Văn Viếng Nguỵ Khắc Đản , Nguyên Tên Là Công Bộ Thượng Thư Hương Phong Nguỵ Công Vãn Văn [121; 592].


tôi tốt không chỉ là người trung thành tận tuỵ mà còn biết giữ lấy mình, đồng thời cũng có tinh thần giúp bề trên “giữ lấy mình”.

Lê Quý Đôn viết bài văn tế Vũ tướng công, ca ngợi Vũ tướng công là người có tính khảng khái, có “khí khái gián quan”, dám nói thẳng dù đối với vua hay những kẻ quyền cao chức trọng: “Giúp triều đình trung thành cương nghị, Tử Văn vui giận đều quên; Làm Gián quan thiết diện vô tư, Trường Nhụ vẫy mời chẳng ngó.” ([5; 9a] NĐT) Khí khái can gián của Phan Thanh Giản cũng được nhắc tới: “Sớ ngăn giá thương dân mà bị trích, hãi hùng thay biến hoá lúc ba đào.” (Văn tế Phan Thanh Giản [93; 343]) Câu này nhắc lại sự việc: Năm Minh Mạng thứ 17 (1836), vua tổ chức cuộc du ngoạn Ngũ Hành Sơn (Quảng Nam). Để dân không bị phiền nhiễu và có thời giờ lo việc mùa màng (vì năm đó mất mùa, người dân lại đang bắt tay làm vụ mùa mới), Phan Thanh Giản dâng sớ can vua. Vì việc này ông bị giáng làm lục phẩm thuộc viên, giữ việc quét dọn bàn ghế tại công đường ở Quảng Nam cho các quan xử án. Sự việc này cho thấy Phan Thanh Giản đã tận tâm tận lực làm trọn chức trách của mình với nước với dân. Hơn nữa, tác giả văn tế hoàn toàn tán thành hành động của Phan Thanh Giản, vì đó chính là lòng trung sáng suốt.

Trong văn tế, hai phương diện của lòng trung này thường đi đôi với nhau. Nhiều nhân vật của văn tế là những vị quan tướng vừa biết trung để “giữ mình” vừa biết thể hiện đúng đắn lòng trung qua việc “giúp vua giữ mình” trong những trường hợp cần thiết. Đó là Vũ tướng công (Tế Vũ tướng công văn [5; 9a]), Luyện Trung công (Khâm sai dụ tế Luyện Trung công văn [5; 1a])… Họ đều là những người rất mực trung thành, nhưng hoàn toàn không phải loại ngu trung chỉ biết cúi đầu nghe lệnh, mà biết suy xét đúng sai, điều gì ích nước lợi dân thì sẵn sàng thực hiện, điều gì đi ngược lợi ích của dân của nước thì không ngại khuyên can. Điều đáng khâm phục ở họ là thái độ dám nói thẳng không sợ bạo lực cường quyền.

Bổn phận thứ hai của bề tôi là xả thân vì nước. Đây là nghĩa cử cao đẹp nhất, thể hiện khí tiết oai hùng nhất của con người khi đất nước bị nạn ngoại xâm hoặc xảy ra nội chiến, nội loạn.

Sau những trận giao tranh với giặc Pháp tại Đà Nẵng và Gia Định, tướng sĩ ta hi sinh rất nhiều. Vua Tự Đức sai quan đặt tuần tế rồi giao cho Lê Khắc Cẩn (1833-1874?) và Phạm Thanh (1821-?) soạn hai bài văn tế tỏ lòng thương xót và vinh danh các tướng sĩ,


đồng thời thông qua đó nêu cao tinh thần hi sinh vì nước. Bài của Lê Khắc Cẩn có câu: “Tấc lòng đã hứa hẹn, bảy thước sẽ coi khinh.” ([4; 111b] NĐT) Bài của Phạm Thanh cũng có những câu: “Vì cứu nạn quên mình, là nghĩa phận của thần tử”, “Thẳng tiến để xông pha giết giặc, cái chết coi dễ như chơi.” [35; 298] Sau đó Nguyễn Đình Chiểu cũng ca ngợi Trương Định: “Vì nước tấm thân đã nấy, còn mất cũng cam; Giúp đời cái nghĩa đáng làm, nên hư nào nại.” (Văn tế Trương Định [21; 81]) Việc nghĩa là việc của người nam tử. Khi đất nước lâm nguy, làm việc nghĩa là ra chiến trường đánh giặc cứu nước. Các tướng sĩ đã ý thức rò nghĩa vụ cao cả của kẻ bề tôi nên không màng sống chết, chấp nhận hi sinh vì sự trường tồn của quốc gia dân tộc. Các tác giả rất cảm kích, ngưỡng mộ tinh thần xả thân vì nước, đồng thời cũng muốn nói rằng, đất nước đang rơi vào cơn nguy biến, cần có nhiều người noi theo tấm gương không ngại hi sinh của các tướng sĩ.

Bổn phận thứ ba là lấy dân làm gốc. Biểu hiện của tinh thần này là mọi việc đều vì lợi ích của nhân dân, đất nước, không màng lợi ích cá nhân. Hai nhân vật tiêu biểu nhất cho bổn phận này là Phạm Đình Trọng và quan Lưu thủ Tuyên Quang.

Phạm Đình Trọng (1714-1754) là danh tướng đời Lê Hiển Tông. Trong thời gian phụng sự triều đình, làm quan ở nhiều địa phương, ông đã dẹp được nhiều cuộc nổi dậy của nông dân Đàng Ngoài chống lại triều đình, dẹp yên các lực lượng trộm cướp ở Nghệ An. Nhờ có tài chính trị, vò bị, Phạm Đình Trọng trong đã làm cho quan lại triều đình phải e dè, kính nể; ngoài thì giúp ổn định xã hội và đời sống nhân dân. Văn tế Phạm Đình Trọng [150; 51] của Trần Danh Lâm cho biết, ở những nơi ông trấn nhậm, người tài thì được dùng, nông nghiệp được khuyến khích, người dân đều có cuộc sống no ấm, yên ổn. Chính vì thế, dân chúng khắp nơi đều “kiễng chân mà chờ đợi”, đặc biệt ông được người dân Nghệ An lập đền thờ tôn sùng như “Phật sống”. Trong Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú khen ngợi Phạm Đình Trọng “tài kiêm văn vò, làm bậc quyền thần của nước, là danh tướng trong làng Nho, sự nghiệp kỳ vĩ gần đây chưa thấy có” [23, T1; 364]. Trần Danh Lâm phản ánh đúng sự thật về việc làm của Phạm Đình Trọng qua bài văn tế của mình để khẳng định công lao, tài năng của vị tướng họ Phạm, đồng thời nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc của vị danh tướng này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Trước đó, Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736) cũng ca ngợi tinh thần lấy dân làm gốc của thầy mình là một vị quan Lưu thủ qua bài Bảng Trung hầu tế sư Tuyên Quang


Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 10

Lưu thủ văn [5; 3a]. Quan Lưu thủ là đại thần của triều đình, tính cách thanh liêm chính trực, có trách nhiệm thi hành mệnh lệnh của triều đình xuống dân chúng. Ông thực hiện nghiêm cẩn chức trách của mình, phép độ được giữ nghiêm, khắp nơi đều khen ngợi. Nguyễn Khoa Chiêm mượn điển “cam đường” để nói về đức trị dân của ông. Chu Thiệu công thi hành chính sự của Văn vương nhà Chu ở phương nam, trị chính khuyến nông, thường ngồi xử kiện dưới bóng cây cam đường, cảm hóa được trăm họ. Nhân dân cảm mến nên đặt bài thơ Cam đường để ca tụng công đức. Mượn điển cố này, một mặt tác giả ý nhị bày tỏ lòng ngưỡng mộ, mặt khác cũng đề cao tấm lòng vì dân của quan Lưu thủ.

Việc làm của hai ông tuy khác nhau nhưng cùng một mục đích vì cuộc sống của muôn dân. Trước sau đều đặt lợi ích của người dân lên hàng đầu, bởi vì hai ông hiểu rằng, nhân dân là nền tảng của đất nước, nhân dân được bình yên, no ấm thì đất nước mới cường thịnh. Đạt được mục đích này, hai ông xứng đáng là thần tử trung thành của vua, tận tâm tận lực với chức trách của mình. Tinh thần lấy dân làm gốc của hai ông cũng chính là bài học quý báu cho những người giữ vai trò trị nước xưa nay.

2/ Giềng mối thầy - trò

Mở đầu Văn tế Vũ Thám hoa, tác giả (học trò của Vũ Thám hoa) nói: “Đời người có ba bậc trên, mà phần phụng sự cũng coi như một.” [18; 429] “Ba bậc trên” chính là vua, cha, thầy. “Phụng sự như một” tức là với vua phải tròn trung, với cha phải tròn hiếu, với thầy phải tròn nghĩa. Người thầy có vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức, nghề nghiệp, dạy cách làm người. Cha mẹ sinh thành dưỡng dục ta mới có thân mình, đương nhiên phải tôn kính; nhờ thầy dạy dỗ ta mới có đủ nền tảng lập thân, nên cũng phải kính trọng thầy như cha mẹ.

Nhiệm vụ của học trò là chuyên cần học tập, thờ thầy như cha. Người con hiếu nối được chí cha ông làm vẻ vang dòng tộc thì người học trò giỏi không chỉ biết vận dụng sở học để tự lập thân mà còn phải gắng tiếp truyền đạo của thầy. Như vậy mới không để dứt nguồn đạo mạch và làm cho thầy được hiển vang. Trong bài văn tế thầy là Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích (1744-1818) đã gián tiếp thông qua việc làm của hai nhân vật đời xưa học trò của Chu Văn An là Lê Quát và Phạm Sư Mạnh (đã dày công sưu tầm những sách còn sót lại của thầy làm khuôn mẫu cho hàng hậu học) để ca ngợi những học trò nối truyền được đạo của thầy, đồng thời tự lấy làm hổ thẹn, tiếc hận vì không thể làm cho thầy mình


được hiển vang như hai ông ấy. Bùi Huy Bích là danh sĩ đời Lê mạt, đỗ Tiến sĩ năm 25 tuổi, từng trải qua nhiều chức vị cao trong triều. Ông soạn thuật nhiều bộ sách có giá trị về lịch sử, văn học như Quốc triều chính đại lục (7 quyển), Hoàng Việt thi tuyển (6 quyển), Hoàng Việt văn tuyển (8 quyển), Lữ trung tạp thuyết (2 quyển)… Khi làm quan, ông giữ tính thanh liêm chính trực, không ai cầu cạnh gì được, từ lời nói cho đến việc làm “đều đáng làm khuôn mẫu cho người đời cả” [122; 43]. Như vậy cũng đáng được xem là nối truyền được đạo của thầy! Lời so sánh của Bùi Huy Bích cho thấy ông là người khiêm tốn, đồng thời cũng muốn nói, người học trò dù có làm thế nào cũng không bao giờ trả hết công ơn giáo dưỡng của thầy.

Giềng mối thầy trò cũng giống như giềng mối cha con, đều được ví là thiên kinh địa nghĩa. Vì thế khi thầy mất cũng như cha mất. Người con giữ đúng đạo hiếu khi cha mất thọ tang 3 năm thì khi thầy mất, người học trò giữ đúng đạo nghĩa phải thọ tâm tang 3 năm. Điều này đã được tác giả Văn tế Vũ Thám hoa khẳng định, tình nghĩa thầy trò quan hệ đến nhân đạo, nên “khi thầy còn thì tới để phụng dưỡng, thầy mất thì để tang trong tâm, câu đó đã từng ghi trong sử sách” [18; 429]. Người với người gặp nhau không phải ngẫu nhiên, huống chi thầy là người giúp ta nuôi dưỡng thiên tính vẹn toàn, khai mở cho ta nguồn đạo lý. Bổn phận của học trò đối với thầy đã được đề ra thành chuẩn mực, ghi chép trong sử sách từ thời xa xưa. Đó là một phần tất yếu của đạo làm người.

Một nghĩa vụ nữa của học trò sau khi thầy mất là phục tùng quyền thế huynh là người kế tự của thầy, như Phạm Thận Duật đối với con trưởng của thầy mình là Phạm Đăng Giảng (Văn tế Phạm Đăng Giảng). Khi vợ hay tứ thân phụ mẫu của thầy mất, môn sinh cũng phải có nghĩa vụ phụ giúp về vật chất, công lực, đồng thời phải lo lễ phúng viếng và đưa tang. Đối với thầy xem như cha, thì đối với vợ thầy cũng xem như mẹ (Cung nhân Trần thị tế văn).

Trên đây là nói về bổn phận của học trò. Về phía người thầy cũng có những bổn phận và yêu cầu nhất định. Đầu tiên, thầy phải là người “học nhi bất yếm”, đọc khắp kinh sử, như vậy mới đủ kiến thức, trình độ dạy học trò và trước thuật sách vở, soạn “thánh mô hiền phạm” làm khuôn mẫu cho đương thời và mai sau (Văn tế Lê Quý Đôn). Thứ hai, thầy dạy phải có phương pháp thích hợp với từng người, dạy những điều thiết thực liên quan đến cuộc sống, đạo đức và thời cuộc, hướng dẫn người học biết cách vận dụng sở


học vào thực tế, thấy vui khi học trò thành tựu (Văn tế tôn sư Tả Thị lang). Thứ ba, thầy không thể chỉ nói suông mà phải làm gương cho học trò, tức phải dạy học trò bằng thân giáo (Văn tế Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Người thầy đạt được những điều trên ắt sẽ đào tạo được nhiều thế hệ học trò tài đức, ắt sẽ khiến cho “đại văn ngày một phất lên, khoa cử vượt hơn dự tính”(1), từ đó giúp cho đạo lý trường tồn, đất nước ngày càng hưng thịnh. Một mai khi người thầy tạ thế, thanh danh của thầy sẽ “từ hòn đất nát, ra viên ngọc lành” (Văn viếng Lã Xuân Oai(2)).

3/ Giềng mối bạn bè

Tình bạn cũng là một trong những chủ đề quan trọng của văn tế. Trong văn tế, tình bạn thường được nói đến qua mối quan hệ của người được tế với tác giả, cũng có khi giữa người được tế với người thân của tác giả.

Các bài văn tế nói về tình bạn đều ngợi ca tinh thần cao thượng. Tiêu chí của một tình bạn tốt là thẳng thắn, vô tư không vụ lợi, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, dùng lời hay lẽ phải khuyên răn khi bạn phạm vào điều xấu. Ngô Thì Nhậm cùng Phạm Nguyễn Du (hiệu là Thạch Động) và Ninh Tốn (tự là Hy Chí, hiệu là Chuyết Sơn) là ba người bạn thân. Sau khi hai người bạn lần lượt qua đời, Ngô Thì Nhậm đều rất đau buồn làm văn tế tỏ lòng tiếc thương. Tế hữu Phạm Thạch Động công văn (Văn tế Phạm Nguyễn Du) và Tế hữu Chuyết Sơn Hi Chí thị văn (Văn tế Ninh Tốn) của ông thể hiện rò tình bạn thắm thiết giữa ba người.

Văn tế Phạm Nguyễn Du cho thấy Phạm Nguyễn Du là người thẳng thắn, không ưa phỉnh nịnh, thường dùng lời hay lẽ phải khuyên răn giúp bạn bè nhận ra và khắc phục khuyết điểm. Ông là một tấm gương bạn tốt mà người xưa hằng ca ngợi. Luận ngữ nói về ba hạng bằng hữu tốt: “Bạn ngay thẳng, bạn tín lượng, bạn nghe nhiều học rộng. Đó là ba hạng bằng hữu có ích lợi cho mình.” [25; 260] Những người bạn như thế mới có thể cùng giúp nhau trong cuộc sống, chỉ cho nhau những lỗi lầm để cùng nhau sửa đổi, tiến bộ. Qua bài văn tế, Ngô Thì Nhậm ca ngợi tính lỗi lạc “phần nhiều trái với thói tục”, khí hạo nhiên “không phải người khác có được” của Phạm Nguyễn Du, đồng thời dẫn lời của



1 Văn viếng Nguỵ Khắc Đản, nguyên tên là Công bộ Thượng thư Hương Phong Nguỵ công vãn văn [121; 592].

2 Bài này được các học trò của Lã Xuân Oai nhờ Nguyễn Khuyến viết ngay sau khi vừa đi tế thầy trở về nên chúng tôi xếp vào văn tế.


Khổng Tử nói về “tam ích hữu” thể hiện sự trân trọng, cảm phục và đề cao tính thẳng thắn của bạn mình.

Tình bạn chân thành còn thể hiện ở sự quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau những khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Đó là thăm hỏi, động viên bạn khi gia đình bạn gặp biến cố (Văn tế Phạm Đăng Giảng [79, T17; 577]); đó là nhường cơm xẻ áo mà chẳng cần nghĩ đến ân huệ (Văn tế bạn [52, T2; 156], Văn tế tâm hữu Thuần Trung hầu [5; 4a])… Bạn bè tốt quý ở chỗ xem nhau như anh em ruột thịt, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ, chia sẻ vui buồn đói no trong cuộc sống. Đó cũng là một nét đẹp của tinh thần cao thượng.

Tình bạn tốt còn được thể hiện ở tấm lòng thuỷ chung như nhất. Dù có kẻ sang người hèn cũng không bao giờ đổi thay, chẳng may bạn qua đời phải hết lòng lo tròn táng lễ. Nguyễn Khoa Chiêm khẳng định điều này trong bài văn tế người bạn thân từ thời tết tóc: “Lòng tin yêu luôn chẳng đổi dời; Tình thân mật mãi nồng rượu tiệc.” (Văn tế Thuần Trung hầu [5; 4a] NĐT) Với Phạm Thận Duật thì tình bạn giữa quan Trực học Vũ Phạm Khải với cha mình thật chí tình chí nghĩa. Tác giả nhớ lại, khi cha mất, việc tang bời bời, nhưng bạn bè thường ngày của cha phần nhiều lánh mặt. Chỉ riêng Vũ Phạm Khải không ngại vất vả, chẳng những đến giúp còn túc trực bên cạnh trong suốt kỳ táng lễ, khâm liệm vào quan theo đúng nghi lễ. Sau khi cha tác giả mồ yên mả ấm, người bạn họ Vũ mới yên tâm ra về. Vũ Phạm Khải đúng là mẫu bằng hữu có thuỷ có chung đáng được người đời khen ngợi.

Trên đây là những đạo đức, luân lý quan trọng, phổ biến trong gia đình và ngoài xã hội thời xưa theo Nho giáo. Trong đó đương nhiên có những quan điểm không còn phù hợp với xã hội hiện đại, nhưng cũng có nhiều yếu tố không thể thiếu trong đời sống hiện nay. Chúng ta phải biết chọn lọc tiếp thu những điều tốt đẹp, hữu ích. Ngoài những luân lý nói trên, văn tế còn đề cập một số mối quan hệ khác trong xã hội như thượng cấp - thuộc cấp, láng giềng, tình nhân, chủ - tớ… Quan hệ láng giềng phần nhiều được lồng vào cách đối nhân xử thế của người đã khuất. Quan hệ tình nhân tiêu biểu có Văn tế Trương Quỳnh Như của Phạm Thái (1777-1813), Văn tế tình nhơn của Phan Quốc Quang (1889- 1966), cả những bài văn tế trào phúng như Văn tế sống Trường Lưu nhị nữ của Nguyễn Du (1765-1820) Văn tế sống tình nhơn tương truyền của Phan Kính (1715-1761) đều thể hiện tình yêu chung thuỷ, phê phán thói đời phụ khó tham sang, thay lòng đổi dạ… Đặc


biệt hơn hết là quan hệ chủ - tớ. Người xưa thường không nói đến mối tương quan này, nhưng văn tế có đề cập. Điều này nói lên tính nhân văn của văn tế, đồng thời cho thấy tác giả là người có tư tưởng cấp tiến.

2.1.3. Tính chính danh về đạo đức, luân lý ở bản thân tác giả

Tác giả văn tế hầu hết xuất thân Nho học. Nhà Nho xưa theo thuyết Chính danh “danh có chính thì ngôn mới thuận” của Khổng Tử (551-479 TCN). Khổng Tử từng dạy học trò: “Thành thực là đạo của trời, làm cho mình thành thực là đạo của người” [25; 76]. Do đó, chắc chắn đa số tác giả có ý thức tôn trọng sự thật, bám vào sự thật để viết. Hơn nữa, để khẳng định sự thật, một số tác giả nhấn mạnh yếu tố khách quan của lời ca ngợi, như làng xóm ngợi khen, dân chúng ngợi khen, người đời ngợi khen…, tức là nhắc lại lời khen ngợi của người khác chứ không phải lời chủ quan của mình. Vì vậy, ngoại trừ một số trường hợp bị chi phối từ ý thức hệ phong kiến, bị nhìn nhận thiên vị từ tình cảm cá nhân, hoặc dựa vào bài mẫu có sẵn…, chúng tôi tin rằng đa số tác giả văn tế đều cố gắng thể hiện đến mức cao nhất những gì là sự thật về đối tượng được tế.

Xét về khía cạnh đạo đức luân lý, thuyết Chính danh còn được thể hiện rất quan trọng ở chỗ, bản thân tác giả phải có những đức tính mà mình ca ngợi ở đối tượng được tế, nhất là khi muốn nêu thành bài học cho mọi người. Luận ngữ - “Vi chính” nói: “Trước hết hãy làm điều mình nói, rồi sau theo đó mà dạy.” Ở đây chúng tôi nêu ra ba nhân vật tiêu biểu:

1/ Ngô Trọng Khuê (1744-?): Đại thần triều Lê - Trịnh. Ông đối xử với người nô bộc của mình bằng tấm lòng bao dung, nhân hậu hiếm có: “Ngươi từ năm mới mười hai tuổi đầu, tổ phụ ngươi đã gửi gắm ngươi cho ta. Ta vốn coi trọng tình ngãi của tổ phụ ngươi mà xét thấy ngươi là đứa thực thà, bèn dạy bảo ngươi, nuôi dưỡng ngươi, cho ngươi mặc, cho ngươi ăn. Có lẽ ta không đối xử với ngươi như kẻ nô bộc tầm thường, nên ngươi cũng không xem ta là ông chủ tầm thường mà giúp ta bôn tẩu từ khi chưa đỗ đạt và cả sau khi ta đã ra làm quan, trước sau cả thảy hơn hai mươi năm, ấm lạnh no đói, giữ vững chẳng chuyền dời.” (Văn tế người nô bộc tình nghĩa [91; 521]) Ông quan niệm, trong cuộc sống, tình người với nhau thể hiện qua những sự việc hàng ngày, nếu ta đối xử tốt đẹp với mọi người thì ta sẽ nhận lại được cách đối xử tương ứng, cho dù người kia thuộc tầng lớp thấp hèn trong xã hội.


2/ Ngô Thì Nhậm (1746-1803): Danh sĩ, đại thần dưới triều vua Lê chúa Trịnh, sau đó là triều Tây Sơn. Dù phục vụ triều đại nào, ở cương vị nào, ông luôn là người tận trung tận lực cống hiến, hết lòng ái quốc trung quân. Ngoài sự nghiệp chính trị, ngoại giao, ông còn có một sự nghiệp văn chương “tiêu biểu nhất thời Tây Sơn” [72, T1; 117]. Sự nghiệp văn chương của Ngô Thì Nhậm ngoài thể hiện tư tưởng, ý chí, trách nhiệm với quốc gia còn thể hiện tâm tình đối với gia đình, người thân, cha mẹ. Đặc biệt đối với cha mẹ, ông là một người con chí hiếu, trọn dạ thảo ngay. Cha ông qua đời năm 1780 trong thời gian ông làm quan ở kinh đô. Sau khi cha qua đời, ông đã hết lòng thực hiện đạo “táng tử” của người làm con, đã viết gần 20 bài văn tế bằng chữ Hán vào các dịp tế lễ trong suốt thời gian tang lễ và thời kỳ tang chế. Văn tế của Ngô Thì Nhậm tuy không phải là những tác phẩm xuất sắc về nghệ thuật như các sáng tác khác, ông cũng không chú ý tô điểm ngôn từ bóng bẩy vì chúng vốn không cần như thế, nhưng đó là những lời tâm sự chân thành với cha, nội dung của chúng có thể nói hoàn toàn chân thật, tình cảm cũng rất mực chân thành. Chữ hiếu mới là giá trị đích thực trong văn tế của Ngô Thì Nhậm.

3/ Nguyễn Bá Xuyến (1759-1823): Danh sĩ, đại thần cuối đời Hậu Lê đầu đời Nguyễn. Ông mồ côi cha từ bé, phải cùng mẹ lưu lạc kiếm sống nhiều nơi. Thiếu vắng tình cha nên ông dành tất cả yêu thương cho mẹ. Ông được nhiều người nhờ làm hộ văn tế cha mẹ, qua đó đủ thấy ngoài tài văn hay chữ tốt, chắc chắn ông là một người con nổi tiếng hiếu thảo, đáng làm khuôn mẫu cho đời.

Văn tế cũng có thể giúp khuyết điểm của chính tác giả được giảm nhẹ trong mắt người đọc. Nguyễn Hữu Chỉnh (?-1787) là người có tài, nhưng nhiều tham vọng, khi có thế lực thì chuyên quyền, tự mãn, kiêu căng. Ông bị lịch sử xem là kẻ gian hùng. Nhưng qua Văn tế chị, Nguyễn Hữu Chỉnh thể hiện là một người chứa chan tình cảm, sống có tình có nghĩa với người thân và trở nên nổi tiếng hơn, nhận được nhiều sự đồng cảm qua bài văn tế này. Trần Tế Xương (1870-1907) cũng vậy. Mặc dù là người nổi tiếng về văn chương và lòng yêu nước, nhưng ông lại bị xem là người chồng người cha “vô trách nhiệm” do lận đận trên đường khoa cử mà rơi vào lối sống phóng túng, hưởng lạc làm cho cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Văn tế sống vợ đã phần nào giúp ông chiếm được tình cảm, được sự thấu hiểu, cảm thông của người đọc nhờ vào lời thổ lộ tình cảm dành cho vợ và ý nghĩa phê phán trong đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022