú hộ, giam tra đòi đoạn cư tù; Bẻ gảy xiềng ra khỏi chốn công đường, ngang trái một tên phụ án (…) Gươm ba thước quyết ra tay diệt Hạng, mấy buổi mài nanh chuốt vút, binh Nam Dương nào kém lũ Hàn Bành; Xe một vùng mong giúp lại nền Lưu, chín lần vỗ cánh vươn vai, tướng Tam phủ dễ so hàng Khấu Đặng.” (Văn tế Hầu Tạo [21; 57]) Những câu trên ca ngợi tinh thần vì nhân dân và tinh thần gan dạ, ý chí anh hùng của Hầu Tạo. Mượn nhân vật và sự tích Trung Hoa, tác giả bài văn tế muốn nói lên hai mục đích cuộc nổi dậy của Hầu Tạo. Thứ nhất, không ngoài mục đích tiêu diệt phường tham quan ô lại ngày đêm đục khoét dân lành. Thứ hai, cuộc nổi dậy này có thể còn tiến lên mục đích táo bạo hơn là lật đổ chính quyền phản động họ Nguyễn. Cả hai mục đích đều tốt đẹp, đều đứng trên lập trường của nhân dân lao động.


Bài văn tế nói hành động của ông là “quyết ra tay diệt Hạng” mong “giúp lại nền Lưu”. Triều Nguyễn đã bội nghịch tinh thần tôn quân của các tướng sĩ hi sinh và tác giả văn tế, đi ngược lại nguyện vọng của toàn dân, không xứng đáng với sự hi sinh và kỳ vọng của họ. Hầu Tạo chỉ là một trong những người đại diện nhân dân ra tay xoá bỏ chế độ độc tài này (diệt Hạng) để, hoặc là trả lại cho hậu duệ Tây Sơn (nền Lưu), hoặc là thay thế bằng một triều đại khác. Với thế lực của Hầu Tạo “nhất đội, nhị đội, tam đội, tứ đội; tiền nghiêm, hậu nghiêm, tả nghiêm, hữu nghiêm” từng làm “ba mươi vệ quân triều đều lạc phách”, “bốn trăm dư quân trấn cũng kinh hồn”, nếu cuộc nổi dậy thành công, rất có thể ông sẽ được nhân dân tôn làm minh chủ.

Hai bài văn tế trên dường như chẳng liên quan gì nhau nhưng đích thực chúng minh chứng cho một chân lý: Triều đình làm việc hợp lòng dân thì được dân ủng hộ; một khi triều đình làm việc tổn hại cho dân thì sớm muộn dân cũng sẽ vùng lên chống đối. Thái độ của các tác giả là đồng tình, ca ngợi những ai hết lòng vì dân. Đặc biệt, tác giả Văn tế Hầu Tạo đã nêu lên chính kiến vì dân rất rò ràng, mặc dù khuyết danh nhưng đó chính là chính kiến của toàn thể nhân dân lao động. Tác giả của nhân dân đã cực lực phê phán, phủ định chính sách cai trị của triều Nguyễn, ca ngợi những người dám vì nghĩa quên mình, hoàn toàn ủng hộ những hành động vì lợi ích của nhân dân.


2.3. VĂN TẾ TRONG VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM THỂ HIỆN TINH THẦN NHÂN ĐẠO CAO CẢ

Tiếp nối và song hành cùng tinh thần yêu nước là tinh thần nhân đạo. Vẫn với nội dung là tiếc thương, ca ngợi công đức người quá cố, tác giả đã tài tình và có chủ ý lồng ghép vào đó tâm trạng của mình trước hiện thực cuộc sống của đồng bào. Ở đây cũng không tránh khỏi cái khóc, nhưng cái khóc không còn giới hạn ở mức độ tình cảm cá nhân nhỏ hẹp mà có tính chất xã hội rộng lớn, chứa đựng một tinh thần nhân đạo cao cả.

Văn tế là phương tiện tác giả tỏ bày tình cảm yêu thương dành cho người chết, không chỉ đối với người thân mà với tất cả mọi người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo trong văn tế là không biên giới, nó hướng đến mọi lớp người, không phân biệt dân tộc, đẳng cấp, phe phái, trải rộng thương yêu đến cả vong hồn u uất. Ở đây, chúng tôi chủ yếu nói đến tinh thần nhân đạo dành cho ba đối tượng sau: tướng sĩ hi sinh, nạn dân, cô hồn u uất.


2.3.1. Thể hiện tinh thần nhân đạo dành cho tướng sĩ hi sinh

Tướng sĩ tử trận thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau: ngoại xâm, nội chiến, nội loạn. Các cuộc chiến này có mục đích hoàn toàn khác nhau, nhưng ở đây chúng tôi căn cứ theo chủ thể và đối tượng, đồng thời chỉ muốn trình bày chung về tinh thần nhân đạo đối với tướng sĩ tử trận nên xếp vào một đề mục chung.

Chiến tranh dù vì mục đích gì cũng đều gắn liền với chia li tang tóc, nhưng người chiến sĩ phải ra trận để bảo vệ chính nghĩa (có khi chính nghĩa chỉ ở một phương diện nào đó). Vì nghĩa vụ phụng sự vua, vì trọng trách với dân, các tướng sĩ không tiếc máu xương lên đường dẹp loạn tái lập cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Sự hi sinh của họ để lại tiếng thơm muôn thuở và lòng thương tiếc ở mọi người. Vì vậy, tinh thần nhân đạo thể hiện đầu tiên ở tấm lòng xót thương những cảnh dầm sương dãi gió, chiếu đất màn trời, tên bay đạn lạc, da ngựa bọc thây của người chiến sĩ ngoài chiến trận: “Mình trẫm phải vất vả sớm khuya, gan ngươi tức tối; Thân ngươi phải dãi dầu nắng lạnh, lòng trẫm âu sầu.” (Văn tế các tướng sĩ đánh Pháp bị tử trận [21; 16]) Tác giả đã thay mặt nhà vua nói lên lòng trung quân ái quốc của người chiến sĩ, thông qua đó khẳng định sự thấu hiểu của nhà vua đối với tấm lòng trung ái ấy. Sự thấu hiểu như được cảm nhận trực tiếp ấy chính là nấc thang nâng lòng xót thương lên cao độ.

Tinh thần nhân đạo còn thể hiện ở sự nhận thấy thiệt thòi của tướng sĩ tử trận: “Phận cần lao đà cam dạ tử tuy; Lệ huân thưởng chẳng đợi ngày ẩm chí (…) Cảm tinh bộ khúc là thân, nỗi truy tuỳ cay đắng bấy lâu, từng ưu hoạn bỗng chẳng chia phú quý.” (Văn tế các tướng sĩ trận vong [21; 48]) Các tướng sĩ đối đầu với gian nguy, đổi máu xương xây dựng cơ đồ, lập công lớn với chủ nhưng không được nhìn thấy kết quả sự hi sinh của mình, không được cùng vui hưởng ngày chiến thắng, đây là thiệt thòi lớn nhất của họ.

Nhận thấy rò ràng thiệt thòi của tướng sĩ, người còn sống, nhất là giai cấp thống trị trực tiếp thừa hưởng thành quả, đã làm nhiều việc để an ủi, bù đắp thiệt thòi cho người đã chết và người thân của họ. Trong chiến trận, các tướng sĩ hi sinh chỉ được chôn cất tạm thời, sau khi lên ngôi, Gia Long cùng một số triều thần cho cải táng, tổ chức lễ tế một cách long trọng để tướng niệm và biểu dương công đức. Cha mẹ, vợ con của tướng sĩ cũng được chu cấp bổng lộc, người già được phụng dưỡng, người trẻ được thu dùng, trẻ nhỏ được chăm lo. Dù rằng mục đích thực tế là vỗ về dân chúng sau mất mát, khổ đau,


tức là có động cơ chính trị, nhưng những hành động ấy cũng nói lên tinh thần nhân đạo của giai cấp thống trị.

Để làm nổi bật niềm xót thương đối với tướng sĩ, nhiều bài văn tế miêu tả hai cảnh tượng đối lập nhau: “Đây là lúc ba quân báo tiệp, khuyết môn nô nức khải hoàn ca; Kia là nơi biên tái thê lương, Thánh chúa âm thầm tuôn lệ khóc.” (Tế trận vong bệnh cố tướng sĩ văn [13; 2b] NĐT) Đây là mừng vui nô nức, kia là tang tóc thê lương, cảnh huy hoàng được tạo dựng từ sự hy sinh, tình ấy cảnh ấy không khỏi khiến mọi người rơi lệ. Sự so sánh này còn nhằm nhắc nhở một điều: Chúng ta được hưởng thành quả từ sự hy sinh của người khác nên phải nhớ ơn họ, bảo vệ những gì họ đã tạo ra và sống sao cho xứng đáng với tâm nguyện của những người đã ngã xuống.

Cảm động nhất là những lời bày tỏ niềm xót thương trong Tế trận vong tướng sĩ văn của Nguyễn Văn Thành. Bài văn tế này ngoài giá trị về văn học, lịch sử, còn nói lên hiện thực những cảnh đau khổ, mất mát do chiến tranh gây nên, bày tỏ niềm cảm thông, lòng thương xót của tác giả trước cái chết của những người chiến sĩ. Bài văn tế trên thể hiện nhiều cung bậc tình cảm của Nguyễn Văn Thành. Không chỉ là tình cảm xót thương của người còn sống dành cho người đã chết mà còn là lòng nhớ ơn sâu sắc của người được hưởng thành quả từ sự hy sinh xương máu của các tướng sĩ; Không chỉ là sự ban ơn của một vị chủ soái dành cho thuộc hạ mà còn là tấm lòng thương yêu như anh em ruột thịt một nhà. Gian nan đã hết, đại sự đang thành. Người còn sống được hưởng cảnh đoàn viên, thăng quan tiến lộc, đỉnh chung ăm ắp, xiêm áo xênh xang, nhưng vẫn nhớ về những ngày sát cánh bên nhau, cùng chiến đấu, cùng buồn vui, cùng chia sẻ tấm cừu chén rượu. Dù kẻ mất người còn, âm dương thăm thẳm thì tấm lòng, tình cảm của tác giả cũng như những người còn sống vẫn không bao giờ thay đổi. Mặc dù vẫn mang tư tưởng chung là tôn quân giai đoạn sau nội chiến nhưng bài văn tế có ý nghĩa an ủi linh hồn người tử trận, uỷ lạo những người vừa trải qua cực khổ sau thời gian dài chinh chiến, đồng thời về mặt nội dung và nghệ thuật, có khả năng gây xúc động lớn trong lòng người tiếp nhận.

Mỗi cuộc can qua đều để lại hậu quả vô cùng thảm khốc. Dù thắng hay bại, người phải đối diện với nhiều nguy hiểm nhất, chịu nhiều thiệt thòi nhất chính là người trực tiếp ra chiến trường. Vì thế, tinh thần nhân đạo ở đây còn có ý nghĩa là mong muốn mau

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022