Nạn Dân Là Tướng Sĩ Trung Quốc Tử Trận Tại Việt Nam


chóng chấm dứt và không còn diễn ra nạn can qua để người dân có một cuộc sống an bình hạnh phúc.

2.3.2. Thể hiện tinh thần nhân đạo dành cho nạn dân

2.3.2.1. Nạn dân trong cuộc xâm lược của Pháp

Bọn xâm lược đi tới đâu là gieo rắc tai hoạ tới đó. Ai cũng có thể trở thành nạn nhân của những trận càn quét, bắt bớ, tra tấn, giết chóc dã man của chúng. Người chết oan uổng, người sống cũng chịu lắm khổ đau. Không hiếm cảnh tang tóc tiêu điều được tái hiện vừa sinh động vừa chân thật qua văn chương các thời kỳ. Đây là cảnh dân lành mắc hoạ được khắc hoạ ngắn gọn mà đầy đủ qua văn tế: “Dân ta nước lửa bấy chầy; Giặc ép mỡ dầu hết sức.” (Văn tế nghĩa sĩ trận vong Lục Tỉnh [21; 85]) Đọc câu này gợi nhớ đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Bọn xâm lược nào cũng tàn ác, vô nhân tính như nhau, đã bóc lột dân lành đến tận xương tuỷ, lại thẳng tay tàn sát bất kể khi nào chúng muốn. Nguyễn Đình Chiểu cũng chính là một trong số muôn vàn người dân mắc nạn. Viết được câu trên, hẳn tác giả vô cùng thấu hiểu, yêu thương đồng bào ruột thịt, đau cùng nỗi đau của họ như chính ở bản thân mình.

Thân nhân của các nghĩa sĩ cũng là nạn nhân của cuộc xâm lược: “Chua xót thay hai già tuổi tác, ngọt bùi cậy tay em thay đỡ, khối thâm tình chưa thoát còi hoàng tuyền; Cám cảnh thay đàn trẻ thơ ngây, ân cần nhờ công vợ dạy nuôi, may di phúc lại nảy cành đan quế.” (Văn tế Cao Thắng [21; 92]) Chua xót hơn là cảnh trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: “Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngò.” [21; 78]

Cuộc sống đã khổ nghèo, bọn cầm quyền phong kiến - thực dân lại còn bắt làm việc công ích trực đình, canh điếm, gánh đá, đào sông, mất cả thời gian làm ăn buôn bán. Thêm vào đó, bọn phòng chánh, phòng phó, phòng cai cứ đem nọc đem vồ đến “buộc ngành thắt cổ” thu thuế bắt sưu. Người dân chỉ còn cách bán gà, bán lợn, không có gà lợn thì “bán cốt lột xương” để không bị gông bị trói. Nhà hết gạo không có gì nuôi đàn con trẻ, thân nát mòn còn đâu phụng dưỡng cha mẹ già. Thật là thảm thương, sống không bằng chết, đến nỗi có tác giả văn tế phải đau xót thốt lên: “Ôi dân ôi! Chết đã đến sau, sống chi cho tội.” (Văn tế vụ xin sưu [21; 132])


Đối nghịch với nỗi khốn khổ tột cùng của nhân dân ta, bọn giặc Pháp chẳng những sống hưởng thụ phủ phê trên xương máu của dân ta mà còn xem chó lừa hơn nhân mạng: “Thịt cơm nuôi chó, lúa gạo nuôi lừa.” [21; 132] Bọn nhà quan suốt ngày chỉ biết đe nẹt, ra oai “hiểu thị” dân lành, những lúc thế này sao chẳng thấy ai đứng ra “hiểu thị” cho bọn giặc. Lấy của người nuôi bụng thú, trách chi dân ta không đáng thương như vậy!

Tức nước vỡ bờ, đã quá khổ không còn sợ chết, nhân dân hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đồng lòng nổi dậy chống sưu thuế vào năm 1908. Một số Tri phủ, Tri huyện bị bắt trói. Triều đình phải cử bọn Khâm sứ, Hiệp biện đại học sĩ, Phụ chính đại thần xoa dịu nhân dân. Văn tế vụ xin sưu nói lên nỗi thống khổ của dân ta, tố cáo sự tàn độc của nhà cầm quyền, đồng thời nêu cao sự đoàn kết của người dân chống sưu cao thuế nặng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 335 trang tài liệu này.

Bộ mặt gớm ghiếc của bọn triều đình phong kiến bù nhìn cũng phơi bày rò rệt trong văn tế. Bọn chúng tồn tại dưới ách bảo hộ nên luôn bị đè ép, luôn tỏ ra sợ sệt, luồn cúi, xu nịnh bọn bảo hộ để được gọi là vua quan. Chúng phải cướp đoạt của dân để hưởng thụ và cung phụng kẻ thù của dân(1), hùa với giặc lừa dối người dân. Của cải quốc gia, kể cả quốc gia đều thuộc về tay giặc. Điều đáng lên án nhất là vua quan lại “trung với giặc”, thậm chí đớn hèn khi sai người đến viếng và làm văn tế tên Đại tá Pháp Crivier sau khi tên này bị dân ta giết chết. Thế nên đất nước mọi thứ đã không còn gì cả, chỉ “trụi” còn

vua. Vua quan đã thế, dân trông mong gì. Dân không còn đường sống, đành phải “đánh dạn làm liều, dắt đàn kéo lũ” kéo đến cửa quan phản đối. Sau phong trào chống sưu thuế, dân ta đã tổ chức một số cuộc phản đối chính quyền tay sai. Nào ngờ bọn chúng nhẫn tâm: “Quyền nó vẫn hung; Mạng dân nào kể. Lính khố xanh khố đỏ, trong tay đè nén, nồi da xáo thịt tha hồ; Súng kép năm kép ba, mặc ý lung tung, con đỏ phơi xương thây kệ.”(2) Tác giả đã mạnh mẽ lên án giai cấp thống trị. Bọn thống trị đối với kẻ thù như kẻ nô bộc

Thể loại văn tế trong văn học trung đại Việt Nam - 14

hèn hạ đối với ông chủ đầy quyền uy, nhưng đối với dân, chúng lại nhe nanh giơ vuốt như hổ đói vồ mồi. Trớ trêu thay, cha mẹ dân lại bắt con dâng cho hổ báo đổi lấy tiếng làm cha mẹ. Người dân trở thành “đối tượng kép” của chính sách bóc lột phản động, tàn ác của bọn phong kiến - thực dân.



1 Thời ấy, một cựu Nghị sĩ Pháp sau khi đi thăm Đông Dương về đã nói: “So với bọn viên chức thuộc địa thì những tên cướp đường còn là những người lương thiện.” [100; 571]

2 Văn điếu dân [127; 38].


Năm 1930 dân làng Cổ Am ở Bắc Kỳ vì bị thực dân khép tội chứa chấp các Đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng mà bị địch dội bom pháo. Dân làng rất mực chân chất hiền lành, toàn những người cày sâu cuốc bẫm, đóng sưu nộp thuế nuôi chúng béo mập, đâu dám chọc đến bọn hùm beo, sao chúng nỡ đem mấy chục quả bom thiêu rụi cả làng. Văn tế dân làng Cổ Am đã nói rò tình cảnh đáng thương ấy: “Hoạ ao cá vì ai xui khiến; Đạn tàu bay vô cố xán nhào. Đoàn già lũ trẻ, xương chất nhôn nhao, thảm hoạ ấy vì sao, ơn khai hoá vài trăm khẩu súng; Mẹ goá con côi, máu sôi tản mạn, sự tình thôi quá ngán, quyền tự do mấy chục quả bom.” [124; 316]. Lời văn vừa thương xót nạn dân, tố cáo tội ác của địch, vừa có vẻ chua xót, cười cợt cái thứ “ơn khai hoá”, “quyền tự do”, “pháp luật”, “văn minh” trên đầu môi của chúng. Ơn khai hoá là xâm lược nước khác, quyền tự do là pháo tràn bom dội, pháp luật là trói chặt chân tay, văn minh là bưng tai bịt mắt. Thảm hại thay “ông Lý làng kia, vì lo lượm xác chôn thây, lòng từ bi mà bị đạn sát thân”; Nhục nhã thay trong những cuộc đàn áp, chúng “nỡ khiến bóc quần lột áo” chị em bạn gái “thân yểu điệu phải truồng mình vào khám”. Hành vi lột trần chị em phụ nữ cũng đã lột trần bộ mặt “luật văn minh”, “ơn bảo hộ” trần trụi của bọn thực dân. Luận điệu của chúng không thể lừa gạt được dân ta mãi, pháo đạn của chúng không thể thiêu rụi được lòng yêu nước của dân ta. Phan Bội Châu khẳng định tính tự nhiên của tinh thần yêu nước: “Lòng yêu nước gốc lòng trời đẻ, ai có xui ai; Tình thương nòi vẫn tính loài người, tội gì mà tội.” [124; 315] Yêu nước thương nòi là bản tính tự nhiên của loài người, chống lại kẻ thù không phải là tội. Bọn thực dân và tay sai đàn áp người yêu nước mới là cái tội trời không dung đất không tha.

Một chừng mực nào đó, có tác giả đã nêu rò thái độ của mình về các cuộc chiến: “Tuy đội ơn nước, chết vì việc nước, kẻ bề tôi đâu hối tiếc điều chi; Nhưng con xa cha, vợ phải xa chồng, cơn binh cách vốn trầm luân địa ngục.” (Tế trận vong bệnh cố tướng sĩ văn [13; 2b] NĐT) Mỗi người ra trận là một gia đình phải chịu cảnh chia ly. Buồn thương trông ngóng, thắt thỏm lo âu đè nặng trái tim của những người cha, người mẹ, người vợ, người con. Lẽ tất nhiên, “phen chinh chiến có khỏi oan sao được” [95, S117; 474], một cuộc chiến bao giờ cũng có nhiều người chết, không thể đợi ngày cất khúc khải hoàn ca, cha mẹ, vợ con của họ là những người đau khổ nhất. Bản thân là một vị tướng cầm quân dẹp loạn, tác giả rất thấu hiểu, cảm thông cho nỗi đau mất mát, cuộc sống trầm luân của


người dân trong thời loạn lạc. Cao hơn hết, ẩn sâu trong tình yêu thương ấy là ước nguyện một cuộc sống bình yên cho dân chúng.

2.3.2.2. Nạn dân bị tai nạn, thiên tai

Đối tượng của văn tế có nhiều người là nạn nhân chết vì bị tai nạn, thiên tai. Đầu tiên là những người bị hung đồ hãm hại. Liên quan việc hung đồ giết người, cướp của ở Đa Giá Thượng đã nói trên, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn chép như sau: “Tháng 5 mùa hạ (năm Chính Hòa 15, 1694) bắt giết 52 người dân hung ác ở xã Đa Giá Thượng. Xã Đa Giá Thượng đường núi nhỏ hẹp hiểm trở, lại có nhiều hang hốc. Dân xã ấy đặt riêng khoán ước với nhau, dựng điếm canh đón người qua lại hoặc ngủ trọ tại xã, đến đêm bắt giết đi quăng xác xuống vực rồi cướp lấy của cải. Việc này kéo dài hơn 20 năm, xương trắng chất thành đống. Đến nay việc bị phát giác, triều đình sai Thạc Quận công Lê Hải đem quân đi khám xét, bắt được đảng ác gồm 290 tên, đem chém 52 tên đầu xỏ hung ác bêu đầu ở chợ. Những tên còn lại bắt chặt ngón tay rồi đưa đi đày ở châu xa, xóa bỏ tên làng của xã này.” [90; 15]

Có người đã viết Văn tế u hồn ở Đa Giá Thượng để an ủi u hồn nơi giá lạnh. Bài văn tế cho biết, số người bị giết hại lên đến 318 người. Sau khi sự việc được phát giác, triều đình đã thẳng tay trừng trị bọn hung đồ. Nhưng những cái chết oan uổng vẫn khiến người ta không kìm được lòng thương xót. Có những câu khóc thương người bị nạn rất là thống thiết: “Nào ngờ Đa Giá Thượng lắm kẻ hung đồ, dám giữa buổi thái bình gây ra trọng án. Cướp giữa đường, giết ở cửa, bạo tàn nào kém sài lang; Ném xuống nước, vứt lên non, hung ác thực hơn hổ báo (…) Tan tác tha hương quán khách, nào biết về đâu; Thê lương đất lạnh hồn cô, ai người cầu đảo. Hàm oan nào thuở tiêu ma; Ôm hận khi nao cho hết.” [90; 15] Đồng thời cảm thương đến cả cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái của họ vì bỗng chốc mất đi người thân yêu: “Cha mẹ anh em ngươi khổ ngóng, miên man trong mộng tưởng đến dung nhan; Vợ chồng con cái ngươi mỏi trông, hoảng hốt trước đèn ngỡ là bóng ảnh.” [90; 15]

Thứ hai là những người chết khi thực thi công vụ. Cuối năm 1819 (hoặc 1920) đời vua Minh Mạng, Nguyễn Văn Thoại (1761-1829) cho khởi công đào kinh Vĩnh Tế (nay thuộc tỉnh An Giang). Công trình trải qua thời gian 5 năm mới hoàn thành. Trong quá trình đào kinh, nhiều dân quân đã chết vì nhiều lý do khác nhau: thổ phỉ hại, thú dữ ăn


thịt, bệnh chết vì lam sơn chướng khí, tai nạn trong lúc làm việc. Sau khi công việc hoàn thành, bài văn tế được Thoại Ngọc hầu làm ra theo lệnh vua để đọc trong lễ cải táng tập thể những người đã chết. Tác giả cảm thương cái chết của các sưu dân, xót xa vì mồ hoang mả lạnh: “Bãi cát máu rơi, da ngựa bọc thây. Không mang hòm về, bởi nhà xa thẳm. Sống làm binh sĩ, thác chống quỷ ma. Than ôi các ngươi, sao đến thế này! Nấm mồ ba thước, gởi ở còi hoang. Thanh minh ai quét, gai gốc ai trừ? Gió chiều mưa dội, lần lượt mòn bằng. Viên huyệt ngày kêu, tử quy đêm khóc. Mênh mông đất rộng, hồn ngươi nương đâu?” (Tế nghĩa trủng văn [50; 204])

Trong các sưu dân tử nạn có người trước kia “dựng nhà giữ còi, dẹp giặc làm binh” vốn là binh lính từng tham chiến diệt Tây Sơn, có người vốn là dân thường bị bắt đi sưu dịch, có cả phụ nữ. Nhưng dù họ thuộc thành phần nào thì hiện nay đều không biết họ tên, quê quán, người thân. Chỉ còn lại là những nấm mồ hoang lạnh đã bị mưa tuôn gió tạt làm cho mòn bằng. Nay may nhờ ơn vua được dời về nơi “đất nhằm chỗ tốt” để có thể ở yên.

Việc đào kinh rất cực khổ, nhiều tai nạn nên không tránh khỏi bị dân ta thán. Theo Nguyễn Văn Hầu, việc cho cắm bia, sau đó là cải táng và tế cáo u hồn không ngoài mục đích nói cho dân biết lợi ích của công việc, đồng thời tỏ rò sự uỷ lạo của triều đình và làm yên lòng dân [50; 206].

Thứ ba là người dân chết vì bị bão lụt. Có thể nói, Phan Bội Châu là tác giả cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 góp mặt vào làng văn tế với số lượng nhiều tác phẩm nhất, nội dung cũng thuộc hàng phong phú nhất. Ở nội dung nhân đạo, ông có một số tác phẩm ghi lại hiện thực cuộc sống khổ sở, từ nhân hoạ đến thiên tai mà người dân khắp nơi phải gánh chịu. Trong khoảng năm 1929-1931, dải đất miền Trung liên tục bị nạn bão lụt, năm trước thì Nghệ An, Hà Tĩnh, năm sau đến Bình Định, Phú Yên. Phan Bội Châu đã viết mấy bài văn tế xót thương đồng bào bị thiên tai ở các vùng ấy. Tác giả “than đất kêu trời” trước tai hoạ chất chồng: “Ông xanh sao nỡ thế, quá sức hoành hành; Con đỏ há từ rày, hết phương lạy lục. Toan tới Diêm vương dâng lá kiện, sợ luật sư âm phủ múa lưỡi giết người; Toan vào Phật điện đốt bùa hương, e quỷ sứ minh đồ đón đường phun nọc. Ủa có thế, dù trẻ chẳng tha, dù già chẳng nể, tới phen này càng tỏm oai trời; Ôi rồi đây, biết dữ đâu tránh, biết lành đâu theo, xem gương cũ thôi chừa miệng tục.” [124; 336]


Nỗi khổ chất chồng, vừa bị phong kiến, địa chủ bóc lột, vừa sống dưới ách đô hộ dã man của Thực dân Pháp, lại bị thiên tai, hoạn nạn. Đọc kỹ những câu văn tế của Phan Bội Châu, ta thấy “ông trời” không phải là người điều hoà mưa ngọt gió lành đem lại cuộc sống ấm no yên ổn cho con người, ngược lại chính là kẻ gây ra cuồng phong bão tố, đẩy con người vào vòng tai hoạ. Ông ta còn điều khiển cả “luật sư âm phủ”, “quỷ sứ minh đồ” mưu đồ hãm hại người ngay. Rò ràng, Trời đã được nhân hoá sinh động ám chỉ bộ sậu triều đình suy đồi nhà Nguyễn và bọn tay sai đang hàng ngày tác oai tác quái. Cuộc sống con dân vô cùng khổ sở mà những kẻ mang danh cha mẹ dân lại “quá già tay” hoành hành toàn việc “tai bay vạ bốc” khiến cho “con đỏ từ rày hết phương lạy lục”. Cách ám chỉ của tác giả thật khéo léo, vì thế cũng thật chua chát, sâu cay.

Hễ là người Việt Nam đều là đồng bào của mình. Ngoài những nạn nhân trên, người dân bị những tai nạn khác trong cuộc sống đều được tác giả văn tế cảm thương bằng tấm lòng nhân ái chân thực. Chúng tôi ghi nhận được một số tác phẩm như tế người chết vì chiếc thuyền do Pháp tặng triều đình Huế bị chìm [11; 60a], người lái xe bị nạn chết [124; 349], người chết vì thành đổ ở Thượng Tú [124; 362], người chết vì nạn xe lửa ở Đá Bạc [124; 366]… Tất cả đều thể hiện rò tấm lòng tương thân tương ái của người Việt Nam.

2.3.2.3. Nạn dân thuộc tầng lớp thấp trong xã hội

Xã hội phong kiến thời xưa phân biệt giai cấp rất nặng nề. Những kẻ thống trị tự xem mình là tầng lớp trên trốc của xã hội, có quyền cai trị tuyệt đối, được tầng lớp bị trị phục tùng, cung phụng, vì thế cũng có quyền đè đầu cưỡi cổ người dân. Tầng lớp bị trị là những người thấp cổ bé họng, luôn bị đối xử bất công nhưng vẫn phải cúi đầu cam chịu nên chịu nhiều thiệt thòi, khổ nhục.

Đáng thương hơn hết là những thân phận thuộc tầng lớp dưới của xã hội loài người. Đó có thể là những người nông dân nghèo khổ chân lấm tay bùn; những người làm nghề thấp hèn như nô bộc, đạc phu (còn gọi là giáp xách, tức thằng mò); những kẻ hành khất lang thang, đói rét, bệnh tật, không cửa không nhà, không người thân thích; cũng có thể là nạn nhân của chế độ, của chiến tranh, bị bần cùng hoá… Họ thường bị người đời ghẻ lạnh, xa lánh, khinh bỉ. Nhiều khi họ phải sống kiếp sống không phải của con người. Những mảnh đời này có chăng thảng hoặc được nhắc đến trong thơ văn của một số tác giả


có lòng quan tâm đến những phận người bất hạnh. Tuy nhiên, sự quan tâm đó thường cũng chỉ dừng lại ở thái độ cảm thương, ngoài ra thì ít khi có ai chú ý tới họ.

Trong văn tế, số lượng ít ỏi tác phẩm của các bậc đại thần triều đình hướng đến những thân phận này càng tạo nên giá trị quý báu cho thể loại. Các tác giả không chỉ bày tỏ lòng xót thương qua lời văn tế mà trước đó đã tận tâm thương yêu họ, tận tay chăm sóc những lúc họ gặp bệnh tật, khó khăn, lo an táng chu đáo và làm văn tế an ủi khi họ chết đi, thậm chí còn giúp đỡ cho người thân của họ. Tuy là thân phận thấp hèn nhưng vẫn là đồng loại, có khi còn có mối quan hệ gắn bó như người nô bộc tình nghĩa của Tiến sĩ Thượng thư thời vãn Lê Ngô Trọng Khuê (1744-?), nên khi họ không may gặp cơn đại nạn, các tác giả đều xót thương rơi nước mắt.

Phạm Đình Tích là người nô bộc đã theo giúp từ thuở Ngô Trọng Khuê còn là một thư sinh hàn vi. Khoảng tháng 6 năm 1786, trong cơn biến loạn, Phạm Đình Tích tử nạn vì chủ. Cảm thương người nô bộc tình nghĩa, Ngô Trọng Khuê đã đưa di hài về quê mai táng rất chu đáo, ông còn làm bài văn tế bằng chữ Hán với lời lẽ tiếc thương thống thiết (Văn tế người nô bộc tình nghĩa [91; 521]).

Đáng chú ý là Ngô Trọng Khuê viết văn tế sau khi đối tượng chết đã 5 năm. Nguyên nhân vì trong cơn biến loạn không thể tìm được tung tích của người nô bộc. Mãi 5 năm sau, vong hồn người nô bộc nhập đồng giáng bút chỉ rò nơi vùi thây mới tìm nhặt được nắm xương tàn mang về cải táng. Trong khoảng thời gian 5 năm ấy, tác giả luôn cảm thấy day dứt không yên.

Tác giả văn tế xem người đã chết như người thân của mình, xem việc yêu thương, cứu giúp người hoạn nạn là trách nhiệm của bản thân, cao hơn nữa, điều đó có ngụ ý rằng thương yêu, cứu giúp người khác là việc nên làm, là trách nhiệm của mọi người, của toàn xã hội. Vì thế một khi không lo chu toàn được cho người, không cứu sống được người, tác giả cảm thấy mình có lỗi. Ngô Trọng Khuê khi từ trấn Thanh Hoa được lệnh gọi trở về triều (năm 1781), Phạm Đình Tích đang bệnh không thị tòng được, phải ở lại nhà. Trong khi tiền bạc trong nhà đã hết sạch vì “mấy tháng ra làm quan rồi lại phải chịu tang ba năm”, tình thế rất là eo hẹp. Về triều thụ mệnh mà lúc nào trong lòng ông cũng lấy làm áy náy, không biết người nô bộc của mình phải đối phó với bệnh tật và cuộc sống khó khăn ra sao. Ông còn cho rằng người nô bộc vì mình mà bỏ mạng.


Nói thêm về thời điểm tháng 6 năm 1786 được Ngô Trọng Khuê nhắc đến trong bài văn tế. Ông nói: “Năm Bính Ngọ có lệnh đòi [ta] trở lại triều, song ta chưa kịp nhận chức thì quốc gia đã không đứng vững được nữa. Ngày 21 tháng 6 năm ấy ta quay về quê hương bản quán, giao lại ngôi nhà ở kinh thành cho ngươi, cũng không liệu hết được sự biến lại xảy ra trong sớm tối.” [91; 521] Theo sách sử, ngày 16 tháng 6 năm 1786, Tây Sơn chiếm xong thành Phú Xuân, sau đó cấp tốc tiến đánh ra Thăng Long. Cuộc hành quân thần tốc của các cánh quân Tây Sơn làm cho chính quyền Lê - Trịnh khốn đốn, triều thần có người toan đưa vua Lê Hiển Tông chạy lên Sơn Tây lánh nạn. Ngô Trọng Khuê lúc bấy giờ đang giữ chức Thượng thư, là bậc đại thần triều Lê - Trịnh, ắt trực tiếp bị ảnh hưởng từ sự kiện khiến cho “quốc gia đã không đứng vững được nữa” này. Cũng vì sự kiện này, Ngô Trọng Khuê phải rời kinh thành trở về quê, giao ngôi nhà ở kinh thành cho nô bộc Phạm Đình Tích trông giữ. Qua đoạn văn trên có thể biết rằng, người nô bộc vì cương quyết chống lại một số kẻ xấu nào đó nhân cơn biến loạn cưỡng đoạt tài sản người dân, bảo vệ số tiền của chủ không để chúng cưỡng đoạt mà bị chúng giết rồi quẳng xác ở một nơi nào đó. Sự việc này khiến tác giả cảm thấy day dứt khôn nguôi.

2.3.2.4. Nạn dân là tướng sĩ Trung Quốc tử trận tại Việt Nam

Tinh thần nhân đạo trong văn tế có một biểu hiện rất cao thượng là lòng xót thương đối với tướng sĩ Trung Quốc tử trận trong cuộc xâm lược nước ta.

Mùa xuân năm 1789, chiến dịch Ngọc Hồi - Đống Đa do Hoàng đế Quang Trung lãnh đạo đánh quân Thanh kết thúc thắng lợi. Chiều mồng 5 tết, Quang Trung dẫn đại binh tiến vào giải phóng Thăng Long, bọn cướp nước và bè lũ bán nước đã bị quét sạch ra khỏi bờ còi. Xét cho cùng, thất bại, chết chóc đều do bọn thống trị hiếu chiến gây ra. Những người tử trận chỉ là nạn nhân của lòng hiếu chiến và lòng tham không đáy của bọn thống trị phương bắc. Trong nước, họ là những người dân hiền lành, đang sống cuộc đời thanh bình, hạnh phúc, bị buộc phải lên đường chiến đấu, bỗng chốc bỏ thây nơi đất khách quê người vì mưu đồ của chủ. Hiểu điều đó, nêu cao truyền thống nhân đạo cao cả của dân tộc, nhà vua hạ lệnh chiêu an, cấp phát lương thực quần áo cho mấy vạn quân Thanh ra đầu thú hoặc bị bắt, rồi đưa chúng về nước.

Nơi bọn giặc định hung hăng giở trò chém giết lại trở thành mồ chôn chính chúng. Từ vua ta đến dân ta với tấm lòng bao dung rộng lớn đều xót thương những kẻ phải bỏ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022