Ứng Dụng Rfid Tại Trung Tâm Thông Tin – Thư Viện Đại Học Giao Thông Vận Tải

Để giao tiếp giữa hệ thống quản trị thư viện tích hợp với các ứng dụng của RFID người ta sử dụng chuẩn SIP2 (Standard Interface Protocol, version 2) do 3M xây dựng hoặc NCIP (ANSI/NISO Z39.83 – 2002 Circulation Interchange), trong đó SIP 2 được sử dụng phổ biến hơn. Mỗi nhà cung cấp ứng dụng RFID sử dụng các chuẩn khác nhau cho ứng dụng của mình, ví dụ công ty 3M sử dụng chuẩn SIP 2.

Hệ thống RFID sử dụng nhiều tần số khác nhau, nhưng nói chung chủ yếu có 3 mức: tần số thấp (khoảng 125 Khz), tần số cao (13.56Mhz), và tầng số siêu cao (khoảng 860 – 960 Mhz). Trong lĩnh vực thư viện người ta sử dụng tần số sóng radio cao (13.56 Mhz). Vì vậy để máy đọc và thẻ có thể giao tiếp được với nhau thì hai thiết bị này phải cùng tần số.

Nguyên tắc hoạt động


Khi tài liệu có gắn thẻ RFID đi qua vùng anten phát sóng radio thì thẻ sẽ được tự động kích hoạt và gửi thông tin trở lại anten. Anten truyền tín hiệu tới máy đọc để giải mã thông tin rồi chuyển tới các phần mềm trung gian và ứng dụng để xử lý. Người sử dụng sẽ nhận được thông tin đã được xử lý thông qua màn hình máy tính.

2.3.1.3. Quy trình hoạt động của hệ thống RFID


Nhập thông tin vào thẻ


Mỗi tài liệu cần quản lý sẽ được dán một thẻ RFID. Trong thẻ RFID chứa các thông tin về đối tượng mà nó được dán lên. Khác với công nghệ mã vạch, thông tin lưu trên mỗi mã vạch chỉ có duy nhất một thông tin đó là số đăng ký cá biệt của tài liệu hoặc số nhận dạng tài liệu. Thông tin lưu trên các thẻ RFID có thể là số hiệu biểu ghi, nhan đề tài liệu, tác giả, số đăng ký cá biệt,… tùy thuộc vào mục đích quản lý tài liệu của thư viện và khả năng lưu trữ của thẻ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Nhập thông tin vào thẻ RFID


Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải – Thực trạng và giải pháp - 8

Các thiết bị để nhập thông tin bao gồm: máy tính chứa phần mềm ứng dụng, máy đọc, anten và tài liệu đã được dán thẻ. Để đưa các thông tin này vào thẻ, người ta nhập các thông tin thư mục lên phần mềm chuyên dụng hoặc lấy thông tin đã có sẵn

trong cơ sở dữ liệu của phần mềm thư viện quản lý thư viện. Máy tính có chứa phần mềm chuyên dụng kết nối với máy đọc và anten sẽ truyền dữ liệu vào thẻ dán trên tài liệu.

Mượn trả tự động


Khi ứng dụng cộng nghệ RFID, quá trình mượn/trả tài liệu có thể được tiến hành bằng 2 cách: Mượn/Trả tại bàn hoặc Mượn /trả tự động.

* Mượn/Trả tại bàn: Khi tiến hành mượn/trả một tài liệu bạn đọc tới trực tiếp bàn của thủ thư. Quá trình mượn/trả gần giống với mượn/trả sử dụng công nghệ mã vạch. Thủ thư sẽ dùng máy đọc để nhận biết thông tin trên thẻ bạn đọc và trên tài liệu để ghi nhận một phiên mượn vào phần mềm ứng dụng.

* Mượn/Trả tự động: Đây là một ưu điểm vượt bậc so với công nghệ sử dụng mã vạch, khi mượn/trả một tài liệu bạn đọc sẽ không cần đến sự hỗ trợ của thủ thư. Cách này thường được áp dụng đối với kho sách tổ chức theo hình thức kho mở.

Để tiến hành mượn một tài liệu, bạn đọc chỉ cần mang thẻ bạn đọc và tài liệu tới các máy mượn sách. Thao tác đầu tiên là đưa thẻ vào máy để máy nhận biết thông tin của người mượn. Sau đó, bạn đọc để sách lên máy để anten của máy đọc kích hoạt thẻ gửi thông tin về tài liệu tới bộ đọc. Thông tin về bạn đọc và tài liệu sẽ được các phần mềm trung gian và phần mềm thư viện điện tử xử lý sau đó hiện thông tin lên màn hình để người mượn theo dòi. Nếu thông tin mượn trên màn hình là đúng thì người mượn thực hiện thao tác chấp nhận mượn và sẽ nhận được một tờ giấy biên nhận do máy tính in ra.

Kiểm kê tự động


Khi tiến hành kiểm kê, cán bộ thư viện sử dụng một máy gom di động cho phép lưu dữ liệu kiểm kê. Người cán bộ thư viện sẽ đi đến từng giá sách và quét lên các tài liệu.

Việc tập hợp thông tin từ sách sử dụng công RFID khá nhanh và không cần phải dí sát máy gom vào từng quyển sách hoặc di chuyển sách ra khỏi giá sách.

Với việc sử dụng công nghệ không dây, kết nối dữ liệu kiểm kê với trực tiếp máy chủ sử dụng phần quản trị thư viện, nó cho phép không chỉ cập nhật thông tin về kiểm kê mà còn cho phép biết được ngay vị trí đúng của tài liệu trên giá sách.

Chống trộm


Hệ thống cổng an ninh sử dụng công nghệ RFID có gắn một bộ cảm ứng phát ra sóng radio, khi thẻ RFID đi qua vùng phủ sóng của nó và nhận thông tin từ thẻ chuyển tới phần mềm trung gian và phần mềm ứng dụng để xử lý.

Trường hợp tài liệu mượn chưa hoàn thành thủ tục mượn tại bàn thủ thư hoặc tại hệ thống mượn tự động, nghĩa là, thông tin tài liệu mượn chưa được hệ thống thư viện điện tử chấp nhận mượn thì khi bạn đọc mang tài liệu ra khỏi thư viện, cổng an ninh sẽ phát ra tín hiệu báo động.

Phân loại tài liệu tự động


Trong mỗi thẻ RFID có chứa thông tin về môn loại và kết hợp với hệ thống phân loại tự động giúp cho việc phân loại và sắp xếp tài liệu ở mức sơ bộ. Nó hỗ trợ đắc lực cho các thư viện tổ chức theo kho mở.

2.3.2. Ứng dụng RFID tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải

Trên thế giới, công nghệ RFID đã được bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng trong thư viện khoảng 10 năm và cho đến nay đã có nhiều thư viện ứng dụng công nghệ này thành công như: Thư viện Đại học quốc gia Singapore, Hệ thống thư viện công cộng Sarasota tại bang Florida, Thư viện công cộng The New Orleans, Thư viện công cộng Seattle của Mỹ,…

Theo thống kê mới nhất tính đến đầu năm 2006 của công ty 3M, hiện có 2% thư viện ở Mỹ và 8% thư viện trên toàn thế giới đã ứng dụng công nghệ RFID. Có rất nhiều các chuyên gia đã nghiên cứu về công nghệ này và khẳng định các tính năng ưu việt của RFID.

Trên thế giới có khá nhiều nhà cung cấp hệ thống RFID có uy tín như: 3M, Bibliotheca, Checkpoint, ID Systems, Libramation...

Trong một vài năm tới công nghệ RFID sẽ phát triển mạnh và dần dần có khả năng sẽ thay thế công nghệ mã vạch. Theo dự báo của các nhà cung cấp sản phẩm RFID, giá các sản phẩm này đang có xu hướng giảm nhanh trong vài năm tới, có thể xuống dưới 20 cent/thẻ không năng (khoảng dưới 3000 VNĐ). Do vậy, đây sẽ là một cơ hội tốt không chỉ cho các thư viện có vốn tài liệu đắt tiền và quý hiếm mà còn cho tất cả các thư viện muốn áp dụng công nghệ RFID trong việc nâng cao hoạt động thư viện.

Mô hình hệ thống RFID của TT TT-TV ĐHGTVT là một mô hình đầu tiên ở Việt Nam được 3M cung cấp giải pháp toàn diện. Hiện nay, RFID đã được đưa vào hoạt động và đang khẳng định các tiện ích của mình.

TT TT-TV ĐHGTVT đã ứng dụng công nghệ RFID vào công tác thư viện từ năm 2005. Thư viện bố trí trên bốn tầng, do đó có ba cổng an ninh được lắp đặt ở ba tầng có phòng đọc tự chọn từ tầng 5 đến 7.

Trong các phòng đọc mở, mỗi tài liệu được dán một thẻ chip RFID và được ẩn đi bằng một tấm logo của Thư viện. Tài liệu có thể được kiểm kê tự động bằng máy đọc RFID. Hệ thống cổng an ninh kép sẽ kiểm soát bạn đọc, không cho tài liệu đem ra ngoài bất hợp pháp.

Trung tâm đã được trang bị hệ thống mượn tự động, nhưng chưa được trang bị hệ thống trả tự động. Các tài liệu ở phòng mượn giáo trình và sách tham khảo vẫn chưa được dán thẻ RFID nên việc mượn trả vẫn tiến hành theo phương pháp truyền thống và sử dụng mã vạch.


CHƯƠNG 3

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – THƯ VIỆN ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI


3.1. Nhận xét, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Giao thông Vận tải

3.1.1. Ưu điểm và những kết quả đạt được


3.1.1.1. Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib


Tính ưu việt của Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib là sự tích hợp giữa các modul, cho phép tra cứu thông tin trực tuyến, chia sẻ thông tin, truy cập tới các CSDL trực tuyến và các dịch vụ thông qua mạng Internet.

Với việc ứng dụng Hệ quản trị thư viện tích hợp iLib, quy trình xử lý kỹ thuật thư viện đã được cải tiến theo hướng ứng dụng CNTT hiện đại và đã đạt được những kết quả nhất định.

Ứng dụng trong công tác bổ sung


Modul Bổ sung được ứng dụng khá hiệu quả, các khâu trong công tác bổ sung cũng được triển khai khá tốt, như: khâu tạo đơn nhận, in mã vạch, tìm kiếm đơn nhận, tìm kiếm số ĐKCB, tạo lập các tham số bổ sung…Quản lý được tài liệu đầu vào của Thư viện.

Ứng dụng trong công tác biên mục


Modul Biên mục đã được triển khai tốt, tạo lập được các CSDL có chất lượng cao. Việc ứng dụng hình thức biên mục sao chép đã góp phần tiết kiệm được thời gian,

công sức cho cán bộ biên mục, giảm chi phí cho Thư viện và Nhà trường. Các sản phẩm đầu ra như thư mục, phích đẹp và rò ràng. Tăng cường được trình độ ngoại ngữ, tin học cho cán bộ thư viện.

Ứng dụng trong công tác lưu thông và quản lý bạn đọc


Trung tâm đã triển khai tốt được các tính năng: Quản lý mượn/trả tài liệu, quản lý bạn đọc, làm thẻ thư viện, báo cáo, thống kê mượn trả,… Đáp ứng được nhu cầu tra cứu, tìm kiếm, mượn/trả tài liệu phục vụ bạn đọc nhanh chóng, dễ dàng.

Ứng dụng trong công tác quản lý kho


Modul này mới chỉ ứng dụng trong việc xếp giá các tài liệu sau khi đã biên mục xong và đánh lại số ĐKCB do nhập máy sai, chức năng này được triển khai khá tốt.

Ứng dụng trong công tác tra cứu


Được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng thông tin rất hiện đại, công tác tra cứu tại Trung tâm đã đáp ứng tốt được nhu cầu tìm tin của NDT khi đến với Thư viện:

Bạn đọc được tiếp cận với một bộ máy tra cứu hiện đại. Thông qua mục lục tra cứu trực tuyến OPAC, bạn đọc có thể tra tìm các tài liệu như mong muốn một cách nhanh chóng, dễ dàng và chính xác nhất, bao gồm tra cứu theo nhiều điểm truy cập khác nhau như: tên tài liệu, tên tác giả, chủ đề, năm xuất bản, từ khóa,…

Phương pháp tra cứu đơn giản, chỉ cần NDT có những kiến thức cơ bản về tin học là có thể tra cứu được, có thể in các kết quả tra cứu nếu có nhu cầu.

Bạn đọc còn có thể truy cập tới các nguồn tin từ các thư viện trong và nước khác thông qua cổng Z39.50.

Trung tâm đã xây dựng được nhiều CSDL có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu của nhiều đối tượng NDT khác nhau.

3.1.1.2. Công nghệ Barcode


TT TT-TV ĐHGTVT đã triển khai khá hiệu quả công nghệ mã vạch, phát huy tốt những tính năng của nó trong quá trình ứng dụng vào các hoạt động như in mã vạch, quản lý bạn đọc, quản lý tài liệu và mượn/trả bán tự động.

Sử dụng công nghệ mã vạch đã đem đến những lợi ích rất lớn trong quản lý thư viện, đó là giảm bớt áp lực về thời gian cũng như sổ sách của công tác mượn trả thủ công, công tác thống kê được thực hiện một cách nhanh chóng, dễ dàng, kết quả chính xác.

Các thao tác của việc mượn/trả sách nhanh gọn và chính xác, không còn phải mất công tìm hoặc ghi vào hồ sơ mượn trả sách của bạn đọc, tiết kiệm nhiều thời gian cho công tác phục vụ của thư viện.

Nhờ sử dụng hệ thống mã vạch kết hợp với phần mềm iLib, cán bộ thư viện có thể nhanh chóng và chính xác đưa các dữ liệu mượn/trả sách vào cơ sở dữ liệu quản trị việc đọc và từ đó có thể dùng máy quét mã vạch, gọi ra biểu ghi của một cuốn sách đang cầm trong tay để biết các thông tin về cuốn sách như cuốn sách có được phép mượn về hay không? Từ trước đến nay đã có bao nhiêu bạn đọc sử dụng và nhờ liên thông với cơ sở dữ liệu bạn đọc có thể biết cụ thể những người đó là ai?

Nếu tiếp cận cơ sở dữ liệu bằng mã vạch ghi trên thẻ của một bạn đọc nào đó, cán bộ thư viện có thể nhanh chóng biết được bạn đọc đó từ trước đến nay đã mượn những tài liệu gì của thư viện, tài liệu nào chưa trả và đã quá hạn để nhắc nhở và quyết định có tiếp tục cho mượn những cuốn khác hay không.

Ngoài việc kiểm soát lưu thông tài liệu, mã vạch còn giúp ích rất nhiều để tăng tốc độ kiểm kê kho sách báo, để theo dòi sách nhập về ở khâu bổ sung.

3.1.1.3. Công nghệ RFID


Công nghệ RFID đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực quản lý thư viện. Với những tính năng ưu việt vượt trội so với công nghệ mã vạch, RFID đã khẳng định được ưu thế của mình.

Với một trường đầu ngành đào tạo trong ngành giao thông, đại đa số sinh viên là nam giới, số lượng tài liệu đồ sộ thì việc ứng dụng công nghệ RFID được xem là giải pháp hữu ích cho Trung tâm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022